Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Kế hoạch kinh doanh Bài giảng thu thập dữ liệu...

Tài liệu Bài giảng thu thập dữ liệu

.PDF
10
299
88

Mô tả:

THU THẬP DỮ KIỆN I. Các nguyên tắc thu thập dữ kiện II. Phân loại biến số III. Phiếu câu hỏi. IV.Phần mềm phân tích số liệu 1 THU THẬP DỮ KIỆN I. Các nguyên tắc thu thập dữ kiện * Xác định rõ các biến số (tuổi, cân nặng, giới tính, …) cần thu thập để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. - Không thừa gây lãng phí. - Không thiếu thông tin  đủ dữ liệu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. * Lựa chọn phương pháp thu thập dữ kiện: đo đạc, quan sát, xét nghiệm, phỏng vấn, thảo luận nhóm dân, … * Thiết kế công cụ thích hợp cho mỗi biến số: cân, phiếu (bảng) câu hỏi, các dụng cụ thí nghiệm… 2 II. Phân loại biến số II.1. Theo bản chất của biến số II.1.1. Biến định lượng (quantitative variable): giá trị của một biến được biểu thị bằng các con số. Vd: - Cân nặng biểu thị bằng kg, g, pound, … - Chiều cao biểu thị bằng mét, cm, … * Biến định lượng liên tục: khi giá trị của nó có thể được biểu thị liên tục trên một trục số. Vd: cân nặng, hàm lượng đường huyết, … * Biến định lượng rời rạc: khi các số đo chỉ mang các giá trị là các số nguyên, không có thập phân. Vd: Số giường bệnh, số gia súc, gia cầm, … 3 II. Phân loại biến số II.1.2. Biến định tính (qualitative variable): giá trị của một biến được biểu thị bằng các chữ hoặc ký hiệu được xếp vào các nhóm khác nhau. Vd: Béo phì, bình thường, suy dinh dưỡng,… * Biến định tính danh mục (nominal): khi các nhóm của biến không cần sắp xếp theo trật tự nhất định. Vd: TP HCM, Huế, Hà Nội, … * Biến định tính thứ hạng (ordinal): khi các nhóm của biến cần phải được sắp xếp theo trật tự nhất định. Vd: Trình độ văn hóa: mù chữ  cấp 1  cấp 2  cấp 3  đại học  sau đại học (hoặc xếp ngược trở lại). * Biến định tính nhị phân (binominal): là loại biến định tính rất hay gặp chỉ có hai giá trị. Vd: Biến giới tính: nam, nữ Biến cao huyết áp: có, không 4 Lưu ý: - Trong một số trường hợp, các loại, nhóm trong 1 biến định tính được ký hiệu bởi các con số nhưng không phải là biến định lượng vì bản chất của nó không có giá trị đo lường mà chỉ có ý nghĩa ký hiệu. VD: mức độ suy dinh dưỡng có thể ký hiệu là độ 1, độ 2, độ 3 tương ứng với mức nhẹ, vừa và nặng. - Một biến có thể là định tính hay định lượng tùy theo cách ký hiệu: VD: Huyết áp 140/90mmHg hay huyết áp bình thường Huyết áp 160/100mmHg (định lượng) hay huyết áp cao (định tính). - Biến định lượng có thể chuyển đổi thành biến định tính - Biến định tính không thể chuyển đổi thành biến định lượng 5 Lưu ý: Khi phân tích số liệu thì biến định lượng sẽ có giá trị hơn, do vậy nên thu thập số liệu ở dạng định lượng. VD: Điều tra về tuổi nghề của công nhân. - Dạng định lượng: Anh/chị đã làm bao nhiêu năm trong nghề này: ….. năm - Dạng định tính: Anh/chị đã làm bao nhiêu năm trong nghề này (xin đánh dấu vào ô thích hợp): □ < 5 năm □ 5-10 năm □ 11-15 năm □ > 15 năm 6 II.2. Theo mối tương quan giữa các biến số II.2.1. Biến độc lập (Independent variable): là biến mô tả, đo lường các yếu tố có thể là nguyên nhân hay yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. VD: Thiếu ánh sáng trong phòng học là nguy cơ gây ra cận thị chứ cận thị không gây ra thiếu ánh sáng trong phòng học. II.2.2. Biến phụ thuộc (dependent variable): chịu ảnh hưởng của các biến số độc lập. VD: Thiếu máu ở phụ nữ mang thai là một biến phụ thuộc vào tình trạng thiếu Fe trong đồ ăn thức uống. 7 III. Phiếu câu hỏi (phiếu điều tra: questionnaire) III.1. Các bước tiến hành soạn một questionnaire 1. Liệt kê những biến số cần phải đo lường. 2. Soạn nháp các câu hỏi thích hợp cho từng biến số. Có thể cần 1 câu hỏi cho 1 biến số, VD hỏi về tuổi, giới tính, hay nhiều câu hỏi cho một biến số, VD khi hỏi về tình trạng kinh tế xã hội. 3. Thử nghiệm các câu hỏi trên một nhóm nhỏ đối tượng (càng giống với thực tế càng tốt) để thử lại câu hỏi. Nếu có câu hỏi nào còn chưa rõ hoặc gây hiểu nhầm thì ta phải sửa đổi lại  tránh được những rủi ro và tốn kém không đáng có trong quá trình thực hiện công việc. Việc tham khảo ý kiến các chuyên gia cũng giúp ích nhiều. 4. Mã hóa các thông tin từ câu hỏi nếu muốn phân tích trên máy tính. 5. In ấn và sử dụng. 8 III.2. Thứ tự trong questionnaire * Mở đầu + Giới thiệu mục đích của việc điều tra và các hướng dẫn chung. + Xác định người được phỏng vấn: tên, địa chỉ, … * Phần nội dung chính + Thứ tự các câu hỏi nên được sắp xếp theo trật tự từ dễ đến khó trả lời hay ngược lại, hoặc đi từ tổng quát đến cụ thể. 9 III.3 Các loại câu hỏi phỏng vấn Thường sử dụng bốn loại câu hỏi: * Câu hỏi đóng: Câu hỏi với câu trả lời đã soạn sẵn. * Câu hỏi mở: Câu hỏi mà người trả lời phải viết ý kiến riêng của mình. * Câu hỏi nhiều tình huống: Câu hỏi cho phép người trả lời có thể có nhiều chọn lựa. * Câu hỏi phối hợp: Câu hỏi mở ở cuối bảng câu hỏi, đây là dạng câu hỏi phối hợp câu hỏi mở và câu hỏi nhiều tình huống. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan