Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Bai du thi van dung kien thuc lien mon...

Tài liệu Bai du thi van dung kien thuc lien mon

.DOC
17
744
139

Mô tả:

Sở Giáo Dục và Đào Tạo An Giang Trường THPT Đức Trí - Địa chỉ: Tôn Đức Thắng, Phường Long Thạnh, TX Tân Châu, Tỉnh An Giang - Điện thoại: 0763822429 - Email: [email protected] BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Thông tin về thí sinh 1. Trần Đặng Ngọc Tiến Ngày sinh: 13/07/1997 ; Lớp: 12A7 2. Phan Tấn Dỏi Ngày sinh: 22/12/1996 ; Lớp: 12A6 BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂN CHÂU 1. Tình huống cần giải quyết là: Trong một chuyến tham gia cùng Đoàn trường giao lưu với tỉnh Đoàn, biết chúng em đến từ đơn vị trung học phổ thông Đức Trí - Thị xã Tân Châu. Có một số thầy cô đặt vấn đề cho em: Em hãy giới thiệu cho thầy cô cùng các bạn một vài nét về lịch sử đấu tranh và những tiềm năng phát triển du lịch của Tân Châu. Từ đó, thầy cô có thể tổ chức cho các em học sinh của đơn vị mình đi tham quan thực tế ở vùng đất anh hùng này. 2. Mục tiêu: Giúp quảng bá về du lịch Tân Châu, từ đó có ý thức hơn về bảo về bảo vệ văn hóa - môi trường địa phương. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương: - Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Tân Châu. - Đặc điểm địa lý của Tân Châu. - Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của Tân Châu. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Lịch sử - nguồn gốc, lịch sử đấu tranh. - Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài viết. - Địa lí – vị trí địa lí, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lực phát triển du lịch. - Giáo dục công dân – bài học về trulòng yêu nước. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: - Đi tìm hiểu thực tế, thu thập tài liệu, hình ảnh, thảo luận, tiến hành viết các ý chính, hoàn chỉnh bài viết. - Tư liệu sử dụng: sách địa phương. - Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm google Từ các kiến thức đó để viết thành bài: Tôi được sinh ra và lớn lên từ TÂN CHÂU- mảnh đất hiền hòa đầy thân thương. Nơi được mệnh danh là “ XỨ LỤA” nổi tiếng gần xa. Dù có đi đâu xa, mỗi lần nghe nhắc “Tân Châu” là lòng tôi bùi ngùi nhớ về nơi ấy. 5.1 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ ĐẤU TRANH Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam thì Cách mạng tháng Tám 1945 là một chiến công rực rỡ đầu tiên, ghi dấu mốc son lịch sử chói lọi, hào hùng của một dân tộc với giáo, mác, tầm vong đã bẽ tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân và phát xít, đồng thời lật đổ được chế độ phong kiến trên toàn cõi lãnh thổ Việt Nam và đã đạt thành tựu mà cả dân tộc chờ đợi là nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào ngày 02/09/1945. Một nhà nước công - nông đầu tiên được thiết lập ở khu vực Đông Nam Á. Tại Tân Châu, sau khi thành lập vào cuối tháng 4/1930, đảng bộ Tân Châu đã phát động và lãnh đạo nhân dân hưởng ứng các cuộc đấu tranh trừ gian, diệt tề, đòi quyền dân sinh, dân chủ…. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra êm thắm, không đổ máu, thắng lợi trọn vẹn. Từ lúc ra đời đến khi lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đảng bộ Tân Châu đã kiên cường, dũng cảm vượt qua biết bao hy sinh, gian khổ. Do vậy, tổ chức cách mạng dù có bị thiệt hại, vẫn củng cố lại được và tiếp tục phát triển, phong trào cách mạng bị dìm xuống, lại khôi phục dấy lên. Trong những ngày tháng Tám này, cũng như các địa phương khác trong cả nước, Tân Châu sôi sục khí thế đấu tranh cách mạng với những ký úc hào hùng của những giây phút thắng lợi, giành được chính quyền. Trong 15 năm ra đời, đấu tranh và phát triển là 15 năm đảng bộ cùng nhân dân Tân Châu viết nên những trang sử vẻ vang với những thành tích đáng tự hào, góp phần cùng cả nước giành độc lập dân tộc. Đây là cơ sở để đảng bộ tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống sự xâm lược của Thực dân, Đế quốc và tập đoàn diệt chủng Khmer đỏ bảo vệ biên cương, bờ cõi Tổ quốc.Tân Châu còn là vùng đất văn hoá với các hoạt động văn học nghệ thuật sôi nổi. Các nhân vật lịch sử lỗi lạc như Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn, Nguyễn Công Trứ… Ngày nay, trên con đường hội nhập và phát triển, từ một huyện đã trở thành thị xã, đảng bộ và nhân dân Tân Châu tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ chính trị trên tất cả các lĩnh vực . Một thị xã Tân Châu phát triển năng động, là vùng kinh tế biên mậu đầu nguồn sông Tiền đang vươn lên là một trong ba trung tậm kinh tế trọng điểm của tỉnh. 5.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ 5.2.1.Vị trí địa lý: Thị xã Tân Châu thuộc vùng biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh An Giang, là địa phương đầu nguồn con sông Tiền, có đưòng biên giới dài 6,33 km giáp với tỉnh Kandal – Vương quốc Campuchia. 5.2.2.Diện tích đất tự nhiên: Diện tích : 17.664,64 ha. 5.2.3. Dân số: Dân số : 172.088 người, mật độ dân số khoảng 974 người/km2.(2014) 5.2.4. Đơn vị hành chính: Thị xã Tân Châu gồm có: 5 phường gồm: Long Thạnh, Long Hưng, Long Châu, Long Phú, Long Sơn; và 9 xã gồm: Phú lộc, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân An, Long An, Tân Thạnh, Châu Phong, Phú Vĩnh, Lê Chánh. 5.2.5. Đặc điếm khí hậu: Tân Châu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu mát mẽ, mưa nhiều. 5.2.6. Đặc điểm kinh tế - xã hội: - Tốc độ tăng trưỏng kinh tế năm 2010 đạt 15,65% (NQ HĐND 15,44%). Trong đó: + Khu vực 1:tăng 1,84% + Khu vực 2:tăng 21,89% + Khu vực 3:tăng 20,24% - GDP bình quân đầu người đạt 19.319 ngàn đồng 5.2.7 Thế mạnh và tiềm năng kinh tế biên giới của thị xã Tân Châu: - Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có bước tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng của khu vực đạt 21,89%. - Thương mại – dịch vụ phát triển khá tốt, tốc độ tăng trưởng đạt 20,23%.Với những chính sách ưu đãi đặc biệt của khu thương mại công nghiệp như sau: + Hàng hóa,dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu thương mại công nghiệp Tân Châu được miễn thuế nhập khẩu, không phải chịu thuế giá trị gia tăng. + Các hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu, không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. + Các loại hàng hóa gia công, tái chế, lắp ráp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu thì chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện cấu thành trong sản phẩm hàng hóa. + Các nhà đầu tư được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, được giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 9 năm tiếp theo cùng nhiều ưu đãi đặc biệt khác. - Nông nghiệp: tổng diện tích gieo trồng trong năm đạt 37.188ha, trong đó diện tích trồng lúa chiếm 90,4%; cơ cấu lúa chất lượng cao chiếm trên 90%. Tổng sản lượng lúa ước đạt 217.838 tấn. - Tiềm năng kinh tế biên giới: Trong năm 2010, giá trị trao đổi hàng hóa biên mậu cửa khẩu Vĩnh Xương –TX.Tân Châu đạt trên 50% tổng số của Tỉnh . Hàng năm sẽ tổ chức hội chợ biên giới, mời các doanh nghiệp trong nước và nước bạn Lào, Campuchia cùng tham gia với qui mô hội chợ quốc tế. 5.3 NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 5.3.1 Về thăm làng lụa Tân Châu: Tân Châu là làng nghề ươm tơ dệt lụa nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Đây cũng chính là nơi ra đời loại lụa Mỹ A nổi tiếng một thời. Làng Tân Châu vốn có nghề dệt lụa nổi tiếng khắp nơi với các sản phẩm lụa có hoa văn đẹp, óng ả và màu sắc rất bền. Lụa Tân Châu nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Cửu Long và có mặt ở cả Singapore, Philippine, Ấn Độ... Mỹ danh “lụa Tân Châu” như cô gái nết na, đài các, là niềm tự hào của vùng đất An Giang, đã đi vào văn chương, lên sàn diễn. “Trai nào thanh bằng trai sông Của Gái nào thảo bằng gái Tân Châu Tháng ngày dệt lụa trồng dâu Thờ cha, nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn" Nguyên liệu để dệt ra lụa Tân Châu đều do người dân nơi đây tự trồng dâu nuôi tằm để sản xuất ra tơ dệt lụa, trồng cây mặc nưa để lấy trái làm thuốc nhuộm. Để có được một cây lụa Tân Châu tốt, người thợ phải mất nhiều thời gian và công sức với nhiều công đoạn khác nhau. Như: chải cửi, xe tơ, nhuộm lụa,dệt thành tấm, nhuộm màu 5.3.2 Dệt chiếu Uzu: Ở Tân Châu, bên cạnh lụa truyền thống, nghề dệt chiếu ở đây cũng đang hưng thịnh và có nhiều nét mới. Nguyên liệu dệt ở đây chủ yếu là bằng cây Uzu, được nhập khẩu trực tiếp từ Campuchia về. Nguyên liệu dệt chiếu Uzu phải nhập từ Campuchia về Mỗi người đảm nhận một khâu khác nhau trong quá trình sản xuất chiếu Uzu, từ dệt, may… cho đến đóng gói sản phẩm. . Sản phẩm từ Uzu rất đa dạng, từ chiếu xếp, miếng lót ghế, dây nịt… đến tranh thư pháp Dù không nằm tại vùng nguyên liệu của lát Uzu hay lát Việt, nhưng bằng sự sáng tạo và khéo léo, những người thợ ở đây đã làm cho nghề dệt chiếu truyền thống vốn đã bị lãng quên nhiều năm dần phục hồi trở lại. 5.3.3 Dệt thổ cẩm: Làng dệt thổ cẩm làng Chăm Châu Phong Dệt thổ cẩm là nghề mà bất cứ người phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Thổ cẩm của người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống. Đồng bào Chăm cũng khéo léo, sản phẩm họ làm ra là những chiếc khăn choàng tắm, sà rông đầy màu sắc, thổ cẩm tinh xảo, túi đeo và đặc biệt là những chiếc khăn bịt tóc đẹp mắt. Sản phẩm dệt rất đẹp và tinh tế Sở dĩ nghề dệt thổ cẩm Chăm ở đây còn lưu giữ đến hôm nay là do tục “cấm cung”, tức con gái lớn lên không được ra ngoài, chỉ ở trong nhà dệt vải hay thêu thùa. Mặc dù tục “cấm cung” hiện nay không còn nữa nhưng sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ của người phụ nữ Chăm Châu Phong vẫn không mất đi. Đến Châu Phong bây giờ như lạc vào một thế giới khác. Những thánh đường Hồi giáo bề thế, uy nghi, nhà cửa có nét kiến trúc riêng với các hoa văn trang trí và nội thất mang nét đặc trưng của dân tộc Chăm. Thấp thoáng bên song cửa sổ là những cô gái đang ngồi quay tơ, dệt thổ cẩm. Phụ nữ Chăm rất đẹp, trong bộ trang phục truyền thống họ càng trở nên duyên dáng hơn. 5.3.4 Chùa Giồng Thành: Chùa Giồng Thành thuộc Phường Long Sơn, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang Đặc điểm: Chùa Giồng Thành là một trong những di tích ở An Giang được Nhà nước công nhận, xếp hạng quốc gia vào năm 1986. Nhìn từ bên ngoài, chùa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ với mái tháp có hai tầng hình phễu, trang trí nhiều họa tiết hoa văn trang nhã .Về tên gọi chùa Giồng Thành, theo một số tài liệu cho biết là xuất phát từ chỗ chùa được xây trên nền đất của hào thành triều Nguyễn. Chùa Giồng Thành được nhiều người biết đến như địa chỉ đỏ của phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - trong những ngày đi truyền bá chủ nghĩa yêu nước cũng đã từng hoạt động tại đây. Trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng, chùa Giồng Thành tiếp tục là cơ sở của Tỉnh ủy Châu Đốc, Huyện ủy Tân Châu và là điểm giao liên của Khu 8, Trung ương cục miền Nam. 5.3.5 Ngôi chùa cách mạng trên ngọn núi thấp nhất đồng bằng: Nằm cách thị xã Tân Châu khoảng 9 km, chùa Núi Nổi (Phù Sơn Tự), xã Tân Thạnh không chỉ được biết đến bởi địa thế kỳ lạ mà còn bởi cách nay mấy mươi năm chùa mang dấu ấn của phong trào cách mạng. Chùa được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh vào năm 2001. Theo tương truyền, núi Nổi là ngọn núi thiêng dâng cao khi nước lũ về. Các bô lão đánh dấu mực nước vào sườn núi và thấy nhiều năm dù lũ về mênh mang song mực nước vẫn vậy. Địa thế thâm u nên nơi đây trở thành nơi tìm đến của người mộ đạo. Chùa Núi Nổi gắn liền với căn cứ giồng Trà Dên do địa thế bao quanh bởi rừng tre dày, chằng chịt … Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nơi này rất hoang vu, nên bộ đội ta đóng quân để đánh giặc. Địch lọt vào nơi này xem như chẳng có đường ra. Tại giồng Trà Dên, qua hai cuộc kháng chiến có hơn 100 người con lên đường tham gia lực lượng vũ trang đã anh dũng hy sinh, 30 chiến sĩ ngã xuống… Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, núi Nổi còn là pháo đài để ta quan sát cánh đồng vùng biên giới, ngăn chặn sự xâm phạm chủ quyền của Polpot. 5.3.6 "Tung lò mò" - Đặc sản người Chăm An Giang: "Tung lò mò" - Đặc sản người Chăm An Giang Người Chăm ở An Giang ,là đồng bào theo đạo Hồi, người Chăm An Giang không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt bò. Thịt bò vụn (có nhiều nơi, người ta làm bằng loại thịt bò ngon như: đùi, bắp hoặc thịt bò nạc lóc từ xương) sau khi loại bỏ hết gân và bầy nhầy, xắt nhuyễn, bằm chung với mỡ bò, trộn đều với tiêu, tỏi, bột ngọt, đường cùng một vài loại gia vị bí truyền, nhưng nhất thiết phải có cơm nguội. Ruột bò lộn bề trái, cạo, rửa nước muối, rửa sạch rồi lộn lại, phơi hơi se. Thịt trộn xong, để cho thấm, dồn vào ruột bò, thắt từng khúc dài khoảng 3 đốt tay, tròn cỡ ngón chân cái, phơi chừng 3 nắng là được. “Tung lò mò” càng để lâu (1 - 2 tháng) càng khô, càng ngon. Nhưng bí quyết để “tung lò mò” trở thành món ngon độc đáo hơn lạp xưởng còn nhờ cơm nguội lên men có vị chua. 5.3.7 Thủy sản: Ngoài ra Tân Châu còn có nhiều đặc sản “ miền Tây ” như cá Thác Lác , Cá Linh hòa quyện cùng bông điên điển làm nao lòng bao thực khách. Cá Thác lác Chả giò cá thác lác Thác lác hấp bầu Cá linh Canh chua cá linh 5.3.8 Bánh bò đường thốt nốt Tân Châu (chánh gốc Út Dứt): Mùi vị thơm béo ngậy của nước cốt dừa; vi ngọt thanh của đường thốt nốt được bàn tay khéo léo của bà Út Dứt nức danh tại thị xã Tân Châu trộn lẫn vào miếng bánh bò dẻo và dai khiến bạn không khỏi trầm trồ khi cắn vào một miếng. 5.3.9 Nơi nghỉ ngơi lí tưởng sau một ngày tham quan đầy thú vị: Khách sạn Song Lạc lớn nhất ở Tân Châu hiện nay, nằm sát bờ sông Tiền. Ở đây có thể nhìn toàn cảnh dòng sông và Thị xã. Tân Châu, xứ sở chúng tôi yêu là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp, xanh tốt để mang đến đời sống ấm no, hạnh phúc cho người dân quê chúng tôi. Chúng tôi nguyện sẽ cùng mọi người góp phần xây dựng hoàn thiện nó để nó ngày càng phát triển và sánh vai cùng các Thành phố lớn của cả nước. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Giúp chúng em ôn lại và khắc sâu kiến thức đã học ở lớp cũ và trau dồi, nâng cao hơn kiến thức đang học về Lịch Sử và Địa Lý địa phương. Bên cạnh chúng em còn có dịp được trải nghiê m ê thực tế, hiểu biết thêm nhiều vấn đề ngoài xã hô êi như phong tục , tâp quán , các món ăn, lễ hô êi đă êc biê êt là nét đẹp tiềm ẩn của quê hương mình. Có dịp để giới thiê êu với bạn bè nơi khác về lịch sử hình thành và tiềm năng phát triển du lịch Tân Châu trong quá khứ cũng như trong quá trình phát triển và hô iê nhâ pê . Từ đó có ý thức hơn trong viê êc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương Tân Châu anh hùng. Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho chúng em chủ động, tích cực, sáng tạo; có thêm những hiểu biết về quê hương; giúp chúng em ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống. Ngoài ra còn cho chúng em thêm yêu quê hương đất nước và ra sức học tập thật tốt để góp phần xây dựng quê hương Tân Châu thêm giàu đẹp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan