Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Cơ khí chế tạo máy Bài giảng đồ họa kỹ thuật 1 ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip ...

Tài liệu Bài giảng đồ họa kỹ thuật 1 ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
90
1095
131

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BỘ MÔN ĐỒ HỌA KỸ THUẬT BÀI GIẢNG ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 1 (LƯU HÀNH NỘI BỘ) HÀ NỘI, THÁNG 8/2016 0 MỤC LỤC GIỚI THIỆU MÔN HỌC ĐỒ HỌA KỸ THUẬT 4 1. Mục đích, yêu cầu môn học: 4 2. Nội dung môn học: 4 3. Thiết bị và dụng cụ vẽ kỹ thuật: 4 3.1 Dụng cụ vẽ kỹ thuật truyền thống: 4 3.2 Thiết bị và phần mềm vẽ hiện đại: 5 3.3. Dụng cụ vẽ tay cần thiết cho môn học ĐHKT 5 CHƯƠNG 1: TIÊU CHUẨN VÀ QUY ƯỚC ĐỐI VỚI BẢN VẼ KỸ THUẬT 7 1.1 Khổ giấy vẽ kỹ thuật 7 1.3 Chữ và số trong bản vẽ kỹ thuật 10 1.4 Khung bản vẽ - Khung tên. 10 1.4.1. Khung bản vẽ. 10 1.4.2.Khung tên 11 1.5 Ghi kích thước 12 1.6 Tỷ lệ bản vẽ 16 Câu hỏi ôn tập 17 CHƯƠNG 2: BIỂU DIỄN VẬT THỂ BẰNG HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC 18 2.1. Khái niệm chung 18 2.1.1. Phép chiếu xuyên tâm 18 2.1.2. Phép chiếu song song 18 2.1.3. Phép chiếu thẳng góc 19 2.1.4 Hình chiếu thẳng góc: 20 2.2. Biểu diễn các yếu tố hình học cơ bản 23 2.2.1. Biểu diễn điểm 23 2.2.2. Biểu diễn đường thẳng 24 2.2.3 Biểu diễn mặt phẳng 26 2.3. Biểu diễn các mặt hình học cơ bản 27 2.3.1. Biểu diễn mặt tháp: 27 2.3.2. Biểu diễn mặt lăng trụ: 29 2.3.3. Biểu diễn mặt nón: 30 2.3.4. Biểu diễn mặt trụ: 31 2.3.5. Biểu diễn mặt cầu: 31 1 2.4. Mặt phẳng cắt các khối hình học cơ bản 32 2.4.1. Mặt phẳng cắt tháp và lăng trụ: 32 2.4.2. Mặt phẳng cắt khối nón: 32 2.4.3. Mặt phẳng cắt khối trụ: 33 2.4.4. Mặt phẳng cắt khối cầu: 34 2.5. Hình chiếu phụ: 34 2.5.1. Khái niệm chung: 34 2.5.2.Xác định hình thực miếng phẳng xiên: 35 2.6. Biểu diễn vật thể bằng hình chiếu thẳng góc: 36 2.6.1. Các bước vẽ hình chiếu thẳng góc: 37 2.6.2. Các phương pháp vẽ hình chiếu thẳng góc: 38 Bài tập 39 CHƯƠNG 3: BIỂU DIỄN VẬT THỂ BẰNG HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 43 3.1. Khái niệm chung 43 3.1.1. Khái niệm hình chiếu trục đo 43 3.1.2. Phân loại hình chiếu trục đo 44 3.1.3. Quy ước biểu diễn hình chiếu trục đo 46 3.2. Phương pháp dựng hình chiếu trục đo 47 3.2.1. Chọn hệ tọa độ trục đo 47 3.2.2. Phương pháp xác định tọa độ trục đo của điểm 48 3.2.3 Phương pháp dựng hình chiếu trục đo của đường cong 49 3.2.4. Dựng hình chiếu trục đo theo các mặt của vật thể 53 3.2.5. Dựng hình chiếu trục đo theo các khối của vật thể 54 Bài tập 55 CHƯƠNG 4: HÌNH CẮT – MẶT CẮT 57 4.1. Hình cắt – mặt cắt 57 4.1.1. Khái niệm hình cắt-mặt cắt 57 4.1.2. Quy ước đối với hình cắt, mặt cắt 58 4.1.3 Phân loại hình cắt 64 4.1.4 Phương pháp vẽ hình cắt-mặt cắt 67 4.2 Hình cắt trục đo 71 4.2.1 Khái niệm 71 4.2.2 Phân loại hình cắt trục đo 71 4.2.3 Quy ước đối với hình cắt trục đo 71 2 4.2.4 Phương pháp xây dựng hình cắt trục đo 72 Bài tập 74 CHƯƠNG 5: BIỂU DIỄN VẬT THỂ 77 5.1. Biểu diễn vật thể bằng hình chiếu thẳng góc 77 5.1.1. Nội dung và phạm vi ứng dụng 77 5.1.2. Ví dụ 77 5.2. Biểu diễn vật thể bằng hình chiếu thẳng góc và hình chiếu phụ 78 5.2.1. Nội dung và phạm vi ứng dụng 78 5.2.2. Ví dụ 79 5.3. Biểu diễn vật thể bằng hình chiếu thẳng góc và hình cắt, mặt cắt 80 5.3.1. Nội dung và phạm vi ứng dụng 80 5.3.2. Ví dụ 80 5.4.1. Nội dung và phạm vi ứng dụng 82 5.4.2. Ví dụ: 82 5.5. Biểu diễn vật thể bằng các hình chiếu kết hợp 84 5.5.1. Nội dung và phạm vi ứng dụng 84 5.5.2. Ví dụ: 84 5.6. Bài tập 86 3 GIỚI THIỆU MÔN HỌC ĐỒ HỌA KỸ THUẬT Đồ hoạ kỹ thuât là môn hoc cơ sở cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản để đọc và thể hiện bản vẽ kỹ thuật. Đây là môn học thiết yếu và cơ bản trong các chương trình đào tạo về kỹ thuật và đồ hoạ. Trong lĩnh vực kỹ thuật, trên 90% nội dung thiết kế được diễn đạt bằng bản vẽ kỹ thuật, 10% còn lại thông qua các bảng biểu, ghi chú và thuyết minh. Do đó, bản vẽ kỹ thuật được coi là phương tiện chủ yếu của người thiết kế. Tài liệu này bao gồm các nội dung cơ bản của bản vẽ kỹ thuật, giúp sinh viên nắm được một số tiêu chuẩn, quy ước và phương pháp để thể hiện và đọc hiểu các bản vẽ kỹ thuật. Trong thập niên vừa qua, sự phát triển của công nghệ thông tin và các phần mềm đồ hoạ như CAD, SOLID, INVENTER... dẫn đến những thay đổi to lớn trong lĩnh vực đồ họa kỹ thuật về phương pháp thiết kế và chế tạo, tuy nhiên những nội dung cơ bản vẫn là nền móng để người thiết kế có thể đọc hiểu và diễn đạt ý tưởng trên bản vẽ phác thảo cũng như thể hiện bản vẽ thông qua các phần mềm đồ họa chuyên dụng. 1. Mục đích, yêu cầu môn học: - Sinh viên nắm được những quy ước, tiêu chuẩn, phương pháp biểu diễn được sử dụng trong bản vẽ kỹ thuật. - Trang bị kỹ năng đọc hiểu và thể hiện bản vẽ kỹ thuật để sinh viên có thể tiếp tục học tập các môn học chuyên ngành, thực hiện đồ án tốt nghiệp và các công việc thực tế sau khi ra trường. - Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, kiên nhẫn cho sinh viên. 2. Nội dung môn học: - Các quy ước và tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật. - Phương pháp Hình chiếu Thẳng góc. - Phương pháp Hình chiếu Trục đo. - Hình cắt – mặt cắt. - Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật. 3. Thiết bị và dụng cụ vẽ kỹ thuật: Thiết bị và dụng cụ vẽ hỗ trợ người vẽ thể hiện bản vẽ một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Tuỳ theo nội dung bản vẽ, người vẽ có thể sử dụng các dụng cụ vẽ tay truyền thống hoặc thiết bị, phần mềm hiện đại. 3.1 Dụng cụ vẽ kỹ thuật truyền thống: Dụng cụ vẽ kỹ thuật truyền thống được sử dụng trong các bản vẽ phác thảo hoặc thể hiện bản vẽ bằng tay, gồm các dụng cụ cơ bản sau: 4 - Giấy vẽ theo các khổ giấy tiêu chuẩn - Bút vẽ: bút chì gỗ, bút chì kim hoặc bút mực tiêu chuẩn. - Tẩy chì, tẩy mực… - Bàn hoặc bảng vẽ gắn bộ thước trượt. - Một số loại thước: thước đo độ, eke, bộ compa, thước cong, thước uốn , thước mẫu (thước lỗ tròn, elip, thước viết chữ…). Bút chì gỗ Bút chì kim Thước đo độ Êke Thước cong Bộ bàn vẽ - thước trượt Bộ compa Thước uốn Thước mẫu Hình 1 Một số dụng cụ vẽ tay truyền thống 3.2 Thiết bị và phần mềm vẽ hiện đại: - Máy tính, máy in, máy scan…. - Các phần mềm đồ hoạ như CAD, Inventer, Solid Work, 3D Max… Thiết bị và phần mềm vẽ hiện đại có nhiều ưu điểm như vẽ nhanh, đẹp, chính xác, dễ chỉnh sửa, in thành nhiều bản, lưu trữ các bản vẽ và tạo thành thư viện hỗ trợ quá trình thiết kế…. 3.3. Dụng cụ vẽ tay cần thiết cho môn học ĐHKT Môn học này giới thiệu các nội dung lý thuyết cơ bản đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc và vẽ bản vẽ cho sinh viên thông qua việc thực hành các bản vẽ tay. Để học tập tốt môn học Đồ họa Kỹ thuật, học viên cần chuẩn bị những dụng cụ vẽ cơ bản và cần thiết sau đây: 5 - Giấy vẽ A4 (kẻ sẵn khung tên, khung bản vẽ theo quy ước). - Bút chì kim (loại chì 0.5mm – HB hoặc 2B). - Tẩy chì. - Thước thẳng (nên dùng loại thước có chiều dài khoảng 30 - 40cm). - Compa (nên sử dụng loại ruột chì kim tương tự bút chì kim). - Các loại thước khác để hỗ trợ quá trình vẽ (eke, thước đo độ, thước mẫu, thước cong…). 6 CHƯƠNG 1 TIÊU CHUẨN VÀ QUY ƯỚC ĐỐI VỚI BẢN VẼ KỸ THUẬT Bản vẽ kỹ thuật là phương tiện phổ biến và thông dụng nhất để trình bày và diễn đạt các ý tưởng và nội dung thiết kế, chế tạo sản xuất hoặc thi công. Vì bản vẽ được thực hiện và sử dụng bởi rất nhiều người nên cần có những quy ước và tiêu chuẩn để thống nhất cách thể hiện và cách hiểu về nội dung của bản vẽ. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn và quy ước còn giúp thể hiện bản vẽ thống nhất, hiệu quả về cả phương diện truyền đạt thông tin và tính thẩm mỹ. 1.1 Khổ giấy vẽ kỹ thuật Giấy vẽ kỹ thuật là giấy trắng không có dòng kẻ và thường chỉ sử dụng vẽ trên một mặt. Các khổ giấy vẽ kỹ thuật thông dụng được quy ước như sau: - Tiêu chuẩn ISO (tiêu chuẩn quốc tế) và TCVN 2.74 sử dụng các khổ giấy vẽ kỹ thuật sau: A4, A3, A2, A1, A0 (Bảng 1.1). Bảng 1.1 Khổ giấy vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn ISO 5457 : 1999 - Khổ giấy A4 được quy ước là khổ giấy cơ bản, các khổ giấy vẽ khác có kích thước là bội số của kích thước khổ giấy cơ bản. - Các khổ giấy liền kề nhau có một chiều kích thước và diện tích chênh hai lần so với nhau (Hình 1.1). - Tiêu chuẩn ANSI (tiêu chuẩn Mỹ) sử dụng các khổ giấy vẽ kỹ thuật sau: A, B, C, D, E (Bảng 1.2). Hình 1.1 Tương quan kích thước giữa các khổ giấy vẽ tiêu chuẩn ISO Bảng 1.2 Khổ giấy vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn ANSI 7 1.2 Tiêu chuẩn và quy ước về đường nét vẽ Trong các bản vẽ kỹ thuật thường sử dụng nhiều loại đường nét vẽ khác nhau, do đó cần phải có một tiêu chuẩn và quy ước chung về đường nét vẽ để thống nhất cách hiểu giữa người đọc và người vẽ bản vẽ. Các loại nét vẽ dùng trên bản vẽ kỹ thuật được quy định theo tiêu chuẩn ISO 128 – 20 : 1996 tương ứng với TCVN 8 -1993, trong đó các nét loại nét vẽ thông dụng được trình bày trong bảng 1.3. Bảng 1.3 Quy ước một số loại nét vẽ cơ bản và thông dụng. Hình 1.2 minh họa cách sử dụng một số loại đường nét trong bản vẽ kỹ thuật Hình 1.2 Sử dụng một số nét vẽ theo quy ước để biểu diễn vật thể. 8 Một số quy ước về nét vẽ: - Bề dày và kiểu nét vẽ phải thống nhất trên cùng một bản vẽ. - Khi có hai hay nhiều nét biểu diễn trùng nhau thì phải ưu tiên các đường nét biểu diễn vật thể rồi đến các nét biểu diễn các yếu tố khác (Hình 1.3) theo thứ tự sau: 1. Nét cơ bản (chi tiết thấy). 2. Nét đứt (chi tiết khuất). 3.Nét ảo (chi tiết dự kiến). 4. Nét cắt (ký hiệu mặt phẳng cắt). Hình 1.3 Ưu tiên đường nét khi biểu diễn vật thể 5. Trục đối xứng. 6. Nét liền mảnh (đường dóng). - Khi biểu diễn nét đứt, cần chú ý chọn chiều dài khoảng liền, khoảng hở cho phù hợp với hình vẽ và bản vẽ. Thông thường chiều dài khoảng liền gấp 3 lần so với khoảng hở. Bảng 1.4 minh họa quy ước biểu diễn tại vị trí nét đứt gặp nhau hoặc gặp nét cơ bản. Bảng 1.4 Quy ước biểu diễn vị trí giao của nét đứt. - Khi biểu diễn nét chấm gạch mảnh (nét trục), phần “chấm” thường được biểu diễn bằng một vạch ngắn tương đương chiều dài khoảng hở, chiều dài phần nét liền còn lại điều chỉnh theo kích cỡ hình vẽ và tỷ lệ vẽ. - Khi biểu diễn nét trục, chú ý quy ước kéo dài nét vẽ ra ngoài đường giới hạn khoảng 3-5mm. Khi đánh dấu tâm đường tròn, tại vị trí tâm sẽ là giao hai vạch dài của nét chấm gạch mảnh (Hình 1.4) Hình 1.4 Quy ước biểu diễn đường trục và đánh dấu tâm đường tròn 9 1.3 Chữ và số trong bản vẽ kỹ thuật Bên cạnh các hình vẽ, chữ và số cũng được sử dụng nhiều trong bản vẽ kỹ thuật để ghi chú, chú thích, ghi tên chi tiết, bộ phận, số lượng, ghi kích thước, quy cách chế tạo, ghi tên bản vẽ, hình vẽ... Chữ viết trong bản vẽ kỹ thuật tuân theo tiêu chuẩn ISO 3098-3 :2000, ISO 3098– 4:2000 và ISO 5455 : 1979. Khi viết chữ và số trong bản vẽ kỹ thuật, phải tuân theo các quy ước sau: - Sử dụng kiểu chữ đơn giản, rõ ràng mạch lạc, không cầu kỳ, uốn lượn .Thông thường sử dụng kiểu chữ Gothic viết thẳng đứng hoặc nghiêng 15° so với phương thẳng đứng (Hình 1.5). - Các tiêu đề của bản vẽ, hình vẽ nên dùng chữ in hoa, các ghi chú chi tiết có thể dùng chữ viết thường. - Không nên dùng nhiều hơn 3 kiểu chữ trong cùng 1 bản vẽ. - Chiều cao chữ và số thông dụng là 2.5, 3, 3.5, 5, 7, 10, 15, 18mm. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai hàng chữ bằng ½ chiều cao chữ. Hình 1.5 Kiểu chữ Gothic dùng trong bản vẽ kỹ thuật. - Nội dung chữ viết nên rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ đọc. 1.4 Khung bản vẽ - Khung tên. Khung bản vẽ và khung tên được quy định theo tiêu chuẩn ISO 7200 : 1984 và trong TCVN 3821- 83. Tuỳ theo từng khổ giấy vẽ, loại bản vẽ sẽ có khung bản vẽ và khung tên tương ứng. 1.4.1. Khung bản vẽ. Khung bản vẽ là khung hình chữ nhật, vẽ bằng nét liền đậm, có các cạnh song song với mép khổ giấy và cách mép giấy các khoảng cách theo quy ước: - Đối với khổ giấy A4, A3: khung bản vẽ cách mép giấy bên trái 25mm, cách các mép giấy còn lại là 5mm (Hình 1.6). - Đối với khổ giấy A 2, A1, A0: khung bản vẽ cách mép giấy bên trái 30mm, cách các mép giấy còn lại là 10mm. 10 Hình 1.6 Khung bản vẽ sử dụng cho bản vẽ khổ giấy A4 1.4.2.Khung tên Khung tên là khung hình chữ nhật, thường được đặt ở bên phải, phía dưới hoặc góc phải dưới của bản vẽ, gồm các nội dung cơ bản sau: người vẽ, người kiểm tra, tên bản vẽ, ngày vẽ, tỷ lệ, ký hiệu bản vẽ… Tùy theo khổ giấy vẽ và loại bản vẽ sẽ có các quy định cụ thể về nội dung và cách bố trí chi tiết cho khung tên. - Bản vẽ sử dụng cho môn học Đồ họa Kỹ thuật là bản vẽ khổ A4, khung tên quy định như trên hình 1.7. Trong đó đường bao khung tên vẽ bằng nét liền đậm, các đường nét bên trong vẽ bằng nét mảnh, tên bản vẽ và ký hiệu bản vẽ viết chữ in hoa cỡ chữ 5mm, các nội dung còn lại viết chữ in hoa cỡ chữ 2.5mm. Hình 1.7 Khung tên quy định cho môn học Đồ họa Kỹ thuật 11 - Hình 1.8 giới thiệu mẫu khung bản vẽ được sử dụng cho các bản vẽ đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp tại trường Đại Học Thủy Lợi, áp dụng cho các khổ giấy A2, A1, A0. Hình 1.8 Khung tên sử dụng cho đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp 1.5 Ghi kích thước Kích thước trên bản vẽ tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 129 – 1985, tương ứng với quy tắc về ghi kích thước và các sai lệch giới hạn (dung sai) được quy định trong TCVN 5705 –1993. Khi ghi kích thước cho một hình biểu diễn, thông thường có ba loại kích thước cần thể hiện, bao gồm: - Kích thước khuôn khổ (hoặc kích thước bao ngoài): là kích thước chiều rộng, chiều sâu, chiều cao lớn nhất của vật thể. - Kích thước định hình: là kích thước thể hiện độ lớn của chi tiết như chiều rộng, chiều sâu, chiều cao, góc, bán kính cong, đường kính lỗ… - Kích thước định vị: là các kích thước xác định vị trí tương đối giữa các bộ phận, chi tiết của vật thể. Hình 1.9 Các loại kích thước cần biểu diễn 1.5.1 Một số quy định chung khi ghi kích thước: - Đơn vị ghi kích thước chiều dài nói chung là mm (tiêu chuẩn ISO). Một số loại bản vẽ chuyên ngành có thể dùng các đơn vị khác là bội số của các đơn vị nêu trên. Đơn vị đo góc cơ bản là độ, một số trường hợp có thể dùng phút hoặc giây để làm đơn vị đo góc. Chỉ ghi kích thước góc cho góc có độ lớn khác 90o và 180o. - Kích thước được ghi là số đo thực của vật thể, không phụ thuộc vào tỉ lệ của bản vẽ. 12 - Mỗi kích thước chỉ nên ghi một lần trên bản vẽ. - Không ghi đơn vị độ dài sau chữ số kích thước (trừ các trường hợp đặc biệt). - Kích thước không trực tiếp dùng trong quá trình chế tạo mà chỉ trợ giúp cho việc đọc bản vẽ được gọi là kích thước tham khảo. Con số kích thước tham khảo thường được ghi trong ngoặc đơn. 1.5.2 Quy ước cho các yếu tố ghi kích thước: Các yếu tố ghi kích thước bao gồm: - Đường dóng kích thước. - Đường kích thước. - Chữ số giá trị kích thước. 1.5.2.1 Đường dóng kích thước: - Đường dóng kích thước dùng để xác định và chỉ rõ phần tử được ghi kích thước, được vẽ bằng nét liền mảnh và vuông góc với đoạn cần ghi kích thước. Trường hợp đặc biệt cho phép vẽ đường dóng kích thước xiên. - Đường dóng thường được vẽ kéo dài vượt quá đường kích thước một đoạn tùy theo tỷ lệ hình biểu diễn, với tỷ lệ thông thường kéo dài khoảng 1-2mm. Hình 1.10 Quy ước biểu diễn đường dóng kích thước 1.5.2.2 Đường kích thước - Đường kích thước dùng để biểu thị đoạn hoặc góc cần ghi kích thước, được vẽ bằng nét liền mảnh nối hai đường gióng kích thước và song song với đoạn cần ghi kích thước. - Hai đầu của đường kích thước được đánh dấu bằng các ký hiệu thống nhất trong cùng một bản vẽ như mũi tên, dấu chấm, dấu gạch chéo… - Các bản vẽ biểu diễn vật thể của môn học Đồ họa kỹ thuật quy ước sử dụng mũi tên với kích thước theo quy định ở hai đầu đường kích thước, trường hợp đặc biệt có thể thay thể mũi tên bằng dấu chấm hoặc gạch chéo. - Chỉ nên sử dụng tối đa 3 đường kích thước về một phía của hình biểu diễn vật thể (trừ các trường hợp đặc biệt). - Đối với bản vẽ A3, A4 ở tỷ lệ thông thường, đường kích thước thứ nhất nên cách hình biểu diễn từ 8-10mm, đường kích thước thứ hai nên cách đường kich thước thứ nhất khoảng 6-8mm. Các khoảng cách này phải thống nhất trong toàn bộ bản vẽ. 13 - Đường dóng kích thước thường được kéo dài khoảng 2mm so với vị trí giao cắt với đường kích thước. - Các đường kích thước được bố trí theo giá trị lớn dần từ trong ra ngoài để đảm bảo các đường dóng không cắt qua các đường kích thước khác. Hình 1.11 Quy ước biểu diễn đường kích thước và mũi tên 1.5.2.3. Chữ số ghi kích thước - Chữ số ghi kích thước trên một bản vẽ phải thống nhất về chiều cao và kiểu chữ. Tuỳ theo khổ giấy và tỷ lệ vẽ để chọn cỡ chữ số kích thước phù hợp. Môn học Đồ họa kỹ thuật quy định dùng cỡ chữ 2.5 hoặc 3.5 cho khổ giấy vẽ A3, A4. - Theo tiêu chuẩn ISO 129 -1985, chữ số kích thước được ghi ở giữa và trên đường kích thước, hướng chữ số phụ thuộc vào hướng của đường kích thước. Tiêu chuẩn ANSI quy định tất cả các chữ số ghi kích thước luôn luôn viết theo chiều ngang và nằm chính giữa đường kích thước (Hình 1.12). Hình 1.12 Quy ước ghi chữ số kích thước - Trong bản vẽ, chú ý không để các nét vẽ đè qua con số ghi kích thước, nếu nét vẽ hoặc nét tô vật liệu đi qua con số ghi kích thước thì phải ngắt đoạn nét vẽ và nét tô vật liệu (Hình 1.13). 14 - Đối với các phần tử giống nhau hoặc được phân bố đều thì có thể ghi kích thước như hình 1.13. Hình 1.13 Quy ước ghi chữ số kích thước một số trường hợp đặc biệt 1.5.2.4. Ghi kích thước đường tròn, cung tròn, mặt cầu, trụ tròn - Đối với đường tròn, khi ghi kích thước phải có ký hiệu  trước giá trị đường kính. Đối với cung tròn lớn hơn hoặc bằng nửa đường tròn, ghi ký hiệu  trước giá trị đường kính, với cung nhỏ hơn nửa đường tròn, ghi ký hiệu R trước giá trị bán kính. Đối với mặt cầu, ghi ký hiệu “Cầu” trước ký hiệu  và giá trị đường kính. Khi ghi kích thước của phần thân trụ tròn phải có ký hiệu  trước giá trị đường kính. - Các đường dẫn kích thước yêu cầu phải đi qua tâm đường tròn, cung tròn hoặc tâm mặt cầu, trừ trường hợp cung lớn và không cần xác định tâm có thể sử dụng ký hiệu đường gấp khúc. - Ký hiệu và giá trị kích thước có thể ghi trên đường gióng hướng tâm bên trong hoặc bên ngoài cung tròn, đường tròn, mặt cầu hoặc trên giá nằm ngang bên ngoài cung tròn, đường tròn, mặt cầu. - Khi ghi kích thước chiều dài cung, đường kích thước phải vẽ cong theo cung đó và phải ký hiệu “cung” phía trên con số giá trị kích thước. Hình 1.14 Quy ước ghi kích thước đường tròn, cung tròn, mặt cầu 1.5.2.5 Ghi kích thước độ cao - Ký hiệu kích thước độ cao thường gặp trong các bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Đơn vị của kích thước độ cao thường lấy theo mét. Giá trị cao độ được lấy theo mốc thủy chuẩn hoặc theo mốc quy ước. Phía trước giá trị kích thước phải có dấu xác định cao độ âm hoặc dương so với cao độ quy ước. 15 - Ký hiệu độ cao trên các bản vẽ mặt đứng, mặt cắt thường được sử dụng các dạng như trên hình 1.15a, trên bản vẽ mặt bằng thường dùng các ký hiệu như trên hình 1.15b. Hình 1.15 Quy ước ghi kích thước độ cao 1.5.2.6 Ghi kích thước độ dốc: - Ký hiệu độ dốc trên các bản vẽ mặt đứng, mặt cắt thường được sử dụng các dạng như trên hình 1.16a, trên bản vẽ mặt bằng thường dùng các ký hiệu như trên hình 1.16b. - Giá trị độ dốc có thể được ghi theo tangα (trong đó α là góc dốc), hoặc ghi theo tỷ số giữa độ cao và độ dài của góc dốc. Hình 1.16 Quy ước ghi kích thước độ dốc 1.5.2.7 Ghi kích thước trực tiếp Trong một số bản vẽ thiết kế dạng sơ đồ hay các chi tiết dạng thanh, cho phép ghi kích thước trực tiếp trên các cạnh hoặc đường nét biểu diễn. Hình 1.17 Quy ước ghi kích thước trực tiếp 1.6 Tỷ lệ bản vẽ - Tỷ lệ bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên bản vẽ và kích thước tương ứng trên thực tế. - Trong các bản vẽ thường sử dụng các loại tỷ lệ dạng phân số như sau: + Tỷ lệ nguyên hình: 1/1. + Tỷ lệ phóng to: 2/1 ; 5/1; 10/1... + Tỷ lệ thu nhỏ: 1/2; 1/5; 1/10; 1/20; 1/50; 1/100; 1/200; 1/500; 1/1000; 1/2000;1/5000. 1/10000, 1/20000... 16 - Tỷ lệ chung của bản vẽ được ghi trong khung tên. Nếu trong bản vẽ có hình vẽ không tuân theo tỷ lệ chung thì phải ghi chú tỷ lệ kèm theo hình vẽ. - Giá trị kích thước ghi trên các hình vẽ là kích thước thực, không thay đổi theo tỷ lệ vẽ. Hình 1.18 Biểu diễn vật thể với các tỷ lệ khác nhau Câu hỏi ôn tập 1. Nêu các ký hiệu và kích các thước khổ giấy vẽ kỹ thuật cơ bản theo tiêu chuẩn ISO? 2. Chữ viết trong bản vẽ kỹ thuật cần tuân theo những quy ước gì? 3. Nêu tên gọi, hình dạng, ứng dụng của các loại nét vẽ thông dụng? 4. Nêu các thành phần của kích thước? 5. Khi ghi kích thước đường tròn, cung tròn, mặt cầu thường dùng những kí hiệu nào trước chữ số giá trị kích thước? 6. Tỉ lệ bản vẽ là gì? Có mấy loại tỉ lệ? Khi nào không cần ghi chú tỷ lệ cho các hình vẽ? 17 CHƯƠNG 2 BIỂU DIỄN VẬT THỂ BẰNG HÌNH CHIẾU THẲNG GÓC 2.1. Khái niệm chung 2.1.1. Phép chiếu xuyên tâm Trong không gian, lấy mặt phẳng (P) bất kỳ và điểm S không thuộc mặt phẳng (P). Để chiếu điểm A từ S lên mặt phẳng (P), dựng đường thẳng SA cắt (P) tại A'. Như vậy ta đã thực hiện phép chiếu điểm A từ tâm S lên mặt phẳng (P), trong đó: - (P) là mặt phẳng hình chiếu. - S là tâm chiếu. - SA là tia chiếu hoặc đường thẳng chiếu - A' là hình chiếu xuyên tâm của A từ tâm chiếu S lên mặt phẳng (P). Hình 2.1 Phép chiếu xuyên tâm Phép chiếu xuyên tâm là cơ sở xây dựng hình chiếu phối cảnh, đây là loại hình biểu diễn tương ứng với hình ảnh con người quan sát được trong thực tế. Phép chiếu phối cảnh cho hình ảnh trực quan nhưng không bảo toàn được hình dạng, kích thước thực của đối tượng biểu diễn nên chủ yếu được dùng để xây dựng các bản vẽ phối cảnh minh họa trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. 2.1.2. Phép chiếu song song Trong không gian, lấy mặt phẳng (P) bất kỳ và đường thẳng d không song song mặt phẳng (P). Để chiếu điểm A từ S lên mặt phẳng (P), qua A dựng đường thẳng d’ song song 18 với d và cắt (P) tại A'. Như vậy ta đã thực hiện phép chiếu điểm A theo phương d lên mặt phẳng (P), trong đó: - (P) là mặt phẳng hình chiếu. - d phương chiếu. - d’ là tia chiếu hoặc đường thẳng chiếu - A' là hình chiếu song song của A theo phương chiếu d lên mặt phẳng (P). Hình 2.2 Phép chiếu song song Phép chiếu song song cho hình biểu diễn không tương ứng với hình ảnh con người quan sát được trong thực tế, tuy nhiên phép chiếu này có thể biểu diễn trực quan được một số quan hệ hình học như song song, tỷ lệ, vuông góc…Vì vậy, phép chiếu song song được sử dụng nhiều trong các bản vẽ kỹ thuật. 2.1.3. Phép chiếu thẳng góc Phép chiếu thẳng góc là phép chiếu song song, trong đó tia chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Theo tiêu chuẩn ISO, vật thể cần biểu diễn được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng hình chiếu. Theo tiêu chuẩn ANSI, mặt phẳng hình chiếu sẽ nằm giữa người quan sát và vật thể cần biểu diễn (Hình 2.3) Hình 2.3 Phép chiếu thẳng góc 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan