Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài giảng-cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường...

Tài liệu Bài giảng-cung cầu hàng hóa và giá cả thị trường

.PDF
14
1543
143

Mô tả:

Chương 2: CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG A. Câu hỏi lý thuyết 1/. Giả sử thời tiết nóng lên làm cho đường cầu về kem dịch chuyển sang phải. Giải thích tại sao giá kem sẽ tăng đến mức thị trường ổn định mới. GIẢI THÍCH : Vì lý do thời tiết nóng bất thường là tăng lượng cầu ở tất cả các giá mặt hàng lạnh, như là kem nghĩa là đường cầu dịch chuyển lên trên hay sang phải. Với đường cung ngắn hạn không đổi, sự dịch chuyển đường cầu này tạo ra sự vượt cầu trong ngắn hạn, đòi hỏi một số hình thức định lượng. Một trong các hình thức định lượng có thể là sẽ xếp hàng, hoặc kem sẽ tăng giá vì người tiêu dùng muốn trả giá cao hơn. Giá tăng làm cho lượng cầu và lượng cung ngang bằng nhau. Như vậy một hậu qur của vựog cầu là những người cung cấp riêng lẽ có thể đòi giá cao hơn và có thể cung một lượng lớn hơn. 2/. Giả sử giá bắp tăng lên 3% làm cho lượng cầu giảm 6%. Độ co giãn của cầu đối với giá bắp như thế nào? GIẢI THÍCH P/P=3% và QD/QD=-6% Độ co giãn của cầu đối với cốm bắp: ED=QD/QD x P/P = 6%x 1/3% =-2 3/. Tại sao độ co giãn của cầu dài hạn khác với co giãn ngắn hạn? Độ co giãn của cầu theo giá đối với khăn giấy sẽ lớn hơn trong ngắn hạn hay trong dài hạn? Tại sao? Còn độ co giãn của cầu theo giá đối với tivi thì sao? GIẢI THÍCH : Khi giá thay đổi, một vài sự thay đổi có thể được tiến hành ngay; những thay đổi khác có thể lâu hơn. Sự khác biệt của độ co giãn dài hạn và ngắn hạn phụ thuộc vào tốc độ phản ứng lại của người tiêu dùng đối với sự thay đổi của giá cả. Lượng cầu đối với hàng hóa mau hỏng chắc chắn thay đổi ít trong ngắn hạn. Một khi thay đổi thói quen tiêu thụ, người ta mới có một sự thay đổi lớn trong phản ứng đối với việc tăng hay giãm của giá cả. Trong khi đó lượng cầu của hàng lâu bền như tivi có thể thay đổi một cách đột ngột thay sau sự thay đổi giá. Ảnh hưởng đầu tiên của việc thay đổi giá đối với người tiêu thụ sản phẩm lâu bền là nguyên nhân gây cho họ ngừng mua sắm. Họ chỉ mua khi nó lỗi thời hay hư hỏng. 4/. Giải thích tại sao đối với nhiều hàng hóa độ co giãn của cung theo giá dài hạn lớn hơn độ co giãn ngắn hạn? GIẢI THÍCH: Độ co giãn của cung là :% QS/% P. bởi đường cung có độ dốc dương nên độ co giãn của cung là dương. Vì vậy tăng giá sẽ kéo theo tăng lượng cung bởi vì các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất trong một số thị trường sẽ đáp ứng nhanh và dể dàng khi giá thay đổi. Những hãng khác có thể bị hạn chế bởi khả năng sản xuất của nó trong ngắn hạn. Ở một cực, cung ngắn hạn có thể trở nên hoàn toàn không co giãn, giá tăng có thể không kéo theo việc tăng số lượn. Ở một cực khác, cung dài hạn hầu như có thể hoàn toàn co giãn, một sự thay đổi nhỏ trong giá, kéo theo sự thay đổi lớn trong lượng cung. Giữa hai thái cực đó, độ co giãn của cung phụ thuộc vào chi phí của các nhà sản xuất để thay đổi năng lực của mình. 5/. Giả sử nhà nước điều chỉnh giá thịt bò và giá thịt gà thấp hơn các mức giá thị trường. Tại sao sự thiếu hụt của các hàng hóa sẽ tăng và những nhân tố nào xác định qui mô của sự thiếu hụt. Điều gì sẽ xảy ra đối với giá thịt heo? Giải thích ngắn gọn. GIẢI THÍCH: Nếu giá qui định của hàng hóa thấp hơn mức giá thị trường, thì số lượng mà các nhà sản xuất muốn cung cấp sẽ ít hơn số lượng mà người tiêu dùng muốn mua. Ở đây có sự vượt cầu (thiếu). Qui mô của sự vượt cầu phụ thuộc vào hình dạng của các đường cung và cầu. Nếu cả cung và cầu đều co giãn nhiều thì sự thiếu hụt sẽ lớn hơn so với cung và cầu co giãn ít. Do đó, các nhân tố xác định các độ co giãn có ảnh hưởng lên qui mô của sự vượt cầu. Tất nhiên, trong tình trạng vượt cầu, một vài người tiêu thụ sẽ không có khả năng mua số lượng mình cần. Một vài hình thức định lượng sẽ xảy ra. Những người tiêu thụ không được thỏa mãn sẽ tìm cách mua hàng thay thế, làm tăng cầu hàng thay thế làm tăng giá của chúng. Nếu giá của thịt bò và thịt gà thấo hơn thị trường thì giá thịt heo sẽ tăng. 6/. Sử dụng sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu để minh họa tác động các sự kiện sau trên thị trường táo. Hãy làm rõ xu hướng thay đổi trong giá và số lượng bán ra. a) Các nhà khoa học thấy rằng ăn hàng ngày 1 trái táo thì tốt cho sức khỏe. b) Giá của cam đắt gấp 3 lần. c) Hạn hán làm giảm sản lượng của táo xuống 1/3 vụ thu hoạch bình thường. d) Hàng ngàn sinh viên đại học rời bỏ giãng đường để thành người trồng táo. e) Hàng ngàn sinh viên rời bỏ giãng đường để đi hái táo. GIẢI THÍCH: Đối với a, b đường cầu dịch chuyển trên, nghĩa là ở mỗi mức giá, số lượng cầu nhiều hơn. lên S Xem hình bên ta có a) Vì táo làm tăng sức khỏe. b) người tiêu thụ thay cam bằng táo. D D c), d), e) đường cung bị dịch chuyển. S’ Xem hình bên ta có c) đường cung dịch chuyển vào trong (S’) S S” nghĩa là ở mỗi mức giá, người sản xuất sẽ cung cấp ít đi. d), e) đường cung bị dịch chuyển ra ngoài (S”) nghĩa là ở mỗi mức giá người sản xuất cung cấp D nhiều hơn. B. Bài tập Bài 1. Xem xét một thị trường cạnh tranh, lượng cầu và lượng cung (mỗi năm) ở các mức giá khác nhau như sau: Giá (dollar) Cầu (triệu) Cung (triệu) 60 22 14 80 20 16 100 18 18 120 16 20 a) Xác định phương trình hàm số cung và hàm số cầu. b) Lượng và giá cân bằng bao nhiêu? c) Hãy tính độ co giãn của cầu theo giá khi giá là $80, khi giá là $100. d) Hãy tính độ co giãn của cung theo giá khi giá là $80, khi giá là $100. e) Giả sử nhà nước ấn định giá trần là $80. Có sự thiếu hàng không? Nếu có lượng thiếu là bao nhiêu? f) Để mức giá tối đa (P=$80) trở thành mức giá cân bằng, nhà nước phải tăng lượng cung ở mỗi mức giá là bao nhiêu. GIẢI THÍCH: a/. Xác định phương trình hàm số cung, hàm số cầu: Hàm số cầu có dạng P=a+bQD (1) - Xác định hệ số độ dốc b: P 100  80 20 b    10 Q 18  20 2 Tại mức giá P=80 ta có QD=20. Thế vào (1) ta có : 80=a-10*20 a = 280. Vậy hàm số cầu có dạng P=280 -10QD. Hàm số cung có dạng P=c+dQS (2) - Xác định hệ số độ dốc d: P 100  80 20 d    10 Q 18  16 2 Tại mức giá P=80 ta có QS=16. Thế vào (1) ta có : 80=c+10*16 c =-80 Vậy hàm số cung có dạng P=-80 + 10QS b/. Lượng và giá cân bằng là bao nhiêu: Theo bảng số liệu đã cho ta nhận thấy - Giá cân bằng P*=100 (dolar) - Sản lượng cân bằng Q*=18 (triệu) c/ Độ co giãn của cầu theo giá. Tại P=80 thì QD=20. QD P 1 P 1 80 ED        0.4 P Q P Q 10 20 Q Tương tự khi P=100 thì QD=18 QD P 1 P 1 100 ED        0.56 P Q P Q 10 18 Q Độ co giãn của cung theo giá Tại P=80 thì QS=16. QS P 1 P 1 80       0.5 P  Q 10 16 P Q Q Tương tự khi P=100 thì QS=18 ED  QS P 1 P 1 100       0.56  P P Q Q 10 18 Q e). Với giá trần tối đa là $80, người tiêu dùng muốn mua 20 triệu nhưng người sản xuất chỉ cung cấp 16 triệu. Do đo thiếu hụt sản phẩm là 4 triệu. ED  f). Để mức giá tối đa P=80 thành mức giá cân bằng, chính phủ phải tăng lượng cung ở mỗi mức giá là 4 triệu sản phẩm. (xem bảng) Hoặc tính: khi P2 = 80 đôla là giá cân bằng thì QS = QD = (-1/10).P2 + 28 = (-1/10).80 + 28 = 20 Mà theo bảng đã cho thì với mức giá 80 đôla thì nhà cung cấp chỉ có thể cung 16 triệu. Do đó để cân bằng ta cần tăng thêm lượng cung là 20-16 = 4triệu Hàm số cung mới có dạng QS’=Qs+4. P=10QS+80 == > QS=1/10P +8 == > QS’=1/10P+12 hay P= 10QS+120 Bài 2. Qua nghiên cứu thống kê, người ta biết rằng đường cung và đường cầu lúa mì năm 1985 ở Mỹ phỏng chừng như sau:  QS=1800+240P  QD=2580-194P Trong đó giá được tính bằng dollar mỗi giạ và khối lượng được tính bằng đơn vị triệu giạ cho mỗi năm. Giả sử Liên sô cũ đã mua thêm 200 triệu giạ lúa mì của Mỹ. Giá thị trường tự do của lúa mì ở Mỹ sẽ như thế nào và nông dân Mỹ sẽ sản xuất và bán với lượng nào? GIẢI THÍCH: QS = 1800 + 240.P QD = 2580 – 194.P Khi Liên Xô mua thêm 200 triệu giạ lúa mì của Mỹ thì cầu sẽ tăng thêm 200 triệu gịa Q’D = QD + 200 = 2780 – 194.P Cầu cũ thì giá cân bằng của thị trường tự do là: 1800 + 240P* = 2580 -194.P* QS = Q’D P≈ 1,8 (đôla) Với cầu mới thì giá cân bằng thị trường tự do là 1800 + 240.P = 2780 – 194.P QS = QD’ P = 2,26 (đôla) Như vậy giá thị trường Mỹ sẽ tăng lên 2,26 – 1,8 = 0,46 (đôla) Nông dân Mỹ sẽ sản xuất và bán với lượng là:  QS = 1800 + 240.P  QS = 1800 + 240.2,26  Qs = 2342,4 (triệu giạ) Lượng cũ là: QS = 1800+240.P  QS = 1800 + 240.1,8  QS = 2232(triệu giạ)  Lượng tăng là: 2342,2 – 2232 = 110,4 (triệu giạ) Bài 3. Cơ quan quản lý nhà của TPHCM thấy rằng tổng cầu là QD=100-5P với đơn vị tính là chục ngàn căn hộ. Giá tiền thuê trung bình hàng tháng là 100 ngàn. Cơ quan cũng nhận thấy rằng việc tăng nhu cầu thuê nhà (Q1) với mức giá thấp (P) là do các gia đình có trên 3 người đề thành phố từ nông thôn. Ban bất động sản của thành phố thông báo cung nhà cho thuê là QS=50+5P. a) Nếu cả ban quản lý thuê nhà và ban kinh doanh bất động sản đều dự đoán đúng về cung và cầu thì giá trên thị trường tự do là bao nhiêu? Dân số thành phô thay đổi ra sao nếu giá thuê trung bình hàng tháng ở mức tối đa là 100 ngàn, và tất cả những ai không tìm được căn hộ đều phải rời thành phố. b) Giả sử giá thuê nhà được ấn định là 900 ngàn /tháng, tình hình thị trường thuê nhà sẽ như thế nào? GIẢI THÍCH : a). Để tìm giá thị trường của căn hộ, ta bắt đầu với điều kiện cân bằng giữa cầu và cung QD=QS hay 100-5P = 50+5P  P=5 và Q=100-5*5 = 75 (chục ngàn) Như vậy với giá thị trường là 500 ngàn thì có 75000 căn hộ được thuê hết. Nếu cơ quan quản lý nhà đưa mức giá cho thuê là 100 ngàn, lúc đó lượng cung sẽ là 50+5*1 = 55 hay (55000 căn hộ) Vì mức giá qui định thấp hốn với mức giá thị trường nên lượng cung giãm 20000 căn hộ so với lượng cân bằng trước đây. Giả sử cho 3 người/một gia đình/một căn hộ, như vậy sẽ có 60000 người phải rời thành phố (lượng cầu ở mức giá qui định là 95000 căn hộ. Như vậy còn thiếu 40000 căn hộ). Hình vẽ b). Ở mức thuê 900 ngàn, lượng cung sẽ là : (50+5*90=95 (95000 căn hộ) tăng 20000 căn họ so với lượng cân bằng. Nhưng lượng cầu chỉ 550000, như vậy có 400000 căn hộ không được thuê (lượng dư cung) Bài 4. Có nhiều nhu cầu sản phẩm gạo của ViệtNam từ các nước khác. Tổng cầu là Q=3550-266P. Trong đó cầu nội địa là QD=1000-46P. Cung nôi địa là QS=1800+240P. Giả sử cầu xuất khẩu giảm 40%. Đơn vị tính của Q là 10 tấn. P là ngàn đồng/kg. a) Các nông dân đều quan tâm tới việc giảm cầu xuất khẩu này. Điều gì sẽ xảy ra đối với thị trường tự do ở VN? Các nông dân có nguyên nhân để lo lắng không? b) Giả sử chính phủ bảo đảm mua lượng gạo thừa hàng năm đủ để tăng giá lên 3000/kg. Không có nhu cầu xuất khẩu, thì hàng năm chính phủ phải mua bao nhiêu gạo? Chi ra bao nhiêu tiền? c) Nếu chính phủ đánh thuế là 0.5 ngàn/kg thì giá cả và sản lượng thay đổi thế nào? Ai là người chịu thuế. GIẢI THÍCH: a) Ta có Tổng cầu: Q = 3550 – 266.P Cầu nội địa:QD = 1000 – 46.P Cung nội địa: QS = 1800 + 240.P Cầu xuất khẩu mới là: Q – QD = 3550 – 266.P – 1000 + 46.P = 2550 – 220.P Nếu nhu cầu xuất khẩu giảm 40%,Tổng cầu mới là: Q’D = 1000 – 46.P +(60/100).(2550-220.P) = 2530 – 178.P (*) Mức giá cân bằng mới: QS = Q’D 1800 + 240.P = 2530 -178.P P = 1,746 (ngàn đồng/kg) Ở mức giá này, sản lượng gạo cân bằng mới sẽ là: QS = 1800 + 240P = 1800 + 240*1,746 = 2219 (chục tấn) = 22190 (tấn) Mức giá cân bằng cũ là: 3550 – 266P = 1800 + 240P P = 3.4585 ≈ 3,46 (ngàn đồng/kg) Sản lượng cung cũ là: QS = 1800 + 240P = 1800 + 240*3,46 = 2630,4 (chục tấn) = 26304 tấn Thu nhập cũ là: TR=Q*P=26304*3,46=910118400 (đồng)≈ 91 tỷ Thu nhập mới là: 22200*1,75 = 38850.106 (đồng)≈ 39 tỷ Độ giảm thu nhập là: 91 tỷ - 39 tỷ = 52 tỷ  Nông dân lo lắng. b). Giả sử chính phủ bảo đảm mua lượng gạo thừa hàng năm đủ để tăng giá lên 3000/kg.  Vậy với giá P = 3 ngàn /kg, ta có thị trường là  Cầu QD= 2530 - 178*3 = 1996 (chục tấn)= 19960 (tấn)  Trong khi đó lượng cung tất cả là :  Q = 1800 + 240*3 = 2520 (chục tấn) = 25200 (tấn)  Cung vượt cầu nên lLượng gạo dư mà chính phủ phải mua là :  Q - Q’D = 25200 - 19960 = 5240 (tấn)  Số tiền mà chính phủ phải chi hàng năm :  5240* 3 = 1572.107 (đồng) =15,72 (tỷ đồng) c)Nếu chính phủ đánh thuế 0,5 ngàn/kg. Hàm cung cũ : QS = 1800 + 240.P Hay P = (1/240).Q - (1800/240)  Giá mới : P' = P + 0,5 = (1/204).Q - 7,5 + 0,5 = (1/240).Q - 7  Hàm cung mới sẽ là: Q'S = 1680 + 240.P Giá cân bằng mới sẽ là: Q'S = Q'D  1680 + 240.P = 2530 - 178.P  P = 2,0335 (ngàn đồng/kg) Mà giá cũ là : 1,75 (ngàn đồng/kg) Vậy giá sẽ tăng là : 2,000335 - 1,75 = 0,2835 (ngànđồng/kg) Sản lượng mới là : Q'S = 1680 + 240.P = 1680 + 240× 2,0335 = 2164,04 (chục tấn) = 21640,4 (tấn) Vậy sản lượng sẽ giảm từ 22200 (tấn) xuống 21640,4 (tấn)  22200 - 21640,4 = 559,6 (tấn) Lượng giá tăng chính là phần thuế người tiêu dùng chịu 0,2835 (ngàn đồng/kg) Phần thuế nhà sản xuất chịu là: 0,5 - 0,2835 = 0,2165 (ngàn đồng /kg) Bài 5. Hàm số cầu và cung của Đồng trước những năm 1980 như sau Cầu : QD=13.5-8P Cung: QS=-4.5 +16P a) Giá và lượng cân bằng của đồng trước những năm 1980 là bao nhiêu? (P=dollar/kg; Q=triệu tấn) b) Do có sự xuất hiện của nhiều kim loại mới, thay thế đồng làm giãm cầu của đồng 20%. Hãy tính tác động của việc giãm này trong giá đồng. c) Giả sử độ co giãn của cầu theo giá dài hạn đối với đồng là -0.4. Hàm số cầu tuyến tính mới là gì? (với giá cân bằng và lượng cân bằng như câu a) d) Sử dụng đường cầu mới ở câu c tính lại tác động của việc giãm cầu 20% trong giá đồng. GIẢI THÍCH Hàm số cầu : QD = 13,5 - 8P (1) Hàm số cung : QS = -4,5 + 16P (2) Gọi P* : giá cân bằng Q*: lượng cân bằng a) Thị trường cân bằng khi lượng cung bằng lượng cầu : Q* = QS = QD  -4.5 + 16P* = 13,5 - 8P*  P* = 0,75 (đô la / kg) Thế P* vào (1) ta được : Q* = QD = 13,5 - 8 × 0,75 = 7,5 (triệu tấn) b) Cầu của đồng giảm 20%  cầu hiện tại của đồng chỉ bằng 80% cầu đồng ban đầu  Q’D = 0,8 × QD  Q’D = 0,8 ( 13,5 - 8P ) Mặt khác, lượng cung không thay đổi :  Q’D = QS  0,8 ( 13,5 - 8×P ) = -4,5 + 16P  P = 0,683 (đôla / kg) Vậy giảm cầu 20% có tác động làm giảm giá 0,067 (đôla/kg) , tức là giá giảm 8,93% c) Hàm số cầu tuyến tính mới có dạng : QD = aP + b Theo giã thiết, ta có độ co giãn của cầu theo giá dài hạn đối với đồng là -0.4: Với ED = a . ( P* / Q* ) Hay -0,4 = a . 0,75 / 7,5  a =-0,4 Xét tại điểm cân bằng : Q* = a . P* + b 7,5 = -4 . 0,75 + b  b = 10,5 Hàm số cầu mới : QD = 10,5 - 4P d) Với hàm số cầu mới, chúng ta có thể xem xét tác động của việc giảm 20% nhu cầu lên sự cân bằng của giá và lượng Cầu của đồng giảm 20% cầu hiện tại của đồng chỉ bằng 80% cầu của đồng ban đầu Q”D : lượng cầu hiện tại Q”D = 0,8QD Q”D = 0,8 ( 10,5 - 4P ) Mặt khác lượng cung không thay đổi Q”D = QS 0,8 ( 10,5 - 4P) = -4,5 + 16P P = 0,672 (đôla/kg) Vậy giảm cầu 20% có tác động làm giảm giá 0,078 đôla / kg , tức là giá giảm 10,4% Bài 6. Từ năm 1974, thị trường dầu thế giới bị khống chế bởi OPEC. Bằng cách hạn chế sản lượng OPEC thành công trong việc đẩy giá dầu thế giới lên cao hơn trong thị trường cạnh tranh(vì sản lượng dầu của OPEC chiếm 2/3 lượng dầu thế giới trong năm 1974). Bây giờ chúng ta xem xét điều gì xảy ra trong ngắn hạn, tiếp theo sự cắt giãm của OPEC. - Giá dầu năm 1973 là 4 dollar/thùng - Cầu thế giới và tổng cung là 18 tỷ thùng mỗi năm. Trong đó OPEC cung 12 tỷ thùng và cung cạnh tranh không có OPEC là 6 tỷ thùng. - Độ co giãn theo giá được cho theo bảng dưới đây Cầu thế giới Cung cạnh tranh NGẮN HẠN -0.05 0.10 DÀI HẠN -0.4 0.40 a) Xác định đường cầu ngắn hạn và đường cung cạnh tranh. b) Xác định đường cầu dài hạn và đường cung cạnh tranh. Nếu OPEC cắt bớt sản lượng của mình bớt đi 6 tỷ thùng/năm, thì điều gì sẽ xảy ra với giá dầu trong ngắn hạn và trong dài hạn. GIẢI THÍCH: a) Trước tiên, trong trường hợp lượng cung cạnh tranh không có OPEC : QS=Q*=6 Với cung co giãn thì ES=0.1 và P*=4, chúng ta có thể tính hệ số góc d trong hàm cung với dạng (QS=c+dP), Với ES=d * (PE/QE)  0.1=d *(4/6)  d=0.15 Thay d, QS (là Q*) và P (là P*) vào hàm cung 6= c + 0.15 * 4  c= 5.4 Và QS=5.4 + 0.15P. Tương tự ta tính được các thông số trong hàm cầu như sau với dạng (QD=a + bP), Với ED=b x (P*/Q*)  -0.05 =b *(4/18)  b=-0.225 Thay b, QD =18 và P=4 vào hàm cầu 18= a - 0.225* 4  a= 18.9 Và QD=18.9 - 0.225P. b) Tương tự ta tính theo độ co giãn dài hạn ED=-0.4 và ES=0.4 cho hàm cung ES=d (P*/Q*)  0.4=d (4/6)  d=0.6 QS=c+dP  6=c+dP  6=c+0.6*4 => c=3.6 hay QS=3.6+ 0.6P cho hàm cầu ED=b (P*/Q*)  -0.4=b (4/18)  b=-1.8 QD=a+bP  18=a+bP  18=a - 1.8*4 => b=25.2 hay QD=25.2-1.8P c) Phân tích ảnh hưởng của việc giảm 6 tỷ thùng dầu/năm do OPEC, ta thấy rằng cả cung ngắn hạn và cung dài hạn đều thay đổi. Với sự cung ứng của OPEC giảm từ 12 tỷ thùng/năm xuống 6 tỷ thùng/năm, ta cộng chung 6 tỷ thùng/năm vào hàm cung ngắn hạn và dài hạn: Q’S=6+ QS=6 + 5.4+ 0.15P = 11.4 + 0.15P Q“S=6+ Q’S = 6 + 3.6 + 0.6P = 9.6 +0.6P Dựa vào cân bằng cầu ngắn hạn và dài hạn, chúng ta tìm được giá cân bằng : 11.4 + 0.15P = 18.9 - 0.225P  7.5 = 0.375P  P = $20 trong ngắn hạn và 9.6 + 0.6P = 25.2 - 1.8P  15.6 = 2.4 P P = $6.5 trong dài hạn. Bài 7. Dựa trên nghiên cứu kinh tế về thị trường khí thiên nhiên và biến động của các thị trường này một khi các chế độ kiểm soát dần dần được bãi bỏ trong những năm 1980, những số liệu sau đây mô tả thị trường vào những năm 1975. Giá khí thiên nhiên trên thị trường tự do lẽ ra khoảng 2dollar cho 1 cmf (triệu phút khối), sản xuất và tiêu dùng lẽ ra khoảng 20 Tcf (tỷ phút khối. Giá xăng trung bình (kể cả lượng nhập và sản xuất trong nước) vào khoảng 8 dollar/thùng, chính giá này làm ảnh hưởng tới cả cung và cầu khí thiên nhiên. Độ co giãn của cung theo giá là 0.2. Giá xăng tăng cao cũng dẫn tới việc sản xuất khí thiên nhiên nhiều hơn, độ co giãn chéo của cung là 0.1. Còn đối với cầu độ co giãn theo giá là -0.5 và độ co giãn theo giá chéo là 1.5. a) Hàm số cung và hàm số cầu của khí thiên nhiên (giả sử tuyến tính)? (Với Q lượng khí thiên nhiên tính theo Tcf, Pg là giá khí thiên nhiên tính theo dollar/mcf và Po là giá dầu tính theo dollar/thùng. Hàm cầu có dạng : QD= a+bPg+ eP0 Hàm cung có dạng : QS= c+dPg+ gP0 b) Giả sử giá đã được điều chỉnh của khí thiên nhiên năm 1975 là 1.5 dollar/mcf thay vì là 2dollar/mcf, lượng cầu sẽ vượt là bao nhiêu? c) Giả sử thị trường khí thiên nhiên không được điều chỉn. Nếu giá dầu tăng từ 8 dollar lên 16 dollar thì diều gì sẽ xảy ra với giá thị trường tự do của khí thiên nhiên? GIẢI THÍCH : a) Xác định độ co giãn giá chéo của cầu Độ co giãn của cầu đối với khí thiên nhiên liên quan với giá dầu là: Eg0=Qg/P0* P0/Qg Ở đây Qg/P0 là sự thay đổi lượng cầu khí thiên nhiên, kết quả từ sự thay đổi nhỏ của giá dầu đối với các hàm cầu tuyến tính Qg/P0 là không đổi. Nếu chúng ta biểu thị cầu là : Qg=a+bPg + eP0 (Với thu nhập không đổi), lúc đó Qg/P0=e thay nó vào độ co giãn chéo, Ep0=e(P*0/Q*g). Ở đây P*0và Q*g là giá và lượng cân bằng.. Chúng ta biết rằng P*0=$8 và Q*g=20, chúng ta tìm được 1.5=e(8/20)  e=3.75 Tương tự độ co giãn chéo của cung là g(P*0/Q*g) mà chúng ta biết là 0.1=g(8/20), do đó g= 0.25. Các giá trị của d và b có thể tìm từ hàm ES=a1(P*/Q*) và ED=b1(P*/Q*). Chúng ta biết : Es=0.2;P*=2 và Q*=20 Do đó 0.2=d(2/20)  d=2 Tương tự ED =-0.5 cho nên -0.5 =b(2/20) và b=5. Thay các giá trị d,g,b và c vào các hàm cung và hàm cầu tuyến tính, chúng ta sẽ tìm được c và a: 20=c+2*2+0.25*8  c = 14 Và 20= a-5 * 2+3.75*8  a=0 b) Với giá đã điều chỉnh $1.5 cho khí thiên nhiên và giá dầu $8/thùng Cầu : QD = -5 * 1.50 + 3.75 * 8 = 22.5 Cung: QS = 14 + 2 * 1.50 + 0.25 * 8  19 Với việc cung cấp 19 Tef và cầu 22.5 Tef. Ở đây có sự vượt cầu là 3.5 Tè. c) Nếu giá khí thiên nhiên không được điều chỉnh và giá dầu tăng từ $8 lên $16: Cầu : QD = - 5Pg +3.75 * 16 =60- 5Pg Cung QS = 14 + 2Pg + 0.25 * 16 = 18 + 2Pg Tìm giá cân bằng: 18 + 2Pg = 60- 5Pg  Pg = =$6 Giá sẽ tăng lên 3 lần tư $2 lên $6 Bài 8. Thị trường sản phẩm X được mô tả bởi các hàm số sau: - Cung : P=QS+30 - Cầu : P=1/6QD+240 a) Xác định giá cân bằng và lượng cân bằng. b) Cho biết giá nhập sản phẩm X (bao gồm cả phí nhập khẩu và lợi nhuận bình thường) là Pn=150. Hãy xác định mức giá thị trường, khối lượng nhập khẩu và khối lượng sản xuất trong nước. GIẢI THÍCH : a) Mức giá cân bằng là mức giá tại đó QS=QD QS = P - 30 = -6P +1440 QD P - 30 = -6P +1440 P* = 210 Q* = 180 b) Giá bán Pn =150 Thị trường tiêu thụ : QD= -6*150 + 1440 Lượng cung trong nước: QS = 150 -30 Lượng nhập khẩu: QN = 540 - 120 Bài 9. Hàm số cầu của lúa hàng năm có dạng: = 540 = 120 = 420 QD=480 - .01P. (đơn vị tính P: đ/kg; Q: tấn) Thu hoạch lúa năm trước QS1=270 Thu hoạch lúa năm nay QS2=280 a) Hãy xác định giá lúa năm nay trên thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu tại mức này. Có nhận xét gì về thu nhập của nông dân của năm nay so với năm trước. b) Để bảo đảm thu nhập cho nông dân chính phủ đưa ra 2 giải pháp: - Ấn định mức giá tối thiểu năm nay là 2100đ/kg và cam kết sẽ mua hết phần lúa thặng dư. - Trợ giá, chính phủ không can thiệp vào giá thị trường và hứa trợ giá cho nông dân là 1000đ/kg. Tính số tiền mà chính phủ phải chi cho mỗi giải pháp. Thu nhập của nông dân ở mỗi giải pháp. Theo các bạn giải pháp nào là có lợi nhất. c) Bây giờ chính phủ bỏ chính sách khuyến nông, và đánh thuế 100đ/kg, giá thị trường sẽ thay đổi như thế nào? Giá thực tế mà người nông dân nhận được? Ai là người chịu thuế? Giải thích. GIẢI THÍCH : Ta có Giá lúa năm nay trên thị trường QS2 = QD 280 = 480 - 0.1P P2 = 2000 Giá lúa năm trước trên thị trường QS1 = QD 270 = 480 - 0.1P P1 = 2100 Hệ số co giãn của cầu tại mức giá P=2000 ED = (Q/P)*(P/Q) = (-0.1) 2000/ 280 = -0.7 |-0.7|<1 Cầu co giãn ít nên P và TR đồg biến. Khi giá lúa thị trường giảm thì thu nhập của nông dân giảm xuống so với trước TR1 = 2100 * 270 * 103 = 567 triệu đồng TR2 = 2000 * 280 * 103 = 560 triệu đồng a) Theo giải pháp 1 : ấn định năm gia tối thiểu năm nay p=2100 đ/kg thì khối lượng lúa tiêu thụ : QD = 480 - 0.1 * 2100 = 270 Lượng dư cung mà chính phủ phải mua :  QS =QS -QD = 280 -270 = 10 tấn. Lượng tiền chính phủ phải chi là: T1 = QS *P = 10 * 103 * 2100 =21 triệu đồng b) Theo giải pháp 2 : nếu chính phủ trợ giá 100 đ/kg thì số tiền chính phủ cần chi: T2 = QS2 * 100 = 280 * 103 * 100 =28 triệu đồng Nhận xét : - Thu nhập của nông dân ở cả 2 giải phap là như nhau : TR= 588 triệu đồng - Đối với chính phủ, giải pháp 1 có lợi hơn giải pháp 2 là vừa có lúa dự trử, vừa chi ra ít hơn (7 triệu đồng) - Đối với người tiêu thụ, giải pháp 2 có lợi hơn giải pháp 1, được tiêu thụ với lượng lúa nhiều hơn và số tiền chi ra ít hơn so với gải pháp 1. c) Thuế là một bộ phận của chi phí sản xuất, thuế tăng sẽ làm chi phí sản xuất tăng. Nhưng cung sản phẩm là một hàm hằng, không đổi theo thuế. Do đó sau khi thuế tăng giá lúa thị trường năm nay vẫn như năm cũ. QS2 = QD 280 = 480 - 0.1 *P P2 = 2000 đồng/kg Như vậy người tiêu dùng không phải chịu thuế. Người sản xuất hoàn toàn chịu thuế vì cung hoàn toàn không co giãn (ES = 0). Giá thực nhận của nông dân : Psản xuất= P2 - thuế /sản phẩm Psản xuất= 2000 - 100 = 1900 đ/kg
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan