Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài nckh (1)...

Tài liệu Bài nckh (1)

.DOC
51
353
71

Mô tả:

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nâng cao hứng thú và kết quả học tập phân môn Học vần ở lớp 1 trường Tiểu học Phú Định huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp tổ chức trò chơi LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành nghiên cứu của mình, với tình cảm chân thành tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ giảng viên Trường Đại học Quảng Bình, giảng viên Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên – Thạc sĩ Mai Thị Liên Giang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã lo lắng, động viên, giúp đỡ ủng hộ chúng tôi trong thời gian học tập và hoàn thành nghiên cứu khoa học. Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn hạn chế, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy cô giáo, chúc các bạn sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đồng Hới, ngày 28 tháng 04 năm 2017 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh GDTH: Giáo dục Tiểu học PPDH : Phương pháp dạy học SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên NXBGD: Nhà xuất bản giáo dục NXBĐHSP: Nhà xuất bản Đại học sư phạm THCS, PT: Trung học cơ sở, phổ thông UBND: Uỷ ban nhân dân BGD&ĐT: Bộ giáo dục và đào tạo CBGV - NV: Cán bộ giáo viên - nhân viên A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Đất nước ta đang ở trong thời kì đổi mới, sự phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục các cấp. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học (GDTH) có vai trò hết sức quan trọng. Điều này đã được ghi rõ trong “Luật Phổ cập giáo dục tiểu học”: “GDTH là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói, GDTH chính là những viên gạch đầu tiên xây dựng một nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Bước vào học lớp 1, cuộc sống của trẻ có nhiều biến đổi to lớn. Thứ nhất, từ đây trẻ phải làm quen với một môi trường mới, bạn bè mới, thầy cô mới và đặc biệt là những môn học mới đem lại cho các em những hiểu biết về tự nhiên, xã hội. Trong đó, có môn Tiếng Việt với rất nhiều phân môn như: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, …. Với nhiệm vụ chiếm lĩnh và làm chủ một công cụ mới sử dụng trong học tập và giao tiếp, phân môn Học vần có vị trí đặc biệt quan trọng. Thông qua phân môn này học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nếu như ở mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo thì ở Tiểu học, hoạt động học lại là hoạt động chủ đạo. Đây chính là biến đổi thứ hai trong đời sống của trẻ. Việc chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học là một rào cản rất lớn đối với học sinh (HS) lớp 1. Các em thường khó tập trung trong một thời gian dài, học theo cảm hứng. Vì vậy, kết quả học tập của các em chưa cao. Với phân môn Học vần, trẻ có thể nhanh chóng nhớ được mặt chữ nhưng cũng rất nhanh quên. Người giáo viên (GV) phải có biện pháp giúp trẻ có hứng thú học tập, học với niềm thích thú, say mê với tất cả các môn học nói chung và phân môn Học vần nói riêng. Để làm được điều đó, người GV phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học (PPDH) với nhiều hình thức khác nhau để lôi cuốn, hấp dẫn trẻ vào bài học. Trò chơi là một giải pháp có tính hiệu quả cao. Khổng Tử đã từng dạy học trò của mình rằng “biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Vì vậy một trong những giải pháp đảm bảo sự thành công trong dạy học cho học sinh lớp 1 nói chung và phân môn Học vần nói riêng là tạo được sự hứng thú nhận thức cho các em. Trong thực tế, phân môn Học vần lớp 1 người giáo viên tiểu học phần lớn mới chỉ chú ý đến việc bằng mọi cách cung cấp hết kiến thức trong sách giáo khoa, mà ít quan tâm đến thái độ, cảm xúc của trẻ. Chính vì vậy nhiều tiết Học vần trở thành tiết học nặng nề, mệt mỏi đối với học sinh. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà áp lực do đòi hỏi từ phía xã hội, gia đình, nhà trường lên đứa trẻ ngày càng lớn, thì ngày càng xuất hiện những học sinh sợ mà học chứ không phải thích mà học. Sau khi tìm hiểu trường Tiểu học Phú Định, tôi thấy đây là ngôi trường ở miền núi, điều kiện dạy học chưa đảm bảo, việc tiếp cận với các thiết bị dạy học còn chưa cao. Trong quá trình dạy học một số giáo viên chưa vận dụng tốt các phương pháp dạy học để giúp các em hiểu bài nhanh và dễ hơn.Một số giáo viên đã áp dụng một số trò chơi vào tiết Học vần. Tuy nhiên các trò chơi này vẫn còn thiếu tính hấp dẫn, hiệu quả mang lại chưa cao. Từ những lí do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu nghiên cứu: “ Nâng cao hứng thú và kết quả học tập phân môn Học vần ở lớp 1 trường Tiểu học Phú Định huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp tổ chức trò chơi .” 2. Mục đích nghiên cứu. - Đề tài nhằm tìm hiểu và khảo sát tình hình thực tế của việc dạy Học vần cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Phú Định, rút ra những kết luận về vai trò, vị trí của phân môn. - Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi học nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập phân môn Học vần. - Học sinh biết vận dụng và tiếp thu các kiến thức mà giáo viên truyền đạt để đọc viết được, đúng các âm, vần. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3.1. Khách thể nghiên cứu: - Trường Tiểu học Phú Định huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. - Lý thuyết về phương pháp dạy học môn Tiếng Việt và phương pháp dạy học phân môn Học vần.( Phương pháp tổ chức trò chơi là chủ yếu) 3.2. Đối tượng nghiên cứu: - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1( phân môn Học vần). - Học sinh ( lớp 1) và giáo viên trường Tiểu học Phú Định huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. - Tổ chức trò chơi trong phân môn Học vần. 4. Giả thuyết khoa học. Vận dụng giả thuyết nếu – thì. Nếu áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi có hiệu quả thì sẽ nâng cao hứng thú và kết quả học tập phân môn Học vần cho học sinh lớp 1. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Phân tích cơ sở lí luận của phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung, Học vần lớp 1 nói riêng. Hệ thống hoá những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu: Mục tiêu, nội dung của phân môn Học vần, đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp 1, trò chơi và trò chơi học tập. - Tổ chức trò chơi và đề xuất những biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học Học vần. - Tiến hành thực nghiệm phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy Học vần. - Xây dựng các bài soạn giáo án Học vần theo hướng tích cực, đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả. 6. Giới hạn đề tài. - Đề tài được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu lí luận, thực trạng và lên kế hoạch thực nghiệm ở lớp 1 trường Tiều học Phú Định huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. 7. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu đề tài. 7.1. Cơ sở phương pháp luận. - Đề tài nghiên cứu được xuất phát từ 3 quan điểm: + Quan điểm hệ thống - cấu trúc + Quan điểm lịch sử - lôgic + Quan điểm thực tiễn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng hai nhóm phương pháp: 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Phương pháp đọc sách, tài liệu, phân tích: Để thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tiên của đề tài, chúng ta đặc biệt quan tâm đến nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Đọc và phân tích những tài liệu về các cơ sở phương pháp luận, tâm lí học, giáo dục học có liên quan đến đề tài, đồng thời tiến hành tìm hiểu tài liệu SGK, SGV Tiếng Việt 1 để thấy được những ưu, hạn chế của chương trình. 7.1.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành thu thập thông tin về giáo viên và học sinh ở trường Tiểu học Phú Định bằng cách quan sát( gián tiếp hoặc trực tiếp) - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Qua những giờ dạy, giáo viên tìm những lỗi mà học sinh mắc phải từ đó giáo viên thống kê và đề xuất những biện pháp khắc phục cần thiết. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, em đã trao đổi với giáo viên giảng dạy lớp 1 Trường Tiểu học Phú Định cùng một số giáo viên khác ở trường Tiểu học để rút ra cách nâng cao hứng thú và kết quả học tập phân môn Học vần. - Phương pháp thực nghiệm: Thông qua những tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch từ đó giáo viên xác định và đánh giá kết quả của những tác động nhằm tìm ra chân lí của vấn đề. Từ đó giáo viên tiến hành phân tích kết quả, xác định nguyên nhân, khái quát hóa những vấn đề đạt được qua kiểm tra kết quả của HS. 8. Đóng góp mới của đề tài. - Hy vọng bằng việc tổ chức các trò chơi học tập có thể giúp HS lớp 1 trường Tiểu học Phú Định nâng cao hứng thú và kết quả học phân môn Học vần. - Đề tài nghiên cứu thành công là tài liệu tham khảo cho GV dạy Tiểu học trường Tiểu học Phú Định và sinh viên khoa sư phạm Tiểu học Mầm non trường Đại học Quảng Bình trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 9. Thời gian thực hiện đề tài. Từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017 10. Kết cấu chung của đề tài. Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức trò chơi trong phân môn Học vần . Chương 2: Thực trạng dạy - học và giải pháp tổ chức trò chơi trong phân môn Học vần lớp 1 trường Tiểu học Phú Định - Bố Trạch - Quảng Bình. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. B. PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG PHÂN MÔN HỌC VẦN. 1. Tổng quan lịch sử vấn đề. 1.1. Trên thế giới. Trò chơi là một vấn đề không còn quá xa lạ trong dạy học nói chung và dạy học tiểu học nói riêng. Các vấn đề lí luận về trò chơi đã được nhiều nhà sư phạm trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm, nghiên cứu. Với sự đa dạng của hình thức tổ chức cũng như những ý nghĩa, tác dụng to lớn mà trò chơi đem lại, trò chơi được nghiên cứu theo nhiều khuynh hướng khác nhau:  Khuynh hướng thứ nhất: Các nhà sư phạm nghiên cứu trò chơi và sử dụng nó với mục đích giáo dục – phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là N.K. Crupxkaia, I.A. Komenxki, Đ. Lokk, J.J. Rutxo, Saclơ Phuriê, Robert Owen, … Các nhà sư phạm này cho rằng trò chơi có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. “Trò chơi học tập đẩy mạnh sự phát triển chung của trẻ, nó giúp trẻ xích lại gần nhau, phát huy tính độc lập của chúng. Nếu cô giáo biết cách tổ chức, hướng dẫn loại trò chơi này một cách khéo léo và sinh động thì trẻ sẽ rất thích thú và tràn ngập niềm vui” (Theo E.I. Chikkieva).  Khuynh hướng thứ hai: Với các đại diện tiêu biểu là I.B. Bazedora, Ph. Phroebel, X.G. Zalxmana, … họ nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập trong phạm vi dạy học. Ở đây, trò chơi được xem như là một hình thức dạy học sinh động có tác dụng lớn trong việc kích thích hứng thú cũng như xây dựng động cơ học tập cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 1 nói riêng. Nhà sư phạm nổi tiếng A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù của dạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi … Khi các mối quan hệ chơi bị xóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập”.  Khuynh hướng thứ ba: Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập vào mục đích giáo dục và phát triển một số năng lực, phẩm chất trí tuệ cho HS, mà tiêu biểu là các nhà sư phạm nổi tiếng như T.M. Babunova, A.K. Bodarenco, ….. Với khuynh hướng này, trò chơi học tập được xem như là một phương pháp dạy học hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc nâng cao tính tích cực, độc lập trong quá trình nhận thức của HS. 1.2. Ở nước ta. Ở nước ta, các nhà tâm lí cũng dành một sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề này. Trong một số giáo trình giảng dạy trong các trường đại hoc như “giáo dục học”, “giáo dục học Tiểu học”( Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa NXB giáo dục,1997), trò chơi được đề cập đến là một trong những phương pháp (PP) tích cực, kích thích hứng thú học tập cho HS. “Trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học nhẹ nhàng, hấp dẫn, lôi cuốn HS vào học tập tích cực, vừa chơi, vừa học và học có kết quả”. Công trình “ Phương pháp dạy học Tiếng Việt” ( Lê A – Thành Thị Yên Mĩ – Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến NXBGD, 1997) đã đề cập đến những vấn đề chung về dạy học Tiếng Việt. Công trình "Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh" (Hà Nhật Thăng - NXB Hà Nội - 2002) đã giới thiệu các trò chơi vận động cho học sinh Tiểu học. Cuốn sách "Trò chơi giữa buổi dành cho học sinh Tiểu học" (Trần Đồng Lâm NXB Hà Nội 2002) đã giới thiệu một số trò chơi nhằm đem lại tinh thần thoải mái, sảng khoái cho học sinh sau những giờ học căng thẳng. Ngoài ra, tài liệu "Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học" (Sách dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXBGD - NXBĐHSP, 2007) đã xác định vị trí, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung cũng như quy trình tổ chức dạy học môn Tiếng Việt. Công trình "Tiếng Việt và phương pháp dạy học TiếngViệt ở Tiểu học" (Đinh Thị Oanh - Vũ Thị Kim Dung - Phạm Thị Thanh) cũng đã nhấn mạnh về dạy học Tiếng Việt theo hướng tích cực. Tài liệu "Tâm lý trẻ thơ - Phạm Minh Lăng" cũng đã xác định tầm quan trọng của trò chơi đối với học sinh dựa trên đặc điểm tâm sinh lý trẻ em có nhu cầu được học được chơi. Trong giáo trình “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của Lê Phương Nga( chủ biên) NXB ĐHSP – Hà Nội, 2009 cũng nhấn mạnh rằng trò chơi là một PPDH Học vần hiệu quả. Nó giúp giờ học sinh động, duy trì được hứng thú của HS, qua trò chơi, các em được tham gia học tập một cách chủ động và tích cực. Các tài liệu tham khảo khác như “Trò chơi học âm – vần tiếng Việt”, “Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới” cũng đã nghiên cứu một số vấn đề lí luận về trò chơi học tập ở tiểu học. Một số tài liệu đã xây dựng được hệ thống trò chơi Học vần – “Vui học Tiếng Việt”( Trần Mạnh Hưởng, 2000), “Trò chơi học âm – vần Tiếng Việt”, “Trò chơi thực hành Tiếng Việt”. Ngoài ra trong những năm gần đây có khá nhiều công trình luận văn của sinh viên cũng đã nghiên cứu về vấn đề này. Chúng tôi có tham khảo thêm một số luận văn như: Luận văn "Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn "Tiếng Việt ở Tiểu học" (Trần Thị Hồng khóa 2007 -2011) đã nghiên cứu về vận dụng tổ chức trò chơi cho 7 phân môn của môn Tiếng Việt. Luận văn đã đề xuất một số trò chơi phục vụ cho việc dạy học môn Tiếng Việt, trong đó tác giả nhấn mạnh "Qua trò chơi, trẻ không những được phát triển về các mặt trí tuệ, thể chất, mà còn được hình thành nhiều kĩ năng Tiếng Việt, hành vi đạo đức. Chính trong quá trình vui chơi học sinh tự mình khám phá, phát hiện ra các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, giúp các em hiểu bài và nhớ lâu hơn" Tuy đã có được sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu của các nhà tâm lí học, các nhà biên soạn sách nhưng phương pháp tổ chức trò chơi mới chỉ dừng lại ở lí thuyết. Hệ thống trò chơi được xây dựng vần còn nhiều hạn chế. Nội dung, hình thức trò chơi chưa phong phú, phần hướng dẫn chơi còn sơ sài. Do đó dẫn đến kết quả đạt được chưa cao. Vì vậy trên cơ sở lí luận của các công trình trên em đã quyết định thực hiện đề tài: “ Nâng cao hứng thú và kết quả học tập phân môn Học vần ở lớp 1 trường Tiểu học Phú Định huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình bằng phương pháp tổ chức trò chơi.” 2. Cơ sở lí luận của vấn đề. 2.1. Cơ sở lí luận về môn Tiếng Việt. Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, là phương tiện chủ yếu để HS tiếp thu kiến thức của các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho HS thể hiện ở bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Do đó, môn Tiếng Việt có một vị trí rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1. Môn Tiếng Việt là công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của HS, giúp học sinh tự tin và hòa nhập các hoạt động học tập trong trường học, giúp HS hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản ở Tiểu học, đồng thời nó chi phối kết quả học tập của các môn học khác. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của người Việt Nam và nước ngoài. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2.2. Cơ sở lí luận về dạy học phân môn Học vần lớp 1. 2.2.1.Mục tiêu của việc dạy học phân môn Học vần Mục tiêu cao nhất của việc dạy học Tiếng Việt là rèn cho HS bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt: nghe, nói, đọc, viết thông qua bảy phân môn: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong đó, Học vần là phân môn khởi đầu giúp HS chiếm lĩnh và làm chủ một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Đó chính là chữ viết – phương tiện có ưu thế nhất trong giao tiếp của loài người. Vì vậy, có thể nói: Học vần là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. Mục tiêu dạy học Học vần cũng như các phân môn khác là rèn luyện bốn kĩ năng cho HS là nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, kĩ năng nghe và nói đã khá quen thuộc với HS, kĩ năng đọc và viết còn nhiều mới lạ, không phải HS nào cũng được làm quen trước khi bước vào lớp 1. Bởi vậy, theo quan điểm hiện hành, mục tiêu đặc biệt cần đạt tới của phân môn Học vần là dạy chữ, tức là làm thế nào để HS biết đọc, biết viết một cách nhanh nhất. Việc chú trọng mục tiêu dạy chữ được thể hiện ở những điểm sau: Một là, sách cung cấp vừa đủ lượng con chữ để thể hiện các đơn vị âm thanh và ghép các con chữ này thành các tiếng có thực trong tiếng Việt văn hoá. Hai là, hệ thống chữ được đưa vào bài học theo đặc điểm chữ viết và theo nguyên tắc đi từ chữ cái cấu tạo đơn giản đến chữ cái có cấu tạo phức tạp dần. Ba là, những khác biệt thể hiện trên chữ viết đều được lấy làm căn cứ để xây dựng bài học. Với mỗi đơn vị chữ, SGK đều giới thiệu một tiếng thực làm tiếng khoá cho nó. Qua việc nhận diện tiếng, HS hiểu được các âm mà chữ thể hiện đồng thời biết được các âm, các tiếng đó được đọc như thế nào. Điều này đảm bảo việc dạy chữ và dạy âm được tiến hành song song với nhau. 2.2.2. Nhiệm vụ của phân môn Học vần Với vị trí quan trọng nêu trên để góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở lớp 1 có những nhiệm vụ cụ thể như sau:  Giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các âm vị trong phân môn Học vần: nét cơ bản, nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, các bảng chữ ghi âm và bảng chữ cái… vì hệ thống kiến thức đó là một bộ phận của vốn văn hóa rấ cần thiết để học phân môn Học vần và các phân môn khác trong bộ phận môn Tiếng Việt.  Dạy học sinh biết ghép các nét cơ bản thành âm, biết ghép các âm thành vần, nắm được vị trí các âm trong vần, biết ghép phụ âm với vần để tạo thành tiếng.  Biết đọc các nét cơ bản đọc đúng chính âm, viết đúng các nét cơ bản, viết đúng chính tả về các âm và vần, biết đọc đúng các từ ngữ, các câu ứng dụng.  Rèn kĩ năng nghe, đọc, viết cho HS.  Giúp cho HS nắm được phương pháp học tốt, phát triển hứng thú học tập, phát triển năng lực và trí tuệ cho HS. 2.2.3.Nội dung, chương trình phân môn Học vần Trong chương trình môn Tiếng Việt 1, phân môn Học vần được giảng dạy trong vòng 21 tuần, mỗi tuần dạy 5 bài. Mỗi bài được dạy trong 2 tiết, thời lượng mỗi tiết dạy là 35 phút, giữa hai tiết có 5 phút nghỉ giải lao. Nội dung của phân môn Học vần gồm hai phần. Phần một dạy về hệ thống âm, chữ ghi âm và thanh điệu bao gồm 28 bài đầu. Phần hai dạy về hệ thống vần, gồm 75 bài tiếp theo. Nội dung cụ thể các bài học Học vần trong SGK như sau:  Các bài học giới thiệu âm, chữ ghi âm, thanh điệu: Bài 1: e Bài 15: t, th Bài 2: b Bài 16: Ôn tập Bài 3: / Bài 17: u, ư Bài 4: ? , . Bài 18: x, ch Bài 5: \ , ~ Bài 19: s, r Bài 6: be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ Bài 20: k, kh Bài 7: ê, v Bài 21: Ôn tập Bài 8: l, h Bài 22: p – ph, nh Bài 9: o, c Bài 23: g, gh Bài 10: ô, ơ Bài 24: q – qu, gi Bài 11: Ôn tập Bài 25: ng, ngh Bài 12: i, a Bài 26: y, tr Bài 13: n, m Bài 27: Ôn tập Bài 14: d, đ Bài 28: Chữ thường, chữ hoa  Các bài học giới thiệu vần: Bài 29: ia Bài 67: Ôn tập Bài 30: ua, ưa Bài 68: ot, at Bài 31: Ôn tập Bài 69: ăt, ât Bài 32: oi, ai Bài 70: ôt, ơt Bài 33: ôi, ơi Bài 71: et, êt Bài 34: ui, ưi Bài 72: ut, ưt Bài 35: uôi, ươi Bài 73: it, iêt Bài 36: ay, â – ây Bài 74: uôt, ươt Bài 37: Ôn tập Bài 75: Ôn tập Bài 38: eo, ao Bài 76: oc, ac Bài 39: au, âu Bài 77: ăc, âc Bài 40: iu, êu Bài 78: uc, ưc Bài 41: iêu, yêu Bài 79: ôc, uôc Bài 42: ưu, ươu Bài 80: iêc, ươc Bài 43: Ôn tập Bài 81: ach Bài 44: on, an Bài 82: ich, êch Bài 45: ân, ă – ăn Bài 83: Ôn tập Bài 46: ôn, ơn Bài 84: op, ap Bài 47: en, ên Bài 85: ăp, âp Bài 48: in, un Bài 86: ôp, ơp Bài 49: iên, yên Bài 87: ep, êp Bài 50: uôn, ươn Bài 88: ip, up Bài 51: Ôn tập Bài 89: iêp, ươp Bài 52: ong, ông Bài 90: Ôn tập Bài 53: ăng, âng Bài 91: oa, oe Bài 54: ung, ưng Bài 92: oai, oay Bài 55: eng, iêng Bài 93: oan, oăn Bài 56: uông, ương Bài 94: oang, oăng Bài 57: ang, anh Bài 95: oanh, oach Bài 58: inh, ênh Bài 96: oat, oăt Bài 59: Ôn tập Bài 97: Ôn tập Bài 60: om, am Bài 98: uê, uy Bài 61: ăm, âm Bài 99: uơ, uya Bài 62: ôm, ơm Bài 100: uân, uyên Bài 63: em, êm Bài 101: uât, uyêt Bài 64: im, um Bài 102: uynh, uych Bài 65: iêm, yêm Bài 103: Ôn tập Bài 66: uôm, ươm 2.3. Cơ sở lí luận về trò chơi và trò chơi học tập. 2.3.1. Trò chơi 2.3.1.1. Nguồn gốc Trò chơi có nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với lao động. Trò chơi mang bản chất xã hội, nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh. Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có ý thức hoặc không có ý thức từ phía người lớn và bạn bè,, giao tiếp xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trò chơi. 2.3.1.2. Khái niệm Nói về trò chơi có rất niều cách hiểu khác nhau về nó, mỗi cách hiểu cỉ mang một màu sắc riêng: Trò chơi là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí đa dạng của con người. Nó là phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối vói việc hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em. Trò chơi còn là một hình thức dưỡng sinh của người lớn tuổi, giúp họ hăng hái, thư giãn, vui vẻ, trẻ tính. Có nhiều định nghĩa khác nói về trò chơi. “ Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi giải trí”. Trong cuốn giải thích thuật ngữ tâm lí - giáo dục học” thì cho rằng trò chơi “ là hoạt động lý học hay tinh thần hoàn toàn không có vụ lợi thường có cơ sở là quy ước hay tưởng tượng trong ý thức của người chơi, không ngoài mục đích tự thân và mục tiêu khác là tạo khoái cảm”. AM - Go - ro - ki đã nhận định: “ Trò chơi là con đường để trẻ em nhận thức thế giới, là nơi chúng đang sống và là cách chúng nhận thấy cần phải thay đổi”. Đó là những cách hiểu những định nghĩa về trò chơi. 2.3.1.3. Đặc điểm Chơi là một hoạt động. Ngoài những đặc điểm giống với các hoạt động khác như có phương hướng, có mục đích, có sự tham gia tích cực của cả nhân cách thì nó còn có những đặc điểm chuyên biệt sau: Động cơ của trò chơi không nằm ở kết quả mà nằm ngay trong bản thân hành động chơi. Trong trò chơi, trẻ không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thực tiễn mà xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ.Trò chơi là hoạt động tự lập của trẻ và mang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan