Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài chính - Ngân hàng Ngân hàng - Tín dụng Bài giảng lý thuyết tổng quan môn tài chính quốc tế...

Tài liệu Bài giảng lý thuyết tổng quan môn tài chính quốc tế

.PDF
100
559
80

Mô tả:

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ MỤC TIÊU  Hiểu và giải thích được sự biến động của tỷ giá trong thực tế;  Hiểu và phân tích được đặc điểm và nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng tài chính;  Hiểu và phân tích được các chính sách kinh tế mà các chính phủ có thể áp dụng để tác động đến các dòng lưu chuyển tài chính quốc tế;  Đánh giá và phân tích hành vi của các nhà đầu tư trên các thị trường tài chính;  Hiểu và giải thích sự di chuyển của các nguồn lực tài chính trên phạm vi toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhóm tài liệu chính:  Tài liệu tham khảo tiếng Việt: Bài giảng của giảng viên (Hand-outs);  Sách tham khảo tiếng Anh:  Imad A. Moosa (2004) International Finance: An Analytical Approach, McGraw-Hill, 2nd edition;  Maurice D. Levi (2005) International Finance: The Market and Financial Management of Multinational Business, Routledge, 4th edition; 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO Nhóm tài liệu tham khảo:  Tài liệu tham khảo tiếng Việt:  Hồ Diệu và Nguyễn Văn Tiến (2001), Quản trị tài chính quốc tế, NXB Thống kê;  Nguyễn Văn Tiến (2010), Tài chính quốc tế, NXB Thống kê;  Sách tham khảo tiếng Anh:  Alan C. Shapiro (2006), Multinational Financial Management, John Wiley & Sons;  Eiteman, David K., Stonehill, and Moffett (2007), Multinational Business Finance, Addison-Wesley Longman, Inc. ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC  GIỮA KỲ: 40%  CUỐI KỲ: 60% CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 2 TỔNG QUAN  Đối tượng nghiên cứu  Vai trò  Tầm quan trọng  Kết cấu môn học ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  Tài chính quốc tế nghiên cứu các quan hệ tài chính quốc tế phát sinh từ các lưu chuyển quốc tế của hàng hóa, dịch vụ, tài sản và các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật.  Các khía cạnh tiền tệ - tài chính quốc tế QUAN HỆ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ  Quan hệ tài chính giữa các quốc gia với nhau và với các tổ chức tài chính quốc tế  Quan hệ tài chính của các doanh nghiệp,các công ty đa quốc gia  Hoạt động mang tính quốc tế của các định chế trung gian tài chính  Các quan hệ tài chính dưới hình thức di chuyển các khoản thu nhập và vốn của các cá nhân  Các hoạt động của thị trường tài chính quốc tế 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  Tầm vĩ mô  Tầm vi mô TẦM QUAN TRỌNG  Xu thế mở cửa, hội nhập và toàn cầu hoá  Các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế  Sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật  Sự liên kết của các thị trường tài chính  Các quan hệ tài chính quốc tế trở nên phức tạp hơn NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 1:Tổng quan về Tài Chính Quốc Tế Chương 2: Cán cân thanh toán quốc tế Chương 3: Thị trường ngoại hối Chương 4: Mô hình cung cầu ngoại tệ và cơ chế xác định tỷ giá 4 NỘI DUNG MÔN HỌC Chương 5: Các quan hệ cân bằng quốc tế Chương 6: Hệ thống Tiền tệ Quốc tế Chương 7: Thị trường tài chính quốc tế WEBSITE TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 5 CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ BALANCE OF PAYMENT BOP NỘI DUNG  Khái niệm  Cấu trúc  Nguyên tắc hạch toán  Thặng dư và thâm hụt  Các yếu tố ảnh hưởng  BOP Cán cân thanh toán (Balance of Payment) của một quốc gia là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. 1 CÁC GIAO DỊCH KINH TẾ  Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ;  Thu nhập của người lao động, thu nhập từ hoạt động đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp;  Chuyển giao vãng lai một chiều;  Chuyển giao vốn một chiều;  Chuyển giao vốn vào trong nước và chuyển vốn ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ có giá; NGƯỜI CƯ TRÚ  Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên;  Có nguồn thu nhập từ quốc gia cư trú. NGƯỜI KHÔNG CƯ TRÚ  Không thỏa mãn các điều kiện của người cư trú  Lấy ví dụ 2 MỘT SỐ LƯU Ý  Các tổ chức quốc tế như UN, IMF, WB, BIS, WTO,... là người không cư trú với mọi quốc gia  Đối với các công ty đa quốc gia, chi nhánh tại quốc gia nào thì sẽ là người cư trú của quốc gia đó  Phân biệt rõ giữa quốc tịch và người cư trú. MỘT SỐ LƯU Ý  Nghị định 164/1999/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 16/11/1999 về quản lý cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam  Thông tư 05//2000/TT-NHNN ngày 28/03/2000  Thông tư 05/2007/TTLT-NHNN-BKH&ĐT-BTC-BTM ngày 14/06/2007 ĐẶC ĐIỂM  Các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú ;  Cân bằng giữa tài sản có và tài sản nợ, cho biết trong một thời kỳ nhất định, một quốc gia có các nguồn tiền từ đâu và sử dụng nguồn tiền đó như thế nào;  Ở Việt Nam , Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hạch toán BOP và đồng tiền hạch toán là USD. 3 Ý NGHĨA  Công cụ quan trọng trong điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô: như chính sách tỷ giá, chính sách xuất nhập khẩu....  Công cụ đánh giá tiềm năng kinh tế của một quốc gia, giúp các nhà hoạch định kinh tế có định hướng đúng đắn;  Cán cân thanh toán còn được sử dụng như một chỉ số về kinh tế và tính ổn định chính trị. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN  Nguyên tắc bút toán kép;  Các giao dịch được ghi nợ là các giao dịch làm phát sinh cầu ngoại tệ;  Các giao dịch được ghi có là các giao dịch làm phát sinh cung ngoại tệ. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN Ghi Có -Xuất khẩu hàng hóa -Xuất khẩu dịch vụ Ghi Nợ -Nhập khẩu hàng hóa -Nhập khẩu dịch vụ -Tiếp nhận thu nhập -Chuyển trả thu nhập -Tiếp nhận viện trợ, chuyển tiền về -Cấp viện trợ, chuyển tiền đi -Tiếp nhận vốn, tài sản -Chuyển giao vốn, tài sản -Tăng tài sản trong nước của người -Giảm tài sản trong nước của không cư trú người không cư trú -Giảm tài sản ở nước ngoài của -Tăng tài sản ở nước ngoài của người cư trú người cư trú 4 CẤU TRÚC  Cán cân vãng lai (Current account - CA)  Cán cân vốn (Capital Account – KA)  Cán cân tổng thể (Overall balance – OB)  Cán cân bù đắp chính thức (Official financing balance - OFB) CẤU TRÚC Keát caáu BOP Caùn caân vaõng lai Caùn caân voán CA (K) Caùn caân buø ñaép chính thöùc ( Official Finance Balance – OFB) Caùn caân toång theå (Overall Balance-OB) CÁN CÂN VÃNG LAI  Tổng hợp các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư trực tiếp, thu nhập từ đầu tư vào giấy tờ có giá, lãi vay, lãi tiền gửi nước ngoài và chuyển giao vãng lai một chiều.  Các giao dịch kinh tế được hạch toán trong cán cân vãng lai là các khoản thu và chi mang tính chất thu nhập, phản ánh việc chuyển giao quyền sở hữu về tài sản giữa Người cư trú và Người không cư trú. 5 CÁN CÂN VÃNG LAI  Thương mại (Trade balance)  Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa  Dịch vụ (Service Balance)  Xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ  Thu nhập (Investment Income Balance)  Thu và chi trả lương, thu nhập từ đầu tư (tiền lãi, cổ tức)  Chuyển giao vãng lai một chiều vì mục đích tiêu dùng (Transfer Balance)  Viện trợ không hoàn lại, chuyển tiền tư nhân, quà biếu CÁN CÂN VÃNG LAI CA (in $ billion) 1 Xuất khẩu Nợ 1,516.2 Hàng hóa 811.1 Dịch vụ 336.1 Thu nhập 2 Có 369 Nhập khẩu -2,109.1 Hàng hóa -1473.1 Dịch vụ -291.1 Thu nhập 3 -344.9 Chuyển giao 1 chiều Cán cân vãng lai (BCA) 1+2+3 16.4 -89.4 -665.9 CÁN CÂN VỐN  Cán cân vốn hoặc cán cân tài chính (Financial Balance) là tòan bộ các chi tiêu về giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển vốn đầu tư, cho vay và thu nợ nước ngòai và các hình thức đầu tư khác.  Cán cân vốn phản ảnh việc mua bán tài sản tài chính của một quốc gia với các nước khác. 6 CÁN CÂN VỐN  Các giao dịch về tài sản phi tài chính: bao gồm các tài sản vô hình như bản quyền, nhãn hiệu thương mại, bằng sáng chế, giấy phép kinh doanh, hợp đồng thuê mua, hoặc các hợp đồng chuyển nhượng khác.  Đầu tư trực tiếp: là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một nước sở tại vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư thu lợi nhuận theo quy định của luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. CÁN CÂN VỐN  Đầu tư gián tiếp: là việc người không cư trú đầu tư vào giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu dài hạn, trái phiếu ngắn hạn, các công cụ thị trường tiền tệ và các công cụ phái sinh do người cư trú phát hành.  Đầu tư khác: bao gồm các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các khoản tiền mặt và tiền gửi không được liệt kê trong các khoản mục trên và tài khoản dự trữ chính thức.  Cán cân vốn: cán cân vốn dài hạn, cán cân vốn ngắn hạn, cán cân chuyển giao vốn một chiều. CÁN CÂN VỐN  Cán cân vốn dài hạn:FDI, FII, tín dụng dài hạn KV công và tín dụng thương mại dài hạn KV tư;  Cán cân vốn ngắn hạn: tín dụng thương mại ngắn hạn, tiền gửi ngắn hạn và mua bán các công cụ trên TT tiền tệ;  Cán cân chuyển giao vốn 1 chiều: viện trợ không hoàn lại, các khoản nợ được xóa… 7 VÍ DỤ CÁN CÂN VỐN CÁN CÂN CƠ BẢN Tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn dài hạn gọi là cán cân cơ bản. Tính chất ổn định của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và tỉ giá hối đoái. Chính vì vậy cán cân cơ bản được các nhà phân tích và hoạch định chính sách kinh tế quan tâm. Cán cân cơ bản = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn dài hạn CÁN CÂN TỔNG THỂ  Cán cân tổng thể bằng tổng hai cán cân: cán cân vãng lai và cán cân vốn;  Trong thực tế, cán cân tổng thể còn bao gồm một hạng mục được gọi là nhầm lẫn và sai sót;  Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai +Cán cân vốn + Nhầm lẫn và sai sót 8 CÁN CÂN BÙ ĐẮP CHÍNH THỨC  Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia  Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác  Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán  Tổng của hai cán cân tổng thể và bù đắp chính thức luôn bằng không;  Cán cân tổng thể = - Cán cân bù đắp chính thức NHẦM LẪN VÀ SAI SỐ THỐNG KÊ  Không thể tập hợp, thống kê hết giao dịch kinh tế của quốc gia trong một thời kỳ;  Số liệu lấy từ nhiều nguồn khác nhau;  Một số giao dịch rất khó xác định giá trị thực;  Trốn thuế, gian lận thương mại. VÍ DỤ MINH HỌA Khoản mục Năm 1. Cán cân vãng lai -150 Cán cân thương mại -400 Xuất khẩu Nhập khẩu +200 -600 Cán cân dịch vụ +50 Cán cân thu nhập đầu tư ròng +50 Các khoản chuyển giao một chiều +150 2. Cán cân vốn và tài chính FDI (ròng) +50 +50 Nợ trung và dài hạn (ròng) +50 Vốn ngắn hạn (ròng) -100 Đầu tư theo danh mục 3. Sai số và bỏ sót 4. Cán cân dự trữ chính thức +50 -10 +110 Cán cân thanh toán 0 9 BOP ĐẶC TRƯNG CỦA BOP  Về lý thuyết BOP=0  CB+KB+BRA=0  Chế độ tỷ giá cố định: BRA≠0.  Chế độ tỷ giá thả nổi: BRA=0  CB=-KB THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT BOP  Với nguyên tắc bút toán kép, cán cân thanh toán luôn cân bằng;  Khi nói cán cân thanh toán thâm hụt hay thặng dư là các nhà kinh tế muốn nói đến thâm hụt hay thặng dư của một nhóm các cán cân bộ phận nhất định trong cán cân thanh toán. 10 CÁN CÂN VÃNG LAI  Tình trạng của cán cân vãng lai ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát  Nếu thặng dư, nó phản ánh tài sản có ròng của quốc gia tăng lên  Nếu thâm hụt, nó phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia tăng lên  Thặng dư / thâm hụt các cán cân bộ phận của cán cân vãng lai? CÁN CÂN CƠ BẢN  Cán cân cơ bản = Cán cân vãng lai + Cán cân vốn dài hạn  Cán cân cơ bản phản ánh tổng quát tình trạng nợ nước ngoài của một quốc gia vì vốn dài hạn có đặc trưng của sự phân phối lại thu nhập tương đối ổn định trong một thời gian dài giữa một quốc gia và phần thế giới còn lại. CÁN CÂN TỔNG THỂ  Cán cân tổng thể = Cán cân vãng lai +Cán cân vốn + Nhầm lẫn và sai sót  Dưới chế độ tỷ giá cố định: Tình trạng mất cân bằng cán cân tổng thể cho biết áp lực dẫn đến phá giá hay nâng giá nội tệ; Để duy trì tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương dùng dự trữ ngoại hối để can thiệp CA + KA+OR = - OFB 11 CÁN CÂN TỔNG THỂ  Dưới chế độ tỷ giá thả nổi:  Cán cân tổng thể luôn có xu hướng vận động trở lại trạng thái cân bằng hay CA + KA = 0  Trạng thái thâm hụt (thặng dư) của cán cân vãng lai được tài trợ bằng trạng thái thặng dư (thâm hụt) của cán cân vốn  Tỷ giá tự động thay đổi, qua đó điều chỉnh trạng thái BOP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG  Các yếu tố ảnh hưởng tới cán cân vãng lai  Các yế tố ảnh hưởng tới cán cân vốn CÁN CÂN VÃNG LAI  Tăng trưởng kinh tế  Tỷ giá  Lạm phát  Các rào cản thương mại 12 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ  Quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao thường trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân thương mại TỶ GIÁ  Tỷ giá biến động tác động lên xuất khẩu và nhập khẩu  Trong điều kiện hệ số co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu và cầu hàng hóa nhập khẩu tương đối cao thì khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu; điều nàycó thể dẫn đến cải thiện cán cân vãng lai.  Trong quá khứ, nhiều nền kinh tế thường sử dụng biện pháp phá giá nội tệ để cải thiện cán cân vãng lai.  Ngày nay, nhiều nền kinh tế thực hiện chính sách duy trì đồng tiền yếu để tạo lợi thế cạnh tranh về giá và cải thiện cán cân vãng lai. TỶ GIÁ  Cơ sở lý thuyết (điều kiện Marshall- Lerner) cũng như bằng chứng thực nghiệm (hiệu ứng tuyến J) chỉ ra rằng phá giá không phải lúc nào cũng dẫn đến cải thiện cán cân vãng lai;  Về mặt lý thuyết, điều kiện Marshall- Lerner chỉ ra rằng:  Phá giá nội tệ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cán cân vãng lai nếu như tổng giá trị hệ số co giãn (hệ số co giãn cầu xuất khẩu và hệ số co giãn cầu nhập khẩu) lớn hơn 1  Phá giá tạo ra hai hiệu ứng, hiệu ứng giá và hiệu ứng lượng 13 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  Về mặt lý thuyết, điều kiện Marshall- Lerner chỉ ra rằng:  Hiệu ứng giá là nhân tố làm cho cán cân vãng lai xấu đi  Hiệu ứng lượng là nhân tố góp phần cải thiện cán cân vãng lai  Tình trạng cán cân vãng lai sau khi phá giá phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI  Ba nguyên nhân chính giải thích hiệu ứng tuyến J:  Phản ứng của người tiêu dùng diễn ra chậm  Phản ứng của người sản xuất diễn ra chậm  Cạnh tranh không hoàn hảo TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – HIỆU ỨNG TUYẾN J 14 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI – HIỆU ỨNG TUYẾN J  Các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng:  Phá giá thường không tránh được hiệu ứng tuyến J  Cán cân vãng lai thường xấu đi sau khi phá giá, sau đó dần dần mới được cải thiện theo thời gian LẠM PHÁT Một quốc gia có mức lạm phát cao hơn so với các đối tác thương mại thường trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân vãng lai CÁN CÂN VỐN  Lãi suất  Các loại thuế  Các biện pháp kiểm soát vốn  Các kỳ vọng về thay đổi tỷ giá 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan