Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Bài báo cáo thực tập-mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát...

Tài liệu Bài báo cáo thực tập-mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát

.PDF
71
324
56

Mô tả:

Trang 1 CHƯƠNG 1: CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ LẠM PHÁT 1.1 Vàng là dấu hiệu chỉ báo và bảo hiểm chống lại lạm phát. Nghiên cứu này cố gắng điều tra xem liệu vàng hay dầu là chỉ báo tốt hơn về lạm phát và cố gắng tìm ra giữa vàng và dầu, đâu là nhân tố cung cấp hàng rào chống lại lạm phát tốt hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các mối quan hệ lâu dài giữa giá dầu, vàng và tỷ lệ lạm phát đã được điều tra bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng về giá dầu, vàng và tỷ lệ lạm phát. Các dữ liệu bao gồm các giai đoạn từ ngày 10/02/1994 đến ngày 12/02/2008. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số CPI hiển thị một mối tương quan cao với cả giá vàng và giá dầu. Kết quả cũng cho thấy vàng là một chỉ số dự báo lạm phát tốt hơn so với dầu. Nghiên cứu kết luận rằng khả năng bảo hiểm rủi ro lạm phát của cả vàng và dầu phụ thuộc vào sự tồn tại của một mối quan hệ ổn định lâu dài với tỷ lệ lạm phát, với lưu ý rằng vàng và CPI cũng như giá dầu và CPI không có quan hệ đồng liên kết có nghĩa là không có mối quan hệ lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu. Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1971, các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm các loại tiền tệ làm "nơi trú ẩn an toàn". Tuy nhiên các loại tiền tệ an toàn nhất lại có liên quan đến nguy cơ kinh tế và chính trị. Vào thời điểm đó đầu tư vàng hóa ra là một cách để tự bảo hiểm rủi ro. Vàng đóng vai trò tiền tệ trong nhiều thế kỷ và không bao giờ được sử dụng trong quá trình sản xuất do đó nó đã giữ sức mua của nó về lâu dài (Jastram, 1977). Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá (Lawrence, 2003). Hơn nữa, không giống như các hàng hóa khác, vàng được sản xuất để tích lũy, tất cả số vàng đã từng được khai thác vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay (Ranson và Wainwright, 2005). Bởi vì vàng không phải là đầu vào ngành công nghiệp chính, giá cả tương đối của nó không thay đổi theo chu kỳ kinh doanh (Ranson và Wainwright, 2005). Trang 2 Hội đồng Vàng Thế giới (2005) tuyên bố vàng là một hàng rào hiệu quả chống lạm phát, có tương quan nghịch với đồng đô la Mỹ và do đó là tiền tệ trú ẩn chống lại lạm phát tốt. Nếu vàng là hàng rào hoàn hảo trong nội bộ một quốc gia thì giá vàng tính theo đồng tiền trong nước đó nên tăng ở mức tương tự như chỉ số giá trong nước. Nếu vàng là hàng rào hoàn hảo bên ngoài một quốc gia thì giá vàng tính theo đồng tiền nước đó nên tăng cùng một tỷ lệ tương tự như tỷ giá của nước đó. Vàng được coi là một hàng rào chống lại lạm phát nếu những thay đổi trong lợi nhuận trên đầu tư vàng có thể bù đắp được những thay đổi trong mức giá chung của một quốc gia cụ thể. Sherman (1986), Jaffe (1989), Chua và cộng sự (1990) đã chứng minh rằng vàng cung cấp lợi ích cho việc đa dạng hoá. Ariovich (1983), Aggarwal và cộng sự (1992), Dooley và cộng sự (1995) chỉ ra rằng vàng là một hàng rào hiệu quả chống lại lạm phát, tình trạng bất ổn chính trị và rủi ro tiền tệ. Laurent (1994) điều tra các mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số giá bán buôn ở Mỹ và kết luận rằng giá vàng và chỉ số giá bán buôn có quan hệ tương ứng chặt chẽ từ năm 1888 đến năm 1992. Tuy nhiên giá vàng được tìm thấy biến động hơn so với chỉ số giá bán buôn trong ngắn hạn. Garner (1995) kiểm tra các tín hiệu bước ngoặt của giá vàng trong giai đoạn 1960-1995 tại Hoa Kỳ để xem giá vàng có phải là chỉ báo tốt về lạm phát. Mahdavi và Zhou (1997) so sánh giá vàng và giá hàng hóa, đâu là chỉ số lạm phát hàng đầu bằng cách áp dụng phương pháp đồng liên kết qua các thời kỳ 1958:Q1-1994:Q4 và 1970:Q11994:Q4. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá vàng có thể là chỉ báo lạm phát tốt phụ thuộc vào khoảng thời gian kiểm tra. Harmston (1998) xây dựng sức mua của các chỉ số vàng bằng cách chia các chỉ số vàng cho các chỉ số giá bán buôn và so sánh các chỉ số này với nhau giữa các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản trong những khoảng thời gian khác nhau. Nghiên cứu của ông khẳng định rằng vàng là nơi trú ẩn hiệu quả chống lại lạm phát lâu dài. Gosh và cộng sự (2002) cũng kết luận rằng có một mối quan hệ lâu dài giữa giá vàng và chỉ số giá bán buôn của Mỹ bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng 1976-1999 với kỹ thuật Trang 3 đồng liên kết. Ranson và Wainright (2005) áp dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để xem liệu dầu hay giá vàng là chỉ báo tốt hơn về lạm phát và lãi suất không dự kiến trước được. Nghiên cứu kết luận rằng giá vàng tốt hơn so với giá dầu trong vai trò là yếu tố dự báo lạm phát năm tới. Dữ liệu sử dụng trong phân tích được lấy từ tháng 01/1996 đến tháng 02/2008 với 146 quan sát. Dữ liệu bao gồm các quan sát hàng tháng của giá vàng, giá dầu và tỷ lệ lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu dùng thu được từ Istanbul Gold Exchange, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và Reuters. Để đánh giá độ mạnh của mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ lệ lạm phát, dầu và tỷ lệ lạm phát, phương pháp đơn giản nhất là nhìn vào cấu trúc tương quan của các nhân tố được đo bằng hệ số tương quan. Kiểm định nghiệm đơn vị và tiêu chuẩn ADF được áp dụng cho chuỗi số liệu giá vàng, giá dầu và chỉ số giá tiêu dùng để xem xét các thuộc tính tĩnh của chúng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy CPI có liên quan chặt chẽ với cả giá vàng và giá dầu với thực tế là vàng có tương quan với chỉ số CPI nhiều hơn so với giá dầu. Các khả năng bảo hiểm rủi ro lạm phát của vàng và dầu phụ thuộc vào sự tồn tại của một mối quan hệ ổn định lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu. Tuy nhiên, kiểm định đồng liên kết khẳng định rằng giá vàng và CPI cũng như giá dầu và CPI không có quan hệ đồng liên kết, có nghĩa là không có mối quan hệ lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu. 1.2 Lạm phát gây nên sự tăng giá của vàng. Điểm mới của bài nghiên cứu này là tiến hành phân tích về mối quan hệ đồng liên kết và đồng bộ hoá giữa thị trường vàng và dầu giao ngay cũng như giao sau. Tác giả đưa ra khung khái niệm rằng khi giá dầu tăng, tạo sức ép làm tăng lạm phát, điều này thúc giục các nhà đầu tư đầu tư vào vàng để chống lại lạm phát. Bài nghiên cứu cũng kiểm tra mối liên hệ dài hạn giữa giá vàng và giá dầu trên thị trường giao sau ở các kỳ hạn thanh toán khác nhau và chứng cứ làm sáng tỏ mối quan hệ đồng liên kết. Điều này hàm ý rằng: (a) các nhà đầu tư sử dụng thị trường vàng làm công cụ chống lại lạm phát, và (b) thị trường dầu có Trang 4 thể được sử dụng để dự đoán giá thị trường vàng, vì vậy hai thị trường này đều cùng không hiệu quả. Các tài liệu về thị trường vàng, bao gồm cả thị trường vàng giao sau, đã bao phủ một số lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Ball và đồng sự (1985) kiểm tra các hành vi giá hội tụ trên thị trường vàng giao sau và họ đã tìm thấy sự tồn tại của hội tụ giá. Bertus và Stanhouse (2001) tìm kiếm bong bóng giá trong giá vàng tương lai và sử dụng phân tích nhân tố năng động, đã không thể tìm thấy chứng cứ của bong bóng đầu cơ hợp lý. Cai và đồng sự (2001) xem xét các yếu tố trong biến động lợi nhuận hằng ngày của các hợp đồng vàng giao sau và thấy rằng trong số 23 thông báo về kinh tế vĩ mô của Mỹ, báo cáo việc làm, GDP, CPI, và thu nhập cá nhân có tác động lớn đến biến động lợi nhuận của vàng. Ciner (2001) xem xét các mối quan hệ dài hạn giữa giá vàng và giá bạc và không tìm thấy mối quan hệ trong dài hạn giữa giá của hai kim loại này. Phát hiện của ông mâu thuẫn với những nghiên cứu trước đó của Adrangi và đồng sự (2002), Wahab và đồng sự (1994), Escribano và Granger (1998), tất cả những người này đều tìm thấy quan hệ đồng liên kết giữa giá vàng và bạc giao sau. Bailey (1998) nghiên cứu tác động của cung tiền đối với sự bất ổn của thị trường vàng và thấy rằng sự biến động của vàng gia tăng khi tốc độ tăng trưởng của cung tiền cao hơn mong đợi. Cùng mạch suy nghĩ, Christie – David và đồng sự (2000) phân tích tác động của các tin tức vĩ mô phát ra đối với giá vàng và giá bạc, và họ thấy rằng giá vàng phản ứng khá mạnh đối với tin CPI. Thị trường vàng đã có sự tăng giá khá vững chắc trong suốt thập kỷ qua. Điển hình trong suốt giai đoạn 2002 – 2008 mức tăng giá của vàng trung bình hàng năm khoảng 18.5%. Cùng trong thời gian đó, giá dầu cũng tăng khá mạnh, ở mức trung bình 53.9%. Điều này đưa ra câu hỏi: phải chăng thị trường dầu đang dẫn dắt thị trường vàng? Nếu điều này xảy ra, có nghĩa là giá dầu có thể được sử dụng để dự đoán giá của thị trường vàng và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là có sự không hiệu quả trong cả hai thị trường. Trang 5 Mối liên hệ giữa thị trường vàng và dầu có thể giải thích tốt nhất thông qua các kênh lạm phát. Khi giá dầu tăng cao thì mức giá chung cũng tăng (xem thêm Hunt, 2006; Hooker, 2002). Khi mức giá chung (hay lạm phát) tăng, giá vàng cũng tăng do vàng cũng là một loại hàng hoá. Điều này mở ra khả năng là vàng có thể được sử dụng để chống lại lạm phát (xem thêm Jaffe, 1989). Melvin và Sultan (1990) cho rằng có một kênh khác để thiết lập mối quan hệ giữa thị trường vàng và dầu. Luận điểm chính của họ là giá dầu tác động tới giá vàng thông qua kênh doanh thu xuất khẩu. Về cơ bản vàng là một phần của kênh đầu tư dự trữ quốc tế của một vài quốc gia bao gồm cả các quốc gia xuất khẩu dầu, họ lập luận rằng nếu có một cú sốc dẫn tới mong đợi việc mua vàng thì dự kiến trong tương lai giá vàng sẽ tăng lên. Khi giá dầu tăng, những nhà xuất khẩu dầu thu lợi từ việc dầu tăng, Melvin và Sultan (1990) lập luận rằng điều này sẽ có thể tác động đến giá vàng, miễn là vàng bao gồm một phần quan trọng trong danh mục đầu tư tài sản của những nhà xuất khẩu dầu (liên quan đến các quốc gia khác) và họ sẽ mua vàng tương ứng với sự giàu có của mình. Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về vàng và vàng sẽ tăng giá. Do đó giá dầu tăng cao kéo theo sự tăng giá của vàng. Bài nghiên cứu đưa ra ba giả thuyết: Giả thuyết 1: sự tăng giá của dầu gây ra lạm phát Giả thuyết 2: lạm phát gây nên sự tăng giá của vàng Giả thuyết 3: nếu giả thuyết 2 là đúng thì sự tăng giá dầu gây ra sự tăng giá của vàng. Dữ liệu được sử dụng là giá vàng và giá dầu giao ngay hàng năm trong giai đoạn 1963-2008 đối với nước Mỹ. Giá dầu là trung bình giá xăng dầu của thế giới, trong khi giá vàng được đo lường bởi đơn vị tính USD/Oz. Tỷ lệ lạm phát được tính toán từ tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Ba dữ liệu này cụ thể là giá vàng, giá dầu trung bình và CPI được lấy từ thống kê tài chính quốc tế, được xuất bản bởi quỹ tiền tệ quốc tế. Trang 6 Đồ thị 1.1: Tốc độ tăng của giá vàng, giá dầu và tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong giai đoạn 1963-2008 Các quan sát chính là tốc độ tăng trưởng của giá dầu và giá vàng giao ngay di chuyển rất chặt chẽ với nhau, trong khi lạm phát ổn định mà không có sự chênh lệch đáng kể so với tốc độ tăng của giá vàng và giá dầu. Vì vậy, mối quan hệ giữa lạm phát và giá dầu; lạm phát và giá vàng rõ ràng không phải là đồ hoạ. Tác giả xác nhận điều này dựa vào kinh nghiệm sau đó bằng cách tiếp cận phương pháp bình phương nhỏ nhất. Liên quan đến ba giả thuyết thảo luận ở trên, bài nghiên cứu đưa ra ba mô hình hồi quy tương ứng với từng giả thuyết như sau: Giả thuyết 1: πt = α0 + α1goilt + εt Giả thuyết 2: ggoldt = β0 + β1πt + µt Giả thuyết 3: ggoldt = θ0 + θ1goilt + ωt Trang 7 Trong đó π, goil, ggold là tốc độ tăng trưởng của CPI (lạm phát), bình quân giá dầu, và giá vàng. Số dư của những mô hình này được xác định tương ứng là ε, µ, và ω. Kết quả của phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) tương ứng với ba giả thuyết như sau: πt = 0.039 + 0.041goilt + εt (10.759) (3.358) ggoldt = -0.064 + 3.119πt + µt (-1.162) (2.870) ggoldt = 0.039 + 0.365goilt + ωt (1.430) (3.842) Kết quả thực nghiệm trong ngắn hạn hỗ trợ cho những giả thuyết thảo luận trên về mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu; nói cách khác, kết quả tìm thấy sự hỗ trợ cho cả ba giả thuyết. Tóm lại: (a) sự gia tăng giá dầu gây ra lạm phát, (b) sự gia tăng lạm phát dẫn đến sự tăng giá của vàng, và (c) sự tăng giá của dầu làm cho vàng tăng giá. Một vài nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ giữa giá vàng và các biến kinh tế vĩ mô khác, ví dụ như lạm phát cũng được tìm thấy có ý nghĩa thống kê đáng kể và có mối quan hệ cùng chiều với giá vàng. Một nghiên cứu khác của Jaffe (1989) nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận của vàng sử dụng số liệu hàng tháng trong giai đoạn từ tháng 9/1971 đến tháng 6/1987. Dựa trên phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất (OLS), ông thấy rằng trung bình chỉ số giá tăng 1% kéo theo giá vàng thay đổi khoảng 2.95%. Kết quả của bài nghiên cứu này cũng tương tự - tác giả tìm thấy sự tác động khoảng 3.1% - mặc dù cỡ mẫu được sử dụng trong hai nghiên cứu khác nhau hoàn toàn. Cỡ mẫu bài nghiên cứu sử dụng là từ năm 1963 – 2008 cũng là cỡ mẫu mới nhất và được xem xét trong giai đoạn gần đây về sự tăng giá đáng kể của giá vàng. Bài nghiên cứu này đóng góp thêm vào nghiên cứu thị trường giao sau bằng cách kiểm tra các mối quan hệ dài hạn giữa giá dầu và giá vàng giao ngay và Trang 8 giao sau ở các kỳ hạn khác nhau. Các lý thuyết động lực cho mối quan hệ này bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư sử dụng thị trường vàng để chống lại lạm phát. Sử dụng phương pháp đồng liên kết, nghiên cứu cho thấy thị trường vàng và thị trường dầu giao ngay cũng như là giao sau có sự liên kết chặt chẽ trong kỳ hạn 10 tháng. Phát hiện này hàm ý rằng các nhà đầu tư sử dụng thị trường vàng như một hàng rào chống lại lạm phát. Nó cũng ngụ ý rằng thị trường dầu có thể được sử dụng để dự đoán giá thị trường vàng và ngược lại, do đó cả hai thị trường này cùng không hiệu quả. 1.3 Sự tác động của giá vàng đối với lạm phát Sử dụng dữ liệu của 14 quốc gia trong giai đoạn 1994-2005, nghiên cứu tìm thấy giá vàng đem lại thông tin đáng kể cho việc dự báo lạm phát trong tương lai đối với một số nước, đặc biệt là những nước đã áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu chính thức. Một số chỉ số hàng đầu được theo dõi bởi các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác trong nền kinh tế để dự báo tỷ lệ lạm phát. Giá các tài sản tài chính cũng được tìm thấy hữu ích đối với thuộc tính chỉ báo hàng đầu của lạm phát vì tỷ suất sinh lợi của chúng đã tính đến lạm phát kỳ vọng, nhưng sức mạnh dự đoán của các tài sản tài chính chỉ được tìm thấy trong một số giai đoạn và đối với một số nước nhất định, xem thêm khảo sát của Stock và Watson (2003). Trong số tài sản tài chính đó, có thể kế đến giá vàng. Trong thực tế, vàng thường được phân tích với vai trò là hàng hoá, nhưng không giống các hàng hóa thông thường khác, vàng có sự khác biệt lịch sử, vàng đã và đang được sử dụng để bảo tồn giá trị và là nơi trú ẩn để chống lại lạm phát. Nếu xem vàng là một loại tài sản tài chính, vàng có thể được kỳ vọng để xác định là nhân tố dự báo hàng đầu cho lạm phát. Các nghiên cứu gần đây đã kiểm tra các chỉ báo hàng đầu khác nhau cho lạm phát, như là nghiên cứu của Stock và Watson (1999), Cecchetti, Chu và Steindel (2000), Boivin và Ng (2006) và Banerjee và Marcellino (2006) đã không xem là giá vàng như là một ứng cử viên của chỉ báo hàng đầu. Tuy nhiên, với sự đồng thuận chung đang nổi lên từ những nghiên cứu này cho thấy Trang 9 rằng rất khó khăn để tìm một chỉ số hàng đầu cho lạm phát mà có thể thể hiện tốt bước ngẫu nhiên (random walk), nên việc xem xét giá vàng tại thời điểm này có thể là một quyết định đáng giá. Vàng là một tài sản đặc biệt, vì vàng vừa là một loại hàng hóa, ví dụ trong việc sản xuất đồ trang sức và các thiết bị công nghiệp, vừa là tài sản tài chính, nơi nó có thể được sử dụng như để bảo tồn giá trị. Vàng không có đối thủ trong việc làm tài sản để bảo tồn giá trị sau cùng, vì nó có một lợi thế tâm lý hơn các tài sản khác xuất phát từ việc sử dụng nó cho mục đích này bao trùm nhiều thế kỷ qua. Bài nghiên cứu này mong muốn thiết lập được với những chuyển động trong giá vàng, với một mức độ nào đó, có thể dự báo được mức độ lạm phát trong tương lai. Về lý thuyết, sự gia tăng kỳ vọng lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền, do đó, sẽ có tâm lý tìm đến vàng để bảo tồn giá trị. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu vàng, khiến giá vàng tăng cao, do đó, giá vàng càng cao là tín hiệu cho thấy tỷ lệ lạm phát cao hơn trong tương lai. Lưu ý rằng, đối với bất kỳ quốc gia cụ thể, tỷ lệ lạm phát được tính bằng cách sử dụng giá trị đồng nội tệ. Vì là một nơi trú ẩn chống lại lạm phát, các nhà đầu tư phải xem xét tỉ lệ lợi nhuận từ vàng thể hiện bằng đơn vị đồng nội tệ. Bởi vì giá vàng được xác định tại các thị trường thế giới và được định giá bằng USD, nên giá vàng trước hết phải được nhân bởi tỷ giá hối đoái hiện hành trước khi tính toán tỷ suất sinh lợi của nó. Trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu hàng tháng kéo dài trong giai đoạn từ tháng 09/1994 đến tháng 12/2005 của 14 quốc gia. Dữ liệu giá vàng được sử dụng là giá vàng hàng tháng được tính trung bình từ giá hàng ngày với đơn vị tính USD/Oz. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng của các nước. Tỷ giá hối đoái được lấy từ nguồn dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của IMF. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy giá vàng có thể dự báo tốt cho lạm phát đối với nhiều nước với khoảng thời gian lên đến hai năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trang 10 - Giá vàng là một chỉ số thống kê đáng kể nhất đối với các nước OECD đã thông qua chính sách lạm phát mục tiêu. Cụ thể nếu giá vàng thế giới tăng 10% thời gian này, tỷ lệ lạm phát tại Canada sẽ tăng 0,25% trong 12 tháng kế tiếp. Tại New Zealand, quốc gia đầu tiên đã thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, 10% gia tăng của giá vàng thế giới sẽ dẫn đến một sự gia tăng 1,1% trong tỷ lệ lạm phát trong 24 tháng tới, nếu tỷ giá vẫn không đổi. - Đối với các nước OECD không thông qua chính sách lạm phát mục tiêu chính thức, như Nhật Bản và Mỹ, nghiên cứu cho thấy sức mạnh giải thích của vàng đối với lạm phát nói chung là yếu hơn. Vàng là một yếu tố dự báo quan trọng của lạm phát ở Mỹ trong vòng một năm mặc dù mức độ phù hợp của phương trình này là tương đối khiêm tốn. Vàng không cho thấy được yếu tố dự báo đối với lạm phát tại Nhật Bản. - Đối với các nước ngoài nhóm OECD, vàng là dấu hiệu chính xác cho lạm phát tại Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Cụ thể vàng tăng giá 10% sẽ kéo theo tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc tăng 1.2% trong 12 tháng tiếp theo; tuy nhiên, chất lượng của các dự báo này có thể bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, được cố định trong suốt phần lớn của mẫu thời gian nghiên cứu. Một so sánh sâu hơn của giá vàng với các chỉ số lạm phát khác cho Canada chứng tỏ vàng vẫn còn ý nghĩa thống kê khi được ghép đôi với các biến khác, chẳng hạn như tiền, khoảng cách sản lượng, lạm phát của Mỹ hoặc giá dầu. 1.4 Tác động của sự thay đổi trong lạm phát kỳ vọng đến giá vàng. Bài nghiên cứu này xem xét những thay đổi trong lạm phát kỳ vọng tác động đến giá vàng giao ngay như thế nào. Các bài báo tài chính thường đề cập đến việc giá vàng chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi trong lạm phát kỳ vọng. Bài nghiên cứu này xem xét và kiểm tra thực nghiệm lý thuyết trên cơ sở mối quan hệ giả thuyết. Nó cũng cho thấy rằng cơ sở lý thuyết cho mối quan hệ này là không rõ ràng. Những người ủng hộ lý thuyết hiệu ứng lạm phát kỳ vọng lập luận rằng nếu lạm phát kỳ vọng tăng lên, các nhà đầu tư sẽ mua vàng để đầu cơ Trang 11 trên sự tăng giá của vàng hoặc để chống lại sự mất giá của đồng tiền pháp định. Dù bằng cách nào các áp lực mua vàng sẽ gây ra một sự gia tăng giá vàng ngay lập tức. Bài nghiên cứu này cũng xem xét tác động của lạm phát đến lãi suất và chi phí của việc giữ vàng. Sự gia tăng trong lạm phát kỳ vọng sẽ làm giá vàng tăng cao hơn, tuy nhiên nó cũng làm cho lãi suất tăng lên và vì vậy làm gia tăng chi phí của việc giữ vàng. Bất kỳ lợi nhuận đầu cơ nào từ việc giữ vàng trong suốt thời kỳ lạm phát sẽ bị triệt tiêu bởi chi phí của việc nắm giữ vàng cao hơn (ví dụ chi phí lãi suất cao hơn). Theo đó, sẽ không có động cơ cho việc mua vàng và vàng vì vậy sẽ không phản ứng với những thay đổi của lạm phát kỳ vọng. Có rất nhiều bài nghiên cứu học thuật cũng như các bài báo tài chính đi sâu nghiên cứu tính hiệu quả của thị trường vàng và phạm vi mà vàng cũng như các tài sản khác có liên quan đến vàng cung cấp cơ hội đa dạng hóa tốt hơn là đầu tư vào cổ phiếu. Một cách mà nhà đầu tư thường đầu tư vào vàng là cố gắng tiên đoán những thay đổi trong lạm phát kỳ vọng và sau đó mua vàng với dự đoán lạm phát kỳ vọng sẽ lên và ngược lại sẽ bán vàng khi dự đoán lạm phát kỳ vọng sẽ giảm xuống. Các bài báo tài chính chỉ ra rằng có những bằng chứng đáng kể cho thấy có một mối quan hệ mạnh mẽ giữa lạm phát kỳ vọng và giá vàng. Các nhà phân tích thị trường thường cho là những thay đổi đáng kể trong giá vàng do tác động của thay đổi trong lạm phát kỳ vọng. Alan Greenspan, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ đã nhận xét rằng vàng là “một chỉ số rất tốt” của lạm phát và rất có ích trong cuộc chiến chống lại lạm phát. Mặc dù có được sự công nhận rộng rãi về mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng, tuy nhiên không có bằng chứng thực nghiệm thuyết phục đễ hỗ trợ nó. Garner (1995) xem xét năm yếu tố dự báo hàng đầu cho lạm phát, trong đó có vàng. Kết quả là ông chỉ tìm thấy sự hỗ trợ yếu duy nhất cho sức mạnh dự đoán của các chỉ số. Mahdavi và Zhou (1997) kiểm tra phạm vi mà giá vàng và giá các loại hàng hóa khác trong việc dự đoán lạm phát, và họ kết luận rằng sự đóng góp của vàng đối với việc dự đoán lạm phát là không có ý nghĩa thống kê. Trang 12 Cecchetti, Chu, và Steindel (2000) cho thấy rằng khi bao gồm vàng trong các chỉ số hàng đầu dự báo lạm phát thì kết quả kiểm định của mô hình có hệ số âm, nghĩa là giá vàng tăng cao hơn có liên quan đến lạm phát thấp hơn – hoàn toàn ngược lại với giả thiết ban đầu. Trong bài nghiên cứu này sử dụng những thay đổi bất ngờ của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) như là đại diện cho những thay đổi bất ngờ của lạm phát kỳ vọng. Bất cứ khi nào có sự thay đổi bất ngờ của chỉ số CPI, giới tài chính cho rằng các nhà phân tích sẽ xem xét lại dự báo của họ về lạm phát trong tương lai. Ví dụ, nếu chỉ số CPI bất ngờ tăng mạnh thì sẽ được hiểu là lạm phát sẽ cao hơn trong tương lai. Do nguồn vốn cần thiết để đầu tư vào vàng đòi hỏi các quỹ phải từ bỏ việc đầu tư vào các tài sản khác, nên chi phí đầu tư vào vàng là chi phí cơ hội đầu tư của các quỹ vào các tài sản khác với cùng mức độ rủi ro. Những nghiên cứu trước đó cho thấy rằng vàng và những tài sản khác liên quan đến vàng (như các công ty khai thác vàng và các quỹ tương hỗ) hoặc là không có tương quan hoặc là tương quan âm và rất yếu với các chỉ số của thị trường. Vì các nghiên cứu cho thấy rằng vàng có hệ số β = 0 (hoặc xoay quanh mức 0), tỷ lệ phi rủi ro là một mức có thể chấp nhận được đối với chi phí của việc nắm giữ vàng. Bài nghiên cứu này xem xét tác động của những thay đổi của lạm phát kỳ vọng với chi phí giữ vàng bằng cách đo lường tác động của những thay đổi bất ngờ của chỉ số CPI với những trái phiếu chính phủ Mỹ đến hạn tại các kỳ hạn 1, 2, 3, 5, 7, 10 năm. Một mối quan hệ dương đáng kể chỉ ra rằng chi phí của việc nắm giữ vàng sẽ tăng lên cùng với mức tăng của lạm phát kỳ vọng. Bài nghiên cứu trình bày hai lý thuyết khác nhau nhưng có cùng mục đích giải thích mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và giá vàng. Giả thuyết đầu cơ lập luận rằng những thay đổi của lạm phát kỳ vọng sẽ làm cho giá vàng thay đổi tức thời. Giả thuyết chi phí thực hiện lập luận rằng lạm phát kỳ vọng càng cao sẽ làm cho lãi suất tăng cao hơn (hiệu ứng Fisher). Lãi suất tăng cao sẽ làm cho chi phí của việc nắm giữ đầu tư vào vàng tăng cao hơn và triệt tiêu đi phần nào lợi nhuận nhận được từ việc đầu cơ vàng. Theo đó, giả thuyết chi phí thực hiện dự đoán Trang 13 rằng giá vàng sẽ không thay đổi khi lạm phát kỳ vọng thay đổi. Mối quan hệ này được kiểm tra bằng cách sử dụng những thay đổi bất ngờ của chỉ số CPI như là thước đo của thay đổi trong lạm phát kỳ vọng, Kết quả cho thấy rằng những thay đổi bất ngờ của chỉ số CPI không có tác động đến giá vàng. Những kết luận được rút ra từ bài nghiên cứu: - Giá vàng không thay đổi như là kết quả của những thay đổi trong kỳ vọng về lạm phát trong tương lai. Những bài báo tài chính thường gắn chặt sự thay đổi của giá vàng với những thay đổi trong lạm phát kỳ vọng có thể đã sai lầm. - Thậm chí nếu một nhà đầu tư có tầm nhìn xa hoàn hảo và biết rằng lạm phát trong tương lai sẽ khác biệt đáng kể với kỳ vọng của thị trường, thì nhà đầu tư đó cũng không thể thiết lập được sự đầu cơ có lợi nhuận từ thị trường vàng để được lợi từ những thông tin đó. Tuy nhiên nhà đầu tư có thể tìm kiếm được lợi nhuận đầu cơ từ thị trường trái phiếu, hay nói cách khác, nhà đầu tư nên sử dụng thị trường trái phiếu để đầu cơ trên sự thay đổi của lạm phát kỳ vọng thay vì là sử dụng thị trường vàng. - Cuối cùng, không thể xác định được lạm phát kỳ vọng của thị trường bằng cách xem xét giá vàng giao ngay. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Với những bằng chứng thực nghiệm của những nghiên cứu tiền đề trên thế giới về mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát, có thể cho thấy rằng giá vàng và lạm phát tồn tại một mối quan hệ tác động qua lại và trong một số trường hợp có thể sử dụng giá vàng để làm chỉ số dự báo lạm phát trong tương lai. Trang 14 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2010 2.1 Các yếu tố tác động đến giá vàng và lạm phát 2.1.1 Các yếu tố tác động đến giá vàng: - Thứ nhất, những thay đổi về chính sách tiền tệ cùng với những biến động chính trị trên thế giới như chiến tranh, khủng bố…làm thay đổi giá trị của USD. - Thứ hai, giá dầu tăng cao, chi phí nhiên liệu cho sản xuất tăng, hàng hóa tăng giá, dẫn tới tình trạng lạm phát, kéo theo đó là sự mất giá của đồng USD. - Thứ ba, sản lượng của các công ty khai thác vàng giảm, ảnh hưởng tới nguồn cung trong lúc nhu cầu sử dụng vàng ngày một tăng nhất là ở các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. - Thứ tư, động thái của giới đầu tư và các quỹ tiền tệ cũng như các quốc gia trên thế giới tăng tỷ lệ dự trữ vàng. 2.1.2 Các yếu tố tác động đến lạm phát: Lạm phát về thực chất là sự mất giá của đồng tiền so với hàng hóa, dịch vụ, với nguyên nhân chung là sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu, mà biểu hiện của nó là mất cân đối tiền – hàng. Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát bao gồm những yếu tố tác động đến hai vế của quan hệ cân đối này, tức là các yếu tố tác động đến tổng cung – hàng hóa và các yếu tố tác động đến tổng cầu – tiền. Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp của lạm phát. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP. Năm 2010 so với năm 2000, tín dụng cao gấp trên 13,7 lần, trong khi GDP chỉ gấp trên 2 lần; hệ số giữa tốc độ tăng của tín dụng và của GDP lên đến trên 6,2 lần-một hệ số rất cao. Do vậy, dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức khoảng 125%, cao gấp đôi con số tương ứng của nhiều nước. Cùng với tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, mà tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam không chỉ là tiền đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ. Trang 15 Tình trạng vàng hóa và đô la hóa khá cao cũng gây ra tác động tiêu cực đối với lạm phát trên 4 mặt. - Hút vào thị trường vàng và USD một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền. - Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên. - Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tác động tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại tác động đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ... - Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phát ở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát của thế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND. Giá cả thế giới tăng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đối với lạm phát ở trong nước xét trên các góc độ khác nhau. 2.2 Giá vàng và lạm phát trong thời gian từ 2002-2010 Từ năm 2001 đến 2005, giá vàng thế giới liên tục trong xu hướng tăng mạnh, có lúc tăng đột biến. Bắt đầu từ 2001, khi Tổng thống George Bush chính thức lên nắm chính quyền tại Mỹ thì cũng là thời điểm khởi đầu của chu kỳ tăng giá vàng, đặc biệt là từ sau vụ khủng bố 11-9 cho đến nay. Đây là chu kỳ tăng giá dài nhất trong vòng 3 thập kỷ qua. Nếu như mức tăng giá vàng thế giới trong giai đoạn 1991 – 1995 và 1996 – 2000 giảm lần lượt là -1,44% và -29,65% thì giai đoạn 2001 – 2005 tăng mạnh lên 90,04%. Trong giai đoạn này, điều kiện nền kinh tế nước ta nói chung và thị trường vàng nói riêng hội nhập càng sâu rộng với thế giới và trong điều kiện thông tin hiện đại nên giá vàng trong nước theo nguyên tắc “bình thông nhau” với giá vàng thế giới, đồng thời giá vàng ở nước ta cũng phản ánh tức thì, cùng chiều và theo sát giá vàng trên thị trường thế giới. Nếu như mức tăng giá vàng trong nước giai đoạn 1996 – 2000 là -6,16% thì giai đoạn 2001 – 2005 tăng mạnh lên 102,07%. Trang 16 Bước sang năm 2006, thị trường kim loại quý vẫn liên tục lên cơn sốt tăng giá và liên tục lập những kỷ lục mới. Trong phiên giao dịch ngày 12/5/2006, giá vàng đã có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 731 USD/ounce – mức cao nhất kể từ tháng 1/1980. Như vậy, so với đầu năm 2006, giá vàng đã tăng khoảng 200 USD/ounce – tương đương 38,1%. Giá vàng trong nước sáng 12/5/2006 đã vượt mức 1,5 triệu đồng/chỉ tại hầu hết các địa phương. Như vậy, giá vàng trong nước tính đến thời điểm (12/5/2006) đã tăng 46% so với đầu năm 2006. Đồ thị 2.1 Diễn biến giá vàng thế giới theo tháng từ tháng 7/1982 – 3/2006 USD/ounce DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG THẾ GIỚI THEO THÁNG 800 (giai đoạn từ tháng 7/1982 - 3/2006) 31/12/2005 (tăng 90,04% so 31/12/2000) 700 31/12/1995 (giảm 1,44% so 31/12/1990) 600 31/12/2000 (giảm 29,65% so 31/12/1995) 31/12/1990 500 tháng 9/01 400 300 200 100 7/05 7/04 7/03 7/02 7/01 7/00 7/99 7/98 7/97 7/96 7/95 7/94 7/93 7/92 7/91 7/90 7/89 7/88 7/87 7/86 7/85 7/84 7/83 7/82 0 Nguồn: Nguyễn Hữu Tú-Phòng PTKT&DB-Vụ CSTT-NHNN, “Những diễn biến bất thường trên thị trường vàng: Nguyên nhân, tác động và giải pháp”, 19/05/2006. Việc giá vàng tăng cao đã gây nên hội chứng tâm lý làm nhiều người dân đổ xô đi mua vàng, một số đã rút tiền tiết kiệm để mua vàng. Tuy nhiên, trước sự trồi sụt thất thường của giá vàng thế giới đã khiến không ít người dân bị thua thiệt nghiêm trọng Trang 17 do đầu tư theo “phong trào” – giá lên thì đổ xô đi mua, giá hạ thì ào ạt bán. Đây cũng là một nguyên nhân kỳ vọng tác động đẩy giá vàng trong nước tăng cao ngoài nguyên nhân chính là do giá vàng thế giới biến động. Nhìn vào đồ thị nhà đầu tư cũng có thể thấy tổng cầu về vàng (cả đồ trang sức và đầu tư lẻ) ở Việt Nam đều tăng lên rõ rệt từ năm 2002 đến 2008 nhu cầu về vàng trên thị trường hiện nay càng ngày càng tăng, giá vàng cao kỉ lục nhưng vẫn được đầu tư mua vào. Hiện tượng này xảy ra đơn giản bởi vì nhà đầu tư tiếp tục kỳ vọng giá vàng sẽ còn cao thêm nữa. Đồ thị 2.2 Nhu cầu về vàng ở Việt Nam 1992 – 2007 (Đvt: Tấn) Nguồn World Gold Council Nhìn qua 3 đồ thị 2.3, 2.4 và 2.5, chúng ta thấy rõ tác động của từng yếu tố đến xu hướng của giá vàng. Cụ thể, trong khi xu hướng của tỷ giá đô la Mỹ và giá dầu là tăng từ năm 1998 đến 2001 giai đoạn này giá vàng tương đối ổn định. Từ năm 2001 đến 2003 giá vàng tăng nhẹ và giá dầu giảm nhẹ trong khi tỷ giá đô la Mỹ tăng cao. Từ năm 2003 đến năm 2007, giá vàng, giá dầu và tỷ giá đô la Mỹ cùng trong xu hướng tăng cao. Đồ thị 2.3 Giá vàng TG và giá vàng Việt Nam từ năm 1998 đến 2007 Trang 18 Giá vàng TG (đ/lượng) Giá vàng VN (đ/lượng) 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh và website www.kitco.com Tỷ giá đô la Mỹ tăng lên hàng năm, giai đoạn từ 2000 đến 2003 tăng cao, sau đó tăng nhẹ từ năm 2004 đến 2007 Đồ thị 2.4 Tỷ giá đô la Mỹ từ năm 1998 đến 2007 Tỷ giá VNĐ/USD 16,500 16,000 15,500 15,000 14,500 14,000 13,500 13,000 12,500 12,000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh Giá dầu thế giới tăng nhẹ từ năm 1998 đến 1999, từ năm 2000 đến 2003 giảm nhẹ và tăng mạnh từ năm 2004 đến 2007. Đồ thị 2.5 Giá dầu thế giới từ năm 1998 đến 2007 Trang 19 Giá dầu thế giới (USD/thùng) 70.00 60.00 50.00 40.00 30.00 20.00 10.00 0.00 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn Reuters Hai nỗi lo trái ngược thống trị trong năm 2008 là lạm phát và giảm phát đã tạo những cơn sóng trồi sụt liên tục cho vàng. Vàng liên tục gia tăng giá trị cùng với sự leo dốc của chỉ số lạm phát trong những tháng đầu năm 2008, tuy nhiên nửa cuối năm còn lại thật sự là quãng thời gian khó khăn cho giá vàng khi nó phải liên tục dò tìm những đáy mới trong bối cảnh nỗi lo suy giảm kinh tế toàn cầu gia tăng. Năm 2008 chứng kiến sự lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ sự sụp đổ thị trường địa ốc kéo theo một số lượng con nợ lớn chưa từng thấy của thị trường cho vay dưới chuẩn tại Mỹ. Ảnh hưởng của nó đã khiến nhiều nền kinh tế trên thế giới chao đảo và trong bối cảnh lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư ồ ạt chuyển vốn sang thị trường vàng - loại hàng hóa an toàn và hấp dẫn trong thời kỳ lạm phát và xu hướng này thực sự đã tạo ra một hậu phương hết sức vững chắc giúp quý kim thẳng tiến chinh phục những đỉnh cao mới. Vào ngày 17/03/2008, thị trường tiền tệ thế giới ghi nhận mức giá kỷ lục trong lịch sử của giá vàng – mức 1.033,90 USD/Oz. Chỉ tính trong quý 1/2008, vàng đã gia tăng được 14% giá trị của nó. Nỗi ám ảnh về lạm phát ngày càng đe dọa toàn cầu, trong đó biểu hiện rõ ràng nhất là việc giá dầu cứ tiếp tục leo lên từng mốc, mốc sau lại cao hơn mốc trước và việc FED liên tục hạ lãi suất để chống đỡ với sự tàn phá của cuộc khủng hoảng tín dụng trong khi các NHTW khác lại cố gắng giữ lãi suất ở mức cao nhằm kiềm chế lạm phát lại càng gây sức ép nặng nề cho đồng USD. Trang 20 Trong khi đó nguồn cung vàng có dấu hiệu giảm sút do việc khai thác vàng ở các nước khó khăn hơn khi phải tìm vàng ở độ sâu khá lớn và trả lương cao cho công nhân, cộng thêm những biến động về chính trị đã chắp cánh cho giá vàng thăng hoa. Việc giá vàng cao ngất ngưởng đã khiến cho một bộ phận các nhà đầu tư tỏ ra e ngại khiến nhu cầu mua vàng giảm 19% trong quý 2 nhưng những diễn biến phức tạp về tình hình lạm phát của toàn cầu cùng với sự hỗ trợ của yếu tố đồng hành lâu năm với vàng là dầu thô, vàng vẫn tiếp tục giữ vững được vị thế của mình. Không ai có thể ngờ dầu thô có thể cán mốc kỷ lục 147,27 USD/thùng vào ngày 11/07/2008 bởi lực hậu thuẫn xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Đồng USD tiếp tục mất giá, xung đột về địa chính trị lên cao, trữ lượng dầu có phần hạn chế, hoạt động đầu cơ trên thị trường, tình hình thời tiết không mấy thuận lợi... Vàng đã tận dụng được lợi thế này và duy trì được phong độ trong một khoảng thời gian khá dài. Tuy nhiên, tính chất hầm tránh bão của vàng trong thời kỳ lạm phát đang giảm dần bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bước sang thời điểm mới: các nền kinh tế dẫn đầu thế giới bắt đầu bộc lộ những dấu hiệu giảm tốc và nỗi lo suy giảm tăng trưởng kinh tế mà xa hơn là suy thoái kinh tế bắt đầu làm đau đầu các nhà lãnh đạo khu vực Châu Âu, Mỹ , Nhật, Trung Quốc... Nguồn vốn trên thị trường bắt đầu tập trung vào những tài sản có mức bảo toàn vốn cao như trái phiếu chính phủ, tiền mặt... Sự lao dốc đến chóng mặt của thị trường chứng khóan trong thời buổi kinh tế khó khăn khiến các nhà đầu tư nhanh chóng thanh lý hợp đồng vàng - loại hàng hóa có mức thanh khoản cao - để bù đắp những khoản thua lỗ trên các thị trường khác. Đồng USD bất ngờ lại lấy lại được lợi thế của mình khi các nhà đầu tư nhận ra rằng đây vẫn là đồng tiền an tòan nhất và chiếm khối lượng giao dịch lớn nhất trên thị trường ngoại hối. Sự giằng co giữa hai xu hướng: bán vàng bù lỗ, nắm giữ USD mặt và nhu cầu sụt giảm trong bối cảnh suy thoái kinh tế với việc mua vào lọai hàng hóa vốn từ lâu đời có tính an toàn và bảo toàn giá trị khiến vàng có những phiên trồi sụt thất thường và giao động trong biên độ rộng từ 750 – 980 USD/Oz. “Cơn sóng thần” của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề: sự thua lỗ, đổ vỡ, quốc hữu hóa, phá sản, vỡ nợ… Chính phủ các nước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan