Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài làm tổng hợp kinh tế vĩ mô...

Tài liệu Bài làm tổng hợp kinh tế vĩ mô

.DOC
26
112
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM ------------ Môn: Kinh tế vĩ mô Đề tài: THẤT NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2007 - 2012. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP. GVHD: TS. TRẦN THỊ BÍCH DUNG NTH: Nhóm 2. Lớp đêm 4 – Khóa 22. Danh sách nhóm 1. Cao Nữ Nguyệt Anh 2. Trần Quốc Huy 3. Nguyễn Thị Phúc 4. Trịnh Thị Thu Phương 5. Lê Trung Quốc (Nhóm trưởng) 6. Lê Thị Phương Thảo 7. Đặng Thị Phương Trang 8. Mai Nguyễn Huyền Trang TPHCM, tháng 04 năm 2013. Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 2 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP..............................6 I. Một số khái niệm................................................................................................6 1. Thất nghiệp.......................................................................................................6 2. Nguồn lao động: hay nguồn nhân lực là thành phần nằm trong tuổi lao động quy định..................................................................................................................6 3. Lực lượng lao động..........................................................................................6 4. Tỷ lệ thất nghiệp...............................................................................................8 II. Các dạng thất nghiệp.........................................................................................8 1. Xét theo nguyên nhân, thất nghiệp thường được chia làm ba loại: thất nghiệp cơ học, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ........................................................8 2. Phân loại thất nghiệp theo cung cầu lao động...................................................9 III. Cái giá phải trả khi thất nghiệp........................................................................9 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2007-2012.............................................10 I. Thực trạng tình hình thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2007-2012:...............10 1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội 2007-2012:..............................................10 2. Đặc điểm tình hình lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012:........12 II. Phân tích thực trạng thất nghiệp của Việt Nam 2007-2012:.........................13 III. Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp.......................................................20 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỶ LỆ THẤT NGHIỆP................22 1. Nhà nước có chính sách đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của người lao động................................................................................................................... 22 2. Thực hiện biện pháp kích cầu.........................................................................23 3. Tạo ra một môi trường pháp lý đồng bộ khuyến khích tạo mở và duy trì chỗ làm việc khuyến khích tự tạo việc làm...........................................................24 4. Phát triển nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm.................................................................................................................... 24 KẾT LUẬN................................................................................................................25 Tài liệu tham khảo.....................................................................................................26 Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 3 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. LỜI MỞ ĐẦU Thất nghiệp- vấn đề cả thế giới quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp, đó là điều không tránh khỏi. Vì vậy giải quyết thất nghiệp không chỉ là vấn đề bức bách của riêng nước nào mà là đề tài của toàn thế giới, đặc biệt hơn cả là các nước đang phát triển như Việt Nam. Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại ở nhiều thời kỳ, nhiều xã hội. thất nghiệp là vấn đề trung tâm của các xã hội hiện đại. Tỷ lệ thất nghiệp cao trực tiếp tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp cao thì tài nguyên bị lãng phí, thu nhập của người dân bị giảm sút. Về kinh tế, mức tỷ lệ thất nghiệp cao đi liền với tỷ lệ sản lượng bị bỏ đi hoặc không sản xuất. về mặt xã hội, thất nghiệp gây ra những tổn thất về người, xã hội, tâm lý nặng nề. Mặt dù thất nghiệp gây ra những hậu quả xấu đối với xã hội nhưng đòi hỏi một xã hội không có thất nghiệp là vấn đề rất khó khăn, mà các chính sách, các biện pháp của chính phủ chỉ nhằm mục địch giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống được bằng thất nghiệp tự nhiên. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được áp dụng ở mỗi quốc gia khác nhau, có thể không bằng nhau như ở Mỹ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 5-6 %, Nhật tỷ lệ này là 3-4 %. Đối với nước ta là một nước có dân số đông thì vấn đề việc làm cho người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những vùng ở nông thôn. Việc giải quyết việc làm đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Chính vì vậy, nhận biết rõ thực trạngvà nguyên nhân thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đưa ra những biện pháp thiết thực để cải thiện tình hình là hoàn toàn cấp thiết. Do đó, nhóm 2 chúng tôi quyết định chọn đề tài : “Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” làm đề tài tiểu luận của nhóm. Ngoài lời mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 phần chính Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp. Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2012. Chương 3: Những giải pháp. Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 4 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Đề tài đã khép lại nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về thời gian về thời gian và kiến thức. Nhóm mong nhận được sự nhận xét tận tình của Cô cũng như các anh, chị để tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 5 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP I. Một số khái niệm 1. Thất nghiệp Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động quy định, có khả năng lao động, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm. Ở việt Nam, độ tuổi lao động được quy định từ 15 đến 60 đối với nam và đến 55 đối với nữ. 2. Nguồn lao động: hay nguồn nhân lực là thành phần nằm trong tuổi lao động quy định. Theo định nghĩa trên, những người ngoài tuổi lao động, cho dù đang tìm việc và không có việc làm thì cũng không được xem là thất nghiệp. Hoặc một người trong tuổi lao động, có khả năng lao động, nhưng không hề có hành động đi tìm việc thì cũng không phải là người thất nghiệp. Những thành phần nêu trên xếp ngoài lực lượng lao động. 3. Lực lượng lao động Lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người đang làm việc và những người thất nghiệp. Ở Việt Nam, những người đang làm việc có thể nằm trong tuổi lao động hoặc ngoài tuổi lao động. Số người ngoài tuổi lao động đang có việc làm được tính vào lực lượng lao động theo giới hạn dưới là 13 tuổi và giới hạn trên là 65 tuổi. Như vậy, lực lượng lao động của chúng ta bao gồm hai thành phần: - Những người trong tuổi lao động đang làm việc hay đang thất nghiệp. - Những người ngoài tuổi lao động nhưng nằm trong khung 13 – 65 tuổi đang có việc làm. 15 Nữ Nam Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 15 Nguồn lao động 55 60 Page 6 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. 13 Nữ Đang làm việc 65 55 15 Đang làm việc Đang làm việc 15 Thất nghiệp Đang đi học Nữ Không làm việc Không tìm việc làm 65 15 55 Không có khả năng lao động Nam 13 60 15 65 Nằm ngoài lực lượng lao động, gồm có: - Những người trong tuổi lao động nhưng đang đi học (không kể học tại chức), không có khả năng lao động, không đi tìm việc. - Những người ngoài tuổi lao động mà không có việc làm, những người dưới 13 và trên 65 tuổi cho dù có việc làm. Các khái niệm nguồn lao động, lực lượng lao động, ngoài lực lượng lao động theo quy định của Việt Nam được mô tả qua sơ đồ trên. Các thành phần lực lượng lao động, ngoài lực lượng lao động, thất nghiệp trong cơ cấu dân số được mô tả trong sơ đồ bên dưới. Trong thực tế có sự di chuyển qua lại thường xuyên giữa các thành phần này, cụ thể là: Thất nghiệp LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ngoài lực 13-65 tuổi lượng lao đang làm động việc Một số người ngoài lực lượng lao động chuyển vào lực lượng lao động, bao gồm các thành phần: đến tuổi lao động và bắt đầu tìm việc; nhóm tuổi 13-14 và 55-65 đối với nữ hay 60-65 đối với nam vừa mới tìm được việc làm ; sinh viên học sinh Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 7 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. trong tuổi lao động không đi học nữa và bắt đầu tìm việc; những người trước đây không muốn đi làm nay bắt đầu tìm việc. Ngoại trừ nhóm tuổi 13-14 và 55-65 hay 60-65, tất cả các thành phần trên, nếu không có việc làm thì sẽ trở thành người thất nghiệp. Một số người thuộc lực lượng lao động chuyển ra khỏi lực lượng lao động, bao gồm các thành phần: nghỉ hưu, mất khả năng lao động, tự ý không muốn đi làm nữa. Vì có sự di chuyển thường xuyên như trên nên số liệu thống kê về lực lượng lao động và mức thất nghiệp chỉ là những số liệu có tính chất thời điểm. Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì tỷ lệ của các thành phần trên cũng có thể ổn định trong chừng mực nào đó. Trong lực lượng lao động có một số người bị thất nghiệp. Tình trạng thất nghiệp có thể xảy ra với các nguyên nhân: tự bỏ việc làm, mới gia nhập hoặc tái nhập lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm, bị đuổi việc, làm việc không đủ thời gian. Mức độ thất nghiệp cao hay thấp được đo bằng “tỷ lệ thất nghiệp”. 4. Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp phản ánh % thất nghiệp so với lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp được xác định theo công thức: II.Các dạng thất nghiệp 1. Xét theo nguyên nhân, thất nghiệp thường được chia làm ba loại: thất nghiệp cơ học, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ. - Thất nghiệp cơ học: còn được gọi là thất nghiệp cọ xát, thất nghiệp bất đồng, thất nghiệp tạm thời hay thất nghiệp chuyển đổi. Loại thất nghiệp này chủ yếu bao gồm những người đang đi tìm việc, xuất thân từ thành phần bỏ việc làm cũ tìm việc làm mới, hoặc từ thành phần mới gia nhập hay tái nhập lực lượng lao động. Ngoài ra, đôi khi người ta còn kể cả những người thất nghiệp thời vụ và những người thất nghiệp do tàn tật một phần (nhưng vẫn có khả năng lao động và đang tìm việc làm). - Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về lao động. Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 8 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Rõ ràng, trong nền kinh tế năng động thì tất yếu tồn tại một lượng người thất nghiệp thuộc hai loại: cơ học và cơ cấu. Có người sẵn sàng bỏ việc cũ vì muốn tìm việc làm mới tốt hơn; nhiều người mới bước vào tuổi lao động hoặc vừa được đào tạo xong hoặc mới từ quân đội trở về, bắt đầu đi tìm việc. Không phải lúc nào những người này cũng tìm được việc làm ngay khi mà họ muốn. Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ cấu ngành, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng cũng thường xuyên xảy ra, làm cho một số người phải mất một thời gian tìm việc hoặc qua một khóa đào tạo cho nghề nghiệp mới. Như vậy, nói chung xã hội rất khó loại bỏ hai dạng thất nghiệp cơ học và cơ cấu. Hai thành phần thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu hợp thành thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp theo lý thuyết Keynes, là loại thất nghiệp được tạo ra bởi tình trạng suy thoái của nền kinh tế, sản lượng giảm xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng. Do tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ sụt giảm, buộc các doanh nghiệp phải sản xuất ít hơn, thậm chí có khi phải đóng cửa nhà máy. Doanh nghiệp sẽ sa thải công nhân, tạo nên thất nghiệp hàng loạt. Đặc điểm cơ bản để phân biệt thất nghiệp chu kỳ với các loại thất nghiệp khác là mức thất nghiệp tăng lên gần như ở khắp mọi nơi. 2. Phân loại thất nghiệp theo cung cầu lao động Theo cách này, thất nghiệp được chi thành hai loại: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. III. Cái giá phải trả khi thất nghiệp Thứ nhất, đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp: đời sống của họ sẽ tồi tệ do mất nguồn thu nhập; kỹ năng chuyên môn bị sói mòn; mất niềm tin trong cuộc sống; nguy cơ bệnh tăng lên; hạnh phúc gia đình bị đe dọa; con cái chịu nhiều thiệt thòi. Thứ hai, đối với xã hội: phải chi phí cho đội quân thất nghiệp (nhất là ở các nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp); phải chi nhiều tiền hơn cho bệnh tật; phải đương đầu với các tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè, hút sách….do người thất nghiệp gây ra; phải chi nhiều tiền hơn cho việc xử lý tội phạm. Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 9 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Thứ ba, đối với hiệu quả của nền kinh tế: rõ ràng thất nghiệp cao làm cho nền kinh tế hoạt động không hiệu quả. Việc ước tính xem mức độ mất mát này thông qua định luật Okun. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ĐỐI VỚI TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2007-2012. I. Thực trạng tình hình thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2007-2012: 1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội 2007-2012: Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động lớn. Cụ thể năm 2007, nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đồng nghĩa với việc tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 8,48% so với năm 2006 trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% , khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%; khu vực dịch vụ tăng 8,68%. Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực. Sang năm 2008, tình hình kinh tế-xã hội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường: Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh, kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Mặc dù Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững nhưng nhu cầu tiêu dùng trong nước và cả nước ngoài giảm mạnh, GDP ước tính chỉ tăng 6,23%, kéo theo hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa, người lao động và các hộ gia đình bị tác động mạnh do thất nghiệp gia tăng và thu nhập cùng sức mua bị giảm sút. Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 10 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2009: Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động, các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ .... Do đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2009 chỉ tăng 5,32%, trong khi những ngành công nghiệp thế mạnh của nước ta như dệt may, mỹ nghệ và hàng tiêu dùng bị thu hẹp hoặc đình đốn. Do kim ngạch xuất khẩu chiếm tới 60% trong tăng trưởng GDP nên đây thực sự là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế VN. Một tác động khác của cuộc khủng hoảng nữa là làm cho đầu tư sụt giảm: Trong khi tổng mức tăng trưởng đầu tư khá cao trong năm 2008 thì đến năm 2009, tổng đầu tư chỉ tăng được 15.3% trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm gần 6% làm ảnh hưởng không chỉ trong ngành công nghiệp và chế tạo mà còn ảnh hưởng đến BĐS. Tuy nhiên tới tháng 01/2010 đã có bằng chứng cho thấy thương mại đã có sự phục hồi đáng kể với xuất khẩu tăng 28.1% và nhập khẩu tăng 86.6%. GDP ước tính tăng 6,78% so với năm 2009. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, và khu vực dịch vụ tăng 7,52%. Đến năm 2011, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng 5,89% so với năm 2010, Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53% và khu vực dịch vụ tăng 6,99%. Nguyên nhân là do diễn biến tình hình kinh tế thế giới phức tạp: nợ công, giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao; trong nước lạm phát, lãi suất cao Và sang năm 2012 kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 11 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 ước tính chỉ tăng 5,03% so với năm 2011 trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, khu vực dịch vụ tăng 6,42%. Tóm lại: Sự hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu cảu nước ta đã dẫn đến việc phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới và khiến cho nền kinh tế Việt Nam dễ bị tác động bởi các cú sốc bên ngoài. Thách thức dành cho Chính phủ là phải xác định những chính sách để làm giảm yếu tố dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong thị trường lao động 2. Đặc điểm tình hình lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012: Trong giai đoạn 2007-2012, tổng số việc làm trong nền kinh tế tăng từ 45.6 triệu lên 51.6 triệu, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 2.6%/năm. Với lực lượng lao động có tốc độ tăng đương việc làm (2.8%/năm) thì có thể thấy rằng số việc làm mới của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu cung cấp cho những người mới gia nhập lực lượng lao động. Có sự chuyển dịch đáng kể cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế:  Số lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm (53.4% xuống còn 47.5%) trong khi các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực dịch vụ đều tăng ( lần lượt là 19.7% lên 23.2% và 25.4% đến gần 30%) Rõ ràng công nghiệp, xây dựng dịch vụ là những ngành đang đóng góp chính cho tăng trưởng việc làm và được nhìn nhận là một xu hướng tích cực.  Khu vực tư nhân đặc biệt là nông nghiệp và khu vực phi chính thức giữ vai trò chính tạo việc làm cho nền kinh tế (86% số việc làm) trong khi vai trò của khu vực nhà nước lại giảm (từ 11.2% xuống 10.4%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng. Như vậy, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọ đối với tạo việc làm, hạn chế tình trạng thất nghiệp Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 12 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. hay thiếu việc làm. Xét về di chuyển lao động quốc tế thì đã có sự gia tăng mạnh mẽ, xuất khẩu lao động đã trở thành một bộ phận ngày càng trở nên quan trọng trong chiến lược tạo việc làm và giảm thất nghiệp cũng như là tình trạng thiếu việc làm của nước ta. Tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị trong giai đoạn này cũng tăng nhanh do sự chênh lệch mức sống và thu nhập giữa 2 khu vực. Thanh niên chiếm đa số trong những người di cư và phần lớn chuyển đến các thành phố hoặc khu công nghiệp để tìm kiếm cơ hội việc làm. II.Phân tích thực trạng thất nghiệp của Việt Nam 2007-2012: Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, trong giai đoạn 2007-2012 diễn biến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam chia làm 2 giai đoạn cơ bản:  Giai đoạn 2007- 2010: tỷ lệ thất nghiệp tăng đặc biệt là ở 2 năm 2009 và 2010 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Mặc dù nếu xét riêng 2007năm mà Việt Nam gia nhập WTO thì số lao động thất nghiệp ở mức 1,031 ngàn người tức là đã giảm 155 ngàn người so với năm 2006 nhưng trong các năm 2008-2010 thì số lượng người thất nghiệp lại tăng lên nhanh chóng: Tăng 59 ngàn người (khoảng 950 nghìn người) ở 2008 lên mức 420 ngàn người ở 2009 tức ở mức 1.509 ngàn người thất nghiệp  Giai đoạn 2011- 2012: tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm do nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, các nhà đầu tư đã có những động thái quay lại, dòng vốn FDI bắt đầu ổn định và xuất hiện khi một loạt cac dự án lớn khả thi đã được khởi công như dự án Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Starbay (Vương quooac Anh), khu tổ hợp chế tạo công nghiệp nặng lớn nhất nước tại khu kinh tế Dung Quốc, dự án thép của China Steel Corp( Đài Loan...); thêm vào đó nhiều chính sách hỗ trợ người lao động mất việc đã được thực hiện khi nhà nước cố gắng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp. Có thể nói tất cả những điều đó đã tạo điều kiện cho thị trường lao động Việt Nam thực sự hồi phục trở lại theo đó tỷ lệ lao động mất việc cũng giảm đi nhiều. Cụ thể: Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 13 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. ĐVT: % Năm 2007 2008 2009 2011 2012 2.88 2.22 2010 Tỷ lệ thất nghiệp 2.28 2.38 2.90 1.99 Nguồn: Tổng cục Thống kê VN a) Tỷ lệ thất nghiệp theo giới tnh: Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Toàn quốc 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Nam 50.6 42.5 49.8 45.7 42.3 44.7 49.4 50.2 54.3 57.7 55.3 Nữ 57.5 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam Ta thấy ở tỷ trọng nam giới và nữ giới thất nghiệp là gần như nhau trong các năm 2007- năm mà nền kinh tế khởi sắc hay 2009- nền kinh tế bắt đầu phục hồi nhưng bước sang năm 2008, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của nước ta cũng bắt đầu gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ dẫn đến tình trạng công nhân bị mất việc và thiếu việc làm, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì lao động nữ bị yếu thế hơn hẳn, thể hiện rõ ở kết quả tỷ lệ thất nghiệp của đối tượng này cao hẳn so với nam giới. Điều này xảy ra tương tự trong giai đoạn 2010-2012 khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái. Đồng thời tỷ trọng trung bình phụ nữ bị thất nghiệp theo tuổi trong giai đoạn này 52.3%, 57.1% và 53.9%, lần lượt tập trung chủ yếu ở các nhóm 25-29, 30-34 và 35- 49 tuổi cho thấy thực tế: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhu cầu việc làm và khả năng tìm được việc làm của nhóm nữ thấp là do những người này ngoài việc phải lao động để kiếm sống còn phải lo bổn phận gia đình. Ngoài ra, nó còn cho thấy xu hướng tuyển dụng trong thời kỳ kinh tế khó khăn: Ưu tiên tuyển dụng những ứng viên năng động, Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 14 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. có khả năng ứng phó tốt với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh. Một lần nữa cho thấy nhóm đối tượng này dễ bị tổn thương và yếu thế hơn nam thanh niên cùng nhóm tuổi trong việc tìm kiếm việc làm. b) Tỷ lệ thất nghiệp theo nhóm tuổi: Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Toàn quốc 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Từ 15-29 tuổi 53.0 65.9 64.9 63.3 57.3 64.3 + Từ 20-24 tuổi 24.3 25.4 26.6 24.0 26.9 29.6 + Từ 25-29 tuổi 14.2 15.3 20.9 12.0 17.5 17.8 47.0 34.1 35.1 36.7 42.7 35.7 Trong đó: Từ 29 tuổi trở lên c) Tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ học vấn, chuyên môn kĩ thuật: Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 15 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Bảng: Tỷ trọng thấất nghiệp theo trình đ ộ học vấấn, chuyên môn kĩ thu ật 2007-2012 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 65.9 66.2 70.5 73.9 72.1 74.5 2. CNKT không bằng cấp 4.1 4.4 4.3 4.3 4.5 4.7 3. Sơ cấp và trung cấp nghề 7.2 7.4 7.4 6.5 5.8 5.5 4. Trung cấp chuyên nghiệp 10.7 10.5 7.7 5.3 5.6 6.7 5. Cao đẳng 4.8 4.2 3.0 2.7 4.4 5.6 6. Đại học trở lên 7.3 7.3 7.1 7.3 7.6 7.7 Tổng số 1. Chưa đào tạo CMKT Số liệu cho thấy tỷ trọng lao động chưa đào tạo CMKT đang có sự thay đổi lớn: Bắt đầu từ năm 2009, so với 2 năm trước thì cơ cấu dân số thất nghiệp chia theo phương thức này đã có sự thay đổi: Tỷ trọng nhóm lao động thất nghiệp chưa qua trường lớp đào tạo (bao gồm nhóm không có trình độ chuyên môn kĩ thuật và nhóm công nhân kỹ thuật không có bằng) tăng nhanh gần 5.0% lên mức 74.5-75.0% trong khi tỷ trọng của các nhóm còn lại đa phần đều giảm. Như vậy, số lao động thất nghiệp tăng lên trong những năm qua chủ yếu là lao động giản đơn chưa qua một loại hình đào tạo nào. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng loại hình đào tạo này đã giảm. Thêm vào đó trong lao động thất nghiệp đã qua đào tạo cũng sự thay đổi: Giai đoạn 2007-2009, phần lớn lao động thất nghiệp thuộc nhóm có trình độ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp (10.7% năm 2007 và 7.7% năm 2009) nhưng đến 2010-2012 thì nhóm lao động thất nghiệp có trình độ đại học trở lên lại vượt lên trở thành nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này cho thấy những người có trình độ học vấn cao hơn có khả năng kén chọn hơn về loại hình công việc mà họ sẽ làm cũng như mức lương mà họ được nhận và vì vậy dễ thất nghiệp. Còn nếu xét về tỷ lệ thất nghiệp theo trình độ học vấn, chuyên môn kĩ thuật thì tỷ lệ này ở mức cao đối với nhóm đối tượng có trình độ cao cụ thể: Hai nhóm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là nhóm người tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Bảng: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ học vấn, CMKT: Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 16 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. ĐVT: % Năm Tổng số 2007 2008 2009 2010 2011 2012 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 1. Chưa đào tạo CMKT 2.50 2.30 2.40 2.76 2.03 2.01 2. Dạy nghề 2.60 2.56 2.60 3.16 3.08 3.05 3. Trung cấp chuyên nghiệp 4.30 4.35 4.40 4.36 3.33 3.25 4. Cao đẳng 3.60 4.10 4.25 4.35 5.19 5.05 5. Đại học trở lên 2.73 2.79 2.81 2.92 2.58 2.56 Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam d) Tỷ lệ thất nghiệp theo khu vực thành thị nông thôn: ĐVT: % Năm Toàn quốc 2007 2008 2009 2010 2011 2012 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 - Tỷ lệ thất nghiệp 4.90 4.65 4.60 4.29 3.60 3.30 - Tỷ lệ thiếu việc làm 2.32 2.34 3.33 1.82 1.58 1.60 - Tỷ lệ thất nghiệp 1.60 1.53 2.25 2.30 1.60 1.42 - Tỷ lệ thiếu việc làm 5.98 6.10 6.51 4.26 3.56 3.26 Khu vực thành thị Khu vực nông thôn Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam Ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn đặc biệt là ở giai đoạn 2007-2009 và tỷ lệ này cũng thường cao gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp chung. Tuy nhiên tỷ lệ này hiện đang có xu hướng giảm đặc biệt là trong năm 2012 mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm. Điều này có thể được giải thích là do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp lâu dài mà Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 17 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. họ chấp nhận làm một số công việc nào đó thường là trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập thấp để nuôi sống bản thân và gia đình. Ngược lại, tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị đặc biệt là trong năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng làm xuất hiện xu hướng một bộ phận lao động bị mất việc làm trong các nhà máy xí nghiệp quay về chia sẻ việc làm trong nông nghiệp làm dồn nến lao động trong khu vực này; tuy nhiên có thể thấy tỷ lệ này cũng đang có xu hướng giảm mạnh: Nếu như trong năm khủng hoảng tài chính cứ 1000 người trong lực lượng lao động ở khu vực nông thôn thì có đến 61 người thiếu việc làm thì ở năm 2012 con số này chỉ dừng ở mức 33 người. Xu hướng giảm mặc dù được đánh giá là rất tích cực nhưng theo đánh giá của OSEC- Văn phòng hỗ tợ tư vấn phản biện và Giám định xã hội thì tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao, phản ánh thực tế là phần lớn lao động nông thôn dù có đủ việc làm thậm chí làm nhiều giờ hơn ở khu vực thành thị nhưng mức thu nhập lại thấp và không mang tính ổn định. Điều này là do chất lượng lao động hạn chế, trở thành lực cản đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đặc biệt là khả năng rút lao động ra khỏi ngành nông nghiệp và khả năng thu hút vốn đầu tư vào khu vực này. Đâyđược xem là một trong những thách thức lớn của công tác giải quyết bài toán lao động- việc làm của khu vực nông thôn. e) Tỷ lệ thất nghiệp theo theo khu vực địa lý: ĐVT: % 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ĐB sông Hồng 2.36 2.38 2.51 3.73 1.81 1.91 Trung du và miền núi phía Bắc 1.03 1.13 1.42 3.42 0.87 0.82 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền 2.15 2.24 2.84 5.01 2.28 2.18 1.39 1.42 1.43 3.37 1.31 1.56 Trung Tây Nguyên Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 18 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Đông Nam Bộ 3.73 3.74 3.71 4.72 1.97 1.97 ĐB SCL 4.03 2.71 3.72 4.08 2.77 2.22 Hồ Chí Minh 2.78 2.81 2.82 2.92 2.38 4.47 2.9 3.10 3.14 5.29 4.52 2.02 Hà Nội Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị của các vùng kinh tế- xã hội là rất khác nhau. Con số này của thành phố HCM luôn là cao nhất, tiếp đến là Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng trong khi của Tây Nguyên luôn là thấp nhất. Việc tỷ lệ thất nghiệp ở những vùng kinh tế trọng điểm nơi có tốc độ tăng trưởng cao và qui mô đầu tư lớn luôn ở mức cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước và thường tập trung ở độ tuổi 15-24 là do đây là những nơi giữ vị trí đầu trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến cho nên thị trường lao động ở đây luôn đòi hỏi chất lượng cao, trong khi đó, không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường dẫn đến lao động không có nghề chiếm tỷ trọng lớn ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.  Nhận xét:  Thất nghiệp ở Việt Nam vẫn được xem là ở mức thấp trong giai đoạn này đặc biệt là do đa số người lao động sẵn sàng làm các công việc có thu nhập thấp nhưng không chấp nhận bị thất nghiệp.  Tuy nhiên về cơ bản Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động đặc biệt là trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp, phân bố chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế; cầu lao động thấp về số lượng và vẫn còn một tỷ lệ lớn lao động làm việc trong các nghề giản đơn không đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật; tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá nghiêm trọng và 2/3 đến 3/4 số việc làm là không bền vững, nguy cơ có việc làm mà vẫn nghèo cao.  Thất nghiệp vẫn là vấn đề chủ yếu đối với lao động trẻ đặc biệt là lứa tuổi Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 19 Thất nghiệp Việt Nam giai đoạn năm 2007 – 2012. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. thanh niên từ 15-24 tuổi. Thêm vào đó, thất nghiệp đối với nữ thanh niên thường tăng nhanh hơn so với nam thanh niên.  Ở Việt Nam mức độ thất nghiệp luôn cao hơn ở khu vực thành thị còn tình trạng thiếu việc làm chủ yếu xảy ra ở khu vực nông thôn. Đó là một trong những nét đặc thù của thị trường lao động nước ta trong nhiều năm trở lại đây. Đồng thời tình trạng thiếu việc làm đang là một vấn đề đáng quan ngại của nước ta.  Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới các nhóm lao động là không đồng đều. Giới nữ và lao động trẻ luôn là những nhóm chịu nhiều tác động nhất. Điều này là do lao động nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong các công việc tự làm, lao động gia đình và không ổn định còn lao động trẻ mới gia nhập thị trường với vốn kinh nghiệm còn ít nên sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong bối cảnh nhiều DN đang bị buộc phải thu hẹp sản xuất và cắt giảm nhân công. III. Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp Từ thực trạng về tình hình thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 -2012 mà chúng ta đã phân tích ở trên, qua nghiên cứu nhóm chúng Tôi đã tìm ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: 1. Quá trình hình thành và phân bố lao động của nước ta bị tụt hậu so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả về phát triển kỹ năng, dịch chuyển lao động và tái cấu trúc lực lượng lao động tương thích với tiến trình đô thị hóa: - Trước hết, lao động của Việt Nam mang đặc điểm là kỹ năng thấp, cơ cấu đào tạo chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động; nhận thức, kỷ luật, tác phong công nghiệp và thái độ làm việc chưa thích ứng với nền sản xuất công nghiệp hiện đại. - Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, chưa chuyển nhanh sang các ngành có mức độ tăng năng suất lao động cao hơn do đó chưa góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm và duy trì việc làm bền vững. 2. Thị trường lao động chưa thực hiện được vai trò là nơi hình thành và điều tiết cung cầu lao động và thu nhập chủ yếu. Do đó người lao động một mặt gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin trên thị trường này, mặt khác bị cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận về tiền lương bị vô hiệu và vai trò của họ trong hình thành và phân Nhóm 2 – Lớp đêm 4 – K22 Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan