Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài 6 vnen

.DOCX
6
2295
62

Mô tả:

mô hình trường học mới 2016
Dạy chuyên đề Ngày soạn: 19/10/2015 Ngày dạy: Bài 6 - Tiết 11: NHÀ NƯỚC VĂN LANG, ÂU LẠC I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh: - Biết được hoàn cảnh và sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc.. - Trình bày được tổ chức nhà nước Văn Lang, đời sống vật chất và tinh thần của nhà nước Văn Lang; nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, qua đó rút ra bài học cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. 2. Kỹ năng: - Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, mô tả thành Cổ Loa. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng; giáo dục tinh thần cảnh giác. Rèn luyện ý thức bảo tồn khu di tích Đền Hùng, khu di tích thành Cổ Loa. II. Chuẩn bị: Giáo viên : - Tranh, ảnh về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang và sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa. Học sinh: Sách, vở, đồ dùng có liên quan đến bài học. III. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: Lớp 6A3: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. 3. Bài mới: (5 phút) - GV: Mời chủ tịch hội đồng tự quản cho lớp hát một bài. - GV: Các em đã thấy thoải mái để chuẩn bị vào giờ học chưa. GV: Trước khi vào giờ học cô xin trân trọng giới thiệu với cả lớp, hôm nay có các thầy cô giáo đến dự giờ lớp chúng ta. Đề nghị các em nhiệt liệt chào mừng. - GV: Với những chuyển biến trong sản xuất & xã hội đã dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân Việt cổ đó là sự ra đời của nhà nước Văn Lang, mở đầu 1 thời đại mới của dân tộc. Để biết được nhà nước Văn Lang ra đời như thế nào, tổ chức nhà nước ra sao? Hôm nay chúng ta tìm hiểu Bài 6 – Tiết 11: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. Hoạt đô ông của thầy và tro GV: Yêu cầu HS quan sát SGK (51) (5 phút) ? Bài học hôm nay chúng ta cần đạt được mục tiêu gì? - HS: GV: Vậy để đạt được mục tiêu đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các hoạt động trong bài. A. Hoạt động khởi đô ông: Nô iô dung cần đạt A. Khởi đô ông: GV: Quan sát clíp, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi 1 (SGK-51). GV: CHIẾU HÌNH GV: Qua quan sát, thảo luận hãy trình bày ý kiến thảo luận của nhóm. HS: Trình bày GV: Qua kết quả thảo luận các nhóm đều có những hiểu biết về lễ hội Hùng Vương (năm 2007 Đảng và nhà nước ta quyết định lấy ngày 10/3 (âm lịch) là ngày quốc giỗ và đây là ngày lễ mà cả nước ta được nghỉ hằng năm). GV: Và để có thêm những hiểu biết về sự thành lập nhà nước Văn Lang chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động 2. B. Hoạt động hình thành kiến thức: GV: Các em đọc thông tin trong SGK (52), quan sát lược đồ và xác định: Vị trí vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ? nơi hình thành các bộ lạc lớn, tiền thân của nhà nước Văn Lang. GV: CHIẾU LƯỢC ĐỒ GV: Gọi HS lên trình bày. HS: 1 HS lên xác định, yêu cầu HS chỉ chính xác. HS: Khác nhận xét GV: Xác định lại. B. Hình thành kiến thức: 1. Sự thành lập nước Văn Lang: - Nơi hình thành các bộ lạc lớn: Ở ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc hùng mạnh và giàu có. GV: CHIẾU H2 (SGK-53) GV: Quan sát ta thấy đây là bức tranh nói về truyện truyền thuyết ST-TT. ? Theo em truyện truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó? - Đó là sự cố gắng nỗ lực của nhân dân ta chống lại thiên nhiên, bảo vệ mùa màng và cuộc sống thanh bình. GV: Mở rộng trong bài học về các quốc gia cổ đại Phương Đông chúng ta đã biết người Phương Đông biết làm thủy lợi như đắp đê, ngăn lũ, đào kênh mương đưa nước về đồng ruộng. Truyện ST-TT đã phản ánh rõ về điều đó. HS: Quan sát Hình 3 (SGK) ? Quan sát bức ảnh em thấy có những hiện vật gì? - Mũi giáo, dao găm, lưỡi liềm, mũi tên… và một số vật dụng khác. ? Những hiện vật này dùng để làm gì? - Để săn bắt, phục vụ trong sản suất nông nghiêp. - Giải quyết xung đột, chống đe dọa từ bên ngoài. ? Qua những hiện vật này em thấy có những ngành nghề nào phát triển? - Sản xuất phát triển. - Nghề đúc đồng phát triển. ? Sản xuất phát triển dẫn đến XH có sự thay đổi như thế nào? - XH phân hóa giàu nghèo, đặt ra yêu cầu trị thủy. GV: Trên cơ sở chúng ta vừa tìm hiểu các em tiếp tục thảo luận nhóm 2 câu hỏi trong SGK (52), ghi ra phiếu học tập 1. ? Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Tên đầu tiên của nước ta là gì, đóng đô ở đâu? Do ai đứng đầu? GV: Thời gian thảo luận 3 phút. * Hoàn cảnh: GV: Chốt, ghi bảng - Hình thành những bộ lạc lớn - Nhu cầu trị thủy - SX phát triển - XH phân hóa giàu nghèo - Giải quyết xung đột, chống đe dọa. => Khoảng TK VII TCN nước Văn Lang được thành lập, đóng đô ở Bạch Hạc – Phú Thọ, vua Hùng đứng đầu. GV: Các em chú ý tiếp thông tin trong SGK và cho cô biết: ? Dựa vào thế mạnh của mình bộ lạc Văn Lang làm gì? - Hợp nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thành một nước. GV: Qua tìm hiểu chúng ta đã biết hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang. Sau khi ra đời nhà nước đã tổ chức lại bộ máy như thế nào, chúng ta tìm 2. Tổ chức của nhà nước hiểu phần 2. Văn Lang: GV: Đọc thông tin, thảo luận cặp đôi, điền nội dung thích hợp vào sơ đồ ở phiếu học tập 2. Sau đó thống nhất trong nhóm và điền vào sơ đồ trong phiếu học tập 3. Các em thảo luận trong thời gian 3 phút. Thời gian bắt đầu. GV: Khi HS thảo luận GV quan sát các nhóm, hướng dẫn. Nhóm nào hoàn thành cho HS tự quản nhóm đó sang nhóm khác hỗ trợ các bạn. GV: Mời 2 nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. GV: Mời đại diện 1 HS lên trình bày sơ đồ. ? Em hãy trình bày sơ đồ tổ chức của nhà nước Văn Lang? Hùng Vương Lạc hầu - Lạc tướng (Trung ương) Lạc tướng (Bộ) Bồ chính (Chiềng, chạ) Lạc tướng (Bộ) Bồ chính (Chiềng, chạ) Bồ chính (Chiềng, chạ) GV: Nhận xét, trình bày. - Đứng đầu là vua, có quyền lực tối cao trong cả nước. - Giúp việc cho vua là các Lạc hầu (tướng văn), Lạc tướng (tướng võ). (Con trai vua gọi là quan Lang. Con gái vua gọi là Mị Nương). - Cả nước chia làm 15 Bộ, các bộ chịu sự cai quản của vua, đứng đầu Bộ là Lạc tướng. (Bộ: là đơn vị hành chính trung gian giữa trung ương và làng, chạ; thời Bắc thuộc chuyển thành huyện) - Dưới địa phương: Đứng đầu Chiềng, Chạ là Bồ chính. (Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, giải quyết các mối bất hòa của dân làng). ? Qua sơ đồ em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước thời Hùng Vương? (GV gợi dẫn: Quan sát sơ đồ chúng ta thấy giúp việc cho vua chỉ có Lạc hầu, Lạc tướng trong khi đó pháp luật chưa có, quân đội chưa có. Vậy em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy này của thời Hùng Vương?). HS: Trả lời GV: Chốt, ghi bảng -> Tổ chức nhà nước đơn giản, GV nói thêm: Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật sơ khai. pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước. Khi có chiến tranh vua Hùng và các lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng chạ tập hợp lại cùng chiến đấu. GV: Liên hệ: Nhà nước ngày nay được phân chia làm 4 cấp quy củ, chặt chẽ và có hệ thống pháp luật rõ ràng, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và là nhà nước của dân, do dân và vì dân. GV: CHIẾU LĂNG VUA HÙNG Hs: Quan sát. GV: Lăng vua Hùng (Phú Thọ) ? Việc XD lăng Vua Hùng theo em có ý nghĩa như thế nào? (Nhân dân ta xây dựng lăng vua Hùng để làm gì?) Để tưởng nhớ vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. GV: Bác Hồ có câu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. ? Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ: Đây là lời dạy sâu sắc của Bác đối với chúng ta, vua Hùng là người đã có công bảo vệ, xây dựng đất nước vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn, bảo vệ đất nước. ? Với lời răn dạy của Bác Hồ bản thân em cần làm gì để góp phần XD đất nước tươi đẹp? - Là một học sinh trước hết chúng ta phải luôn nỗ lực học tập tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, đoàn kết thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.... 4. Củng cố: ? Qua bài giờ học hôm nay các em cần nắm được những nội dung nào? HS: - Nắm được sự thành lập của nhà nước Văn Lang. - Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. 5. Dă ôn do: - Về nhà các em sưu tầm hình ảnh và tư liệu về các di tích đền Hùng, thành Cổ Loa các di sản có liên qua đến Hùng Vương và An Dương Vương. - Đọc phần còn lại trong SGK.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146