Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài nckh thực trạng liên kết giữa trường đh doanh nghiệp huế...

Tài liệu Bài nckh thực trạng liên kết giữa trường đh doanh nghiệp huế

.DOCX
107
291
94

Mô tả:

Dựa vào việc tiếp cận đa chiều trên kết quả phỏng vấn sâu với ban chủ nhiệm các khoa, phòng của trường đại học (ĐH) Kinh Tế, ĐH Huế , các doanh nghiệp (DN) đã liên kết và chưa liên kết với trường trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, bài báo phân tích thực trạng liên kết giữa trường ĐH Kinh Tế, ĐH Huế và các DN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những khó khăn và thuận lợi của trường ĐH Kinh tế trong việc liên kết với các doanh nghiệp đã liên kết và các rào cản dẫn đến việc chưa liên kết của các DN với trường. Từ thực trạng trên, bài viết đã đề xuất 2 nhóm giải pháp chỉnh, bao gồm: (1) nhóm nâng cao hoạt động liên kết của trường với các doanh nghiệp đã liên kết và (2) nhóm mở rộng các hình thức liên kết với các doanh nghiệp chưa liên kết.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2018 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ VÀ CÁC DOANH NGHỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội, chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh Huế, tháng 06/ 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM 2018 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ VÀ CÁC DOANH NGHỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội, chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thùy Trang Nam, Nữ: Nữ Bùi Thị Thúy Nguyễn Thị Thu Thủy Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: K49A-QTNL Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Quản trị nhân lực Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Phạm Thị Thùy Trang Người hướng dẫn chính: TS Hoàng Trọng Hùng Huế, tháng 05/2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ VÀ CÁC DOANH NGHỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Mã số: SV 2018- 02-19 Chủ nhiệm đề tài: Bùi Thị Thúy Huế, 12/2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Mã số: SV 2018- 02-19 Xác nhận của GVHD Chủ nhiệm đề tài TS. Hoàng Trọng Hùng Bùi Thị Thúy Huế, 12/2018 1. 2. 3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA Bùi Thị Thúy Phạm Thị Thùy Trang Nguyễn Thị Thu Thủy i . Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng tôi đã nhận được rất nhiều nguồn động viên và sự giúp đỡ to lớn, tận tình từ nhà trường, thầy cô, bạn bè tại trường Đại học kinh tế- Đại học Huế nói chung và Khoa Quản trị kinh doanh nói riêng trong quá trình mà chúng tôi thực hiện khảo sát. Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường, khoa Quản trị kinh doanh cùng toàn thể giảng viên trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế đã truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức bổ ích hỗ trợ cho bài nghiên cứu khoa học này cũng như sẽ hỗ trợ cho những khóa luận của các thành viên sau này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tới ban chủ nhiệm các khoa và các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia quá trình phỏng vấn sâu và hỗ trợ bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Đặc biệt, nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, Tiến sĩ Hoàng Trọng Hùng đã tận tình giúp đỡ, dành nhiều thời gian và công sức trong việc hướng dẫn, định hướng chúng tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu này một cách trọn vẹn nhất. Và cuối cùng, xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên cạnh sẻ chia, động viên, giúp đỡ để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành tốt bài nghiên cứu này với tất cả mọi kiến thức và năng lực của nhóm nhưng vì kiến thức còn hạn chế nên bài không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì vậy kính mong quý thầy cô giáo, những người quan tâm đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu thêm phần hoàn thiện hơn. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 12 năm 2018 Nhóm sinh viên thực hiện ii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 1.1 Các thành tố của liên kết.................................................................................5 Sơ đồ 1.1. Phương thức hợp tác từ phía các doanh nghiệp............................................9 Sơ đồ 1.2. Phương thức hợp tác từ phía cơ sở đào tạo.................................................10 Hình 1.3. Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường......................................12 Hình 1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức...................................................................................12 Bảng 2.1. Danh sách các khoa chuyên môn phỏng vấn tại trường Đại học Kinh tế Huế ..................................................................................................................................... 22 Bảng 2.2. Danh sách phỏng vấn tại các phòng ban của trường Đại học Kinh tế Huế. 23 Bảng 2.3. Các doanh nghiệp đã thực hiện phỏng vấn..................................................24 Bảng 3.1. Tổng hợp các hình thức liên kết của các doanh nghiệp đã liên kết với trường Đại học Kinh tế Huế....................................................................................................30 Bảng 3.2. Các nguyên nhân dẫn tới việc các doanh nghiệp chưa liên kết....................48 iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐH: Đại học DN: Doanh nghiệp NT: Nhà trường SV: Sinh viên KH&CN: Khoa học công nghệ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn QTKD: Quản trị kinh doanh KTPT: Kinh tế phát triển KT-KT: Kế toán- kiểm toán TC- NH: Tài chính- ngân hàng CTSV: Công tác sinh viên GV: Giảng viên BGD: Bộ Giáo Dục iv ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ 1. Thông tin chung a. Tên đề tài: Thực trạng hoạt động liên kết giữa trường ĐH Kinh tế Huế và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. b. Mã số đề tài: SV 2018- 02- 19 c. Chủ nhiệm đề tài: Bùi Thị Thúy. d. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. e. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng liên kết và các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết giữa doanh nghiệp trên địa bàn TT. Huế và trường Đại học Kinh tế Huế từ đó xác định đâu là nguyên nhân chính để đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hai bên một cách chặt chẽ hơn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp 3. Tính mới và sáng tạo (nêu điểm mới, sáng tạo trong đề tài; trong khoảng 100 từ) Trong bối cảnh hội nhập, yêu cầu cạnh tranh để tồn tại và phát triển diễn ra gay gắt trên khắp các lĩnh vực của đời sống và giáo dục đào tạo cũng không nằm ngoài quy luật cung đó. Các cơ sở đào tạo ngày càng chú trọng hơn đến nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp. Sự liên kết và hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là một quá trình tương tác không thể tách rời, là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của xã v hội. Nhưng các đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì chưa nhiều nên hoạt động liên kết với doanh nghiệp còn mang tính tự phát, mối quan hệ cá nhân. Điểm mới của đề tài đó là thống kê lại các doanh nghiệp đã liên kết với trương ĐH Kinh Tế Huế trong 5 năm qua, tiếp cận các doanh nghiệp mà các khoa đang có ý định liên kết nhưng chưa kí kết ghi nhớ hợp tác để hiểu rõ hơn kì vọng của doanh nghiệp nhằm xúc tiến nhanh hơn quá trình hợp tác giữa hai bên. Bài nghiên cứu đã đi sâu tiến hành phỏng vấn sâu ban lãnh đạo các doanh nghiệp. Nhờ phỏng vấn sâu, nên các thông tin được khai thác nhiều hơn, ngoài bản ghi chú, việc ghi âm các cuộc phỏng vấn giúp bài nghiên cứu có nhiều tài liệu căn cứ cho thực tiễn. 4. Các kết quả nghiên cứu thu được (nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với các nội dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá). Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế và trường Đại học Kinh tế Huế từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hai bên một cách chặt chẽ hơn. Sau quá trình nhóm tiến hành phỏng vấn sâu các doanh nghiệp và ban chủ nhiệm khoa. Đề tài đã tìm ra các những yếu tố thuận lợi và khó khăn/rào cản trong hoạt động liên kết của doanh nghiệp và nhà trường. Từ đó, đưa ra những nhóm giải pháp khắc phục. 5. Các sản phẩm của đề tài (nếu có) Sản phẩm mang tính chất định tính: các giải pháp đưa ra, tài liệu ghi âm các cuộc phỏng vấn, các bản ghi chú cuộc phỏng vấn. 6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bài nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn tổng quan cho người đọc về thực trạng chung của hoạt động liên kết hiện nay của trường Đại học Kinh tế Huế. Cụ thể bài nghiên cứu đã đưa ra số doanh nghiệp đã liên kết với trường Đại học Kinh tế Huế, mức độ liên kết của các doanh nghiệp với trường trong 5 năm qua. Bên cạnh đó, đưa ra những rào cản hiện nay trong liên kết giữa nhà vi trường và doanh nghiệp, đâu là rào cản lớn nhất. Từ đó, có những giải pháp đưa ra nhằm gắn kết các doanh nghiệp với nhà trường. Nhà trường qua đó đưa ra những chính sách phù hợp với nguyện vọng của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các trường ĐH trong khu vực TP Huế nói chung và trường ĐH Kinh Tế Huế nói riêng hiểu biết rõ hơn về mong muốn của doanh nghiệp. Từ đó, bắt tay nhau trong hợp tác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giải quyết thực trạng việc làm cho sinh viên, nâng cao uy tín của trường. Ngày 20 tháng 12 năm 2018 Ngày 20 tháng 12 năm 2018 Giáo viên hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài TS. Hoàng Trọng Hùng Bùi Thị Thúy vii MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1 1.1. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................3 1.4. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài...........................................................................3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................5 1.1. Khái niệm kiên kết..................................................................................................5 1.2. Các thành tố liên kết...............................................................................................5 1.3. Lợi ích của việc liên kết..........................................................................................6 1.4. Các phương thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp...................................8 1.4.1. Từ phía các doanh nghiệp....................................................................................8 1.4.2. Từ phía các cơ sở đào tạo...................................................................................10 1.5. Các mô hình liên kết.............................................................................................11 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp ..................................................................................................................................... 13 1.6.1. Các nhân tố bên ngoài........................................................................................13 1.6.2. Các nhân tố bên trong........................................................................................13 1.7. Các nghiên cứu trước đây liên quan sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ..................................................................................................................................... 15 1.8. Kinh nghiệm trong hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường từ một số trường đào tạo và bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Đại học Kinh tế Huế.............................18 viii 1.8.1. Đại học Kinh tế Quốc Dân.................................................................................18 1.8.2. Trường Đại học Hoa Sen...................................................................................18 1.8.3. Trường Đại học Hutech....................................................................................19 1.8.4. Trường Đại học Nông lâm Huế..........................................................................19 1.8.5. Bài học kinh nghiệm cho trường Đại học Kinh tế Huế......................................20 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................21 2.1. Cách tiếp cận.........................................................................................................21 2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu...............................................................................21 2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................................21 2.4. Đối tượng phỏng vấn............................................................................................22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................26 3.1. Phân tích thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và trường Đại học Kinh tế Huế. 26 3.1.1. Giới thiệu về trường Đại học Kinh tế Huế.........................................................26 3.1.2. Phân tích thực trạng liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đã liên kết........28 3.2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến dẫn tới việc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa liên kết với trường Đại học Kinh tế Huế...........................47 3.2.1 Vai trò của việc liên kết với nhà trường theo cách nhìn của các doanh nghiệp chưa liên kết................................................................................................................. 47 3.2.2. Các nhân tố dẫn tới việc các doanh nghiệp chưa liên kết với trường Đại học Kinh tế Huế.................................................................................................................. 48 3.2.3. Tạo liên kết mới đối với những doanh nghiệp chưa liên kết..............................52 3.3. Ý kiến góp ý từ phía các bạn sinh viên về hoạt động liên kết giữa trường ĐH Kinh tế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...........................................53 3.3.1. Về hoạt động thực tập nghề nghiệp....................................................................53 3.3.2. Về hoạt động thực tế nghề nghiệp......................................................................55 ix 3.3.3 Về các hội thảo, sự kiện và buổi chia sẻ của Doanh nghiệp với sinh viên..........57 3.4. Các nhóm giải pháp đề xuất nhằm tăng cường mối liên kết giữa trường Đại học Kinh tế Huế và doanh nghiệp.......................................................................................59 3.4.1. Nhóm giải pháp nâng cao hoạt động liên kết giữa trường Đại học Kinh tế Huế và doanh nghiệp đã liên kết với NT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế............................59 3.4.2. Nhóm giải pháp mở rộng hoạt động liên kết giữa trường Đại học Kinh tế Huế và doanh nghiệp chưa liên kết với NT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế........................65 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................68 1. Kết luận...................................................................................................................68 2. Kiến nghị.................................................................................................................70 3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73 PHỤ LỤC ..................................................................................................................74 x PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, cùng với tiến trình hội nhập quốc tế sâu sắc đang diễn ra ngày càng sôi động, sự cạnh tranh là tất yếu giữa các tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao: được đào tạo bài bản, có kĩ năng làm việc. Tuy nhiên, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và kĩ năng không phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Doanh nghiệp cần người lao động có chất lượng cao, trong khi số sinh viên ra trường không đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Đó là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nhà trường. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn mong muốn xây dựng được lực lượng lao động chất lượng. Trong khi đó, các trường đại học có sứ mệnh đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp và xã hội. Như vậy, tăng cường quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học trong đào tạo và tuyển dụng là rất quan trọng và cần thiết. Các trường đại học đang ngày càng không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc quan tâm đến nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp đồi với các sinh viên sau khi được đào tạo tại các trường đại học. Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp, không có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu làm việc tại doanh nghiệp, doanh nghiệp chấp nhận đào tạo lại sinh viên để phù hợp hơn với công việc gây tốn kém chi phí, thời gian. Sau 4 năm được đào tạo chính quy tại trường sau đó phải đào tạo lại thì đây quả là lãng phí lớn đối với doanh nghiệp, gia đình và xã hội. Trong bối cảnh đó, trường Đại học Kinh tế Huế đang ngày càng đổi mới phương pháp dạy và học, trên cơ sở đáp ứng thực tế yêu cầu việc làm ngoài xã hội. Thông qua việc trao đổi với các doanh nghiệp qua các buổi gặp mặt, chia sẻ, hội thảo 1 giữa các giảng viên, sinh viên với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã giúp hai bên nhận được nhiều ý kiến, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Trường đã có chiến lược, định hướng giáo dục, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên, kết hợp rèn luyện kỹ năng và thái độ để sinh viên có thể đạt được khung năng lực chuẩn sau khi ra trường. Bên cạnh đó, trường Đại học Kinh tế Huế còn tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế nhằm tạo cơ hội cho các sinh viên được tham quan, thực tập có cái nhìn nhận thực tế rõ ràng, có chiều sâu. Tuy nhiên, để tìm được doanh nghiệp hợp tác bền chặt và sự giúp đỡ tận tình với trường lại là thách thức lớn và đang còn nhiều mặt hạn chế, nhiều doanh nghiệp còn e ngại việc cho sinh viên thực tập vì sợ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thời gian thực tập ngắn hạn dẫn đến doanh nghiệp không thể hướng dẫn sinh viên được nhiều. Vậy để mối liên kết giữa trường Đại học Kinh tế Huế và doanh nghiệp trở nên bền chặt, gắn bó và sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp một cách tốt nhất cần đi sâu tìm hiểu kĩ vấn đề này. Xuất phát từ những lí do trên nhóm quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động liên kết giữa trường Đại học Kinh tế Huế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu khoa học. 1.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế và trường Đại học Kinh tế Huế từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sự hợp tác giữa hai bên một cách chặt chẽ hơn. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học và các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết đó. - Phân tích thực trạng liên kết giữa trường Đại học Kinh Tế và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nhấn mạnh mối liên kết này trong đào tạo và tuyển dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết này. 2 - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao mối liên kết giữa trường Đại học Kinh tế Huế với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến sự liên kết giữa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và trường Đại học kinh tế Huế. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Hoạt động liên kết có nhiều lĩnh vực như tuyển dụng, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ,… Trong nội dung của đề tài sẽ nghiên cứu xác định mối liên kết và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đối với mối liên kết giữa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và trường Đại học Kinh tế Huế trong đào tạo và tuyển dụng. - Phạm vi thời gian: từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2018. - Phạm vi không gian: tại trường Đại học Kinh tế Huế và các DN tại tỉnh TT. Huế 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Có bao nhiêu doanh nghiệp đã liên kết với trường? Mức độ liên kết của các Doanh nghiệp với trường? - Các rào cản và những lợi ích hiện nay trong liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? - Các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết giữa nhà trường và DN - Giải pháp để tăng cường hoạt động liên kết giữa trường Đại học Kinh tế Huế và các DN tại tỉnh TT. Huế. 1.4. Tóm tắt tiến trình thực hiện đề tài Giai đoạn 1: Tổng hợp tài liệu, tìm tài liệu liên quan đến hoạt động liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. 3 Giai đoạn 2: Viết đề cương nghiên cứu, thiết kế bảng phỏng vấn sâu các khoa, doanh nghiệp. Giai đoạn 3: Tiến hành phỏng vấn các khoa và doanh nghiệp. Giai đoạn 4: Tiến hành tổng hợp và hoàn thiện bài nghiên cứu. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm kiên kết Liên kết là “kết, buộc lại với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau” (từ điển Từ và Ngữ Hán Việt). Theo Đại từ điển Tiếng Việt - NXB Văn hóa - Thông tin 2005 Nguyễn Như Ý chủ biên) thuật ngữ “liên kết” cũng được định nghĩa là: “Kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng lẻ nhằm mục đích nào đó”. Khái niệm liên kết phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa các thành phần trong một tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau nhằm hướng đến một mục đích chung nào đó. Tính hướng đích là tiêu điểm, là cơ sở và động lực của các mối liên kết. Sự liên kết giữa các tổ chức theo một mục đích nào đó (lợi ích chung, giải quyết một vấn đề chung…) tạo nên một sức mạnh mới, khả năng mới mà từng thành phần hoặc tổ chức riêng rẻ không thể có. 1.2. Các thành tố liên kết Tùy theo từng loại hình liên kết mà có các mối liên hệ trong hoặc liên hệ bên ngoài của một tổ chức (nhà trường, doanh nghiệp….) trong bối cảnh và môi trừờng KT-XH nhất định. Nói đến liên kết là nói đến các thành tố: Hình 1.1 Các thành tố của liên kết Nguồn Đỗ Thị Thanh An luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục,(2014) Mục đích, mục tiêu liên kết: Phản ánh lợi ích, mong muốn chung và cụ thể của từng tổ chức, thành phần tham gia liên kết như lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường, … 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan