Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu bai_1._bai_tap_cau_tao_nguyen_tu

.PDF
8
119
131

Mô tả:

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Cấu tạo nguyên tử CẤU TẠO NGUYÊN TỬ (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo các bài giảng “Cấu tạo nguyên tử (Phần 1 + Phần 2)” thuộc Khóa học Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để g iúp các Bạn kiểm t ra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Cấu tạo nguyên tử (Phần 1 + Phần 2)” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Dạng 1: Lý thuyết về cấu tạo nguyên tử Câu 1. Trong thành phần của mọi nguyên tử nhất thiết phải có các loại hạt nào sau đây: A. Proton và nơtron. B. Proton và electron. C. Nơtron và electron . D. Proton, nơtron, electron. Câu 2. Trong nguyên tử, hạt mang điện là: A. Electron. B. electron và nơtron. C. proton và nơtron. D. proton và electron. Câu 3. Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại: A. proton. B. nơtron. C. electron. D. nơtron và electron. Câu 5. Biết rằng khối lượng của 1 nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Nếu chọn khối lượng của 1/12 nguyên tử đồng vị 12C làm đơn vị thì O, H có nguyên tử khối lần lượt là: A. 15,9672 và 1,01. B. 16,01 và 1,0079 . C. 15,9672 và 1,0079. D. 16 và 1,0081. 64 Câu 6. Nguyên tử đồng có kí hiệu là 29 Cu . Số hạt nơtron trong 64 gam đồng là: A. 29. B. 35. C. 35.6,02.1023 . D. 29.6,02.1023 . Câu 7. Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 C. Vậy nguyên tử đó là: A. Ar. B. K. C. Ca. D. Cl. Câu 8. Mệnh đề nào dưới đây không đúng: A. Trong nguyên tử, các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định. B. Chuyển động của electron trong nguyên tử không theo một quỹ đạo xác định. C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân trong đó khả năng có mặt electron lớn nhất gọi là obitan nguyên tử. D. Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Câu 9. Obitan nguyên tử là: A. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ta có thể xác định vị trí electron tại từng thời điểm. B. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ta có thể xác định được vị trí của 2 electron cùng một lúc. C. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân trong đó khả năng có mặt electron là lớn nhất. D. Khu vực không gian xung quanh hạt nhân có dạng hình cầu hoặc hình số tám nổi. Câu 10. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa: A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. 4 electron. Câu 11. Lớp electron liên kết với hạt nhân nguyên tử chặt chẽ nhất là: A. lớp trong cùng. B. lớp ở giữa. C . lớp ngoài cùng. D. lớp sát ngoài cùng. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Cấu tạo nguyên tử Câu 12. Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất: A. lớp L . B. lớp K . C. lớp M . D. lớp N . Câu 13. Số electron tối đa ở lớp thứ n là: A. n2 . B. n. C. 2n2 . D. 2n. Câu 14. Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là: A. 2, 8, 18, 32. B. 2, 6, 10, 14. C. 2, 4, 6, 8. D. 2, 6, 8, 18. Câu 15. Số electron tối đa trong lớp thứ 3 là: A. 9e. B. 18e. C. 32e. D. 8e. Câu 16. Lớp e thứ 3 có số phân lớp là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17. Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số p bằng nhau nhưng khác nhau số: A. electron độc thân. B. nơtron. C. electron hóa trị. D. obitan. Câu 18. Số khối của nguyên tử bằng tổng: A. số p và n. B. số p và e. C. số n, e và p. D. số điện tích hạt nhân. Câu 19. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng: A. số khối . B. điện tích hạt nhân. C. số electron . D. tổng số proton và nơtron. Câu 20. Phát biểu nào sau đây là sai: A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử. B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron. C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron. Câu 21. Mệnh đề nào dưới đây không đúng: A. Các đồng vị phải có số khối khác nhau. B. Các đồng vị phải có số nơtron khác nhau. C. Các đồng vị phải có số electron khác nhau. D. Các đồng vị phải có cùng điện tích hạt nhân. Câu 22. Mệnh đề nào dưới đây là đúng: A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân. B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số electron. C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối A. Câu 23. Cho 3 ion: Na+, Mg2+, F. Mệnh đề nào dưới đây không đúng: A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau. B. 3 ion trên có số hạt nơtron khác nhau. C. 3 ion trên có số hạt electron bằng nhau. D. 3 ion trên có số hạt proton bằng nhau. Câu 24. Trong nguyên tử, electron hóa trị là các electron: A. độc thân. B. ở phân lớp ngoài cùng. C. ở obitan ngoài cùng . D. tham gia tạo liên kết hóa học Câu 25. Mệnh đề nào sau đây không đúng: A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magiê mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1 : 1. B. Trong các nguyên tử, chỉ nguyên tử magiê mới có 12 electron. C. Trong các nguyên tử, chỉ hạt nhân nguyên tử magiê mới có 12 proton. D. Nguyên tử magiê có 3 lớp electron. Dạng 2: Bài tập liên quan tới mối liên hệ giữa các thành phần của nguyên tử Câu 1. Số hạt electron và số hạt nơtron có trong một nguyên tử 56 Fe là: 26 Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Cấu tạo nguyên tử A. 26e, 56n. B. 26e, 30n. C. 26e, 26n. D. 30e, 30n .   Câu 2. Số electron trong các ion sau: NO3 , NH , HCO3 , H+ , SO2 theo thứ tự là: 4 4 A. 32, 12, 32, 1, 50. B. 31,11, 31, 2, 48 . C. 32, 10, 32, 2, 46 . D. 32, 10, 32, 0, 50. Câu 3. Nguyên tử X có số hiệu 24, số nơtron là 28. X có: A. số khối là 52 . B. số e là 28 . C. điện tích hạt nhân là 24 . D. số p là 28. Câu 4. Ion X- có 10e, hạt nhân có 10n. Số khối của X là: A. 19. B. 20. C. 18. D. 21. Câu 5. Ion X2- có: A. số p – số e = 2 . B. số e – số p = 2 . C. số e – số n = 2. D. số e – (số p + số n) = 2. 12 14 18 16 14 Câu 6. Cho 5 nguyên tử : 6 A, 6 B, 8 C, 8 D, 7 E. Hai nguyên tử có cùng số nơtron là: A. A và B. B. B và D. C. A và C. D. B và E. Câu 7. Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử nguyên tố X là 10. Nguyên tố X là: A. Li . B. Be . C. N . D. Ne. Câu 8. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 34. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1. Số khối của X là: A. 11. B. 19. C. 21. D. 23. Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Số khối của nguyên tử là: A. 108. B. 122. C. 66. D. 94. Câu 10. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 82, hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22 hạt. Kí hiệu hoá học của nguyên tố X là: A. 30 26 Fe. B. 56 26 Fe . C. 26 26 Fe. D. 26 56 Fe. Câu 11. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố B là: A. Na (Z = 11). B. Mg (Z = 12). C. Al (Z = 13). D. Cl (Z = 17). Câu 12. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là: A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot. Câu 13. Tổng số p, e, n trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của B nhiều hơn của A là 12. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là: A. 17 và 29. B. 20 và 26. C. 43 và 49. D. 40 và 52. + Câu 14: Nguyên tử R tạo được cation R . Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 3p6 . Tổng số hạt mang điện trong R+ là A. 19. B. 38 C. 37. D. 18. Câu 15:Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt bằng 115. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là A. Br B. Ca C. Ag D. Zn Câu 16: Một ion X2+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Số hạt nơtron và electron trong ion X2+ lần lượt là A. 36 và 27. B. 36 và 29. C. 29 và 36. D. 27 và 36. Câu 17. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là: A. Mg và Ca. B. Be và Mg. C. Ca và Sr. D. Na và Ca. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Cấu tạo nguyên tử Câu 18. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26): A. Al và P. B. Fe và Cl. C. Al và Cl. D. Na và Cl. Câu 19. Hợp chất AB2 có A chiếm 50% về khối lượng (%mA = 50%) và tổng số proton là 32. Nguyên tử A và B đều có số p bằng số n. AB2 là: A. NO 2 . B. SO2. C. CO 2 . D. SiO2. Câu 20: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là A. [Ar]3d5 4s1 . B. [Ar]3d6 4s2 . C. [Ar]3d6 4s1 . D. [Ar]3d3 4s2 . Câu 21: X, Y, Z là 3 nguyên tố hóa học. Tổng số hạt mang điện trong 3 phân tử X2 Y, ZY2 và X2 Z là 200. Số hạt mang điện của X2 Y bằng 15/16 lần số hạt mang điện của ZY2 . Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Z có số electron p bằng 1,667 lần số electron s. R là phân tử hợp chất giữa X, Y, Z gồm 6 nguyên tử có tổng số hạt mang điện là A. 104 B. 52 C. 62 D. 124 2 Câu 22. Tổng số hạt mang điện trong ion AB3 bằng 82. Số hạt mang điện trong nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong nhân của nguyên tử B là 8. Số hiệu nguyên tử A và B (theo thứ tự) là: A. 12 và 4. B. 24 và 16. C. 16 và 8. D. 14 và 6. Câu 23. Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2-. Tổng số 3 loại hạt trong A là 164. Tổng số các hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 3. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron là 1 hạt, trong nguyên tử X số hạt proton bằng số hạt nơtron. M và X là : A. K và S . B. Na và S. C. Li và S . D. K và O. Câu 23: Mỗi phân tử XY3 có tổng số hạt proton, nơtron, electron bằng 196, trong đó số hạt mạng điện nhiều hơn hạt không mang điện là 60. Số hạt proton của nguyên tử X ít hơn số hạt proton của nguyên tử Y là 4. Thực hiện phản ứng: X + HNO 3 → T + NO + N 2O + H2 O. Biết tỉ lệ mol của NO và N 2 O là 3:1. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của các chất trong phản ứng trên là A. 146. B. 145. C. 143. D. 144. 2+ Câu 24: Một chất A được cấu tạo từ cation M và anion X . Trong phân tử MX2 có tổng số proton, nowtron, electron là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X- là 21. Tổng số hạt trong cation M2+ nhiều hơn tổng số hạt trong anion X- là 27. Nhận xét nào sau đây đúng: A.M thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn B. M và X cùng thuộc một chu kỳ C. M là nguyên tố có nhiều số Oxi hóa trong hợp chất D. X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Dạng 3: Bài tập liên quan tới đồng vị 63 65 Câu 1: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 29 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của 65 đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 29 Cu là: A. 27% B. 50% Câu 2: Trong tự nhiên clo có hai đồng vị bền: Thành phần % theo khối lượng của 37 17 37 17 C. 54% D. 73% Cl chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là 35 17 Cl . Cl trong HClO 4 là: A. 8,92% B. 8,43% C. 8,56% D. 8,79% 35 Câu 3: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là: A. 34 X. B. 37 X. C. 36 X. D. 38 X. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Cấu tạo nguyên tử Câu 4: Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 có 2 đồng vị X và Y, biết tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X = 0,37 số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y ít hơn số nơtron của đồng vị X là: A. 2 B. 4. C. 6. D. 1. Câu 5: Một nguyên tố R có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị thứ nhất có 44 hạt nơtron, đồng vị thứ 2 có số khối nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là bao nhiêu? A. 79,2. B. 79,8. C. 79,92. D. 80,5. 107 109 Câu 6: Trong tự nhiên Ag có hai đồng vị bền là Ag và Ag. Nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,87. Hàm lượng 107 Ag có trong AgNO 3 là (biết N =14; O = 16) A. 43,12%. B. 35,59%. C. 35,56%. D. 35,88%. 79 81 Câu 7: Nguyên tố Brom có 2 đồng vị là Br và Br . Khi cho Br2 phản ứng vừa đủ với 3,45 gam Na thu được 15,435 gam muối. Cho biết nguyên tử khối của Na là 23, thành phần % về số nguyên tử của đồng vị 79 Br trong hỗn hợp hai đồng vị là: A. 45% B. 54,38% C. 44,38% D. 55% 1 2 Câu 8: Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước, hidro đó gồm 2 loại đồng vị 1 H và 1 D . Biết nguyên tử khối của hidro là 1,008, nguyên tử khối của oxi là 16. Trong 27,024 gam nước nói trên có số 2 nguyên tử đồng vị 1 D là: A.14,214.1021 C.13,352.1021 Câu 9: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là B.33,502.1022 D.14,455.1021 63 65 Cu và 29 Cu . Nguyên tử khối trung bình của 29 65 đồng là 63,54. Thành phần phần trăm của đồng vị 29 Cu trong CuSO 4 là: A.17% B.11% C.21% D.14% 16 17 Câu 10: Oxi trong tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị 8 O chiếm 99,757%; 8 O chiếm 0,039%; 18O 8 chiếm 0,204%. Khi hỗn hợp oxi có 1 nguyên tử A. 1.000 nguyên tử C. 5 nguyên tử 18 8 16 8 O O thì có bao nhiêu nguyên tử 16O ? 8 B. 489 nguyên tử 16 8 O D. 10 nguyên tử 2 3 Câu 11:Hiđro có 3 đồng vị 1 H ; 1 H ; 1 H. Oxi có 3 đồng vị 1 có thành phần đồng vị khác nhau là A. 3 B. 6 Câu 12:Cacbon có 2 đồng vị 12 6 C 16 8 O ; 13 6 C. Oxi có 3 đồng vị O 16 8 17 18 8 O; 8 O. C. 9 và 16 8 O Số loại phân tử H2 O tối đa D. 18 16 8 O ; 17 O ; 18 O. Số loại phân tử CO2 8 8 tối đa có thể tạo thành từ các đồng vị đó là A. 11 B. 12 C. 13 D. 14 Dạng 4: Bài tập liên quan tới cấu hình electron Câu 1. Cho các nguyên tố: 1 H; 3 Li; 11 Na; 7N; 8 O; 9 F; 2 He; 10 Ne. Nguyên tử của nguyên tố không có electron độc thân là: A. H, Li, Na, F. B. O. C. He, Ne. D. N. Câu 2. Cho các nguyên tố: 1 H; 3 Li; 11 Na; 7N; 8 O; 9 F; 2 He; 10 Ne. Nguyên tử của nguyên tố có electron độc thân bằng 1 là: A. H, Li, Na, F. B. H, Li, Na. C. O, N. D. N. Câu 3: Cho các nguyên tử sau: 13 Al; 5 B; 9 F; 21 Sc. Hãy cho biết đặc điểm chung của các nguyên tử đó. A. Electron cuối cùng thuộc phân lớp p. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Cấu tạo nguyên tử B. Đều có 1 electron độc thân ở trạng thái cơ bản. C. Đều có 3 lớp electron. D. Đều là các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ. Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt p, n, e bằng 18 và số hạt không mang điện bằng trung bình cộng của tổng số hạt mang điện. Vậy số electron độc thân của nguyên tử R là: A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4. Câu 5. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố P (Z =15) có số electron độc thân là: A. 0. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 6. Ở trạng thái cơ bản, hạt vi mô nào sau đây có số electron độc thân lớn nhất: B. Br  . C. Fe3 . D. Si. Câu 7. Nguyên tử của ba nguyên tố nào sau đây đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng: A. Ar,Xe,Br. B. He,Ne,Ar. C. Xe,Fe,Kr. D. Kr,Ne,Ar. Câu 8. Nguyên tử có cấu hình e với phân lớn p có chứa e độc thân là nguyên tố: A. N. B. Ne. C. Na. D. Mg. Câu 9. Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Số nguyên tố mà nguyên tử có 2 eletron độc thân là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 2 2 6 1 Câu 10. Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s 2s 2p 3s . Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của X có: A. 24 proton, 13 nơtron. B. 11 proton, 13 nơtron . C. 11 proton, 11 số nơtron. D. 13 proton, 11 nơtron . Câu 11. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ion F- và nguyên tử Ne: A. Chúng có cùng số proton. B. Chúng có số nơtron khác nhau. C. Chúng có cùng số electron. D. Chúng có cùng số khối. A. N. Câu 12. Dãy gồm các ion X  , Y  và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 là A. Na  , Cl , Ar. B. Li  , F  , Ne. C. Na  , F  , Ne. D. K  , Cl , Ar Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Cấu hình electron của nguyên tử Y là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 . B. 1s2 2s2 2p6 4s2 . C. 1s2 2s2 2p6 . D. 1s2 2s2 2p6 3s2 . Câu 14. Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm: A. Na+. B. Mg2+. C. Al3+. D. Fe2+. Câu 15. Cấu hình e của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 4s1 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3d5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s2 Câu 16. Cấu hình electron của nguyên tử 29 Cu là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s1 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d10 Câu 17. Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nguyên tử 26 là: A. [Ar]3d5 4s2 . B. [Ar]4s2 3d6 . C. [Ar]3d6 4s2 . D. [Ar]3d8 . Câu 18. Nguyên tử Fe (Z = 26). Cấu hình electron của ion Fe2 là: A. [Ar]3d6 B. [Ar]3d5 4s1 C. [Ar]3d6 4s2 D. [Ar]4s2 3d4 Câu 19. Cation M2+ có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6 , cấu hình e của nguyên tử M là: A. 1s2 2s2 2p6 . B. 1s2 2s2 2p6 3s1 . C. 1s2 2s2 2p6 3s2 . D. 1s2 2s2 2p4 . Câu 20. Ion A2+ có cấu hình e với phân lớp cuối cùng là 3d9 . Cấu hình e của nguyên tử A là: A. [Ar]3d9 4s2 . B. [Ar]3d10 4s1 . C. [Ar]3d9 4p2 . D. [Ar]4s2 3d9 . Câu 21. Nguyên tử nguyên tố M có phân bố electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d6 . Tổng số electron của nguyên tử M là: A. 24. B. 25. C. 26. D. 27. Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 6 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Cấu tạo nguyên tử Câu 22. Ion M3+ có cấu hình electron ở phân lớp có năng lượng cao nhất là 3d2 , cấu hình electron của nguyên tố M là : A. [Ar] 3d3 4s2 . B. [Ar] 3d5 4s2 . C. [Ar] 3d5 . D. [Ar] 3d2 4s3 . Câu 23. Ở trạng thái cơ bản, tổng số e trong các obitan s của một nguyên tử có số hiệu 13 là: A. 2. B. 4. C. 6. D. 7. Câu 24. Nguyên tử có số hiệu 13, có khuynh hướng mất số e là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25. Cấu hình e nào sau đây của nguyên tố kim loại: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 B. 1s2 s2s2 p6 3s2 3p5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 Câu 26. Cấu hình e của nguyên tử Y ở trạng thái cơ bản là 1s2 2s2 2p5 . Vậy Y thuộc nhóm nguyên tố: A. kim loại kiềm. B. Halogen. C. kim loại kiềm thổ. D. khí hiếm. Câu 27. Cho cấu hình electron của 4 nguyên tố: 2 2 5 2 2 6 1 2 2 6 2 1 2 2 4 9 X: 1s 2s 2p ; 11 Y: 1s 2s 2p 3s ; 13 Z: 1s 2s 2p 3s 3p ; 8 T: 1s 2s 2p . Ion của 4 nguyên tố trên là: A. X+, Y+, Z+, T2+ B. X-, Y+, Z3+, T223+ + C. X , Y , Z , T D. X+, Y2+, Z+, TCâu 28. Cấu hình nào sau đây không đúng: A. 1s2 B. 1s2 2s2 2p3 C. 1s2 2s2 2p6 3s3 D. 1s2 2s2 2p4 Câu 29. Chọn cấu hình e không đúng: A. 1s2 2s2 2p5 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 2 2 6 2 5 C. 1s 2s 2p 3s 3p D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s2 Câu 30: Cation M 3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d6 . Anion X  có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6 . Cấu hình electron của nguyên tử M và X ở trạng thái cơ bản lần lượt là A. [Ar]3d9 và [Kr]5s1 . B. [Ar]3d9 và [Ar]3d10 4s2 4p5 . C. [Ar]3d7 4s2 và [Ar]3d10 4s2 4p5 . D. [Ar]3d7 4s2 và [Kr]5s1 . Câu 31: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của ion M3+ là A. [Ar]3d5 4s1 . B. [Ar]3d4 4s2 . C. [Ar]3d3 4s2 . D. [Ar]3d5 . Câu 32: Dựa vào cấu hình e nguyên tử của nguyên tố sau, hãy xác định nguyên tố nào là kim loại: a) 1s2 2s2 2p2 b) 1s2 2s2 2p6 3s2 c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 e) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 A. b, e B. a, b, c C. a, c, d D. b, c Câu 33. Cho cấu hình của các nguyên tử và ion sau: Na+ (Z = 11) 1s2 2s2 2p6 3s2 ; Cu (Z = 29)1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2 ; F-(Z= 9)1s2 2s2 2p4 ; Mg(Z= 12)1s2 2s2 2p6 3s2 , Fe2+(z=26) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2 . Số cấu hình viết đúng là: A. 5 B. 1 C. 2 D. 4  3+ 6 Câu 34: Cation M có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d . Anion X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6 . Cấu hình electron của nguyên tử M và X ở trạng thái cơ bản lần lượt là A. [Ar]3d9 và [Kr]5s1 . B. [Ar]3d9 và [Ar]3d10 4s2 4p5 . C. [Ar]3d7 4s2 và [Ar]3d10 4s2 4p5 . D. [Ar]3d7 4s2 và [Kr]5s1 . Câu 35: Cho các cấu hình electron sau: 1. 1s2 2s2 2p2 . 2. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p2 . 3. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p2 3d1 . 4. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d4 . 5. 1s2 2s1 2p4 . 6. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 3d1 . Số cấu hình electron không phù hợp với cấu hình của một nguyên tử ở trạng thái cơ bản là: Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 7 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam Khóa học: Những nền tảng cốt lõi để học tốt Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Cấu tạo nguyên tử A. 2. B. 4. C. 3. D. 5 Câu 36: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt electron trong phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, notron và electron là 10. Điều khẳng định nào sau đây là sai? A. Hợp chất giữa X và Y là hợp chất ion. B. Trong tự nhiên nguyên tố Y tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất. C. Công thức phân tử của hợp chất tạo thành giữa X và Y là XY. D. X có bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì với nó. Câu 37: Phân tử hợp chất M tạo bởi 4 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim R và Y (số hiệu nguyên tử của R nhỏ hơn số hiệu nguyên tử của Y). Tổng số hạt mang điện trong phân tử M là 20. Nhận Xét nào sau đây không đúng? A. Ở trạng thái kích thích nguyên tử nguyên tố Y có 5 electron độc thân. B. Trong hầu hết các hợp chất với các nguyên tố khác ,R có số oxi hóa +1. C. Trong phân tử hợp chất M,nguyên tử Y còn chứa một cặp electron tự do. D. Cho M tác dụng với HCl tạo ra hợp chất có chứa liên kết ion. Câu 38: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, thuộc hai chu kỳ liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 26. Nhận xét nào sau đây về X, Y là không đúng? A. Lớp ngoài cùng của nguyên tử X và Y (ở trạng thái cơ bản) có 7 electron. B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y. C. Đơn chất Y là chất khí ở điều kiện thường. D. Số oxi hóa cao nhất của X và Y trong hợp chất với Oxi là +7. Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 Hocmai.vn - Trang | 8 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan