Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 9 Bai du thi kien thuc lien mon hoa hoc 9 cap tinh...

Tài liệu Bai du thi kien thuc lien mon hoa hoc 9 cap tinh

.DOC
20
347
78

Mô tả:

- Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Thanh Sơn - Trường Trung học cơ sở Văn Miếu - Địa chỉ : Văn Miếu – Thanh Sơn – Phú Thọ - Điện thoại: 02103872011 - Email: [email protected] - Thông tin về thí sinh: - Họ và tên: Trần Thị Phương Hằng - Ngày sinh: 07/03/2001 Lớp: 9B. BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Môn: HÓA HỌC - THCS 1 BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Môn: HÓA HỌC - THCS Đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu hiện tượng mưa Axit và biện pháp khắc phục hậu quả của hiện tượng mưa Axit. Khi có sự kết hợp của các oxit phi kim và nước, mưa axit sẽ xảy ra. Nước có sẵn trong tự nhiên, các oxit được thải ra từ hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch. Chính sự lạm dụng các nhiên liệu hóa thạch đã khiến những cơn mưa chứa đầy chất axit xuất hiện nhiều hơn. 1. TÊN TÌNH HUỐNG. Nghỉ hè năm học lớp 8, Bố mẹ có thưởng cho em một chuyến về quê thăm Ngoại ở Hải Phòng. Vườn nhà Ngoại có rất nhiều loại cây ăn quả mà em rất thích, đặc biệt hàng ngày em thường xuyên giúp Ngoại chăm sóc vườn rau của Ngoại. Nhưng thật buồn vì chỉ sau một cơn mưa rào bất chợt mà rau của Ngoại đã hỏng rất nhiều vì các cây rau đang xanh non bỗng dưng bị héo khô. Em thấy thật lạ vì tại sao sau cơn mưa rau nhà em luôn xanh tốt hơn mà rau của Ngoại lại bị khô héo. Em hỏi Ngoại thì Ngoại bảo ở đây có nhiều nhà máy… nên gây ra hiện tượng mưa Axit làm hỏng rau của Ngoại. Từ đó em luôn băn 2 khoăn, trăn trở và tìm hiểu về hiện tượng mưa Axit cùng các biện pháp khắc phục hậu quả. Vào năm học lớp 9, trong một tiết hóa học, cô giáo có nói đến mưa axit, những cơn mưa đó gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến tài nguyên đất nước. Em đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân, khái niệm mưa axit. Những chất nào đã hình thành mưa axit. Hậu quả do những cơn mưa Axit gây ra, các giải pháp khắc phục và từ đó cùng các bạn góp một phần sức lực nhỏ bé của chúng em tuyên truyền cho các bạn học sinh trong lớp, trong trường các biện pháp bảo vệ môi trường. 2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Tìm hiểu về hiện tượng mưa Axit sẽ giúp chúng em hiểu thêm được nguyên nhân, khái niệm mưa axit. Những chất nào đã hình thành mưa axit. Hậu quả do những cơn mưa Axit gây ra, các giải pháp khắc phục . Với chúng em khi giải quyết nội dung bài học này, chúng em sẽ được tìm hiểu sâu rộng và ôn lại một số kiến thức các môn học như Hóa học, Ngữ Văn, Địa Lý, Sinh học, Tin học… Hiện nay, học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn sẽ giúp cho các em phát huy được năng lực tư duy, khuyến khích sự sáng tạo. Việc học tập như thế này sẽ có những tác dụng: - Tạo ra sự hứng thú trong học tập, tiết học, buổi học bớt khô cứng, căng thẳng. - Học sinh nào cũng có những quan điểm, cái nhìn riêng về một vấn đề. - Trao đổi được quan điểm, kiến thức, thế mạnh của nhau. - Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. - Nâng cao kĩ năng làm việc theo nhóm. 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỄN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Để giải quyết nội dung bài học này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết 3 cho thấu đáo, cặn kẽ nội dung mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là: môn Hóa học, Ngữ Văn, Địa Lý, Giáo dục công dân, Sinh học, Tin học...ví dụ: - Với môn Ngữ văn: Văn thuyết minh - Với môn Hóa học: Nguyên nhân, hiện tượng mưa axit. - Với môn Địa lý: Tình hình khí hậu ở Việt Nam và thế giới. - Với môn Giáo dục công dân: Giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường. - Với môn Sinh học: Ảnh hưởng của hiện tượng mưa Axit đến đời sống của sinh vật và con người. - Với môn Tin học: Ứng dụng công nghệ thông tin tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. * Nguồn học liệu để nghiên cứu tìm tòi: Bài học trên lớp do các thầy cô giáo hướng dẫn các bộ môn, từ nguồn Internet, từ thư viện nhà trường, báo chí… * Hình thức nghiên cứu: Học trên lớp, sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề, tìm hiểu cá nhân. 4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Để giải quyết tình huống trên, em đã vâ ân dụng kiến thức các môn đã được học tập trong nhà trường kết hợp với những hiểu biết của bản thân qua các phương tiện thông tin đại chúng tập hợp lại để trình bày giúp các bạn học sinh hiểu được: 1/ Nguyên nhân hình thành mưa axit. 2/ Quá trình hình thành mưa Axit. 3/ Tác hại của mưa Axit. 4/ Giải pháp ngăn chặn hiện tượng mưa Axit ? 5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 5.1/ Nguyên nhân hình thành mưa axit Khi có sự kết hợp của các oxit phi kim và nước, mưa axit sẽ xảy ra. Nước có sẵn trong tự nhiên, các oxit được thải ra từ hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch. Chính sự lạm dụng các nhiên liệu hóa thạch đã khiên những cơn mưa chứa đầy chất axit xuất hiện nhiều hơn. 4 Nguyên nhân chủ yếu là các loại oxit nito (N 2O, N2O3, N2O4…) và oxit lưu huỳnh (SO, SO2, SO3). Những loại oxit này tạo nên những loại axit mạnh nhất là axit nitric (HNO3), và axit sulfuric (H2SO4). Ngoài ra còn một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mưa axit trong tự nhiên như những vụ phun trào của núi lửa, hay các đám cháy… Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn bắt nguồn từ các hoạt động của con người. Chỉ trong năm 1977, nước Mĩ đã thải vào bầu khí quyển 31 triệu tấn oxit sulfur và 22 triệu tấn oxit nito. 80% oxit sulfur là do hoạt động của các thiết bị tạo năng lượng, 15% là do hoạt động đốt cháy của các ngành công nghiệp khác nhau, và 5% từ các nguồn khác. Còn đối với oxit nito, 1/3 là do hoạt động của các máy phát năng lượng, 1/3 khác là do hoạt động đốt nhiên liệu để chuyển hóa thành năng lượng và phần còn lại cũng do các nguồn khác nhau. Khí thải từ các phương tiện giao thông 5 Khí thải từ các nhà máy công nghiệp Hiện tượng chặt phá rừng 6 Cháy rừng Hoạt động của núi lửa 7 (Rác thải quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây ra mưa axit) Ở Việt Nam đã xuất hiện mưa axit ở bán đảo Cà Mau năm 1998. Tỉnh Cà Mau của Việt Nam không phải là một khu công nghiệp phát triển, vì vậy nguyên nhân gây ra mưa axit ngoài những tấc động cục bộ như: hoạt động giao thông vận tải, nạn cháy rừng, đốt rừng … cần phải xem xét đến những tác động khác như khói công nghiệp, hoạt động của núi lửa và cả những nguyên nhân xuất phát từ các vùng lân cận như Indonesia, Philipin, Malaysia… do gió mang đến. Hiện nay, tình trạng mưa axit đang tăng lên đáng kể. Mưa axit tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn cũng là các khu công nghiệp, khu chế xuất: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, … + Tại khu vực thành phố Cần Thơ, tần suất xuất hiện mưa axit trung bình trong mười năm đã lên đến 58% + Ở Tây Ninh tần suất xuất hiện mưa axit trung bình trong mười năm cũng ở con số 57,9% 8 5.2/ Quá trình hình thành mưa axít Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người. Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây: Lưu huỳnh: S + O2 → SO2; Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh điôxít. SO2 + OH• → HOSO2•; Phản ứng hoá hợp giữa lưu huỳnh điôxít và các hợp chất gốc hiđrôxyl. HOSO2• + O2 → HO2• + SO3; Phản ứng giữa hợp chất gốc HOSO2• và O2 sẽ cho ra hợp chất gốc HO2• và SO3 (lưu huỳnh triôxít). SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l); Lưu huỳnh triôxít SO3 sẽ phản ứng với nước và tạo ra axít sulfuric H2SO4. Đây chính là thành phần chủ yếu của mưa axít. Nitơ: N2 + O2 → 2NO; 2NO + O2 → 2NO2; 3NO2(k) + H2O(l) → 2HNO3(l) + NO(k); Axít nitric HNO3 chính là thành phần của mưa axít. 5.3/ Tác hại của mưa axit: Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1952 nhưng đến những năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tượng này. Thuật ngữ "mưa axit" được đặt ra bởi Robert Angus Smith vào năm 1972. 9 Người ta đã thấy rằng mưa axit rất nguy hại đến môi trường sống, trong xây dựng, trong bảo tồn di tích lịch sử... + Tác hại của mưa Axit tới cuộc sống thực vật Axit mưa thấm vào đất và cây bằng cách hòa tan các chất độc hại trong đất, chẳng hạn như nhôm , mà được hấp thụ bởi rễ . Mưa này cũng hòa tan các khoáng chất có lợi và các chất dinh dưỡng trong đất mà sau đó được rửa sạch , trước khi các loại cây có cơ hội sử dụng chúng để phát triển . Khi có mưa axit thường xuyên , nó ăn mòn lớp phủ bảo vệ sáp của lá. Khi lớp bảo vệ này trên lá bị mất, hậu quả của nó làm cho cây dễ bị bệnh . Do lá bị hư hỏng làm mất khả năng sản sinh đủ lượng dinh dưỡng mà cần để cho nó được khỏe mạnh. Nó là kết quả trong việc làm cho cây dễ bị tổn thương với thời tiết lạnh, côn trùng và bệnh tật, mà có thể biến dẫn đến cái chết. Phát hiện tại Đức năm 1984 cho thấy, hơn một nửa các cánh rừng của miền Tây nước này đã và đang ở vào thời kỳ bị phá hủy với những mức độ khác nhau và sản lượng gỗ bị hủy ước tính khoảng 800 triệu đôla. Hay như ở Thụy Sĩ 10 bị thiệt hại khoảng 12 triệu cây (chiếm 14% diện tích rừng), trong khi đó ở Hà Lan diện tích rừng bị phá hủy lên đến 40%. Sở dĩ mưa axit "giết hại" các khu rừng, vì chúng rửa trôi toàn bộ chất dinh dưỡng và những vi sinh vật có lợi, làm yếu đi sức đề kháng của cây cối, khiến cây dễ bị mắc bệnh do nhiễm kí sinh trùng. Lá cây gặp mưa axit bị "cháy" lấm chấm, mầm chết khô… Thông là loài cây đặc biệt nhạy cảm với mưa axit Cây bị tàn phá bởi mưa axit trong một khu vực bị ô nhiễm nặng nề gọi là "Tam giác đen" miền Bắc Czechoslovakia năm 1991. (Ảnh: Tom Stoddart) + Tác hại của mưa Axit tới Cuộc sống của hệ thủy sinh vật Cơn mưa axit đầu tiên được phát hiện tại Na - Uy vào những năm 50 thế kỉ 20 bởi hiện tượng nhiều loài cá trong các hồ của Na - Uy bị thoái hóa, cũng trong năm đó Thụy Điển phát hiện 4.000 hồ không có cá; 9.000 hồ bị mất một phần lớn các loài cá đang sinh sống, 20.000 hồ khác bị biến đổi môi trường nước. Mưa axit đã ảnh hưởng xấu đến sinh vật dưới nước . Một số lượng cao của acid sulfuric trong nước biển gây trở ngại cho khả năng của cá để có chất dinh dưỡng, muối và oxy . Các phân tử kết quả axit trong chất nhầy hình thành trong mang của chúng , giúp ngăn chặn hấp thụ oxy với số lượng đầy đủ. Thêm 11 vào đó, nồng độ axit , làm giảm độ pH , gây ra sự mất cân bằng muối trong các mô của cá . Sự thay đổi này trong độ pH cũng làm suy yếu một số khả năng của cá để duy trì nồng độ canxi của nó . Nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá. Thiếu canxi cũng gây ra biến dạng xương và cột sống bị suy yếu . pH < 6,0 Các sinh vật bậc thấp của chuỗi thức ăn bị chết (như phù du, stonefly), đây là nguồn thức ăn quan trọng của cá pH < 5,5 Cá không thể sinh sản được. Cá con rất khó sống sót. Cá lớn bị dị dạng do thiếu dinh dưỡng. Cá bị chết do ngạt pH < 5,0 Quần thể cá bị chết pH < 4,0 Xuất hiện các sinh vật mới khác với các sinh vật ban đầu + Tác hại của mưa Axit tới Đối tượng nhân tạo Khác hơn gây nguy hại cho các hệ sinh thái , mưa axit cũng gây thiệt hại nhân tạo cấu trúc và vật liệu. Ví dụ , mưa axit hòa tan đá sa thạch , đá vôi, đá cẩm thạch . Nó cũng ăn mòn sứ, dệt may, sơn, và kim loại . Cao su và da xấu đi nếu tiếp xúc với mưa axit . Di tích đá và chạm khắc mất bóng của họ khi tiếp xúc với mưa bị ô nhiễm này . Công trình kiến trúc bị tàn phá bởi hiện tượng mưa axit + Tác hại của mưa Axit tới Con người 12 Hầu hết tất cả , mưa axit ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người . Nó có thể làm hại chúng ta thông qua không khí và ô nhiễm đất . Mưa axit dẫn đến sự hình thành các hợp chất độc hại bằng cách phản ứng với các hợp chất hóa học tự nhiên . Một khi các hợp chất độc hại được hình thành , họ có thể thấm vào nước uống , và cũng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Thực phẩm bị ô nhiễm này có thể gây tổn hại các dây thần kinh ở trẻ em, hoặc dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng , thậm chí tử vong . Các nhà khoa học nghi ngờ rằng nhôm , một trong những kim loại bị ảnh hưởng bởi mưa axit , có liên quan đến bệnh Alzheimer. Lượng khí thải của nitơ oxit và các vấn đề nguyên nhân sulfur dioxide như kích thích cổ họng , mũi và mắt, đau đầu , hen suyễn và ho khan . Mưa axit không chỉ gây ra những ảnh hưởng trước mắt, mà còn để lại hậu quả lâu dài. Với lượng khí mà nước Mỹ thải vào bầu khí quyển trong năm 1977 là 31 triệu tấn oxit sulfur và 22 triệu tấn oxit nitơ, thì đôi khi, kể cả tuyết cũng có axit. Những bông tuyết thậm chí còn có thể bị nhuốm đen, khi những bông tuyết tan, nguồn nước sinh ra từ đó có nồng độ axit cao gấp 10 lần, so với mưa axit thông thường. Nước này ngấm xuống đất làm tăng độ chua của đất, làm suy thoái đất và gây ảnh hưởng xấu tới nguồn ngầm. Các nhà khoa học ước tính, tại Na - Uy có đến 56.000 tấn oxit sulfur theo mưa thấm vào lòng đất /năm, tại Anh các cơn mưa axit diễn ra ở vùng Perth (Scotland), khiến nồng độ axit cao gấp 500 lần so với axit có trong tự nhiên. Tuy nhiên bên cạnh những tác hại thì mưa axit cũng đem lại lợi ích đáng kể. Các nhà khoa học vừa phát hiện thấy những cơn mưa chứa axit sunphuaric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy (đầm lầy là nơi sản ra lượng lớn khí methane), nhờ đó hạn chế hiện tượng Trái Đất nóng lên. Khi mưa axit giảm đi, các vi sinh vật trong suối, sông và đất có cơ hội thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các trận mưa axit cũng có thể gây ra nhiều vấn đề với môi trường, các nhà khoa học cảnh báo. "Đó là những kết quả mà chúng ta không mong đợi", David DeWalle, một chuyên gia về môi trường tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), phát biểu. "Lượng 13 carbon dioxide ngày càng tăng trong sông, suối và đất có ảnh hưởng to lớn tới hệ sinh thái rừng và sự cân bằng carbon nói chung". Trong quá trình phát triển, vi khuẩn phân hủy các hợp chất hữu cơ, giải phóng ra carbon dioxide, nước và những chất hữu cơ hòa tan khác, DeWalle giải thích. Do bị vi khuẩn hấp thụ, các hợp chất hữu cơ không thể hòa tan vào nước. Quá trình hô hấp của vi khuẩn làm tăng nồng độ carbon dioxide trong đất. "Mặc dù sự suy giảm nồng độ nitơ và sulfur là một dấu hiệu tích cực, song nó đã tác động tới hệ sinh thái rừng. Lượng CO 2 trong đất ngày càng tăng nghĩa là một ngày nào đó, loại khí gây hiệu ứng nhà kính này sẽ thoát ra khỏi đất và quay trở lại bầu khí quyển", DeWalle nhận định. 5.4/ Giải pháp nào để ngăn chặn mưa axit? Một điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ô nhiễm, áp dụng ở khu vực xung quanh những cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mưa axit trên diện rộng. Do các nhà máy buộc phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường địa phương, các hóa chất gây mưa axit đã lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km khỏi nguồn. 14 Để giảm lượng khí thải SO2 từ các nhà máy nhiệt điện xuống còn 7,84 tỷ tấn năm 2020, trước năm 2005, 80% các nhà máy nhiệt điện phải lắp đặt thiết bị khử sunphua. Đây cũng là một trong những giải pháp hạn chế mưa axít đã được đề ra. Tuy nhiên, quy định này không dễ thực hiện đối với các nhà máy nhiệt điện lâu đời. Rất ít trong số nhà máy này lắp đặt thiết bị khử sunphua bởi vì để lắp đặt được hệ thống khử sunphua hiệu quả phải chi khoản tiền trị giá 1/3 tổng đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện. Biện pháp quản lí tức là chúng ta quản lí nguồn gây ô nhiễm, không cho các nguôn khí này phát sinh và xả tự do vào môi trường. Để làm được điếu đó, chúng ta có thể xây dựng công ước, điều luật về môi trường trong việc xả và thải các khí trên. Công ước điều luật đó phải được áp dụng trên toàn cầu các quôc gia phải thực hiện. Hơn thế trong từng quốc gia cần có biện pháp ngăn ngừa phát thải các nguồn khí ô nhiễm nói trên. Hợp tác là sự quan tâm tất cả các quốc gia, không phân biệt phát triển hay không phát triển. Hợp tác chính là sự giúp đỡ của các nước phát triển đối với các nước nghèo trong việc khắc phục và xử lí hậu quả của mưa axit. Tôn trọng chính là việc thực hiện các công ước hay điều luật quốc tế về môi trường. Đó chính là công ước Kyoto, công ước Born hay công ước về nhiễm bẩn bầu không khí trong phạm vi rộng (LRTAP). Ngoài ra, chúng ta có thể xây dựng điều luật về môi trường CAA như nước Mỹ đã áp dụng hay xây dựng luật thuế về việc xả thải các chất khí gây ra mưa acid ở các nước phat triển, thuế này được đánh trên giá bán nhiên liệu. Trong từng quốc gia, ngoài việc tham gia các công ước quốc tế về môi trường thê giới mà từng quôc gia cần xây dựng điều luật riêng phù hợp với hoàn cảnh từng nước. các nước có thể ghi sổ đen những thành phố hay địa điểm gây ô nhiễm để theo dõi và sử phạt. Bên cạnh đó nhà nước luôn cần có chương trình giáo dục tuyên truyền người dân có ý thức trong việc bảo vệ môi trường 15 Tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi trường Các cá nhân cũng có thể giúp ngăn chặn mưa axit bằng cách tiết kiệm năng lượng. Những người sử dụng điện ít hơn trong nhà của họ, càng ít các nhà máy điện sẽ phát ra các hóa chất. Phương tiện đi lại cũng là người sử dụng nhiên liệu hóa thạch lớn, vì vậy trình điều khiển có thể giảm lượng khí thải bằng cách sử dụng giao thông công cộng, đi chung xe, đi xe đạp, hoặc chỉ đơn giản là đi bất cứ nơi nào có thể Đi xe đạp vừa giảm thiểu lượng khí thải vừa có lợi cho sức khỏe 16 Sử dụng phương tiện giao thông công cộng Quy trình hình thành hiện tượng mưa axit Các khí gây ô nhiễm hay gây mưa acid khi đã phát thải vào môi trường thì chúng ta không thể làm sạch khí quyển được. Do vậy chúng ta chỉ có thể dùng biện pháp công nghệ giảm thiểu hay hấp thu các khí trên trước khi chúng xả vào bầu khí quyển. Làm sạch anhydryt sunfurơ SO2 17 - Phương pháp làm sạch SO2 bằng sữu vôi Khí SO2 được thu hồi trong tháp rửa bằng sữu vôi, sữu vôi tác dụng với SO2 theo phản ứng: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O Khí chứa SO2 được dẫn vào trong tháp rửa, lượng khí này được rửa bằng dung dịch vôi sữa dưới dạng phun. Lượng vôi sữa này cần được dùng với lượng lớn tránh bị tắc trong lớp ô đệm do phản ứng CaSO 3 và thạch cao CaSO4 .H2O. Đối với phương pháp này, có thể thay dịch vôi sữa bằng vôi bột : CaCO3 + SO2 → CaSO3 + CO2 - Phương pháp làm sạch SO2 bằng Amoni Sau khi làm làm sạch bụi trong khí, nếu còn chứa SO 2 với hàm lượng nhất định thì khí được làm nguội đến nhiệt độ 35- 400C sau đó rửa khí bằng dung dịch chứa (NH4)2SO3 Khi đó phản ứng trong thiết bị xảy ra: (NH4)2SO3 + SO2 + H2O → 2NH4SO3 Kết quả phản ứng này cho thu hồi SO2. Khi đun dung dịch nhận được là amon bisunfit đến nhiệt độ sôi, phản ứng theo chiều nghịch cho ra SO 2. Khí SO2 thu được với nồng độ cao dùng để sản xuất lưu huỳnh nguyên tố, acid sunfuric và các sản phẩm khác.Chất hấp thụ trong phương pháp này được tái sử dụng thực hiện theo chu trình vòng. - Phương pháp kẽm Khí chứa SO2 cần làm sạch khi được rửa bằng dung dịch chứa ZnO, phản ứng xảy ra như sau: ZnO + SO2 +H2O → ZnSO3 H2O Sản phẩm của phản ứng trên tồn tại dưới dạng rắn có thể tách ra khỏi dịch thể bằng phương pháp lọc hoặc ly tâm, sau đó đem lung đến nhiệt độ 3500C được sản phẩm H2O, SO3 ZnO. ZnO được tái sử dụng lại trong chu trình trên. Theo phương pháp trên, chúng ta có thể dung MgO thay cho ZnO vẫn đạt hiệu quả. 18 - Làm sạch nito oxit trong khí Các khí NO, NO2, trong hỗn hợp khí thải có thể làm sạch theo phương pháp hấp phụ, dịch hấp phụ dùng thường là dịch kiềm hay chỉ nước không. 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO Nito oxit (NO) sẽ bị oxy hoá trong không khí, vận tốc oxy hoá tuỳ thuộc nhiệt độ, nồng độ NO, O2 Vì vậy phương pháp này đã hoàn lại 1/3 NO, nên sự làm sạch nito oxit không hoàn toàn. Phương pháp này áp dụng khi hàm lượng nito oxit lớn hơn 1%. Khi ta dùng dịch hấp thụ kiềm, chẳng hạn dịch chứa NaOH phản ứng hấp thụ là 2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O Để làm sạch nito oxit, khí chứa nito oxit được rửa bằng dịch các chất oxy hoá như : KBrO3, KMnO4 , H2O2 để tạo hiệu suất cao hơn. - Phương pháp sinh học khắc phục hậu quả mưa axít Tuy nhiên,một phương pháp để khắc phục hậu quả mưa acid bằng phương pháp sinh học. Theo phưong pháp này chúng ta dùng một loại vi khuẩn để bảo vệ các công trình kiến trúc,vật liệu hay các tác phẩm điêu khắc khỏi sự ăn mòn của mưa acid. Loại vi khuẩn dùng đó là Myxococcus xanthus . Với loại vi khuẩn này, khi được quét hay phun các dung dịch chứa loại vi khuẩn trên lên các bề mặt vật liệu bằng đá nó sẽ xâm nhập vào đá vôi với độ sâu 0,5mm. Chúng tạo nên một lớp carbonate hay vữa sinh học bền hơn chính đá vôi và chịu được mưa acid (theo nghiên cứu của Rodriguez-Navarro và đồng nghiệp thuộc ĐH Granada, Tây Ban Nha). Đây là một phương pháp khá đơn giản mà lại hiệu quả mà chúng ta có thể nhân rộng và sử dụng. 19 6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Với những nội dung ở trên, chúng em biết được những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra đã làm cho thủng tầng ozon, biến đổi khí hậu. Cũng qua những đề tài trên em hiểu được học phải đi đôi với hành, phải bằng những hành động thiết thực góp phần để bảo vệ môi trường như: Tiết kiệm điện, không xả rác thải bừa bãi, trồng nhiều cây xanh và sử dụng các phương tiện giao thông thân thuộc như xe đạp…. Có như vậy chúng em mới được sống trong một môi trường xanh, sạch, đẹp. Rất ít hoặc không có hiện tượng mưa Axit gây tác động xấu đến môi trường và cuộc sống của chúng em. Do vậy , các bạn ơi! Chúng ta cần phải cố gắng học tập đều các môn học. Có như vậy chúng ta mới có đủ vốn kiến thức để áp dụng vào việc xử lí các tình huống thường ngày. Văn Miếu, ngày 12 tháng 1 năm 2016 Người dự thi Trần Thị Phương Hằng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan