Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Bài học của lịch sử...

Tài liệu Bài học của lịch sử

.PDF
657
309
114

Mô tả:

BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ
BÀI HỌC CỦA LỊCH SỬ Tên sách: Bài học của lịch sử Tác giả: Will & Ariel Durant Người dịch: Nguyễn Hiến Lê Thể loại: Lịch sử Nhà xuất bản: Tổng Hợp, TP. HCM – 1/2006 Khổ: 13,5×20,5 cm Đánh máy (TVE): quocdung, okal, dqskiu, h2203, chụt Sửa chính tả (TVE): Nambun Chuyển sang eBook (TVE): tovanhung Tạo lại eBook (31/10/10): QuocSan http://www.e-thuvien.com MỤC LỤC: Tựa §I: Do dư ̣ §II: Lich ̣ sử và Trái đất §III: Sinh vật học lịch sử §IV: Nòi giống và Lich ̣ sử §V: Tính tình và Lich ̣ sử §VI: Luân lí và Lich ̣ sử §VII: Tôn giáo và Lich ̣ sử §VIII: Kinh tế và Lich ̣ sử §IX: Chủ nghĩa Xã hội và Lich ̣ sử §X: Chính thể và Lich ̣ sử §XI: Lich ̣ sử và Chiến tranh Lời người dịch §XII: Tiến bộ và Suy tàn Chú thích của người dịch §XIII: Loài người có thực sự tiến bộ không? PHỤ LỤC: Loài người khôn hơn mỗi người Sức khoẻ Tính dục Tư cách Tôn giáo Kinh tế Trí tuệ Một di sản đương khuếch trương T Cuốn này chỉ là một kết luận nên không cần lời tựa. Sau khi in xong bộ Lịch sử Văn minh từ thời nguyên thủy tới năm 1789, chúng tôi đã đọc lại hết để sửa nhiều lỗi khi viết hoặc khi in, cả những lỗi bỏ sót nữa. Vừa làm công việc đó chúng tôi vừa ghi những biến cố, những lời phê phán có thể giúp độc giả hiểu những đại sự của thế giới, đoán được đại khái, tương lai ra sao, biết được tính con người và chính sự các Quốc gia. Độc giả sẽ thấy chúng tôi ghi nhiều xuất xứ ở trong các cuốn của bộ Lịch sử Văn minh, như vậy, không phải để dẫn chứng đâu mà chỉ là để đưa ra ít nhiều thí dụ và lời giải thích thôi. Chúng tôi đã rán đợi đọc hết trọn bộ rồi mới kết luận, nhưng chắc chắn là những ý kiến chúng tôi có từ lúc đầu đã ảnh hưởng tới cách chúng tôi lựa chọn thí dụ. Do đó mà có lập tiểu luận này. Chúng tôi đã lập lại nhiều ý mà chính chúng tôi hoặc những nhà khác trước chúng tôi, đã diễn rồi: mục đích chúng tôi không phải là tìm sự tân kì mà chỉ mong được hoàn bị, đừng thiếu sót, chúng tôi tóm tắt kinh nghiệm của loài người, chứ không trình bày một phát kiến cá nhân. CHƯƠNG I: DO DỰ Sử gia, khi làm xong một công việc nghiên cứu nào rồi, thường tự hỏi câu này: công lao khó nhọc của mình có cống hiến được chút gì không? Hay là mình chỉ tìm thấy được cái thú kể lại những thăng trầm của các dân tộc, các tư tưởng, chép lại những “truyện buồn về cái chết của các vua chúa”? Mình đã hiểu bản tính con người hơn những người thường chưa bao giờ đọc một trang sách nào không? Lịch sử có giúp mình hiểu thêm được thân phận con người không, có hướng dẫn mình trong sự phán đoán và hành động không, có chỉ cho mình cách đối phó với những sự bất ngờ trong đời sống hoặc những nỗi phù trầm của thời đại không? Trong sự liên tục của các biến cố, mình có tìm được những nhịp điệu đều đều giúp mình tiên đoán được những hành động sau này của nhân loại hay vận mạng của các Quốc gia không? Hay là rất có thể, rốt cuộc, “lịch sử chẳng có ý nghĩa gì cả”[1]. Chẳng dạy cho ta được gì cả, mà thời dĩ vãng mênh mông chỉ là một chuỗi dài chán ngắt gồm những lỗi lầm sau này sẽ tái hiện nữa một cách đại qui mô hơn? Đôi khi chúng tôi có cảm tưởng đó mà đâm ra hoài nghi. Trước hết, chúng ta có biết thực sự dĩ vãng ra sao không, cái gì đã thực sự xảy ra không, hay là lịch sử chỉ như “một ngu ̣ ngôn” không hẳn ai cũng “chấp nhận”. Bất kì là về biến cố nào, sự hiểu biết của chúng ta về dĩ vãng luôn luôn thiếu sót và có phần chắc là sai lầm nữa: Nó dựa trên những chứng cứ hàm hồ, khả nghi của những sử gia thiên kiến, và có lẽ nó còn chịu những ý kiến chính trị hay tôn giáo của chính ta nữa. “Phần lớn lịch sử là những điều phỏng đoán, phần còn lại là những thành kiến”[2]. Ngay một sử gia tự cho rằng mình đã vượt được những thiên kiến về xứ sở, chủng tộc, tín ngưỡng hoặc giai cấp, cũng để lộ những thiên ái thầm kín của mình trong cách lựa choṇ tài liêụ và dùng hiǹ h dung từ. “Sử gia luôn luôn đơn giản hoá quá mức (các biến cố) và trong các đám đông tâm hồn và biến cố phức tap̣ mênh mông không làm sao bao quát đươc,̣ ông ta đành phải vôị vàng lưạ choṇ môṭ số nhỏ sư ̣ kiêṇ và nhân vâṭ dễ sử dung, triǹ h ̣ bày”[3]. Vả laị thời này mà rút những kết luâṇ từ di ̃ vañ g để dùng trong tương lai thì nguy hiểm hơn thời nào nữa, vì tốc đô ̣ biến chuyển bây giờ tăng quá mau. Năm 1909 Charles Péguy bảo rằng “Thế giới đã thay đổi trong ba chuc̣ năm gần đây nhiều hơn là từ thời chúa Ki Tô”, và môṭ tiến sỹ vâṭ lý còn trẻ bây giờ có thể nói thêm rằng môn vâṭ lý từ 1909 đến nay đã thay đổi nhiều hơn là trong suốt lich ̣ sử thế giới. Mỗi năm - trong thời chiến thì có khi là mỗi tháng - laị xuất hiêṇ môṭ phát minh mới, môṭ phương pháp mới, môṭ tiǹ h thế mới, và chúng ta bắt buôc̣ phải thay đổi lề lối cùng ý nghi ̃ của ta. Sau cùng, hiǹ h như có môṭ yếu tố ngẫu nhiên, có thể là môṭ yếu tố tư ̣ do, trong sư ̣ tác đông ̣ của vâṭ chất và của con người. Ngày nay chúng ta không còn tin rằng các nguyên tử, chứ đừng nói là các cơ thể, sau này sẽ phản ứng laị như thời trước. Các điện tử di chuyển một cách bí mật, như Thượng Đế của Cowper[4], và chỉ một chướng ngại về tính tình hoặc về hoàn cảnh là có thể làm cho một dân tộc bị xáo trộn, như khi vua Alexandre (cổ Hy Lạp) vì quá say rượu mà chết[5], khiến cho cả đế quốc mới thành lập của ông bị tan rã (323 trước T.L), hoặc như khi Đại đế Frederick thoát khỏi cảnh quốc gia sụp đổ nhờ sự lên ngôi của một Nga hoàng say mê lối sống của Phổ[6] (1762). Hiển nhiên là môn soạn sử không thể là một khoa học được mà chỉ là một hoạt động, một nghệ thuật và một triết lí: Nó là một hoạt động khi tìm tòi các sự kiện, một nghệ thuật khi sắp đặt cái mớ sự kiện hỗn độn thành một trật tự có ý nghĩa, một triết lí khi đi tìm viễn cảnh và sự giải minh. “Hiện tại tức là dĩ vãng đã cuốn lại để cho ta hành động, mà di ̃ vañ g tức là hiêṇ taị mở ra để cho ta hiểu biết” - it́ nhất là chúng tôi nghi ̃ như vâỵ và ước mong như vây.̣ Triết lý giúp chúng ta nhiǹ thấy bô ̣ phâṇ dưới ánh sáng của toàn thể, còn “triết lý của sử” thì giúp chúng ta thấy hiêṇ taị dưới ánh sáng của di ̃ vañ g. Không bao giờ đaṭ đươc̣ sư ̣ hoàn toàn, chúng tôi biết vây! ̣ Viễn ảnh tổng quát chỉ là môṭ thi ̣ảo giác. Chúng ta không thể biết đươc̣ toàn thể lich ̣ sử nhân loai,̣ chắc là trước Sumer[7] và Ai Câp̣ đã có những nền văn minh khác. Chúng ta chỉ mới khai quâṭ các di tić h hồi gần đây! Chúng ta phải làm viêc̣ bằng những kiến thức cuc̣ bô,̣ không troṇ ven,̣ và chúng ta chỉ tam ̣ thời phỏng đoán thôi, về sử hoc̣ cũng như về khoa hoc,̣ chiń h tri ̣hoc,̣ phải thâṇ trong ̣ đừng tin các quy tắc, các đinh ̣ thức, bất kỳ đinh ̣ thức nào. “Lich ̣ sử bất chấp cái tham vong ̣ của ta muốn dồn dòng lich ̣ sử vào những đường vach ̣ sẵn của luâṇ lý, nó thoát ra khỏi những quy nap̣ khái quát của ta, nó phá tan những quy tắc của ta, nó kỳ cuc̣ lắm”. Chưa biết chừng, trong những giới haṇ đó, chúng ta laị hoc̣ đươc̣ của lich ̣ sử tam ̣ đủ để kiên nhẫn chiụ đưng ̣ đươc̣ thưc̣ taị và tôn trong ̣ những ảo tưởng của nhau. Con người là môṭ khoảnh khắc trong thời gian của các tinh tú, một khách qua đường trên địa cầu, một bào tử của chủng loại, một miêu duệ của nòi giống, một phức hợp gồm thể xác và tinh thần, một phần tử của một gia đình và một cộng đồng, một tín đồ hay một kẻ hoài nghi, một đơn vị kinh tế và có lẽ là công dân một quốc gia hoặc là binh sĩ trong một quân đội nữa. Vậy thì chúng ta có thể lần lượt đứng về phương diện thiên văn, địa chất, địa lí, sinh lý, nhân chủng, tâm lí, luân lí, tôn giáo, kinh tế, chính trị và chiến tranh, mà tự hỏi lịch sử về mỗi phương diện đó, dạy cho chúng ta biết được những gì về
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan