Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non Bài giảng bản chất vai trò của pháp luật...

Tài liệu Bài giảng bản chất vai trò của pháp luật

.DOC
26
750
77

Mô tả:

Bài Giảng Chương trình : TCLLCT. Môn : Nhà nước-pháp luật. Họ tên: Lương văn Mừng. Bản Chất – Vai Trò CỦA PHÁP LUẬT *** Đặt Vấn Đề. Thưa Các đồng chí! Học phần trước chúng ta đã nghiên cứu: “những vấn đề cơ bản về nhà nước” qua đó cho thấy nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không chỉ có pháp luật nhà nước còn sử dụng nhiều công cụ, phương tiện quản lý khác. Nhưng phải khẳng định rằng pháp luật là công cụ là phương tiện sắc bén nhất, hữu hiệu nhất, nếu không có pháp luật thì nhà nước không thể tồn tại và phát huy được quyền lực nhà nước, không thể quản lý xã hội. Tại sao lại như vậy? Để làm sáng tỏ vấn đề đó hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài: Bản chất - Vai trò của pháp luật. ( ghi tên bài lên bảng) Kết cầu bài này gồm 4 phần: I. Nguồn gốc của pháp luật. II. Bản chất của pháp luật. III. Mối quan hệ của pháp luật. IV. Vai trò của pháp luât. Trong khuôn khổ thời gian 4 tiết, rất hạn hẹp, do đó tôi chỉ trình bày những nội dung cơ bản nhất, đề nghị các đồng chi nghiên cứu thêm ở các tài liệu như: - Ngoài giáo trình môn nhà nước,pháp luật, quản lý hành chính- tập 1. (TCLL) 1 - Gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước-Mác-Ăng ghen toàn tập,tập 6NXB ST-H-1986. - Lịch sử thế gới cổ đại, trung đại, cận đại.( tập 1,2,3) Bây giờ chúng ta đi nghiên cứu phần thứ nhất ( ghi phần I lên bảng) I. NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT. 1.Thời kỳ cộng sản nguyên thủy không có nhà nước, không có pháp luật. Như chúng ta đã biết bất kỳ một hình thức tổ chức xã hội nào, dù đơn giản nhất cũng phải có một hình thức quản lý nhất định, nhu cầu quản lý mang tính khách quan. Trong xã hội CSNT có nhu cầu quản lý nhưng không phải bằng pháp luật mà bằng các quy phạm xã hội khác như: - Đạo đức - Tập quán. - Tín ngưỡng tôn giáo..  đặc điểm của các quy phạm này là: - Phù hợp với ý chí , lợi ích của toàn xã hội. - Mọi thành viên đều thực hiện tự giác. - Điều chỉnh trên nguyên tắc: bình đẳng-hợp tác. - Không phân biệt quyền, nghĩa vụ.  Cho nên nó phù hợp với xã hội thị tộc mà đặc trưng của các QHXH là: - Sống bầy đàn, thi tộc, bộ lạc.. - Cùng lao động, cùng hưởng thụ. - Không có kẻ giàu người nghèo. - Mọi người bình đẳng như nhau. Như vậy trong xh CSNT con người chưa biết đến pháp luật, chưa cần đến pháp luật mà mọi thành viên trong xã hội xử sự với nhau một cách tự giác 2 theo những thói quen, tập quán, những quy tắc do hội đồng thị tộc đặt ra, thể hiện ý chí của cả thị tộc, phù hợp với lợi ích cả thị tộc theo nguyên tắc bình đảng, nếu có sự cưỡng chế thì cũng là sự cưỡng chế của cả thị tộc với cá nhân người vi phạm. 2.Thời kỳ có nhà nước và hình thành pháp luật Khi xã hội phát triển đế trình độ nhất định xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp và hình thành nhà nước( chúng ta đã nghiên cứu ở phần trước, tôi không nhắc lại) Như chúng ta biết Nhà nước ra đời do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, để xã hội tồn tại và phát triển phải có một tổ chức đủ mạnh để duy trì được trật tự và quản lý xã hội. Nhà nước muốn quản lý xã hội phải tìm ra những : phương tiện những công cụ những quy tắc mang tính cưỡng chế và đặc biệt ( thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.) Hơn nữa nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh lúc này được đặc trưng bởi tính bất bình đẳng: về quyền và nghĩa vụ lợi ích địa vị.. do đó các quy phạm xã hội trước đó chỉ phù hợp trong xã hội mà cơ sở các quan hệ là nguyên tắc bình đẳng đã không còn phù hợp nữa. Đòi hỏi phải có những quy phạm khác để điều chỉnh. Con đường hình thành pháp luật: + Một mặt Nhà nước: 3 - giữ lại ( thừa nhận) những quy phạm xã hội cũ: Tập quán, đạo đức, tín điều. Nhưng có lợi và phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Ví dụ: -Ăn miếng trả miếng -Đuổi ra khỏi nơi cư trú. -Tôn thờ và nghe lời thủ lĩnh. -Chế độ trách nhiêm tập thể… - Hoặc sửa đổi dôi chút nội dung của nó sao cho phù hợp, có lợi nhất cho giai cấp thống trị. Ví dụ: Ăn miếng trả miếng chí áp dụng với người cùng đẳng cấp, địa vị xã hội. Những QP như vậy dễ dàng được mọi người chấp nhận do thói quen nhưng đã được nhà nước thừa nhận nên trở thành pháp luật. Chú ý: Các hình thức pháp luật ít nhiều đều có đặc điểm này : là sự thừa nhận, kế thừa những quy phạm cũ còn phù hợp. Ví dụ: + Mặt khác: Xã hội càng phát triển: - con người càng đông - sự phân công LĐXH càng sâu sắc. - Các quan hệ xh mới ngày càng nhiều, phức tạp hơn. Nhu cầu xã hội đòi hỏi nhà nước (với tư cách là người đại diện cho xã hội) phải ban hành những quy phạm mới điều chỉnh, nhưng nhà nước luôn 4 dựa vào địa vị thống trị ban hành ra các quy phạm điều chỉnh sao cho có lợi nhất cho việc duy trì địa vị thống trị đó. Nhà nước ban hành ra pháp luật, nhưng không phải nhà nước đẻ ra pháp luật, mà pháp luật ra đời do nhu cầu của đời sống xã hội, trong những điều kiện KTXH nhất định. Hay nói một cách khách khác những nguyên nhân làm ra đời nhà nước cũng chính là những nguyên nhân là nảy sinh pháp luật. Không phải ngay từ đầu pháp luật đã đầy đủ và hoàn chỉnh, mà lúc đầu hoạt động lập pháp còn đơn giản, phiến diện chủ yếu là tập quán pháp.ít thành văn Nhưng cùng với sự phát triển và hoàn thiện của bộ máy nhà nước, hoạt động đó ngày càng chặt chẽ, phức tạp và hoàn thiện hơn. Lịch sử nhân loại đã có những bộ luật thành văn từ rất lâu. Ví dụ : - Bộ luật Hăm muarapi-TK XVIII TCN. - Doracong – 621 TCN – Hy lạp. - 12 bảng – la mã- TK V TCN. - Manu- ấn độ TK I TCN… Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Do nhà nước thừa nhận và ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước Thể hiện ý chì của giai cấp thống trị xã hội. Là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Như vậy phải chăng pháp luật chỉ bảo vệ địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị? Nhà nước có tồn tại hay không nếu chỉ biết đàn áp giai cấp khác? … Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta nghiên cứu sang phần: II. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT. 1. Bản chất chung của các kiểu pháp luật. 5 Như đã nói ở trên, pháp luật là hiện tượng song hành với nhà nước nó chỉ ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp, và đấu tranh giai cấp nên bản chất pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội sâu sắc. Tính giai cấp thể hiện : +Pháp luật là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. - pháp luật do nhà nước ban hành, mà nhà nước luôn là công cụ của giai cấp thống trị xã hội, nên pháp luật là của giai cấp thống trị xã hội. - Giai cấp thống trị có trong tay bộ máy bạo lực là nhà nước nên thông qua con đường nhà nước để thể chế hóa ý chí của giai cấp mình thành pháp luật. Hay nói cách khác pháp luật là sự phản ánh ý chí của giai cấp thống trị một cách tập trung thống nhất. -Thống nhất ở hệ thống pháp luật ( chí có 1 HT pháp luật =/= với các qp khác) -Thống nhất ở quyền lực nhà nước. - ý chí của một giai cấp dường như đã trở thành ý chí của cả xã hội. Khi nhận xét pháp luật tư sản, Mác- Ăng ghen chỉ rõ: “Pháp quyền của các ông chỉ là ý chí của các ông được đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”(Mác- Ăng ghen TT, NXBCTQG,ST,H,1995nên khi thiết lập các quy phạm pháp luật cũng thể hiện giá trị xã hội này. Như vậy bản chất chung của các kiểu pháp luật đều thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội hai thuộc tính này có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau trong một thể thống nhất . Tuy nhiên mức độ biểu hiện hai thuộc tính nà có sự khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện KTXH, vào giai cấp cầm quyền, hay sự tiến bộ theo xu thế phát triển của nhân loại. Ví dụ: - Pháp luật chủ nô và phong kiến: công khai bảo vệ đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị đồng thời phủ nhận hoàn toàn quyền con người đối với nô lệ -Pháp luật tư sản: Tính giai cấp được che đậy khéo leo bằng các khẩu hiệu tự do dân chủ. Nhưng thực chất vẫ là bản chất của kiểu pháp luật bóc lột. Vì nó bảo vệ quyền chiếm hữu tư hưu tư nhân về TLSX. - Pháp luật XHCN : Khác hẳn với các hình thức pháp luật bóc lột trên đây, là một hình thức pháp luật kiểu mới, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, xây dựng một xã hội mới XHCN công bằng dân chủ không bảo vệ chế độ đặc quyền. 9 Nếu đi sâu nghiên cứu các kiểu pháp luật chúng ta sẽ thấy rõ bản chất của mỗi kiểu pháp luật bộc lộ tính giai cấp tính xã hội có sự khác nhau nhưng trong phạm vi chương trình chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu về bản chất của pháp luật XHCH là kiểu pháp luật chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện. 2. Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa: Sau khi cm thành công, giai cấp công nhân, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản phải: - Nhanh chóng xóa bỏ hệ thống pháp luật cũ. -Xây dựng hệ thống pháp luật mới. Để: -Kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới -Trấn áp các phần tử phản cách mạng -Giáo dục và vận động nhân dân tích cực, tự giác tham gia Như vậy pháp luật XHCN là gì: Pháp luật XHCN là một hệ thống các quy tắc xử sự chung Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và mọi tầng lớp nhân dân lao động Dưới sự lãnh đạo của đảng Do nhà nước XHCN ban hành và bảo đảm thực hiện trên cơ sở giáo dục thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước nhằm xây dựng CNXH. Chúng ta phải khẳng định rằng bản chất của pháp luật XHCN cũng thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội Nhưng là pháp luật kiểu mới Vì nó dựa trên một cơ sở KT-XH, CT, VH,TT XHCN mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. 10 Cho nên sự biểu hiện đó có những điểm khác biệt cu thể:  Pháp luật XHCN mang bản chất giai cấp công nhân. Bởi vì pháp luật XHCN là sản phẩm của hoạt động nhà nước XHCN. Nhà nước xhcn ra đời sau cuộc cm xhcn do giai cấp công nhân lãnh đạo, thông qua chính đảng của mình. Pháp luật XHCN chính là sự thể chế hoá đường lối, chiến lược của đảng công sản ( chính đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân). Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Thì giai cấp cn phải tổ chức được đội tiền phong của mình là đảng cộng sản, mang vũ khí lý luận tiên tiến nhất, khoa học nhất là chu nghĩa MácLênin,lãnh đạo giai cấp và nhân dân lao động thực hiện cuộc cm xhcn, sau khi giành chính quyền về tay mình để bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng xã hội mới, đảng phải thông qua nhà nước thiết lập một hệ thống pháp luật mới, làm công cu chuyên chính vô sản để trấn áp các phàn tử phản cách mạng, và mở rộng dân chủ XHCN tạo điều kiện thuận lợic ho nhan dân tham gia vào quá trình xây dựng xã hội mới XHCN. Do đó pháp luật XHCN là sự thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.  Pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ mang tính giai cấp công nhân mà còn mang tính nhân dân, tính dân tộc, tính xã hội sâu sắc. Đây chính là điểm khác biệt căn bản nhất với các kiểu pháp luật trước đó. Vì nhà nước XHCN là một nhà nước kiểu mới. Nhà nước : Của dân, do dân và vì dân. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Điều 2-HP 1992: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức. Như vậy pháp luật XHCN Không chỉ thể hiện ý chí của giai cấp công nhân 11 Mà còn thể hiện ý chí của mọi tầng lớp nhân dân lao động Bời vì: ý chí của gia cấp công nhân là: Xóo bỏ chế độ tư hữu về TLSX. Xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Xây dựng xã hội mới- công bằng, dân chủ, văn minh. Điều đó : phù hợp với ý chí của nhân dân lao động, của toàn dân tộc. Thể hiện: Pháp luật XHCN: - khẳng định địa vị pháp lý, bảo vệ và bảo đảm an toàn về mặt pháp lý cho mọi công dân. Ví dụ: Hp nước ta ghi nhận: Điều 6: “Mọi công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật..” Nguyên tắc cơ bản xây dựng hiếp pháp là: bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân” Trong thời kỳ quá độ, pháp luật còn ghi nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế, trong đó có cả KT TBTN. Điều 57-HP 92:” công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” Tính dân chủ còn thể hiện trong quá trình lập pháp như trưng cầu ý dân,cho mọi tầng lớp nhân dân góp ý kiến vào dự thảo luật.. Vậy pháp luật XHCN khác với cáchình rhức pháp luật trước đó căn bản ở chỗ nó thể hiện ý chí của tuyệt đại đa số nhân dân lao động không phải của số ít kẻ bóc lột.  Pháp luật XHCN mang tính nhân đạo cao cả: Biểu hiệ ở chỗ: -Tôn trọng và đề cao gia trị con người. VD: quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩ, chỗ ở,bí mật đời tư… 12 - Bảo đảm cho quyền con người được thực hiện. - Ngoài tính cưỡng chế manh tính quyền lực nhà nước, pháp luật còn sử dụng đa dạng các biện pháp giáo dục, thuyết phục. - Ngay trong tính cưỡng chế cũng thể hiện tính nhân đạo với nộ dung khác với các kiểu pháp luật trước đó. Như : - không có tính giã man - Nguyên tắc xét sử: có lợi cho bị cáo. - Nguyên tắc : miễ, trừ, giảm trách nhiệm hình sự cho người già, phụ nữ cò thai, trẻ em.. - Khoan hồng với người phạm tội biết hối cải, ân xà, đặc xá.. Tại sao pháp luật xhcn lại mang tính nhân đạo? Bời vì: + Một mặt : - là hình thức pháp luật tíến bộ nhất trong lịch sử - Kế thừa những giá trị văn minh của nhân loại + Mặt khác: -Xuất phát từ bản chất giai cấp công nhân, từ mục tiêu của CM XHCN là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chế độ tốt đẹp có gia trị nhân văn, nhân đạo. -Ngay trong nội dung của cuộc CM XHCN chúng ta cũng thấy,đây là một cuộc cm lâu dài, gian khổ, đòi hỏi tính tự giác rất cao của giai cấp cn và nhân dân lao động-> nên pháp luật phải hướng con người phát huy tính tự giác đó. Để hiểu rõ hơn bản chất cũng như vai trò của pháp luật, chúng ta xem xét pháp luật trong mối qua hệ của nó với các hiện tượng xã hội khác. ( sang phần ) III. CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA PHÁP LUẬT. 13 1. Pháp luật với kinh tế. - Xét về nguồn gốc ta thấy : pháp luật chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong điều kiện ktxh nhất định. - Xét ở góc độ thượng tần kiến trúc và hạ tầng cơ sở thì pháp luật thuộc về KTTTKt thuộc về CSHT - Xét ở góc tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì pháp luật thuộc về hình thái ý thức xã hội - Xét ở góc độ nội dung- hình thức thí kt là nội dung, pháp luật là hình thức phản ánh. Như vậy dù xem xét chúng ở bất cứ góc độ nào cũng cho thấy mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và pháp luật đó là: Kinh tế quyết định pháp luật,và ngược lại pháp luật có tính độc lập tương đối tác động trở lại kinh tế. Cụ thể: * Kinh tế quyết định pháp luật: Nếu kg có các QHXH ( suy cho cùng là QHKT) thì không cần phải điều chỉnh quan hệ đó-> không cần pháp luật. Do đó mỗi QPPL phải trên cơ sở một quan hệ KT-XH hoặc mô hình, điển hình hoá QH đó. - Cơ cấu KT, hệ thống KT  quyết định cơ cấu pháp luật, hệ thống pháp luật. Ví dụ: Đa dạng các thành phầ kinh tế  đa dạng pháp luật về kinh tế nh7: luật doanh nghiệp,htx, dầu tư.. - Tính chất của cơ chế kinh tế  quyết định tính chất của các quan hệ pháp luật, mức độ, phương pháp điều chỉnh. Ví dụ: Trong cơ chế KTTT -> pháp luật phải : bảo vệ tư do SXKD, cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật . Mở rộng các loại thị trường: vốn; lao động; xuất khẩu… 14 - Các tổ chức và thiế chế pháp lý -> cũng chịu ảnh hưởng từ chế độ kinh tế. Ví dụ: từ triong tài kinh tế cần có thêm toà án kinh tế.  mặt khác: Pháp luật có tính độc lập tương đối, và tác động ngược trở lại kinh tế: - pháp luật phản ánh đúng, phù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Ví dụ: Khoán 10 khoán 100 làm cho sản xuất bung ra, giải phóng LLSX - Pháp luật phản ánh không đúng kinh tế  kím hãm sự phát triển. + Pháp luật cao hơn kinh tế: Ví dụ : HP cũ: quy định việc đi học, chưa bệnh không mất tiền  không có hiệu lực. + pháp luật thấp hơn kinh tế: Ví dụ: - Pháp luật có tính dự báo su thế phát triển kinh tế: - Ví dụ : khả năng thị trường sẽ có hàng hoá là chất xám. Chúng ta sẽ nghiên cứ kỹ hơn vai trò của pháp luật với kinh tế Kết luận: Cơ sở kinh tế quyết định nội dung- hình thức của pháp luật ngược lại pháp luật phải phản ánh đúng thực trang kinh tế pháp luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn kinh tế mới thúc đẩy kinh tế phát triển. ý nghĩa phương pháp luận. -Trong hoạt động lập pháp của nhà nước ; phải xuất phát từ cơ sở kinh tế, pháp luật phải phản ánh đúnh kinh tế và vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, không chỉ dực vào ý chí chủ quan của giai cấp cầm quyền. -Trong hoạt động thực tiễn; luôn phải kiểm nghiệm tính phù hợp của các quy phạm pháp luật, nếu nó nỗi thời hoặc cao quá phải kiến nghị nhà nước sử 15 đổi.Đồng thời kịp thời phát hiện ra các quan hệ KT-XH mới nảy sinh để bổ xung cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh. 2. Pháp luật với chính trị. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, chính trị là kinh tế cô đọng lại. Do đó pháp luật phản ánh kinh tế thì cũng đương nhiên phản ánh chinh trị mà cụ thể là đường lối, chính sách kinh tế. Suy cho cùng thì pháp luật chính là bước kế tiếp của chính trị, là một biện pháp của chính trị và ngược lại chính trị là linh hồn của pháp luật Thật vậy bất cứ giai cấp nào khi giữ địa vị thống trị cũng phải dựa vào pháp luật, thể chế hoá đường lối chính trị của giai cấp mình (Cương lĩnh, mục tiêu, biện pháp, chủ trương, đường lối, chính sách..) thành pháp luật . Pháp luật trở thành hình thức ghi nhận, thể hiện tập trung, trực tiếp chính trị của giai cấp thống trị. Hơn nữa chính trị còn là sự thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội khác, pháp luật cũng phản ánh mối quan hệ đó thể hiện ở đối sách giai cấp, mức độ đấu tranh giai cấp. Vậy chính trị luôn chỉ đạo pháp luật, pháp luật chưa bao giờ và không bao giờ đối nghịch với chính trị. Ngược lại: Chính trị chỉ có thể phát huy được quyền lực chính trị thông qua pháp luật, thông qua quyền lực nhà nước, khi pháp luật được hình thành thì mọi hoạt động chính trị lại phải trong khuôn khổ pháp luật, tức chính trị không thể đứng trên pháp luật, ngoài pháp luật. 3.Pháp luật với nhà nước: Pháp luật và nhà nước là hai thành tố của kiến trúc thượng tầng chính trị pháp lý, có cùng nguồn gốc, cùng phát sinh cùng phát triền trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tuy nhà nước ban hành ra pháp luật nhưng không pài nhà nước đẻ ra pháp luật lại càng không phải nhà nước đứng trên 16 pháp luật mà nhà nước không thể thiếu pháp luật, và pháp luật cũng không thể thiếu nhà nước. Bởi vì: Quyền lực nhà nước chỉ phát huy hiệu lực trên cơ sở pháp luật Đồng thời pháp luật chỉ tồn tại ,có hiệu lực khi dực trên quyền lực nhà nước ( những quy tắc xử sự chung bảo đảm bằng cưởng chế nhà nước ) Nhà nước ban hành ra pháp luật, pháp luật thể hiện ý chí nhà nước nhưng nhà nước không thểchủ quan duy ý trí khi xây dựng ban hành các đạo luật mà phải xuaq61t phát từ nhu cầu khách quan của điều kiện ktxh. Ví dụ về sự phản ánh sai(…………….) Và khi pháp luật được công bố thì mọi chủ thể, mọi tổ chức, cá nhân, kể cả nhà nước cũng phải tôn trọng và chấp hành pháp luật không được coi nhẹ hay trà đạp nên nó. Ví dụ: các cq nhà nước , tcct-xh pải được tổ chức hoạt động theo pháp luật, như luật tc hdnd, ubnn, luât tổ chức, bầu cử quốc hội… Khi pháp luật hay một bộ phận của nó không còn phù hợp hay nỗi thời thì nhà nước phải tiến hành sửa đổi, bổ xung hoặc hủy bỏ để ban hành những quy phạm mới. Khi cm xã hội nỗ ra, một nhà nước mới ra đời thay thế nhà nước kiểu cũ thì lập tức hệ thống pháp luật cũng thay đổi môt cách cơ bản, toàn diện. Ví dụ (………………) Như vậy nhà nước và pháp luật là hai hiện tương song hành, quan hệ chặt chẽ với nhau nhà nước không thể không có pháp luật , pháp luật cũng không thể không có nhà nước. 4. Pháp luật với các quy phạm xã hội khác. 17 Để tồn tại và phát triển, con người luôn đối mặt và đấu tranh với thế giới tự nhiên, thế lực xã hội, ngay tử buổ bình minh lịch sử, con người đã biết sống thành bầy đàn, thành cộng đồng, không sống đơn lẽ. Để thống nhất trong hành động con người đã sử dụng lúc đầu là những quy ước với nhau lâu dần trở thành những quy phạm những chuẩn mực được mọi người tự giác tuân theo như tập quán, tín ngưỡng, đạo đức .. khi có nhà nước thì có các qppl. Như vậy qppl chỉ là một trong nhiều loại qp xã hội Nhà nước quản lý xã hội không chỉ bằng QPPL mà còn sử dụng nhiều quy phạm xã hội khác như điều lệ của các tổ chức chính trị xã hội, quy phạm đạo đức… Nhưng QPPL có vai trò quan trọng trong xã hội có giai cấp, là phương tiện quản lý cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước, là cơ sở cho việc hình thành các quy phạm xã hội khác,đặc biệt là các quy phạm của các tổ chức xã hội ( điều lệ, quy chế..) Nhà nước không thể tuyệt đối hóa QPPL mà không khái thác các yếu tố hợp lý của cádc quy phạm XH nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để QLXH. Đặc biệt với nhà nước XHCN, mang bản chất nhân đạo, tính kế thừa, tính giáo dục được đề cao, sự cưỡng chế chỉ khi thật cần thiết do đó các quy phạm xã hội đặc biệt lá qp đạo đức có vai trò hết sức quan trọng. IV. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT: Pháp luật do nhà nước ban hành, nhưng khi công bố thì nó thành một hiện tượng xã hội đặc biệt có sức mạnh công khai bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ kể cả nhà nước . Vì vậy pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống xã hội. mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, có cách tiếp cận vai trò của pháp luật cũng khác nhau, ở đây chúng ta xem xét vai trò của pháp luật trên những phương diện chủ yếu của đời sống xã hội. 18 1. Vai trò của pháp luật với kinh tế. Chức năng cơ bản của nhà nước là chức năng quản lý kinh tế,nhưng nhà nước không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, mà chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, nếu không có pháp luật thì liệu nhà nước có quản lý được không? Rõ ràng là nhà nước không thể quản lý được vì tính tự phát của kinh tế sẽ dẫn đến sự bất ổn định về xã hội làm xã hội không thể phát triển được. Nhìn lại thực trạng nền kinh tế nước ta trước và sau đổi mới xẽ thấy rõ điều này: Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, pháp luật dường như là ý muốn chủ quan của nhà nước nhiều hơn là từ nhu cầu của các quan hệ kinh tế. Pháp luật nhằm thúc đẩy- kìm hãm- xoá bỏ một quan hệ kinh tế nào đó ma95c dù nó còn tồn tại khách quan Ví dụ như: không thừa nhận KTTBTN. Vì thế đã kìm hãm nền kinh tế, làm cho kinh tế phát triển một cách què quặt. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Pháp luật tồn tại vì kinh tế, sinh ra trực tíêp từ đòi hỏi của các quan hệ kinh tế, đã tạo ra được hành lang pháp lý cho mọ chủ thể bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh. Pháp luật thừa nhận các thành phần kinh tế tồn tại khách quan, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của các chủ thể. Ví dụ: Ghi nhận quyền bình đẳng của các doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác về vốn, tài sản, quyền , nghỉa vụ, lợi ícch hợp pháp của dn… Đã tạo ra động lực mạnh mẽ, giải phóng được llsx, thúc đẩy nền kinh tế phát triển như hiện nay. 19 Vai trò của pháp luật với kinh tế thể hiện ở những điểm sau: - Xác định đại vị pháp lý cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế. - Xác định hành lang pháp lý cho các chủ thể điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sxkd lành mạnh. Ví dụ: Sản xuất, kinh doanh những gì pháp luật không cấm. Chính sách trợ giá, trợ vốn, bảo hộ lao động. Điều tiết sản xuất bằng các công cụ quản lý vĩ mô như luật thuế. Bảo đảm mội trường cạnh tranh lành mạnh. Bào vệ lợi ích của các chủ thể khi có tranh chấp. Ví dụ: trong tài kinh tế, toà án kinh tế.. Pháp luật còn có khả năng triển khai, cụ thể hoá đường lối kinh tế, chính sách kinh tế của đảng, nhà nyứơc một cách hiệu quả, đồng bộ nhất. Tạo ra cơ chế kinh tế đồng bộ, để thúxc đẩy nến kinh tế phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Ví dụ: Xác định chỉ tiêu kế hoạch kinh tế. Chế độ tài chính, tiền tệ, giá cả… Thông qua pháp luật mà nhà nước có thể kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân có hoạt động đúng pháp luật hay không. Ví dụ: Phát hiện những tiêu cực có hại cho nền kinh tế 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan