Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu bai_9._bai_tap_ph_cua_dung_dich

.PDF
5
72
145

Mô tả:

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) pH của dung dịch pH CỦA DUNG DỊCH (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo các bài giảng “pH của dung dịch” thuộc Khóa học Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “pH của dung dịch” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Câu 1: Dung dịch nào dưới đây có pH > 7? A. FeCl3 . B. K2SO4 . C. Na2 CO3 . D. Al2 (SO 4 )3 . Câu 2: Cho các dung dịch: NaOH; NaHCO 3 ; Na2 CO3 ; NaHSO4 ; Na2 SO4 . Các dung dịch làm cho quỳ tím đổi sang màu xanh là: A. NaOH; Na2 SO4 ; Na2 CO3 B. NaHSO 4 ; NaHCO3 ; Na2 CO3 C. NaOH; NaHCO 3 ; Na2 CO3 D. NaHSO 4 ; NaOH; NaHCO 3 Câu 3: Dãy gồm các hiđroxit được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính bazơ từ trái sang phải là: A. Mg(OH)2 , NaOH, KOH, Al(OH)3 . B. KOH, NaOH, Mg(OH)2 , Al(OH)3 . C. KOH, NaOH, Al(OH)3 , Mg(OH)2 . D. Mg(OH)2 , Al(OH)2 , NaOH, KOH. Câu 4: Dãy gồm dung dịch các chất đều làm quỳ tím đổi thành màu xanh là: A. K 2 SO4 ; C6 H5ONa. B. AlCl3 ; C6 H5 NH2 . C. KAl(SO 4 )2 .12H2O; C6 H5NH3 Cl. D. Na[Al(OH)4 ]; NH2 CH2 COONa. Câu 5: Cho dung dịch các muối sau: Na2 SO 4 , BaCl2, Al2 SO4 , Na2 CO 3 . Dung dịch làm giấy quỳ hóa đỏ là: A. BaCl2 . B. Na2CO3. C. Al2 (SO 4 )3. D. Na2SO4. Câu 6: cho các dung dịch sau: NaOHCO 3 , NaHSO4 , CH3COONa, BaCl2 , NaNO2 , NaF. Có bao nhiêu dung dịch có pH>7? A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 7: Trong số các dung dịch: Na2 CO3 , KCl, CH3 COONa, NH4 Cl, NaHSO 4 , C6 H5 ONa, những dung dịch có pH > 7 là A. NH4 Cl, CH3 COONa, NaHSO4 B. Na2CO3 , C6 H5 ONa, CH3 COONa C. KCl, C6 H5 ONa, CH3 COONa D. Na2CO3 , NH4Cl, KCl Câu 8: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2 CO 3 (1), H2 SO 4 (2), HCl (3), KNO 3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là: A. (3), (2), (4), (1). C. (1), (2), (3), (4). B. (4), (1), (2), (3). D. (2), (3), (4), (1). Câu 9: Có 6 dung dịch cùng nồng độ mol/lít là: NaCl(1), HCl (2), Na2 CO3 (3), NH4 Cl (4), NaHCO 3 (5), NaOH 6 . Dãy sắp xếp theo trình tự pH của chúng tăng dần như sau: A. 1 < 2 < 3 < 4 < 5 < 6. B. 2 < 1 < 3 < 4 < 5 < 6. C. 2 < 4 < 1 < 5 < 3 < 6. D. 2 < 3 < 1 < 5 < 6 < 4. Câu 10: Cho các dung dịch: K 2 CO3 , C6 H5 ONa, CH3 NH3 Cl, KHSO 4 , Na[Al(OH)4 ] hay NaAlO 2 , Al(NO 3 )3, NaHCO 3 , NH4 NO 3 , C2 H5ONa, CH3 NH2 , lysin, valin. Số dung dịch có pH > 7 là A. 8. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 B. 9. C. 7. D. 10. - Trang | 1 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) pH của dung dịch Câu 11: Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,009M phản ứng với 400 ml dung dịch H2 SO4 0,002M. pH của dung dịch thu được sau phản ứng là: A. 10. B. 5,3. C. 5. D. 10,6. Câu 12: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2 SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là: A. 7. B. 6. C. 1. D. 2. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 13: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là: A. 2. B. 3. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) C. 1. D. 4. Câu 14: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2 SO 4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là: A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Câu 15: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO 3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là: A. 0,30. B. 0,12. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2008) C. 0,15. D. 0,03. Câu 16 : Trộn dung dịch HNO 3 1,5M và HCl 2,5M theo tỷ lệ thể tích 1 : 1 thu được dung dịch X. Hãy xác định thể tích của dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hoà 100 ml dung dịch X. A. 100 ml B. 200 ml C. 300 ml D. 400 ml Câu 17 : Trộn 100 ml dung dịch chứa H2 SO 4 0,1M và HNO 3 0,3M với 100 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,3M và KOH 0,1M thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho quỳ tím vào dung dịch Y, hiện tượng gì xảy ra ? A. quỳ tím chuyển sang đỏ C. quỳ tím không chuyển màu. B. quỳ tím chuyển sang xanh D. quỳ tím mất màu Câu 18: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dd NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+ ][OH-] = 10-14 ) A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12. Câu 19: Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO 3 và HCl có pH = 1, để thu được dung dịch có pH =2 là A. 0,224 lít. B. 0,15 lít. C.0,336 lít. D. 0,448 lít. Câu 20: Trộn lẫn 3 dd H2 SO 4 0,1M; HNO 3 0,2M và HCl; 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được ddA. Lấy 300ml ddA cho phản ứng với V lít ddB gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được ddC có pH = 2. Giá trị V là A. 0,134 lít. B. 0,214 lít. C. 0,414 lít. D. 0,424 lít. Câu 21 : X là dung dịch chứa H2 SO4 1M và HCl 1M.Y là dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 1M. Trộn V1 lít dung dịch X với V2 lít dung dịch Y đến khí các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1 lít dung dịch Z có PH = 13. Khi cô cạn toàn bộ dung dịch Z thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ? A. 90,11 Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 B. 75,31 C. 68,16 D. 100,37 - Trang | 2 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) pH của dung dịch Câu 22: Trộn 200 ml dung dịch gồm HCl 0,1M và H2 SO4 0,05M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x M thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x và m lần lượt là A. x = 0,015; m = 2,33. B. x = 0,150; m = 2,33. C. x = 0,200; m = 3,23. D. x = 0,020; m = 3,23. Câu 23: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2 SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y(coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 24: Trộn 100ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1 M và NaOH 0,1 M với 400 ml dung dịch gồm H2 SO4 0,0375M và HCl 0,0125M , thu được dung dịch X . Giá trị pH của dung dịch X là A. 1 B. 2 C. 6 D. 7 Câu 25: Dung dịch HCl và dung dịch CH3 COOH có cùng nồng độ mol/lit. Giá trị pH tương ứng của 2 dung dịch tương ứng là x và y . Quan hệ giữa x và y là ( giả thiết , cứ 100 phân tử CH3 COOH thì có 1 phân tử điện li) A. y= 100x B. y= 2x C. y= x-2 D. y = x+2. Câu 26: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm : H2 SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X Giá trị pH của dung dịch X là A. 2 B. 1 C. 6 D. 7. Câu 27: Khi trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch A có pH = 13 và dung dịch B có pH = 2 thì thu được dung dịch có pH bằng A. 12,95 B. 12,65 C. 1,05 D. 1,35 Câu 28: Trộn 3 dung dịch HCl 0,3M; H2 SO 4 0,2M và H3 PO4 0,1M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Dung dịch Y gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Để trung hòa 300 ml dung dịch X cần vừa đủ V ml dung dịch Y. Giá trị của V là A. 600 B. 1000 C. 200 D. 333,3 Câu 29: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,15M và H2 SO4 0,1M với 400 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a và m lần lượt là : A. 0,05 và 4,66. B. 0,03 và 2,33. C. 0,05 và 2,33. D. 0,03 và 4,66. Câu 30: Cho 200 ml dung dịch H3 PO4 1M vào 250 ml dung dịch (NaOH 0,5M và KOH 1,5M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Số gam muối có trong dung dịch X là A. 38,4 gam. B. 36,6 gam. C. 40,2 gam. D. 32,6 gam. Câu 31: Trộn 3 dung dịch Ba(OH)2 0,1M, NaOH 0,2M, KOH 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm HCl 0,2M và HNO 3 0,29M, thu được dung dịch C có pH = 12. Giá trị của V là A. 0,134 lít B. 0,414 lít C. 0,424 lít D. 0,214 lít Câu 32:Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08M và H2 SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là A. 0,06 mol/l. B. 0,03 mol/l. C. 0,09 mol/l. D. 0,12 mol/l. Câu 33: X là dung dịch H2 SO4 0,02M, Y là dung dịch NaOH 0,035M. Khi trộn lẫn dung dịch X với dung dịch Y ta thu được dung dịch Z có thể tích bằng tổng thể tích hai dung dịch mang trộn và có pH = 2. Tỉ lệ thể tích giữa dung dịch X và dung dịch Y là Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) pH của dung dịch A. 2:3. B. 1:2. C. 3:2. D. 2:1. Câu 34:Trộn 3 dung dịch axit HCl 0,2M; HNO 3 0,1M và H2 SO 4 0,15M với thể tích bằng nhau được dung dịch A. Cho V ml dung dịch B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,05M vào 400 ml dung dịch A thu được (V + 400) ml dung dịch D có pH = 13. Giá trị của V là A. 600 B. 1400 C. 800 D. 300 Câu 35: Biết rằng A là dung dịch NaOH có pH = 12 và B là dung dịch H2 SO4 có pH = 2. Để phản ứng đủ với V1 lít dung dịch A cần V2 lít dung dịch B. Quan hệ giữa V1 và V2 là: A. V1 = V2 B. V1 = 2V2 C. V2 = 2V1 D. V2 = 10 V1 Câu 36: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03 M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là: A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 37: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2 SO 4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là: A. 13,0. B. 1,2. C. 1,0. D. 12,8. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2009) Câu 38: Nhiệt phân hoàn toàn 44,1 gam hỗn hợp X gồm AgNO 3 và KNO3 thu được hỗn hợp khí Y. Trộn Y với a mol NO 2 rồi cho toàn bộ vào nước chỉ thu được 6 lít dung dịch (chứa một chất tan duy nhất) có pH = 1. Giá trị của a là A. 0,5. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,2. Câu 39: Trộn 100 ml dung dịch H2 SO4 xM với 100 ml dung dịch NaOH có pH = 12 thu được dung dịch Z có pH = 2. Giá trị x là: A. 0,04 M. B. 0,02 M. C. 0,03 M. D. 0,015 M. Câu 40: Trộn các dung dịch HCl 0,75 M; HNO 3 0,15M ;H2 SO4 0,3 M với các thể tích bằng nhau thì được dung dịch X . Trộn 300 ml dung dịch X với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,25 M thu được m gam kết tủa và dung dịch Y có pH =x. Giá trị của x và n lần lượt là: A.1 và 2,23 gam C.2 và 2,23 gam B.1 và 6,99gam D.2 và 11,65 gam Câu 41 : Hỗn hợp A gồm Na và Al hoà tan hết trong lượng nước dư thu được a mol H2 và dung dịch B chứa 2 chất tan. B tác dụng tối đa với dung dịch chứa b mol HCl. Tỉ số a :b có giá trị là A. 1 :3 B. 1 :2 C. 1 :1 D. 1 :4 Câu 42: Đổ dung dịch chứa m gam HCl vào dung dịch chứa m gam NaOH . Cho quỳ tím vào dung dịch thu được thì thấy quỳ tím : A.Hóa đỏ B. Hóa xanh C.Không đổi màu D. Không xác định Câu 43: Cho hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước thu được dung dịch Y chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau và thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Thêm 150 ml dung dịch H2 SO4 1M vào dung dịch Y thu được 7,8 gam kết tủa và dung dịch sau phản ứng đổi màu quỳ tím sang xanh. Vậy giá trị của V tương ứng là : A. 8,96 lít B. 7,84 lít C. 13,44 lít D. 11,2 lít. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) pH của dung dịch Câu 44: Cho 0,5 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được 2 lít dung dịch có pH = 12. Trộn 8 gam hỗn hợp X và 5,4 gam bột Al rồi cho vào nước đến phản ứng hoàn toàn thì thấy có V lít khí thoát ra (đktc). Giá trị của V là A. 8,160 B. 11,648 C. 8,064 D. 10,304 Câu 45: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Na, Na2 O, K, K 2O, Ba và BaO, trong đó oxi chiếm 8,75% về khối lượng vào nước thu được 400 ml dung dịch Y và 1,568 lít H2 (đktc). Trộn 400 ml dung dịch Y với 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2M và H2 SO 4 0,15M thu được 400 ml dung dịch có pH = 13. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây? A. 12. B. 14. C. 15. D. 13. Câu 46: Hỗn hợp X gồm Al và Al2 O3 có tỉ lệ số gam mAl : mAl2O3 = 0,18:1,02. Cho X tan trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 0,672 lít H2 (đktc). Cho Y tác dụng với 200 ml dung dịch HCl được kết tủa Z ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 3,57 gam chất rắn. nếu đem pha loẵng dung dịch HCl ở trên (bằng nước) đến 10 lần thì độ pH cao nhất của dung dịch sau pha loãng có thể đạt được là: A. 1,456 B. 1,26 C. 2,456 D. 2,26 Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Hocmai.vn Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan