Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Bài giảng những câu hát than thân ngữ văn 7...

Tài liệu Bài giảng những câu hát than thân ngữ văn 7

.PDF
22
2404
129

Mô tả:

VĂN BẢN Bài 04 Tiết 13 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN I.Giới thiệu. “ Những câu hát than thân” là tiếng hát than thở về những cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực đắng cay. • Tại sao ba bài ca dao trên lại có chung chủ đề tiếng hát than thân ? • Tại sao trong bài ca dao,người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời,số phận của mình? • Vì con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời,phẩm chất người nông dân chịu khó vất vả kiếm sống. II. Đọc hiểu. Bài 1 _ Cộc đời lận đận vất vả của cò: gặp nhiều khó khăn,lận đận vất vả chịu khó. • Cuộc đời lận đận vất vả của cò được diễn tả như thế nào? II. Đọc hiểu. Bài 1 + Một mình >< nước non. + Thân cò (bé nhỏ,gầy guộc) >< thác ghềnh (dữ dội) + Lên thác xuống ghềnh. II. Đọc hiểu. Bài 1 Con cò trở thành biểu tượng chân thực và xúc động về hình ảnh người nông dân. _ Lời than còn mang ý nghĩa phản kháng,tố cáo xã hội phong kiến. _ Oán trách xã hội không tạo cơ hội nào để người nông dân được no đủ. Ngoài nội dung than thở bài ca còn nột dung nào khác không? Từ “ai” và “cho” liên tiếp nhau có tác dụng gì? Từ “ai” ở đầu câu và các từ “cho” liên tiếp được láy trong câu thơ nói lên sự nhức nhối,đồng thời cũng hàm chứa ý phản kháng,tố cáo mạnh mẽ. Sống trong một xã hội áp bức,bất công ấy,thân cò phải “lên thác xuống ghềnh”lận đận.Chính xã hội ấy đã tạo nên cảnh ngang trái,làm cho lúc thì “bể đầy” lúc thì “ao cạn” khiến cho gầy cò con. Ngoài tố cáo,người nông dân còn nghĩ như thế nào về xã hội phong kiến thời bấy giờ. II. Đọc hiểu. Bài 1 Con cò trở thành biểu tượng chân thực và xúc động về hình ảnh người nông dân. Bài ca dao số 2 là lời của ai?Từ nào trong bài được lặp lại nhiều lần?Tác dụng của nó? Tại sao lại sử dụng cụm từ “thương thay” lặp lại nhiều lần? Những từ “thương thân” được lặp lại nhiều lần có phải đơn thuần chỉ là thương các con vật hay không? Bài 2. _ Lời người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình trong xã hội cũ. “Thương thay”là tiếng than biểu hiện sự thương cảm xót xa ở mức độ cao. _ Cụm từ “thương thay”được lặp lại 4 lần: + Tô đậm mối thương cảm xót xa cho cuộc đời đắng cay nhiều bề của người dân thường. + Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, đồng thời làm cho tình ý của bài được phát triển. • Những hình ảnh ẩn dụ nói lên điều gì ? _ Những hình ảnh ẩn dụ vừa phù hợp lại gợi cảm để nói lên nhiều thân phận : + Con tằm : suốt đời bị bòn rút sức lực cho kẻ khác. + Con kiến : thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khổ. + Con hạc : cuộc đời phiêu bạc,lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ. + Con cuốc : thân phận thấp cổ bé họng,nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Biểu hiện nỗi khổ nhiều bề của nhiều thân phận trong xã hội cũ. Tìm nét đặc biệt khi so sánh hình ảnh người phụ nữ? Cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào? Tìm một số bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “thân em”? Thân em như hạt mưa sa. • Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày. Bài 3. + Số phận chìm nổi lên đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. _ Bài ca dao diễn tả xúc động, chân thực cuộc đời, thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh. Người phụ nữ không có quyền tự quyết cuộc đời,xã hội phong kiến muốn nhấn chìm họ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan