Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông BÀI GIẢNG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP...

Tài liệu BÀI GIẢNG TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

.PDF
82
334
108

Mô tả:

BÀI GIẢNG VỀ BÀI TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA HỒ CHÍ MINH
VĂN HỌC VIỆT NAM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Hồ Chí Minh TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP MỤC TIÊU BÀI GIẢNG GIÚP HỌC SINH • Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. • Thấy được gía trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập. Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn Độc lập. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ĐỀ MỤC BÀI GIẢNG I. PHẦN I: TÁC GIẢ A. Quan điểm sáng tác B. Di sản văn học C. Phong cách nghệ thuật II. PHẦN II : TÁC PHẨM A. Giới thiệu chung B. Tìm hiểu văn bản 1. Cơ sở pháp lý và chính nghĩa 2. Cơ sở thực tế 3. Lời tuyên bố III. TỔNG KẾT TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. PHẦN I: TÁC GIẢ A. Quan điểm sáng tác  Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.  Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học  Người luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. PHẦN I: TÁC GIẢ B. Di sản văn học 1. Văn chính luận • Mục đích: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc. • Nội dung: lên án thực dân Pháp, kêu gọi người nô lệ liên hiệp lại. • Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. PHẦN I: TÁC GIẢ B. Di sản văn học 2. Truyện và kí  Hầu hết viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Paris (1922 – 1925): Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc 1922, Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…  Nội dung tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo xảo trá của bọn thực dân phong kiến đề cao những tấm lòng yêu nước và cách mạng. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. PHẦN I: TÁC GIẢ B. Di sản văn học 3. Thơ ca  Có giá trị nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh.  Tác phẩm : Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP I. PHẦN I: TÁC GIẢ C. Phong cách nghệ thuật 1. Văn chính luận Ngắn gọn súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, giàu tính luận chiến, đa dạng bút pháp 2. Truyện và kí Giàu tính chiến đấu, đậm chất trí tuệ, nghệ thuật trào phúng sắc bén và hiện đại 3. Thơ ca  Thơ tuyên truyền: giản dị, mộc mạc, mang sắc màu dân gian hiện đại  Thơ nghệ thuật: cổ điện mà hiện đại
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan