Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bai-qtcl-manh...

Tài liệu Bai-qtcl-manh

.DOC
38
129
63

Mô tả:

Chiến Lược Kinh Doanh. LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay bên cạnh những cơ hội to lớn mới mở ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tự hoạch định ra những chiến lược riêng biệt, sáng tạo trên nền tảng công nghệ, vốn, đầu tư, …Nhưng một thực trạng đáng lo ngại hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam thường hoạt động 1 cách tự phát, ngắn hạn, nhỏ lẻ không xây dựng được các chiến lược kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp vì vậy chưa định hình được bản sắc kinh doanh riêng cho doanh nghiệp mình. Xuất phát từ thực trạng trên cho thấy việc xây dựng các chiến lược dài hạn và trung hạn cho các công ty Việt Nam đang là vấn đề cấp bách. Với lý do xậy dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam và xu hướng tiêu dùng của người Việt. Em xin chọn chủ đề “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim” làm báo cáo thực tập của mình. Nội Dung của bài thực hành gồm các phần chính như sau: Phần I : giới thiệu chung về công ty Nguyễn Kim. Phần II : phân tích các yếu tó bên trong bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Phần III : Xây dựng hệ thống mục tiêu cho giai đoạn nhiên cứu. Phần IV : Xây dựng các chính sách cho công ty dựa vào thực trạng của công ty. Phần V : Các chương trình hành động cụ thể của công ty trong thời gian tới. Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 1 Chiến Lược Kinh Doanh. CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGUYỄN KIM CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GIAI ĐOẠN 20102015: PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY. CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGUYỄN KIM Trụ sở chính: 63-65-67 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 38 211 211 Fax: (84-8) 38 218 708 Email: [email protected] Website: www.nguyenkim.com Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 2 Chiến Lược Kinh Doanh. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN - Được thành lập từ năm 1992 từ một Cửa hàng Kinh doanh Điện-Điện tử-Điện lạnh, phát triển thành Trung tâm điện máy đầu tiên của Việt Nam vào năm 1996 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim vào năm 2001. Trong suốt các năm qua, Nguyễn Kim luôn giữ vững vị trí thương hiệu bán lẻ hàng điện máy số một cách biệt tại Việt Nam được người tiêu dùng lựa chọn và tín nhiệm. Không chỉ khẳng định được vị trí dẫn đầu ở trong nước mà Nguyễn Kim còn vươn ra tầm khu vực khi là nhà bán lẻ hàng điện tử điện máy duy nhất của Việt Nam 3 năm liên tục (2007-20082009) được xếp hạng vào Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương do Hiệp hội bán lẻ Châu Á Thái Bình Dương xếp hạng và trao tặng. - Để đạt được vị trí số 01 tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ hàng điện máy như hiện nay, Nguyễn Kim khẳng định tên tuổi và uy tín của mình thông qua việc tổ chức hệ thống bán lẻ các sản phẩm điện máy, gia dụng với một mô hình bán lẻ hiện đại và tiên phong đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Sáu ngành hàng chủ lực được kinh doanh tại đây, bao gồm: Điện tử, Điện lạnh, Kỹ thuật số, Giải trí, Viễn thông, Gia dụng, với hơn 50.000 sản phẩm chính hãng của các thương hiệu hàng đầu thế giới như: Sony, LG, Panasonic, Samsung, Sanyo, JVC, Toshiba, Elextrolux,… - Hiện tại, Nguyễn Kim tổ chức hoạt động, kinh doanh trực tiếp tại 03 Trung tâm mua sắm, trong đó 02 Trung tâm tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và 01 Trung tâm tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Nguyễn Kim còn thành lập Trung tâm Kinh doanh Tổng hợp chuyên bán hàng cho các dự án, công ty,… cùng Trung tâm Thương mại Điện tử đẩy mạnh việc kinh doanh qua mạng. Với lực lượng hơn 2,200 nhân viên chuyên môn cao, cùng những thành tựu đạt được, cộng vị thế tách biệt trên thị trường Việt Nam và uy tín vững chắc trong lòng khách hàng, Nguyễn Kim luôn được tín nhiệm là đại diện hàng đầu Việt Nam được các tập đoàn điện tử ủy quyền trực tiếp tổ chức nhiều chương trình ưu đãi mua sắm cho người tiêu dùng. Đồng thời Nguyễn Kim cũng luôn được chọn là địa điểm trưng bày, giới thiệu, ra mắt những sản phẩm mới, công nghệ mới nhất của các hãng. Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 3 Chiến Lược Kinh Doanh. NỀN TẢNG THƯƠNG HIỆU NGUYỄN KIM: - Uy tín về chất lượng sản phẩm của Hệ thống Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim được người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt tin cậy thông qua việc xây dựng được một hệ thống và đội ngũ kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và hiệu quả từ khâu đầu vào khi nhập hàng cho đến đầu ra khi đến tay quý khách hàng, nhằm đảm bảo tiêu chí sản phẩm chất lượng. - Đặc biệt, điều tạo nên tiếng vang cho Nguyễn Kim chính là các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ giá, tặng quà giá trị cao cho khách mua hàng, mang lại lợi ích thiết thực và hiệu quả cho người tiêu dùng. Các chương trình khuyến mãi như: Tài trợ trực tiếp, Tuần lễ vàng, Hoàn tiền mua sắm, Chương trình mua sắm tiết kiệm hay các chương trình hưởng ứng theo các sự kiện văn hóa thể thao lớn trong nước và thế giới,…luôn được người tiêu dùng háo hức đón đợi và nồng nhiệt tham gia. - Với triết lý kinh doanh xuyên suốt “Tất cả cho khách hàng, khách hàng cho tất cả”, Nguyễn Kim không chỉ uy tín về chất lượng, giá thành mà còn tạo được sự hài lòng và tin tưởng ở người tiêu dùng với chất lượng phục vụ, hậu mãi và chăm sóc khách hàng. Từng công đoạn của quy trình phục vụ, chăm sóc khách hàng đã được quy chuẩn trong hệ thống, được từng nhân viên trong hệ thống thấm nhuần và thực hiện nghiêm ngặt trong công việc hàng ngày. Không những thế, Nguyễn Kim cũng luôn đưa ra những chính sách tạo điều kiện và quyền lợi cao nhất cho khách hàng với việc vận chuyển đến tận nhà và lắp đặt hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt khách hàng còn được hưởng chính sách sử dụng thử sản phẩm trong 05 ngày, theo đó khách hàng có thể đổi, trả sản phẩm khi không vừa lòng để có thể hoàn toàn yên tâm với sản phẩm đã lựa chọn,…Tất cả đều được thực hiện với mục tiêu đạt được sự hài lòng cao nhất từ khách hàng. THÀNH TỰU - Với những nỗ lực không ngừng, Nguyễn Kim được các hiệp hội ngành nghề và người tiêu dùng đánh giá, bình chọn và chứng nhận là nhà bán lẻ số 01 Việt Nam trên lĩnh vực kinh doanh hàng điện máy với hàng loạt những giải thưởng giá trị: Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 4 Chiến Lược Kinh Doanh.  Top 500 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu châu Á Thái Bình Dương liên tục trong 03 năm 2007-2009. Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008-2009.  Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2009.  Trung tâm điện máy số 01 Việt Nam 02 năm 2008, 2009 (Kết quả khảo sát của AC Neilson).  Top 10 Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất Việt Nam năm 2009.  Cúp đồng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2007-2008.  Top 50 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2008.  Nhà lãnh đạo xuất sắc 2008 (Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam).  Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam 2008 (Hiệp hội các Nhà bán lẻ VN)  Cùng các bằng khen, chứng nhận hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN - Với vai trò là đại diện chính thức được ủy quyền từ các hãng điện tử hàng đầu trên thế giới, định hướng phát triển của Nguyễn Kim là sẽ xây dựng và phát triển hệ thống chuỗi siêu thị điện máy hiện đại nhất, rộng khắp và đứng đầu Việt Nam. Trong tương lai, hệ thống Trung tâm mua sắm Sài Gòn Nguyễn Kim sẽ được nhân rộng ra 38/64 Tỉnh thành, từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Bình Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng và sau đó là các tỉnh thành khác trên cả nước. - Bên cạnh đó, một mục tiêu dài hạn mà Nguyễn Kim hướng tới là trở thành một tập đoàn vững mạnh niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và nước ngoài. - Để đạt được những mục tiêu đó, Nguyễn Kim thực hiện các bước đi chiến lược như:  Ký kết với đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.  Hoàn thiện và nâng cao chính sách đào tạo nguồn nhân lực và các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ khách hàng.  Cũng cố và phát triển Trung tâm dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.  Chú trọng đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, mở thêm hàng loạt trung tâm tại các tỉnh thành trên toàn quốc. Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 5 Chiến Lược Kinh Doanh. PHẦN II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG, BÊN NGOÀI. A_ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM MUA SẮM SÀI GÒN – NGUYỄN KIM. I ) Môi trường tổng quát của nền kinh tế : 1) Môi trường kinh tế : - Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và ổn định được thể hiện qua bảng sau. Mức tăng trưởng GDP qua các năm tại Việt Nam (%) ( ngồn tổng cục thống kê Việt Nam năm 2009) - Qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là tương đối ổn định mặc dù chải qua lạm phát nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng khá mạnh cụ Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 6 Chiến Lược Kinh Doanh. thể năm 2006 : 8,17%. Năm 2007 là 8,5%. Năm 2008 là 6,13 %. Năm 2009 là 5,32%. Nền kinh tế việt nam đang trên đà phục hồi nhanh chóng sau lạm phát. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Kim Nguyên nói riêng 2) Môi trường chính trị, pháp luật. - Việt Nam đang được thế giới nhận xét là nước có tình hình chính trị ổn định nhất trên thế giới. Trong những năm vừa qua Việt Nam ban hành nhiều văn bản, thông tư, nghị định tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là sự ra đời của: Luật Doanh nghiệp năm 2008 và Luật Thương Mại. - Việt Nam đang lới lỏng chính sách bảo hộ mậu dịch qua việc cắt giảm thuế ( từ ngày 01/01/2006 thuế suất đối với các mặt hàng điện tử chỉ còn từ 0- 5%). Hơn nữa, Việt Nam khi ra nhập WTO đã mở rộng thương mại với tất cả các nước trên thê giới, vì vậy Kim Nguyên có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các sản phẩm chất lượng cao trực tiếp từ nước ngoài nhằm phụ vụ nhu cầu của khách hàng. 3) Môi trường tự nhiên : - Ở thành phố HCM đất nông nghiệp đang giảm chuyển chỗ cho đất xây dựng, giao thông và khu dân cư. Đất xây dựng các khu công nghiệp, văn hóa hành chính, vui chơi giải trí... - Với vị trí địa lý giữa khu trung tâm thành phố đây là điều kiện thuận lợi để Nguyễn Kim thu hút khách hàng không chỉ ở tp HCM mà còn ở các tỉnh lân cận như : Đồng Nai, Bình Dương... - Môi trường tự nhiên ngày càng khắc nhiệt, động đất, thiên tai, dịch họa liên tục sảy ra, những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng tơi sức tiêu thụ hàng hóa của người dân, Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 7 Chiến Lược Kinh Doanh. đây là thách thứ không nhỏ với các doanh nghiệp nói chung và Nguyễn Kim nói riêng 4) Môi trường xã hội dân cư: - Các tổ chức thuộc nhiều ngành trong nền kinh tế có thể tạo cơ hội và nguy cơ trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Theo công ty nhiên cứu thị trường Việt Nam GFK, các chỉ số nhiên cứu về thị trường bán lẻ các mặt hàng điện tử và công nghệ thông tin như sau: Tổng doanh số của thị trường này tăng 26,1 % so với năm 2008, dẫn đầu thị trường đang là nhóm ngành điện thoại di động đạt 876,5 triệu USD tăng 43,5 % so với năm 2008. Nhóm công nghệ thông tin đạt 440,7 triệu USD tăng 33,2 %. Nhóm đồ điện tử gia dụng đạt 636,4 triệu USD tăng 20,3%. Nhóm đồ điện tử ước đạt 492,6 triệu USD tăng 6,8%. Đây là điều kiện thuận lợi để Nguyễn Kim đẩy mạnh đầu tư xây dựng, mở rộng diện tích kinh doanh. - Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam được giảm liên tục qua các năm được thống kê như sau : Năm 98 99 2000 01 02 03 04 Tỷ lệ 6,85 6,74 6,42 6,28 6,01 5,78 5,6 05 06 07 08 09 5,31 4,82 4,31 4,64 4,66 thất nghiệp ( theo tổng cục thống kê năm 2009) - Tỷ lệ GDP bình quân đầu người cũng liên tục tăng qua các năm thể hiện ở bảng sau : GDP bình quân đầu người giai đoạn 2006-2009 Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 8 Chiến Lược Kinh Doanh. ( nguồn thời báo kinh tế năm 2009) - Nhận Xét : Thu nhập bình quân đầu người ở việt nam liên tục tăng qua các năm từ: năm 2006 : 715 USD/ người; năm 2007 : 835 USD/ người; năm 2008: 1024 USD/ người. Năm 2009: 1036 USD/ người. Điều đó cho thấy mức sống của người dân ngày càng được cả thiện và người dân sẽ hào phóng hơn trong tiêu dùng. - Việt Nam là nước có dân số đông, kết cấu dân số của Việt Nam được thể hiện như sau : Biểu đồ tháp tuổi dân số Việt Nam. Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 9 Chiến Lược Kinh Doanh. Nhận xét : Qua biểu đồ trên ta thấy Việt Nam là nươc có dân số trẻ, trình độ nhận thức ngày càng được cải thiện vì vậy việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại là vấn đề tương đối đơn giản. Đây là cơ hội lớn đối với Nguyễn Kim trong việc kinh doanh nhóm hàng điện máy của mình. 5) Môi trường công nghệ: - Môi trường công nghệ luôn tục biến đổi đã làm cho không ít nhà sản xuất phải lao đao vì nhóm ngành sản phẩm của mình không bắt kịp xu hướng thời đại. Nhưng sự thay đổi này lại ít làm ảnh hưởng tới các nhà cung cấp hàng hóa như Nguyễn Kim việc các sản phẩm cũ, lỗi model được thay thế bằng các sản phẩm khác là vấn đề thường xuyên tại các hệ thống mua săm. II) Môi trường Ngành : 1) Đối thủ cạnh tranh: - Các trung tâm điện máy liên tục mọc lên, đã làm cho môi trường kinh doanh ngày càng quyết liệt hơn và Nguyễn Kim cũng phải đối mặt với không ít các đối thủ trong môi trường kinh doanh này như : Thiên Hòa, Chợ Lớn, Phan Khang, Lộc Lê, Ideas... - Theo khảo sát của công ty năm 2009 thị phần thị trường này được chia ra như sau. Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 10 Chiến Lược Kinh Doanh. Biểu đồ thể hiện thị phần của ngánh năm 2009. Nhận xét : Hiện tại Nguyễn Kim đang chiếm 28,4 % thị phần trong nước, sau đó tơi Thiên Hòa : 24,21 % và Chợ Lớn với 21,1 %, còn lại là các trung tâm điện máy khác vơi 21,3 %. - Phân tích các đối thủ canh tranh trực tiếp và mạnh mẽ nhất của Nguyên Kim:  Công ty cổ phần mua sắm Thiên Hòa : - Công ty có trụ sở chính tại Quận 10- tp HCM. Được thành lập vào tháng 01/2001. công ty áp dụng các chính sách sau trong hoạt động của mình :  Chính sách xâm nhập thị trường.  Phát triển thị trường.  Đa dạng hóa sản phẩm. - Các Điểm mạnh và điểm yếu của Thiên Hòa. +) Điểm mạnh : - Mô hình kinh doanh : Kinh doanh theo hình thức công ty cổ phần. Có phương thức hoạt động tương đối giống với Nguyễn Kim. - Marketing : thực hiên các chính sách xúc tiến, phân phối tương tự Nguyễn kim để lôi kéo khách hàng của Nguyễn kim. Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 11 Chiến Lược Kinh Doanh. - Số lượng trung tâm : Hiên Thiên Hòa đã có 3 trung tâm điện máy tại tp HCM, 1 ở bình Dương và 1 ở Cần Thơ. - Thương hiệu của Thiên Hòa được khá nhiều ngươi tiêu dùng biết tới do có khá nhiều chính sách quảng cáo khuyến mãi. +) Điểm yếu : - Thái độ phục vụ của nhân viên chưa thực sự tốt. Số lượng nhân viên ít, chưa hoàn thành tốt công tác tư vấn và giới thiệu sản phẩm của mình. - Các trưng bày hàng hóa của Thiên Hòa không thu hút được khách hàng. Làm cho khách hàng khó chọn lựa nhóm sản phẩm mong muốn. Cụ thể là không phân khu các nhóm hàng hóa mà bài chí lẫn lộn các sản phẩm này với nhau. - Giá cả niêm yết không thực tế : khi có các chương trình khuyến mãi, Thiên Hòa thường nâng giá sản phẩm niêm yết của mình lên rồi thực hiện khuyến mãi, giá cả khuyến mãi đã không đúng theo bản chất của nó. Điền này làm các khách hàng rất bức xúc. - Thiên Hòa tính tới tháng 10/2010 mới chính thức áp dụng hệ thống bán hàng qua mạng, hệ thông webside của Thiên Hòa do mới thành lập còn khá yếu kém. - Mức độ trung thành của khách hàng với công ty chưa cao. Do Thiên Hòa hay dập khuôn theo các chương trình của các công ty lớn khác không tạo ra tính đột phá trong kinh doanh. - Chỉ có 1 phương thức thanh toán duy nhất là tiền mặt.  Trung tâm điện máy Chợ Lớn : - được chính thức thành lập vào năm 1999 trực thuộc công ty ”Dịch Vụ Chợ” Lớn. Trụ sở chính được đặt tại Quận 5 tp HCM. Hiện tại, Chợ Lớn có 8 trung tâm điện máy trong đó 4 được đặt tại tp HCM, 1 tại Bình Dương, 1 tại Tiền Giang, và 1 tại An Giang. Các chiến lược mà Chợ lớn đang áp dụng là :  xâm nhập thị trường.  Đa dạng hóa đồng tâm. - Các điểm mạnh và điểm yếu bao gồm : Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 12 Chiến Lược Kinh Doanh. +) Điểm mạnh : - Do là chi nhánh của công ty dich vụ khá lớn tại tp HCM nên trung tâm mua sắm chợ lớn có số lượng hàng hóa rất phong phú và đa dạng. - Trưng bày hàng hóa theo thương hiệu, nhãn hàng. - Đang áp dụng các chính sách giá rẻ để thu hút khách hàng. - Tiềm lực tài chính cảu công ty là khá mạnh, thể hiện ở 8 trung tâm hiện có của Chợ Lớn. - Là 1 thương hiệu đang dần phát triển mạnh mẽ hiện đang đứng thứ 3 trên thị trường sau Nguyễn Kim và Thiên Hòa. +) Điểm yếu : - Nhân viên bán hàng : không quá quan tâm tới khách hàng khi khách hàng tới mua sắm. Khách hàng thường phải yêu cầu thì mới được tư vấn về sản phẩm. - Hàng hóa : không có xuất sứ rõ ràng, không có nhiều sản phẩm của các thương hiệu lớn. - Thanh toán : chỉ thực hiên thanh toán bằng tiền mặt. - Phương thức quản lý, và bán hàng qua mạng còn chưa được áp dụng. - Trưng bày sản phẩm : vẫn làm cho khách hàng khó khăn khi lựa chọn sản phẩm. - Mức độ trung thành của khách hàng chưa cao, đa phần chỉ tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập trung bình, thấp.  Các trung tâm mua sắm khác : - Bao gồm nhiều các trung tâm mua sắm nhỏ lẻ khác như: Idiea, HC,puybuy...các trung tâm này thường là các địa điểm bán hàng mới thành lập hoặc là các khu vực mua bán nhỏ.  từ các phân tích ở trên ta có ma trận hình ảnh cạnh tranh cho Nguyễn Kim như sau : Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Nguyễn Kim: Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 13 Chiến Lược Kinh Doanh. TT Các yếu Mức Nguyễn Kim tố Thiên Hòa Chợ Lớn Trung tâm độ điên máy QT khác Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm Hạng Điểm 1 Thương 2 hiệu khuyến 3 4 mại Giá cả 0.12 3.5 0.42 3.5 0.42 3.0 0.36 2.5 0.30 0.11 3.5 0.39 3.2 0.35 3.0 0.33 2.8 0.31 0.10 3.5 0.35 3.2 0.32 0.32 3.0 0.30 2.8 0.28 3.2 3.0 2.5 Hàng 5 0.09 3.5 hóa Thái độ 0.29 0.27 0.23 0.10 3.0 0.30 2.8 0.28 2.5 0.25 2.3 0.23 6 phục vụ Trưng 0.30 2.5 0.25 2.3 0.23 2.0 0.20 7 bày HH 0.10 3.0 Dịch vụ 0.27 2.5 0.23 2.5 0.23 2.5 0.23 2.5 2.0 2.0 sau bán 8 0.09 3.0 hàng Vị trí KD 0.09 9 2.5 0.23 0.23 0.18 0.18 Số lượng 0.05 1.0 0.05 2.0 0.10 2.5 0.13 1.0 0.05 10 nhánh Thanh 0.21 2.8 0.20 2.5 0.18 2.2 0.15 11 0.07 3.0 toán Mức độ 0.24 2.0 3,07 0.16 2.0 2,28 0.16 1.8 2,61 0.14 2,3 trung tâm chi trung thành 0.08 3.0 1 Nhận xét : Bảng trên cho thấy Nguyễn Kim có tổng số điểm quan trọng cao nhất, tiếp theo là : Thiên Hòa, Chợ Lớn và trung tâm điên máy khác. Như vậy Nguyễn Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 14 Chiến Lược Kinh Doanh. Kim cần khai thác điểm mạnh của mình như: khuyến mại, thái độ phục vụ, giá cả, trưng bày hàng hóa...để ứng phó với các đối thủ cạnh tranh, bảng trên cũng cho thấy số lượng chi nhánh của Nguyễn Kim còn khá ít, cần đầu tư thêm. 2) Khách hàng. - Công ty có 2 nhóm khách hàng là : tiêu dùng và công ty. +) khách hàng tiêu dùng :  Đang thực hiện chính sách ” tất cả vì khách hàng, tất cả cho khách hàng”  Tung ra thị trường các chương trình khuyễn mãi hấp dẫn : wordcup 2010, Nguyễn Kim và đại lễ 1000 năm thăng long, các giờ vàng ngày lễ...  Doanh số thu được từ nhóm khách hàng tiêu dùng này là khá cao : chiếm tới 92 % tổng doanh thu của công ty. +) Khách hàng là công ty :  ảnh hưởng tới 8% doanh thu của công ty.  Tập chung đầ tư các phiếu mua hàng và có hóa đơn cụ thể với từng nhóm mặt hàng. 3) Nhà cung cấp : - Cam kết bán hàng chính hãng với giá cả cạnh tranh, do đó công ty luôn chọn những nahf cung cấp có uy tín trên thị trường như : Canon, Electrolux, LG, JVC, Nikon, Nokia, Motorola, Panasonic, Philips, Sanyo, Samsung, Sony, Sony Ericsson, Toshiba ….đã xây dựng được mối quan hệ với 8 nhà phân phối hàng đầu như : Sony, JVC, Toshiba, Panasonic, Sanyo, Philips, Samsung và LG. Là những nhà cung cấp sản phẩm lớn nhất cho công ty. ( Thời báo kinh tế sài gòn năm 2009). - trung tâm mua sắm như Nguyễn Kim đang tạo được uy tín lớn trên thị trường vì thế các nhà phân phối lớn rất tin cậy và muốn đưa sản phẩm hàng hóa của Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 15 Chiến Lược Kinh Doanh. mình vào công ty. Vì thế các nhà cung cấp khi muốn đầu tư vào Nguyễn Kim thì cần có chính sách về giá và chất lượng phù hợp 4) sản phẩm thay thế : - Tác động của sản phẩm thay thế với các trung tâm điện máy như Nguyễn Kim là hầu như không có bởi thực chất đây chỉ là 1 nhà phân phối sản phẩm trên thị trường 5) Đối thủ tiềm ẩn : - chú ý tới các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài. Do quá trình hội nhập mở của giao lưu với các nền kinh tế trên thế giới vì thế có rất nhiều công ty với tiềm lực về vốn lớn đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đây là thách thức lớn với Nguyễn Kim.  từ các phân tích trên ta có môi trường đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài như sau : Ma trân EFE của Nguyễn Kim. Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 16 Chiến Lược Kinh Doanh. Mức TT Các yếu tố Số độ Phân điểm quan loai quan 3 3 3 3 trọng 0.24 0.27 0.21 0.27 1 2 3 4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định Môi trường kinh doanh được cải thiện Cắt giảm thuế thu nhập Thu nhập bình quân đầu người tăng trọng 0.08 0.09 0.07 0.09 5 Chi tiêu mua sắm của người tiêu dùng tăng 0.11 4 0.44 0.11 3.5 0.39 Ngưới tiêu dùng thích mua sắm tại các trung 6 tâm điện máy Nhà cung cấp uy tín 7 0.12 4 0.48 8 Dich họa, thiên tai 0.07 1.5 0.11 9 Các trung tâm điện máy mới 0.08 Cạnh tranh không lành mạnh về giá, gian 0.08 lận thương mại Mở rộng đầu tư của các tập đoàn bán lẻ đa 0.10 quốc gia. 2 0.16 2 0.16 2 0.20 10 11 Tổng cộng 1.00 2.92 Nhận xét : điểm quan trọng của Nguyễn Kim là 2.92 đang ở vị trí rất cao điều này cho thấy khả năng ứng phó của Nguyễn Kim với môi trường bễn ngoài là khá tốt vậy Nguyễn Kim cần tích cực khai thác các điểm mạnh đó của mình và hạn chế các điểm yếu về đã nêu ở trên. B_PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGUYỄN KIM Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 17 Chiến Lược Kinh Doanh. 1 ) Đánh giá tình hình kinh doanh của Nguyễn Kim từ năm 20062009. a) kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Nguyễn Kim. Doanh thu tỷ VND Nhận xét : Doanh thu của công ty luôn tục tăng qua các năm cụ thể là : năm 2006 : 370 tỷ VND, năm 2007 là 476 Tỷ VND, năm 2008 là 655 tỷ VND, năm 2009 là 875 Tỷ VND. Điều này cho thấy Nguyễn Kim đang có những bước đi đúng đắn để phát triển công ty mình. b) tỷ trọng doanh số từng ngành từ năm 2006-2009 như sau : (đơn vị tính tỷ đồng) Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 18 Chiến Lược Kinh Doanh. Năm 2006 Doanh Tỷ số Năm 2007 Doanh Tỷ Năm 2008 Doanh Tỷ Năm 2009 Doanh Tỷ trọng số trọng số trọng số trọng % % % % Tỷ trọng bình quân % Điện máy Điện lạnh Gia dụng Viễn 130 111 56 41 35 30 15 11 174 141 63 60 37 30 13 12 245 189 85 90 38 350 40 37,5 220 100 25 28,5 11,5 13,6 14 12,7 9,5 7,7 29 12,5 13,5 120 thông 1004 7610 0650 1008 75Tổ ng hợp 100 100 33 9 38 7 46 7 85 370 Toàn ngành Nhận xét : qua bảng trên ta thấy rõ sự đóng góp và phát triển cá nhóm mặt hàng của Nguyễn Kim trong thời gian qua, từ đó có thể đưa ra chính sách phát triển cho công ty trong giai đoạn sắp tới. Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 19 Chiến Lược Kinh Doanh. c) Doanh số và lợi nhuận từng ngành hàng được thể hiện qua bảng sau : ( Đơn vị tính tỷ đồng ) Điện máy Điện lạnh Gia dụng Viễn thông Tổng hợp 2006 2007 Tốc 2007 2008 Tốc 2008 2009 Tốc độ độ độ tăng tăng tăng giảm giảm giảm % % % Tốc độ tăng bình quân % 130 174 34 174 245 40,8 245 350 43 39,3 111 141 27 141 189 34 189 220 16 26 56 63 12,5 63 85 35 85 100 18 21,8 41 60 46 60 90 50 90 120 33 43 33 38 15 38 46 21 46 85 85 40.3 370 476 28,6 476 650 38,9 650 875 35 34,2 Toàn ngành Nhận xét : Doanh số của công ty công ty liên tục tăng từ năm 2006 – 2009. và tăng trưởng tương đối đều ở tất cả cá ngành điều này cho thấy công ty đnag có những bước đi và những đầu tư đúng hướng về các sản phẩm và mặt hàng buôn bán của mình hiện tại. Đây là tiềm lực phát triển của công ty trong giai đoạn sắp tới. Vũ Đức Mạnh – QTKD 2A3. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng