Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn mô...

Tài liệu Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn sinh học 9 thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước từ nghề làm miến “sạch” ở địa phương xã tân hòa và giải pháp hạn chế

.DOC
14
3765
88

Mô tả:

Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC OAI TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ Địa chỉ: Xã Tân Phú – Huyện Quốc Oai – TP Hà Nội Điện thoại: 0433 945 263 Email: [email protected] CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS ĐỀ TÀI “Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỪ NGHỀ LÀM MIẾN “SẠCH”TẠI XÃ TÂN HÒA VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ” Người thực hiện: Nguyễn Thị Mai Hiên Ngày sinh: 25/11/2000 HS lớp 9A Quốc Oai, tháng 12 năm 2014 --------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. 1 Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN SINH HỌC 9 TÊN BÀI VIẾT: “Thuyết trình về ô nhiễm môi trường nước từ nghề làm miến “sạch” ở địa phương xã Tân Hòa và giải pháp hạn chế” 1. Tình huống cần giải quyết là: Sau bài “Ô nhiễm môi trường” chương trình Sinh học lớp 9, có hai tiết thực hành Tiết 56, 57: “Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường địa phương”, cô giáo giao nhiệm vụ cho các bạn học sinh trong lớp tìm hiểu về môi trường ở địa phương và thuyết trình về vấn đề đó. Sau khi tìm hiểu ,em thấy ở địa phương Tân Hòa trong những năm gần đây rất phát triển nghề làm miến “sạch” đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đáng kể kinh tế của địa phương. Song một thực tế là ô nhiễm môi trường từ nghề làm miến “sạch” ngày càng tăng cao trong khi người dân chưa mấy quan tâm tới vấn đề đó. Chúng em tìm hiểu và viết bài thuyết minh trước lớp. Tên đề tài: “Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường nước từ nghề làm miến “sạch” ở địa phương xã Tân Hòa và giải pháp hạn chế” Vận dụng kiến thức các môn học: + Sinh học + Hóa học + Công nghệ + Toán + Tin học + Ngữ văn 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: + Tìm hiểu về thực trạng làm miến “sạch” ở địa phương. + Vấn đề ô nhiễm môi trường nước từ làm miến “sạch” + Vận dụng kiến thức các môn học: Sinh, Hóa, Công nghệ để chỉ ra nguyên nhân ô nhiễm và tác hại của làm miến “sạch” đến môi trường. + Vận dụng kiến thức bộ môn Toán, Công nghệ đưa ra một số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. 2 Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Vận dụng kiến thức bộ môn Tin học để tìm kiếm thông tin và đưa ra một số giải pháp công nghệ. + Vận dụng kiến thức bộ môn Ngữ văn trong việc viết bài văn thuyết minh. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Vấn đề ô nhiễm môi trường đã được nhiều cấp, nhiều ngành quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên dưới góc độ là học sinh THCS, qua những kiến thức được trang bị và từ việc tìm hiểu thực tế ở địa phương,em viết bài và thuyết trình trước lớp để các bạn thấy rõ hơn thực trạng này, từ đó có ý thức và tuyên truyền để gia đình, người dân thay đổi quan điểm, cách thức làm miến “sạch”. Cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe và sự sống. Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương: - Dân cư và cách thức làm miến “sạch” - Cách thức xử lý nước thải khi làm miến “sạch”. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Toán học: Vận dụng kiến thức môn Hình học lớp 8 để đo đạc và tính diện tích xưởng làm miến. - Sinh học: + Vận dụng kiến thức Sinh học 8: Chương IV “Hô hấp”: Bài 20: “Hô hấp và các cơ quan hô hấp” để chỉ rõ mối quan hệ giữa hô hấp và các hoạt động sống của tế bào, cơ thể. Bài 22: “Vệ sinh hô hấp” để chỉ rõ tác nhân trong không khí gây hại tới hoạt động hô hấp của con người. + Vận dụng kiến thức Sinh học 9: Bài 54: “Ô nhiễm môi trường” để chỉ rõ các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường Bài 55. “Ô nhiễm môi trường”: Tìm hiểu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường, từ đó vận dụng vào thực tiễn ở địa phương. - Môn Hóa 8: + Bài 28: “Không khí và sự cháy” để chỉ rõ tác hại của các chất khí có hại như CO, CO2, N2O,, H2S, CH4, NH3 tới hoạt động hô hấp của con người. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. 3 Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- + Bài 41: “Độ tan của một chất trong nước” để chỉ rõ tác hại của các chất thải từ quá trình làm miến ra môi trường nước. - Ngữ văn 8: + Cách viết bài văn thuyết minh: để sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn; - Công nghệ lớp 7: + Tìm hiểu công nghệ lên men, tìm hiểu về nghề làm miến và một số biện pháp vệ sinh xưởng và công nghệ trong xử lý nước thải do làm miến thải ra. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống * Xây dựng mục tiêu giải quyết tình huống. * Tìm hiểu thực tế -> Trao đổi * Xây dựng các ý cần có trong bài thuyết trình-> Viết thành bài. * Tư liệu sử dụng: sách giáo khoa. * Ứng dụng công nghệ thông tin tìm kiếm trên Google. Từ các kiến thức đó để viết thành bài làm văn thuyết trình trước lớp: Ở Việt Nam làng nghề có vai trò đặc biệt quan trọng đối với người dân ở các vùng nông thôn nó giúp họ có cuộc sống ấm no ngay trên mảnh đất quê hương mình. Bên cạnh mặt đóng góp tích cực, tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề đã lên tới mức báo động gây nhiều bức xúc cho xã hội do việc phát triển các làng nghề ở nước ta vẫn mang tính tự phát, công nghệ thủ công lạc hậu, thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ, ý thức bảo vệ môi trường rất thấp. Tất cả các mặt hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường làng nghề và sức khỏe cộng đồng. Trong những năm qua, nhiều mô hình làm miến sạch tại địa phương xã Tân Hòa còn gọi là Làng So đã đem lại nguồn thu nhập cao, đóng góp vào sự phát triển về kinh tế, cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương. Tuy nhiên, các mô hình làm miến sạch đã để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, báo động về sự ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải do làm miến gây ra. Sự ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề này đang ở mức báo động, gây nhiều bức xúc cho xã hội. Các chỉ tiêu cơ bản của nước thải như COD, BOD, TSS. .. đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Một trong những làng nghề chế biến lương thực có truyền thống lâu năm là làng nghề làm miến làng So thuộc xã Tân Hòa Quốc Oai- một làng nghề ở ngoại thành Hà Nội. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. 4 Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Miến là món ăn quen thuộc và không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người dân Việt Nam. Những món nấu miến quen thuộc trong bữa cơm ngày tết thường là: Canh miến nấu nước gà, canh miến nấu măng, miến xào lòng gà rất hấp dẫn. Vào những ngày giáp Tết , các hoạt động sản xuất miến cũng trở nên hối hả. Vào dịp này nếu đi qua làng So- làng nghề nổi tiếng về làm miến lâu đời, đến nơi đâu ta cũng bắt gặp những hình ảnh hoạt động tấp nập của làng nghề  miến. Đa số những lò miến đều lấy nguyên liệu là bột dong ta, có nguồn gốc từ Thôn Thổ Ngõa, xã Tân Hòa, Huyện Quốc Oai, Hà Nội. Không phải chỉ mình nơi đây có trồng dong ta, mà có nhiều làng khác trong vùng, kể cả tại nhiều xã khác bà con nông dân cũng có trồng. Tuy nhiên, làng So từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề trồng dong ta, mà theo như các cụ cao niên ở đây cho biết, thì chỉ có đất làng So với thực sự hợp với củ dong ta, củ dong ta làng So luôn có chất lượng rất tốt, nhiều bột, ít xơ, để làm miến thì vừa dai vừa giòn. Miến được làm từ bột dong làng So nếu dùng để nấu các món canh ngày tết thì ngon nhất hạng và không miến nơi nào sánh nổi. * Quy trình sản xuất miến từ bột dong riềng --------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. 5 Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đầu tiên bột dong được ngâm với nước khoảng vài giờ sau đó lọc bỏ nước,lấy phần tinh bột, bột này lại được tẩy bằng hóa chất để sạch màu và mùi chua sau đó bột lại tiếp tục được ngâm một lần nữa. Giai đoạn này có thể bổ xung thêm phẩm màu để tạo màu sắc cho miến nếu khách hàng có nhu cầu (ví dụ miến vàng thì cho thêm bột nghệ…) sau khi lọc bỏ nước bột được khuấy đều, một phần bột được ngâm với nước sôi được gọi là bột chín, bột chín đem hòa với bột đã lọc theo tỉ lệ 1/10 tạo lên một hỗn hợp bột. Một xưởng sản xuất thường có ít nhất ba cái bể, tương đương với các công đoạn rửa bột, ủ bột, đánh bột. Trước hết, người ta dùng mô tơ khuấy đều bột, bơm nước liên tục vào bể để bọt bẩn và bụi bặm trôi ra ngoài. Tiếp theo là ủ bột để bột lắng và đóng bánh. Bột tiếp tục được trộn với tỷ lệ 3 bột sống/1 bột chín rồi đánh nhuyễn, sau đó đưa vào máy cán mỏng thành bánh có kích thước trung bình vào khoảng 60x200cm. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. 6 Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiếp đó bánh miến được đặt trên những tấm phên phơi cho se và đạt độ dai nhất định. Rồi người ta đưa bánh vào máy xén để cắt miến thành sợi. Cuối cùng miến được phơi một lần nữa cho đến khi khô hoàn toàn để xuất xưởng. Đặc điểm nước cấp và nước thải trong công nghệ sản xuất miến Các cơ sở sản xuất miến tiêu thụ một khối lượng nước lớn. Nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu là nước giếng khoan . Nước sử dụng cho sản xuất miến chủ yếu ở khâu ngâm bột, tẩy màu, mùi. -> Ngâm . ->Ngâm tẩy màu,mùi. ->Ngâm.* --------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. 7 Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- >Tráng. ->Nước thải. ->Nước. ->Nước thải.-> Hóa chất.-> Nước-> - Bột dong riềng. ->Phơi.->Thái sợi. -> Phơi. Thành phẩm của bột, ngâm trước khi đem tráng. Nước thải miến có COD tương đối cao 4000-6000 mg/l, độ đục tương đối lớn 400-600 NTU do trong quá trình ngâm bột một lượng nhỏ tinh bột đi theo nước vào nước thải, thành phần chủ yếu của bột dong riềng là tinh bột nên hàm lượng amoni không cao khoảng 40-80 mg/l và nitrit thấp (<3mg/l), pH của nước thải khá thấp (2-3) và có mùi chua rất khó chịu, tất cả nước thải của các công đoạn được thải chung xuống cống cùng với nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nặng cho sông Đáy. Hiện nay, làng So có tới 80% số hộ sản xuất miến. Nghề sản xuất miến truyền thống không chỉ đem lại lợi nhuận cao về kinh tế cho các hộ sản xuất mà còn giúp nhiều người có thêm công ăn việc làm. Thời điểm sắp Tết cũng là thời điểm vào mùa của miến làng So. Nhưng rộ nhất là những ngày cuối năm, người làm nghề mới bắt đầu tranh thủ ngày đêm sản xuất nhiều miến để phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán. Hàng năm làng sản xuất một lượng miến rất lớn cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong làng không phải tất cả các hộ đều sản xuất miến dong mà chỉ có khoảng 60 hộ là sản xuất thường xuyên ở quy mô lớn (khoảng 1-1.5tấn/ngày) ngoài ra cũng có những hộ chỉ sản xuất mang tính thời vụ, cứ vào dịp giáp tết nhu cầu khách hàng về miến tăng cao nên những hộ này chỉ sản xuất vào dịp tết (khoảng 20 hộ). Những hộ còn lại có thể làm công cho những hộ làm miến hay làm những công việc khác vì muốn làm được sợi miến từ bột dong riềng phải qua rất nhiều công đoạn và cần rất nhiều người ví dụ tráng miến, mang miến đi phơi, hay thu miến. Quá trình sản xuất miến tốn rất nhiều nước vì trước khi tráng miến phải qua nhiều công đoạn, nước thải của sản xuất miến chứa nhiều chất hữu cơ nhất là chất hữu cơ dạng tinh bột cùng chất tẩy màu, mùi. Nước không được xử lý mà cùng với nguồn nước thải sinh hoạt đổ thẳng ra sông Đáy làm nước sông nhuốm một màu đen ngòm và bốc mùi hôi thối mặt khác do làng chưa có chỗ quy hoạch đổ rác nên nhiều hộ cứ tiện tay vứt ra ven bờ sông Đáy góp phần làm ô nhiễm con sông và mất cảnh quan của khu vực. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. 8 Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuy nhiên, việc xử lý chất thải tại các hộ làm miến phần lớn vẫn là thải trực tiếp ra hệ thống cống rãnh, sông, ngòi ở địa phương do thiếu kinh phí và công nghệ. Nhận thức của người dân về các quy định pháp luật bảo vệ môi trường trong việc làm miến còn rất hạn chế. Hầu hết người dân chỉ quan tâm đến việc làm cách nào để làm ra được nhiều miến, họ không mấy băn khoăn hoặc không lường hết được hậu quả của việc xả chất thải trực tiếp ra môi trường. Việc làm này kéo theo nguồn nước, không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh Ông Vương Trí Điền (Chủ một xưởng miến) cho biết: “Gia đình tôi làm nghề miến sạch đã ngót 10 năm nay. Ngoài nguồn lợi thu được, gia đình tôi cũng rất băn khoăn về vấn đề đảm bảo vệ sinh trong qua trình làm miến. Lượng nước thải hàng ngày, thải trực tiếp xuống ao, ngòi... Tuy nhiên diện tích đất có hạn, lượng nước thải ngày càng nhiều gây ứ đọng và bốc mùi khó chịu”. Gia đình nhà Ông Điền chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 80 hộ dân tham gia làm miến, vậy các hộ còn lại, nếu không có những giải pháp để sử lý nước thải --------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. 9 Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- liệu rằng, lượng nước thải do nghề làm khoai, làm miến mỗi ngày sẽ đi đâu, về đâu giữa lòng khu dân cư? Qua khảo sát thực tế tại xã cho thấy, chỉ có khoảng 3% các hộ làm miến đã đầu tư xây hệ thống xử lý nước thải , còn lại đều xả trực tiếp ra các rãnh tiêu nước. Rãnh tiêu nước tại xã với chiều dài 30 km chạy qua 4/4 thôn dân cư, hệ thống rãnh tiêu nước chỉ có thể phục vụ việc thoát nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, chứ không thể nào hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, đến nay, địa phương vẫn chưa tìm được giải pháp hiệu quả để xử lý nguồn chất thải do làm khoai, làm miến. Nước thải sản xuất miến dong chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao chủ yếu là các hợp chất cacbonhidrat, prôtein, tinh bột … là các chất dễ phân hủy, chuyển hóa sinh học và các hợp chất chứa nitơ gồm nitơ ở dạng hữu cơ(amin,axitamin…), ở dạng vô cơ như NH4 +NO2- làm giảm chất lượng của nước và có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm cho con người. Vì thế việc tìm quy trình xử lý thích hợp đối với loại nước thải này có ý nghĩa rất to lớn. Có nhiều biện pháp xử lý, tuy nhiên biện pháp sinh học là ưu thế hơn cả vì chúng có ưu điểm về kinh tế - kỹ thuật và thân thiện với môi trường. Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các cơ sở làm miến đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân hủy yếm khí gây ô nhiễm không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm. Tình trạng ô nhiễm môi trường đã khiến một tỷ lệ không nhỏ người dân làng So hoặc ở các khu vực lân cận mắc các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 10 ---Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- đường ruột, bệnh ngoài da...Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do môi trường sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh, nguồn nước sạch khan hiếm. Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề có tỷ lệ cao hơn rất nhiều những làng thuần nông khác... Các phương pháp xử lý nước và nước thải Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm ra khỏi nước, nước thải. Khi đạt được những chỉ tiêu, yêu cầu cho từng loại nước thì có thể đổ vào nguồn hoặc tái sử dụng lại. Để đạt được mục đích trên người ta thường dựa vào đặc điểm của các loại tạp chất để chọn phương pháp xử lý thích hợp. Việc phân loại các phương pháp xử lý nước, nước thải chủ yếu dựa vào bản chất của phương pháp xử lý đó. Người ta phân loại thành các phương pháp sau. 1. Phương pháp hóa lý Là phương pháp xử lý chủ yếu dựa trên các quá trình vật lý, thường dùng để loại các hợp chất không tan ra khỏi nước, nó gồm các quá trình cơ bản: lọc qua sàng, lưới chắn, khuấy trộn, lắng, tuyển nổi, đông tụ, tạo bông, ly tâm, lọc, chuyển khí. Tùy thuộc vào tính chất của tạp chất và mức độ cần thiết phải làm sạch mà người ta sử dụng một hoặc một số phương pháp kể trên. 2. Phương pháp hóa học Là phương pháp chuyển hóa các chất bẩn có trong nước bằng cách thêm hóa chất. Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng trung hòa, tạo phức, kết tủa, các phản ứng oxy hóa khử hóa học và điện hóa. 3. Phương pháp sinh học Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là một quá trình phức tạp bởi đó là quá trình phát triển của vi sinh vật xảy ra trong thiết bị xử lý, bị ràng buộc bởi các hiện tượng hóa lý liên quan đến chuyển chất và năng lượng. Tính phức tạp của nó còn ở chỗ các quá trình đó xảy ra ở mức độ vi mô (các hiện tượng trong tế bào, trong quần thể vi sinh vật và ở mức độ vĩ mô (các quá trình chuyển chất và truyền nhiệt phụ thuộc điều kiện thủy động cụ thể trong từng thiết bị). a) Điều kiện nước thải đưa vào xử lý sinh học Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải một số ngành công ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 11 ---Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- nghiệp có chứa những chất hữu cơ hòa tan gồm hidratcacbon, protein và các hợp chất chứa nitơ phân hủy từ protein, các dạng chất béo, cùng một số chất vô cơ như H2S, các sulphua, amoniac và các hợp chất chứa nitơ khác có thể đưa vào xử lý bằng phương pháp sinh học. Phương pháp xử lý sinh học nước thải dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ các tạp chất hữu cơ có trong nước thải. Do vậy, điều kiện đầu tiên và vô cùng quan trọng là nước thải phải là môi trường sống của các quần thể vi sinh vật. Để cho quá trình xử lý sinh học xảy ra thuận lợi thì nước thải cần được xử lý sơ bộ để đạt những yêu cầu sau: - Hàm lượng các chất độc nhỏ, không chứa hoặc chứa rất ít các kim loại nặng có thể gây chết hoặc ức chế sự phát triển của các hệ vi sinh vật trong nước thải. - Trong nước thải cần bảo đảm tỷ lệ BOD:N:P ≈ 100:5:1 là tỷ lệ chất dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật. - Nước thải đưa vào xử lý sinh học có hai thông số đặc trưng là COD và BOD. Nước thải có COD/BOD ≥ 2 hoặc BOD/COD ≥ 0.5 là khá phù hợp với việc xử lý sinh học. Khi giá trị COD hoặc BOD lớn thì cần phải qua xử lý sinh học kỵ khí. Bên cạnh các chất dễ phân hủy như: Hidratcacbon, protein còn có nhiều chất chỉ bị oxi hoá một phần hoặc thậm chí hầu như hoàn toàn không bị phân hủy. Trong các chất hữu cơ tự nhiên có lignin là khó bị phân hủy, kitil, sừng, móng, tóc hầu như không bị phân hủy. Đối với các loại nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như nước thải các làng nghề sản xuất miến thì phương pháp xử lý được lựa chọn là phương pháp sinh học. Ở đây nguồn nước thải sau khi được xử lý sẽ được thải trực tiếp ra các dòng sông nên không thể sử dụng hóa chất một cách tùy tiện được. Phương pháp xử lý sinh học dựa vào sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải bởi các vi sinh vật,nên khi thải ra sẽ không gây ô nhiễm môi trường bởi các hóa chất đưa vào trong quá trình xử lý như các phương pháp khác. b)Vai trò của vi sinh vật trong việc xử lý nước. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 12 ---Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đặc biệt là của các xí nghiệp chế biến thực phẩm, thủy sản, giấy... rất giàu các chất hữu cơ như: Đường, tinh bột, các hợp chất protein, các chất béo, xenlulozo...Thường trong nước thải cũng có chứa rất nhiều các vi sinh vật. Vi sinh vật ở đây là một quần thể và đông đảo nhất là vi khuẩn, cả về chủng loại cũng như số lượng. Có hai nhóm vi sinh vật (chia theo phương thức dinh dưỡng): nhóm vi sinh vật tự dưỡng và nhóm vi sinh vật dị dưỡng. + Các vi sinh vật dị dưỡng phải nhờ vào các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng. Chúng phân hủy các chất hữu cơ nhờ hệ enzim thủy phân tiết ra môi trường theo nguyên tắc cảm ứng cơ chất tương ứng. Các vi sinh vật này cũng dùng các chất hữu cơ có trong nước để xây dựng tế bào mới cho mình, để phục vụ cho sinh trưởng và phát triển. + Các vi sinh vật tự dưỡng có thể sử dụng CO2 làm nguồn cacbon và các chất khoáng khác, nhờ ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng tổng hợp thành các chất hữu cơ trong thành phần tế bào. Làm sạch nước thải tự nhiên hay xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon để thực hiện quá trình sinh tổng hợp, phát triển . Các vi sinh vật dị dưỡng lại có thể chia làm 3 loại dựa theo hoạt động sống của chúng với oxi: + Vi sinh vật hiếu khí: loài này cần có oxi để sống và phân hủy các hợp chất hữu cơ. + Vi sinh vật kỵ khí: loài này có khả năng sống không cần có oxi và oxi hoá các chất hữu cơ không cần có mặt oxi tự do, chúng có thể sử dụng oxi trong các hợp chất như nitrat, sunphat. + Giữa hai nhóm này còn có một nhóm trung gian được gọi là các vi sinh vật tùy nghi hay là các vi sinh vật tùy tiện chúng có thể sinh trưởng trong điều kiện có hoặc không có oxi. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 13 ---Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú. Bài dự thi Vân dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn Năm học 2014 - 2015 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Bài thuyết minh vận dụng các kiến thức từ tìm hiểu thực tế và thực trạng ô nhiễm môi trường nước trong quá trình sản xuất miến. Mục đích phân tích để người dân thấy rõ mức độ nguy hiểm từ ô nhiễm môi trường nước. Tìm hiểu và vận dụng kiến thức một số môn học như Hóa, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Toán để đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước từ nghề sản xuất miến dong ở địa phương xã Tân Hòa. Qua việc tìm hiểu, giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức thực tế và những ứng dụng khoa học kĩ thuật trong nghề sản xuất miến nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương chúng em. Qua việc giải quyết tình huống mà cô giáo đề ra đã giúp cho các bạn trong nhóm có cơ hội tìm hiều về những vấn đề gây ô nhiễm môi trường nước, từ đó vận dụng kiến thức các môn học để tìm hiểu nguyên nhân và đề ra các giải pháp hạn chế thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở địa phương. Sau bài thuyết trình, các bạn trong lớp sẽ có cái nhìn tổng quan về thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ nghề làm miến ở địa phương, tác hại và biện pháp hạn chế từ đó có thể phân tích, tuyên truyền tới gia đình và những hộ dân xung quanh. Giúp mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường nước trong quas trình sản xuất miến, áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ đơn giản, hiệu quả mà vẫn canh tác bền vững, đảm bảo lợi nhuận kinh kế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng khu dân cư. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 14 ---Nguyễn Thị Mai Hiên- lớp 9A – Trường THCS Tân Phú.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan