Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu bai_6._bai_tap_do_bat_bao_hoa_va_ung_dung

.PDF
5
139
142

Mô tả:

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Độ bất bão hòa và ứng dụng ĐỘ BẤT BÃO HÒA VÀ ỨNG DỤNG (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo các bài giảng “Độ bất bão hòa và ứng dụng” thuộc Khóa học Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Độ bất bão hòa và ứng dụng” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Câu 1. Số đồng phân thơm có CTPT là C8 H10 O, không tác dụng với NaOH nhưng tác dụng với Na là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 2: X là một anđehit thơm có CTPT C8 H8 O. Số chất thoả mãn điều kiện của X là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 3: C6 H12 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo, mạch hở tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 4: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5 H10O2, phản ứng với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là A. 4 B. 5 (Trích ĐTTS vào các trường Đại học khối B, 2010) C. 8 D. 9 Câu 5: Chất X có CTPT là C4 H6 O2 , biết X tác dụng được với NaHCO 3 giải phóng CO 2 . Số CTCT có thể có của X là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6 : Chất X có CTPT là C 4 H10 O2 . Oxi hoá X bằng CuO dư nung nóng thu được chất hữu cơ Y. Khi cho Y tác dụng với Ag2 O trong dung dịch NH3 đun nóng thì cứ 1 mol Y thì thu được tối đa 4 mol Ag. Số chất X thoả mãn các điều kiện trên là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Chất X có CTPT là C4 H6 O2 , biết X tác dụng được với NaHCO 3 giải phóng CO 2 . Số CTCT có thể có của X là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Chất X là một este mạch hở có CTPT là C4 H6 O2 . Số este có CTCT ứng với CTPT đó là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 9: Đốt cháy hết 8,6 gam chất hữu cơ A, thu được 0,6 mol CO 2 và 0,7 mol H2 O. Kết luận nào dưới đây là đúng: A. A là C6 H14O6. C. A là C3 H8. B. A là chất không chứa oxi, không no. D. A không có phản ứng cộng. Câu 10: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5 H8 O2 . Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Công thức của X là: A. CH3 COOC(CH3 )=CH2. C. HCOOCH2 CH=CHCH3. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 B. HCOOC(CH3 )=CHCH3. D. HCOOCH=CHCH2 CH3. - Trang | 1 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Độ bất bão hòa và ứng dụng Câu 11: Chất X có công thức phân tử là C2 H4 O2 . X tác dụng với Na và với dung dịch AgNO 3 /NH3 , t0 . Công thức cấu tạo của X là: A. HCOOCH3. C. HOCH2 CHO. B. CH3 COOH. D. HOCH=CHOH. Câu 12: Chất hữu cơ A có công thức và C2 H4 O3 . A tác dụng với Na và NaHCO 3 đều thu được số mol khí đúng bằng số mol A đã phản ứng. A có công thức cấu tạo là : A. HOCH2 COOH. B. OHC-COOH. C. HCOOCH2 OH. D. CH3 O-COOH. Câu 13: Chất X có công thức phân tử là C3 H6 O2 , tác dụng được với NaOH và có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của X là: A. CH3 CH2 COOH. C. HOCH2 CH2 CHO. B. HCOOCH2CH3. D. CH3 CH(OH)CHO. Câu 14: Chất X có công thức phân tử là C3 H6 O3 . X không tác dụng với NaHCO 3 nhưng tác dụng được với NaOH và muối thu được lại tác dụng với Na giải phóng H2 . Oxi hoá X trong điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ Y tạp chức. Y có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3 -CH(OH)-COOH. B. HO-CH2-CH2-COOH. C. HO-CH2 -CO-CH2-OH. D. HO-CH2-COOCH3. Câu 15: Chất X có công thức phân tử là C3 H6 O3 . X tác dụng với NaHCO 3 và muối thu được tác dụng với Na giải phóng H2 . Oxi hoá X trong điều kiện thích hợp thu được chất hữu cơ Y tạp chức. Y không có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3 -CH(OH)-COOH. B. HO-CH2-CH2-COOH. C. HO-CH2 -CO-CH2-OH. D. HO-CH2-COOCH3. Câu 16: Chất X có công thức phân tử là C4 H10 O2 . Đề hiđrat hoá X thu được butađien-1,3 (duy nhất). Tên gọi của X là: A. Butan-2,3-điol. C. Butan-1,4-điol. B. Butan-1,3-điol. D. Butan-1,2-điol. Câu 17: Một este có công thức phân tử là C4 H6 O2 , khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là: A. CH2 =CH-COO-CH3. C. HCOO-CH=CH-CH3. B. HCOO-C(CH3 )=CH2. D. CH3 COO-CH=CH2. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2007) Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO 2 và c mol H2 O (biết b = a + c).Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit A. không no có một nối đôi, đơn chức. B. no, đơn chức. C. không no có hai nối đôi, đơn chức. D. no, hai chức. Câu 19: Thực hiện phản ứng este hoá ancol đơn chức X với axit Y thu được este Z có công thức phân tử là C4 H6O 2 . Y không có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của Z là: A. HCOO-CH2-CH=CH2. B. CH2 =CH-COOCH3. C. HCOO-CH=CH-CH3. D. HCOO-C(CH3 )=CH2. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Độ bất bão hòa và ứng dụng Câu 20: Chất hữu cơ X đơn chức có công thức phân tử là C6 H10 O2 . Khi cho X tác dụng với NaOH đun nóng cho muối có công thức phân tử là C3 H3 O2 Na và chất hữu cơ Z. Z tác dụng với CuO thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là: A. CH2 =CH-COOCH2-CH2-CH3. C. CH3 -CH2-COOCH=CH2. B. CH2 =CH-COOCH(CH3 )-CH3. D. CH2 =C(CH3 )-COOC2 H5. Câu 21: Chất hữu cơ Y có công thức phân tử là C9 H8 O2 . Y không tác dụng với Na và không có phản ứng tráng gương nhưng Y lại phản ứng với NaOH khi đun nóng theo tỷ lệ mol là 1:2. Công thức cấu tạo của Y là: A. CH3 COO-C6 H5. B. CH2 =CH-COOC6 H5. C. H-COO-CH2-C6 H5 . D. H-COO-C6 H4 -CH=CH2 . Câu 22: Hợp chất X chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C8 H10O. Oxi hoá X thu được anđehit Y. Tách nước X thu được hiđrocacbon Z. Công thức cấu tạo của X là: A. C6 H5 CH(OH)CH3. B. C6 H5CH2 CH2OH. C. p-CH3 -C6 H4-CH2OH. D. m-CH3 -C6 H4-CH2 OH. Câu 23: Hợp chất X có công thức phân tử C3 H2O3 và hợp chất Y có công thức phân tử C3 H4 O2 . Biết khi đun nóng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì 1 mol X hoặc 1 mol Y đều tạo ra 4 mol Ag. Tổng số công thức cấu tạo của X và Y thỏa mãn điều kiện bài toán là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 24: Hiđrocacbon thơm C 9 H8 (X) làm mất màu nước brom, cộng hợp được với brom theo tỉ lệ mol 1:2, khi oxi hóa tạo thành axit benzoic, khi tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH3 tạo kết tủa đặc trưng. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. X có 3 công thức cấu tạo phù hợp. B. X có tên gọi là benzyl axetilen. C. X có độ bất bão hòa bằng 6. D. X có liên kết ba ở đầu mạch. Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit cacboxylic (X) thu được 2a mol CO 2 . Mặt khác trung hòa a mol (X) cần 2a mol NaOH. X là axit: A. Không no, có một nối đôi C=C. C. Oxalic. B. Đơn chức no. D. Axetic. Câu 26: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4 H6 O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4 H6 O4 + 2NaOH  2Z + Y. Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là: A. 44 đvC. B. 58 đvC. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) C. 82 đvC. D. 118 đvC. Câu 27: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3 H6 O2 . Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO 3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là: A. C2 H5 COOH và HCOOC2 H5. C. HCOOC 2 H5 và HOCH2 CH2 CHO. B. HCOOC2 H5 và HOCH2 COCH3. D. C2 H5 COOH và CH3 CH(OH)CHO. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009) Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Độ bất bão hòa và ứng dụng Câu 28: Este X có công thức phân tử là C4 H8 O2 , tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol Z. Oxi hoá Z bằng CuO thu được chất hữu cơ T có phản ứng tráng gương. Khi cho 1 mol T phản ứng tráng gương thu tối đa 4 mol Ag. Tên gọi của X là: A. Metyl propionat. C. n-propyl fomiat. B. Etyl axetat. D. Isopropyl fomiat. Câu 29: Tiến hành đime hóa 1 mol axetilen thu đư ợc hỗn hợp X. Trộn X với H2 theo tỉ lệ 1:2 về số mol rồi nung nóng với bột Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Y làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,15 mol Br2 . Hiệu suất phản ứng đime hóa là : A. 70%. B. 30%. C. 85%. D. 15%. Câu 30: Trộn Cho hỗn hợp X gồm axetilen và etan (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 3) qua ống đựng xúc tác thích hợp, nung nóng ở nhiệt độ cao, thu được một hỗn hợp Y gồm etan, etilen, axetilen và H2 . Tỷ khối của hỗn hợp Y so với hiđro là 58/7. Nếu cho 0,7 mol hỗn hợp Y qua dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là : A. 0,30. B. 0,5. C. 0,40. D. 0,25. Câu 31: Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp Y (không chứa H2 ). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 16 gam Br2 . Công thức phân tử của X là A. C2 H2 . B. C3 H4 . C. C4 H6 . D. C5 H8 . Câu 32: Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là A. but-1-en. B. but-2-en. (Đề thi tuyển sinh Đại học khối B năm 2009) C. propilen. D. xiclopropan. Câu 33: Cho 0,125 mol anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thu được 27 gam Ag. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 0,25 mol X cần vừa đủ 0,5 mol H2 . Dãy đồng đẳng của X có công thức chung là A. Cn H2n (CHO)2 (n  0). C. Cn H2n+1 CHO (n  0). B. Cn H2n-3CHO (n  2). D. Cn H2n-1CHO (n  2). Câu 34: Hỗn hợp X gồm rượu metylic, rượu etylic, rượu propylic và nước. Cho a gam G tác dụng với Natri dư được 0,7 mol H2 . Đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được b mol CO 2 và 2,6 mol H2 O. Giá trị của a và b lần lượt là: A. 42 gam và 1,2 mol. B. 19,6 gam và 1,9 mol . C. 19,6 gam và 1,2 mol. D. 28 gam và 1,9 mol. Câu 35: Hợp chất X có công thức C4 H6 O5. X phản ứng với Na hoặc NaOH đều theo tỷ lệ 1: 2. X có khả năng thủy phân trong môi trường axit thu được 1 sản phẩm hữu cơ duy nhất. Cho 20,1 gam X phản ứng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được m gam muối và nước. Giá trị của m là A.22,80. B.26,55. C.26,70 D.29,40. Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hôn h ợp gồm axit acrylic , vinyl axetat va metyl metacrylat rôi cho ̃ ̀ ̀ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đưng dung dich H 2 SO4 đăc, bình 2 đưng dung dich Ba (OH)2 dư thây ̣ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ khôi lương binh 1 tăng m gam , bình 2 xuât hi ện 35,46 gam kêt tua . Giá trị của m là ́ ̣ ̀ ́ ́ ̉ A. 2,70. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 B. 2,34. C. 3,24. D. 3,65. - Trang | 4 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Độ bất bão hòa và ứng dụng Câu 37: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni thu được hỗn hợp hơi Y có tỉ khối hơi so với He bằng 95/12. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì thấy hết a mol Br2 . Giá trị của a là A. 0,08. B. 0,04. C. 0,02. D. 0,20. Câu 38: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, propanal, ancol alylic (CH2 =CH-CH2 OH). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 40,32 lít CO 2 (đktc). Đun X với bột Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y, có dY/X =1,25 . Dẫn 0,1 mol hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư, thấy hết m gam brom. Giá trị của m là A. 12,0. B. 16,0. C. 4,0. D. 8,0. Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm anđehit axetic, etyl axetat và an col propylic thu đư ợc 20,24 gam CO 2 và 8,64 gam nước. Phần trăm khối lượng của ancol propylic trong X là A. 50,00%. B. 83,33%. C. 26,67%. D. 12,00%. Câu 40: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4 H6 O4 , không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn lượng ancol Y bên trên , thu được 0,2 mol CO 2 và 0,3 mol H2 O. Giá trị của a và m lần lượt là A. 0,1 và 16,6. B. 0,12 và 24,4. C. 0,1 và 13,4. D. 0,2 và 12,8. Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 Hocmai.vn - Trang | 5 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan