Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Bác Hồ với Bắc Giang, Bắc Giang học tập và làm theo lời Bác...

Tài liệu Bác Hồ với Bắc Giang, Bắc Giang học tập và làm theo lời Bác

.DOC
76
453
98

Mô tả:

Bác Hồ với Bắc Giang, Bắc Giang học tập và làm theo lời Bác
BÀI DỰ THI "Bác Hồ với Bắc Giang, Bắc Giang học tập và làm theo lời Bác" Câu 1: Bạn hãy cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bao nhiêu lần về thăm Bắc Giang? Bối cảnh lịch sử, ý nghĩa những lần Người về thăm? Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, người thầy của cách mạng Việt Nam, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bác đã ra đi, nhưng hình ảnh, tư tưởng của Người mãi mãi toả sáng và soi đường cho cách mạng nước ta, ngày nay Đảng và nhân dân ta đang tiếp tục đi theo con đường cách mạng mà Người đã vạch ra. Từ khi nước Việt Nam – Dân chủ Cộng hòa ra đời nhân dân Hà Bắc đã được đón tiếp, nhận thư khen và nghe Bác căn dặn nhiều lần. Tấm lòng của Bác dành cho nhân dân Hà Bắc nói chung và nhân dân Bắc Giang thật bao la như biển rộng trời cao. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Giang đã vinh dự được đón Bác về thăm 6 lần kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Đây là niềm vinh dự và tự hào của nhân dân tỉnh Bắc Giang. Trong suốt chặng đường hoạt động cách mạng không biết mệt mỏi đấu tranh cho độc lập tự do của tổ quốc, Bác đã dành nhiều tình cảm cho nhân dân Hà Bắc nói chung và Bắc Giang nói riêng. Mỗi lần được đón Bác về thăm là hàng vạn người dân từ khắp các xã, các huyện trong tỉnh tập trung đến đón mừng. Mỗi lần Bác về thăm cũng là một lần nhân dân tỉnh Bắc Giang được Bác quan tâm, chăm lo và tiếp thêm sức mạnh để quyết tâm trong lao động và chiến đấu. * Bối cảnh lịch sử những lần Người về thăm: 1- Lần thứ nhất: Tháng 5 năm 1946 Trong lúc quân dân các địa phương tỉnh Bắc Giang đang ra sức thi đua tăng gia sản xuất, luyện tập quân sự và sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm thị xã Phủ Lạng Thương. Trước khi lên đường sang thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm thị xã Phủ Lạng Thương (Thành phố Bắc Giang ngày nay), thăm Giáo xứ Đạo Ngạn (xã Quang Châu, huyện Việt Yên). Tại sân vận động Phủ Lạng Thương - nay là sân vận động thành phố Bắc Giang. Bác nói chuyện với cán bộ, đảng viên, hội viên các đoàn thể cứu quốc vô cùng giản dị, gần gũi, thân mật. Khi Đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Uỷ ban reo lên “Bác Hồ đến” và nói “ Dạ, thưa Bác! Mời Bác vào trong nhà nghỉ ạ” thì Bác không câu lệ mà thản nhiên nói “ Các chú đang họp, cứ để mặc Bác! Nói rồi Hồ Chủ Tịch thong thả đi xuống thăm nhà bếp, nhà vệ sinh, hỏi han sức khỏe và chế độ sinh hoạt của những người phục vụ. Sau đó, Hồ Chủ Tịch lên ô tô đi thăm bộ đội ở tại Vệ Quốc đoàn, trường Trung học Hoàng Hoa Thám, bệnh viện Bắc Giang rồi mới trở lại Trụ sở Uỷ ban. Ăn xong bữa cơm chưa Hồ Chủ Tịch ra gốc bàng ngồi nghỉ. Đồng chí chủ tịch Uỷ ban mang ghế mời Bác ngồi. Bác xua tay: Thôi, chả cần. Cứ ngồi xuống đây làm việc cho tiện !. Thế là ngay dưới gốc bàng, giữa trưa hè nóng bức, Bác cháu cùng ngồi thảo chương trình làm việc cho buổi chiều” “ Trích Bác Hồ với Hà Bắc” Sự giản dị, sự gần gũi của Bác cho thấy dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ cương vị nào Bác cũng luôn là điển hình mẫu mực của mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng. Sau khi tiếp các đoàn thể Cứu quốc, các đại biểu phụ lão, các nhà sư và cha cố, thanh niên, phụ nữ…Hồ Chủ Tịch đứng trên hiên nhà gác của Uỷ ban nói chuyện với nhân dân. Người thay mặt chính phủ kêu gọi đồng bào Bắc Giang hãy tích cực sản xuất, phải coi tất đất tấc vàng, phải học để biết chữ và sẵn sàng chống giặc ngoại xâm. Có thể nói ân tình của Người in đậm trên từng tấc đất và tâm khảm người dân Bắc Giang nên khi người ra về mọi người ùa ra hai bên đường vẫy cờ tung hoa, lưu luyến tiễn đưa người. 2- Lần thứ hai: Tháng 01 năm 1955 Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ được ít lâu, cầu Phủ Lạng Thương được chúng ta lật xuồng lòng sông để ngăn chặn bước tiến của quân thù. Khi bóng quân xâm lược không còn trên miền Bắc, cùng với việc hàn gắn vết thương chiến tranh, cầu Phủ Lạng Thương lại được dựng lên, nối liền mạch máu giao thông từ Mục Nam Quan đến thủ đô Hà Nội thân yêu. Vào dịp sắp khánh thành, nhân dân Bắc Giang vui mừng được đón Bác đến thăm. Người đã đi trên những nhịp cầu còn dang dở, thân mật hỏi thăm cán bộ, công nhân Việt Nam và các chuyên gia nước bạn Trung Quốc đang giúp nước ta xây dựng cầu Phủ Lạng Thương (nay là cầu Bắc Giang, thuộc Thành phố Bắc Giang). Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để ngăn cản, chặn bước tiến quân của quân thù chúng ta dã phá huỷ cầu Phủ Lạng Thương với mục đích là giữ Đông Bắc – Việt Bắc, thủ đô của kháng chiến trường kỳ, làm nên chiến công oanh liệt : “Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”. Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cầu Phủ Lạng Thương được tiến hành xây dựng lại với sự giúp đỡ của nước bạn Trung Quốc, tham gia trên công trường còn có các chiến sĩ miền Nam tập kết, và công nhân được tuyển trên địa bàn tỉnh Băc Giang và một số tỉnh lân cận. Với khí thế “tất cả để xây dựng tốt”, chỉ trong thời gian ngắn những phần việc cơ bản được hoàn thành. Các chiến sĩ miền Nam tập kết, các chuyên gia vô cùng xúc động, vui mừng, phấn khởi khi được biết Bác Hồ về thăm và chúc tết. Hình 1: Bác đi thăm cầu Phủ Lạng Thương (nay là cầu Bắc Giang). Tại đây, Bác đã nghe báo cáo của đồng chí đội trưởng đội cầu Nguyễn Tường Lân báo cáo thành tích chung của công trường làm cầu Phủ Lạng Thương, rồi Bác đi thăm cầu, khi đi đến giữa cầu thì Người dừng lại nói chuyện với cán bộ , công nhân: - “Hôm nay, Bác chỉ xem nửa cầu thôi. Bao giờ hoàn thành, Bác sẽ đi thăm cả cầu. Các chú có đồng ý như vậy không?” Mọi người tập trung đông đảo bên cầu, khi đó Bác đứng ngay bên đống gỗ của công trường, Bác hỏi han thêm tình hình ăn Tết, tổ chức đời sống sinh hoạt của anh em công nhân. Người đánh giá rất cao công lao của đồng bào: "Có được những thành tích ấy là nhờ sức sáng tạo cố gắng của cán bộ, công nhân niền Nam và miền Bắc, thanh niên xung phong và đồng bào các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang...". Bác phân tích khá kỹ với anh em công nhân tầm quan trọng của tuyến đường Hà Nội – Mục Nam Quan, con đường huyết mạch nối liền đất nước ta với các nước anh em, Bác còn hứa sẽ tặng nhiều giải thưởng cho những người có thành tích xuất sắc nhất để động viên tinh thần anh em công nhân. Sau đó, Bác lấy điệu cho mọi người hát bài ca “Kết đoàn”. Theo nhịp tay Bác, lời ca vang lên hùng tráng, dâng lên theo tiếng xe Bác đi về Hà Nội, như lời hứa với Bác: quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, để đón ngày Bác về thăm. Và chỉ trong 4 tháng, cầu được xây dựng hoàn thành, vượt trước kế hoạch. 3- Lần thứ ba: Ngày 08 tháng 02 năm 1955 Sau hai đợt cải cách ruộng đất thắng lợi, một số cán bộ cải cách tỏ ra thỏa mãn rồi sinh ra tư tưởng ngại khó, ngại khổ, sợ ba cùng với nông dân. Một số khác còn biểu hiện ý thức tổ chức lỏng lẻo , một số cán bộ khác phạm khuyết điểm trầm trọng trong vận dụng, thi hành đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn. Đoàn cải cách ruộng đất Thái Nguyên- Bắc Giang tổ chức tổng kết cải cách ruộng đất đợt II ở xã Trung Nghĩa (nay thuộc thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm), huyện Hiệp Hòa. Thôn Cẩm Xuyên được Đảng và Chính phủ chọn làm nơi tập huấn cho cán bộ cải cách ruộng đất của Liên khu Việt Bắc từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955. Ngày 08 tháng 02 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm thôn Cẩm Xuyên. Khi về Hiệp Hòa phải đi qua một con sông Bác không đi ca nô hay tàu chiến mà đi bằng một con đò nhỏ bé rách nát của một lão ngư. Ở đâu Bác cũng sống và làm việc với phong cách giản dị, gần gũi vì vậy khi thấy Bác về thăm tiếng nhân dân hò reo vui mừng vì thấy Bác “ Hồ Chủ Tịch muôn năm, Hồ Chủ Tịch muôn năm” Tiếng hò rung chuyển cả dòng sông. Tại hội nghị tổng kết Bác đã phân tích cặn kẽ từng khuyết điểm rồi đề ra nhiều biện pháp khắc phục những lệch lạc đó. Bác căn dặn các cán bộ “ Các cô, các chú phải quyết tâm sửa chữa những khuyết điểm Bác đã nêu lên, phải giữ vững kỷ luật, nâng cao tính tổ chức, phải cố gắng thi đua ba cùng với quần chúng, làm đúng chỉ thị của câp trên, làm đúng chính sách của Đảng và Chính phủ”. Bác đi nhiều nơi, thăm các gia đình nông dân được chia quả thực, thăm nơi ở của cán bộ đoàn cải cách ruộng đất, làm việc với Ban Cán sự Đảng ủy tại đình Cẩm Xuyên, tham dự và nói chuyện với Hội nghị Tổng kết cải cách ruộng đất đợt 2 và nhân dân tại soi Vải ven sông Cầu. Hình 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm gia đình nông dân ở thôn Cẩm Xuyên, xã Trung Nghĩa, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Lời nói và hình ảnh của Bác là nguồn động viên cho toàn thể cán bộ cải cách ruộng đất vượ qua khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ 4- Lần thứ tư: Tháng 4 năm 1961 Miền Bắc đang bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (19611965). Trong không khí náo nức xây dựng phát triển kinh tế-xã hội ở khắp nơi. Dẫu bận trăm điều quốc kế, dân sinh, Bác Hồ vẫn luôn dành thời gian đến thăm và chỉ đạo các địa phương. Sáng ngày 6 tháng 4 năm 1961, ngày vinh dự, tự hào và thật đáng nhớ của nhân dân Bắc Giang, Bác Hồ về thăm và nói chuyện với ba vạn người tại sân vận động thị xã. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm tỉnh Bắc Giang. Cùng đi với Bác có đồng chí Nguyễn Khai là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng. Bây giờ, biết Bác về thăm nhiều đồng bào ở các xã, huyện trong tỉnh đã tập trung về thị xã đón mừng Bác, trong đó có cả các đồng chí chuyên gia Trung Quốc đang giúp ta xây dựng nhà máy Phân Đạm Bắc Giang. Những người may mắn được chứng kiến buổi gặp gỡ thân thiết và trang trọng ấy nay đã ở bậc cao niên. Nhưng với họ, được nghe Bác căn dặn là những lời luôn thấm thía nhắc nhở suốt cuộc đời. Thân thiết, cởi mở, Bác căn dặn việc xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế, chăm lo thế hệ trẻ... sao cho Bắc Giang vững vàng về kinh tế, phát triển văn hoá - xã hội ổn định. Bác đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng và nhắc nhở: "Đảng ta là đảng lãnh đạo cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân, đảng ta không có lợi ích nào khác. Vì vậy, cán bộ và đảng viên phải một lòng, một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đày tớ hết sức trung thành với nhân dân". Trước đó, Người đã từng căn dặn, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải coi việc nước, phụng sự nhân dân là trước hết và trên hết. Trong cuộc sống của mình, Người luôn làm gương cho việc hy sinh quyền lợi cá nhân, gia đình vì sự nghiệp lớn của dân tộc. Bác đã thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ thân ái hỏi thăm đồng bào và cán bộ các dân tộc, hỏi thăm sức khỏe các đồng chí bộ đội, công an và dân quân tự vệ, hỏi thăm các đồng chí công nhân xí nghiệp, hỏi thăm các cụ phụ lão, các cháu thanh niên, nhi đồng và kiều bào mới về nước, cảm ơn các đồng chí chuyên gia Trung Quốc anh em sang giúp tỉnh nhà. Bác đã khen ngợi những thành tích trong những năm khánh chiến, những cố gắng và tiến bộ từ ngày hòa bình trở lại đến nay của đồng bào và cán bộ tỉnh Bắc Giang. Bác đã thân mật nói chuyện với đồng bào và cán bộ về chấn chỉnh, về đẩy mạnh sản xuất và các mặt công tác khác, dặn dò mọi người gia sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để góp phần xây dựng đất nước. Trong lúc Bác nói chuyện với đồng bào có lúc trời mưa to nhưng đồng bào vẫn đề nghị Bác nói chuyện. Với mỗi người dân Bắc Giang tiếng nói của Bác có sức hút lạ kỳ và sự kính trọng cao quý nhất. Nhân dịp này Bác cũng báo cho đồng bào và cán bộ tỉnh nhà một tin mừng: Trung ương sắp mở một đợt chỉnh huấn cho toàn Đảng và toàn dân. Bác giải thích rất cặn kẽ và lấy thí dụ để mọi người hiểu “ Chỉnh huấn là gì” Bác nói “ Chỉnh huấn chính là huấn luyện cán bộ và nhân dân nhằm chỉnh đốn lại tư tưởng và tác phong, để sửa chữa những nhược điểm và khuyết điểm, phát triển những ưu điểm, làm cho mọi người, mọi việc đều tiến bộ hơn nữa.” Bác còn nhấn mạnh những điểm quan trọng trong chỉnh huấn: Một là làm cho mọi người nâng cao tinh thần làm chủ nước nhà. “Quyền làm chủ đó là do cách mạng thành công và kháng chiến thắng lợi đưa lại cho nhân dân ta. Đã làm chủ, thì mọi người, mọi dân tộc phải chung sức làm cho dân dầu nước mạnh, làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện không ngừng, làm cho con cháu ta ngày càng sung sướng. Muốn như thế thì mọi người phải thực hiện khẩu hiệu “ Cần kiệm xây dựng nước nhà” tức là mọi người phải thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau. Chúng ta hãy lấy hợp tác xã nông nghiệp làm thí dụ: Tổ chức hợp tác xã là một bước tiến lên nhưng đó chỉ mới là một bước đầu. Bây giờ cần phải củng cố và phát triển cho nó tốt. Trước hết phải làm cho xã viên và cán bộ đều phải ra sức thực hiện “ Cần kiệm xây dựng hợp tác xã”, làm cho tăng thu nhập riêng của các xã viên và thu nhập chung của hợp tác xã. Muốn được như vậy thì: Cán bộ ban quản trị phải dân chủ, minh bạch, chí công vô tư. Xã viên phải ra sức chăm lo công việc hợp tác xã và quí trọng tài sản của hợp tác xã. Cán bộ và xã viên phải đoàn kết chặt chẽ như an em một nhà.” “Trích bài nói chuyện tại thị xã Bắc Giang tháng 4 năm 1961, Bác Hồ với Hà Bắc, Ty văn hóa Hà Bắc” Trong buổi nói chuyện này Bác cũng chỉ ra tỉnh ta còn những khuyết điểm cần phải sửa chữa: Về sản xuất: Phân bón quá ít, thủy lợi còn kém, nông cụ cải tiến ít, số ngày công lao động quá ít…. Do đó mà mức sản xuất chưa đạt một nửa kế hoạch. Về chăn nuôi: Số trâu bò, lợn vẫn còn thấp, lại không được săn sóc tử tế. Về vỡ hoang: Trồng cây gây rừng đều kém. Về công việc thủy lợi: Qúa ít, việc đắp đê mới đạt 50%. Về lâm thủy sản: Việc khai thác kém, chỉ đạt 35-57%. Tiếp theo Bác tóm lại một số vấn đề cần chú ý: Về văn hóa: Cần phải cố gắng thanh toán xong nạn mù chữ. Về Bổ túc văn hóa: Cần phải đẩy phong trào mạnh hơn nữa. Vệ sinh phòng bệnh: Cần phải có phong trào rộng khắp và bền bỉ, Cần phải tìm mọi cách để bảo vệ phụ nữ thai ngén, để chữa các bệnh đau mắt hột và sốt rét. Về thương nghiệp: Cán bộ thương nghiệp cần phải nâng cao hơn nữa tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất, phải làm đúng nguyên tắc nhiều, nhanh, tốt, rẻ. Về phụ nữ: Phải cố gắng học tập và đấu tranh hơn nữa để đi đến thật sự nam nữ bình đẳng. Về thanh niên: Cần phải xung phong trong lao động và trong học tập, chấp hành nghiêm chỉnh luật hôn nhân và gia đình. Về nhi đồng: Thực hiện 5 tốt: đoàn kết tốt, học tập tốt, kỷ luật tốt, vệ sinh tốt, lao động tốt. Các đồng chí bộ đội, công an, dân quân tự vệ: Nâng cao tinh thần cảnh giác, cố gắng học tập chính trị, văn hóa và nghiệp vụ. Hai là tất cả phục vụ sản xuất. Để xây dựng chủ nghĩa xã hội và nâng cao đời sống nhân dân thì nhiệm vụ quan trọng Bác chỉ ra chính là phát triển sản xuất. Tất cả mọi người, công, nông, trí thức và tất cả cán bộ viên chức mọi cấp, mọi nghành đều phải góp sức làm cho sản xuất phát triển. Ba là về cán bộ và đảng viên phải một long, một dạ phục vụ nhân dân. Lãnh đạo, cán bộ phải thực sự đoàn kết, nhất trí, đi sâu đi sát, lãnh đạo phải thiết thực và toàn diện, chống tư tưởng bảo thủ, bệnh quan lieu, tham ô, lãng phí. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong lao động và học tập. Một điểm quan trọng nữa là cần phải củng cố tốt và phát triển chi bộ Đảng và các chi đoàn thanh niên. Sau đó, Bác đi thăm hợp tác xã toàn xã Tân An, huyện Yên Dũng. Tại đây Bác đã đi thăm một số nhà trong xã, Bác còn thăm cả giếng nước ăn, ân cần hỏi thăm sức khỏe, đời sống, công việc làm ăn và học hành của đồng bào và thân mật nói chuyện với mọi người. Bác nói “ Từ tổ đổi công tiến lên hợp tác xã bậc thấp rồi tiến lên hợp tác xã bậc cao, như thế là tốt. Hợp tác xã tiến lên bậc cao thì người càng đông, sức càng mạnh, sản xuất càng được nhiều hơn, tốt hơn. Hợp tác xã đông người, tinh thần lại nhất trí, xã viên và cán bộ đoàn kết chặt chẽ thì khó khăn nào cũng vượt qua. Muốn hợp tác xã thực sự là hợp tác xã bậc cao thì sản xuất phải cao, thu nhập riêng của xã viên và thu nhập chung của hợp tác xã phải cao. Cán bộ hợp tác xã phải dân chủ, công bằng, minh bạch, trí công vô tư, luôn luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của xã viên. Xã viên phải đoàn kết với nhau như anh em một nhà, phải coi công việc hợp tác xã như việc nhà mình, phải quí trọng giữ gìn tiết kiệm của cải hợp tác xã. Đảng viên và đoàn viên phải gương mẫu làm đầu tầu trong lao động sản xuất và học tập, phải giúp đỡ bà con xã viên cùng tiến bộ, đồng thời cũng phải chú ý củng cố phát triển chi bộ Đảng và chi đoàn thanh niên lao động cho thật tốt, thật mạnh” Những lời nhắc nhở của Bác chính là những lời nhắc nhở những nhược điểm, thiếu sót để Tân An phấn đấu khắc phục, đưa hợp tác xã tiến bộ hơn nữa. Bác chúc bà con xã viên và đồng bào cố gắng nhiều, tiến bộ nhiều, sản xuất nhiều, thu hoạch nhiều và nhắc nhở hợp tác xã Tân An, tùy khả năng của mình chý ý giúp đỡ các hợp tác xã còn nhỏ, còn yếu và đồng bào còn làm ăn riêng lẻ cùng tiến bộ. Bác còn hỏi đồng bào “ Các cụ, các cô, các chú, các cháu có quyết tâm làm được như vậy không” Câu hỏi như thôi thúc đồng bào quyết tâm thực hiện những lời dặn dò của Bác. 5- Lần thứ năm: Tháng 10 năm 1963 Do yêu cầu mới của cuộc cách mạng và sự nghiệp phát triển kinh tế, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh được Quốc hội quyết định sáp nhập thành tỉnh Hà Bắc. Vào dịp Đại hội Đảng bộ toàn tỉnh lần thứ nhất, ngày 17 tháng 10 năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội về thăm nhân dân trong tỉnh, dự và chỉ đạo Đại hội Đảng bộ tỉnh. Ngày 17-10-1963 được tin Bác Hồ về thăm tỉnh hơn một triệu con tim từ miền ngược đến miền xuôi đã nức lòng và rạo rực phấn khởi vui mừng. Thị xã Bắc Giang suốt đếm 16/10 hầu như quên ngủ. Sáng 17/10, sớm hơn tất cả mọi buổi sáng, thị xã đã ra đường tập hợp ở các ngả phố xếp thành hàng ngũ chỉnh tề kéo về sân vận động thị xã. Mới hơn 6 h sáng mà sân vận động chật ních người, Đoàn người từ các ngả lần lượt kéo vào sân vận động: Đoàn từ Lạng Giang kéo xuống, đoàn từ Yên Dũng kéo sang… Khi Bác từ trên ô tô bước xuống, tiếng vỗ tay trong biển người như tiếng sấm, reo hò mừng Bác về và tiếng hô vang không ngớt “ Hồ Chủ Tịch muôn năm”. Bác nói “ Trước đây hai năm rưỡi (6/4/1961) Bác đã về thăm và nói chuyện với đồng bào ở đây. Lần này Bác về thăm tỉnh nhà có một sự biến đổi rất quan trọng và rất tốt đẹp. Đó là việc hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hợp thành một tỉnh to lớn hơn, người đông hơn, sức mạnh hơn, của nhiều hơn… Lời của Bác thật ấm cúng và thân thiết vô cùng. Nghe những lời của Bác ai cũng phấn khởi vui mừng. Đồng chí Trần Trung thay mặt Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu và xin hứa sẽ lãnh đạo nhân dân trong tỉnh làm tốt mọi điều mà Bác đã dạy bảo. Trước khi ra về Bác còn chụp ảnh lưu niệm với các đồng chí tỉnh ủy 6- Lần thứ sáu: Tháng 2 năm 1967 Ngày 9 tháng 2 năm 1967 (ngày 1 Tết Đinh Mùi), Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Bắc vui mừng phấn khởi được Bác đến thăm, chúc tết. Trên 400 đại biểu gồm toàn Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ, Uỷ ban hành chính tỉnh, Mật trận tổ quốc tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn tỉnh, đại biểu các huyện, thị xã, các anh hùng và chiến sĩ thi đua, một số đại biểu xã và hợp tác xã tiên tiến, đại biểu các lực lượng vũ trang và công an nhân dân đã tập trung từ đêm 30 tết để đón Bác. Hình ảnh của Bác trong bộ quần áo ka ki đã bạc mầu, đôi dép cao su đen đen bước xuống xe và quơ tay chào mọi người thật vô cùng xúc động. Bác đững giữa sân chùa nói chuyện với các đại biểu. Mặc dù rất bận và thời gian có hạn nhưng Bác cũng không quên chúc tết đồng bào, bộ đội, cán bộ , thiếu niên, nhi đồng. Phần đầu bài nói chuyện, Bác khen ngợi những cố gắng của nhân dân Hà Bắc nói chung trong đó có nhân dân Bắc Giang. Đại ý Bác nói: ‘ Đồng bào tỉnh ta có nhiều ưu điểm: 93% nông dân đã vào hợp tác xã nông nghiệp, Quân và dân trong tỉnh đã bán rơi 53 máy bay Mỹ, thế là khá nhưng chưa nhiều lắm đâu! Đồng bào rất hăng hái giúp đỡ bộ đội xây dựng trận địa và phục vụ chiến đấu. Công tác trị an, giữ gìn giao thông vận taỉ làm tương đối tốt. Năm 1996 Đồng bào đã đắp 1512 km đường, nhiều nhưng chưa tốt lắm, Sản xuất lương thực tương đối khá. Phải thi đua theo kịp tỉnh Thái Bình về lúa. Hà Bắc trồng khoai tương đối khá nhưng diện tích trồng hoa mầu mới chiếm 17% cây lương thực, thế là còn thấp. Công tác thủy lợi mới đây có tiến bộ. Trong những ngày tết có nhiều phụ lão trồng cây, có 2 vạn đồng bào đi đắp đê, có những hợp tác xã vẫn cầy lúa trồng cây. Như thế là tốt.” Sau đó Bác nêu ra các khuyết điểm, phân tích làm rõ các khuyết điểm và động viên Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện. “Công việc quản lý của hợp tác xã nông nghiệp còn yếu, chưa dân chủ, những thói quan liêu, mệnh lệnh, tham ô còn nhiều. Năng suất cây trồng thấp và chưa ổn định” . Bác cũng phê phán Đồng bào tỉnh ta tổ chức lãnh đạo chưa tốt, trước hết là chi bộ, cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu, có những đảng viên vẫn trồng riêng mấy sào. Bác nói vào Đảng là để làm đầy tớ cho nhân dân, không phải để làm quan, làm giàu. Bác yêu cầu kiểm thảo lại các đảng viên. Về chăn nuôi Bác cũng chỉ ra tính bình quân ba người mới nuôi một con lợn, như vậy là quá ít, mà nuôi ít thì lượng phân bón cũng ít do vậy trồng cây cũng chưa tốt. Cuối cùng Bác nói tới nhiệm vụ năm nay: Từ tỉnh đến xã, hợp tác xã phải động viên nhân dân phấn đầu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước. Bác còn dặn dò muốn làm tốt những việc trên thì cán bộ đoàn viên phải thực sự đoàn kết, gương mẫu, tôn trọng dân chủ. Phải lấy tinh thần quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược mà đẩy mạnh phong trào sản xuất chiến đấu của nhân dân. Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Hà Bắc khi Người về thăm và chúc Tết đồng bào và bộ đội, Tết Đinh Mùi (2-1967). Trước khi Bác ra về Bác đề nghị toàn thể mọi người cùng hát bài “Kết đoàn”. Tiếng hát vang lên vừa sôi nổi vừa hùng tráng như khẳng định tinh thần quyết thắng theo lời nhắn nhủ của Bác. Sau lần về thăm Đảng bộ và đồng bào tỉnh ta từ 1967 rở đi Bác không về thăm Bắc Giang được nữa bởi người còn bận trăm công nghìn việc lớn lao, lo cho đồng bào miền Nam, lo cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp thống nhất nước nhà. Nhưng cũng vì một lẽ nữa mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta đều rõ đó là từ sau lần về thăm ấy toàn thể mọi người lao vào quyết tâm thực hiện những lời Bác nói để đưa Hà Bắc trở thành một tỉnh giàu mạnh. Tuy đã đạt được nhiều thành tích về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp..tuy nhiên vẫn còn rất nhiều mặt yếu kém nên chưa dám đón Bác về thăm. Sau đó một tin đau đớn đến với không chỉ nhân dân Bắc Giang mà toàn thể dân tộc Việt Nam. Bác đã ra đi mãi mãi, Bác không thể về thăm Bắc Giang thêm bất cứ lần nào nữa…  Ý nghĩa những lần Người về thăm Bắc Giang. Đã hơn 50 năm qua đi, kể từ ngày Bác Hồ về thăm thị xã Bắc Giang lần cuối (17/10/1963). Nhưng những tình cảm của Bác đối với Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang và tấm lòng của nhân dân, cán bộ, đảng viên Bắc Giang đối với Bác vẫn thật là cao cả, lớn lao và sâu nặng. Mỗi lần về thăm là một lần nhân dân Bắc Giang nhận được sự quan tâm và tình cảm đặc biệt của Bác. Trong một lần về thăm tỉnh Bác nói: "Nói tóm lại: Từ nay phải có một sự chuyển biến mạnh dạn, mới mẻ và vững chắc trong mọi công việc để giành lấy những thắng lợi ngày càng to lớn hơn". Lời nói của Bác chính là động lực thôi thúc cán bộ, nhân dân Bắc Giang sản xuất và chiến đấu để dành được những thắng lợi mới. Mà vũ khí để đạt được những thắng lợi ấy không gì khác sự đoàn kết nhất trí, sự đoàn kết nhất trí ấy phải bắt đầu từ cán bộ các cấp, đảng viên và toàn thể nhân dân. Có thể nói Bác hết sức chăm lo cho khối đại đoàn kết của Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang. Trong lá thư nào, bài nói chuyện nào, lần về thăm nào Bác cũng nói đến đoàn kết bởi vì: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đối với mỗi bước tiến bộ của Bắc Giang Bác đều biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao vai trò của tỉnh trên các lĩnh vực. Bác cũng chỉ ra cả những khó khăn, hạn chế, khuyết điểm, đồng thời, Bác cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển để Bắc Giang ngày một đi lên. Mỗi lần Bác về thăm là một lần Bắc Giang mở ra một chặng đường lịch sử mới. Tỉnh Bắc Giang thêm một bước phát triển, cán bộ, nhân dân thêm nhiều tiến bộ. Trong mấy chục năm được Bác Hồ ân cần chỉ bảo Đảng bộ và nhân dân Bắc Giang đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Từ chỗ còn lúng túng, ấu trĩ trở nên trưởng thành lớn mạnh. Sự quan tâm của Bác đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Bắc không chỉ qua các lần chỉ giáo trực tiếp khi Người về thăm mà Người còn thường xuyên theo dõi, nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ cũng như các phong trào thi đua yêu nước của các tập thể, cá nhân thông qua các bài báo, gương người tốt, việc tốt. Người đã kịp thời khen ngợi, biểu dương, tặng thưởng ảnh, huy hiệu của Người đến các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước. Khắc ghi lời dạy của Bác những lần về thăm, mặc dù gặp không ít khó khăn, song Đảng bộ, nhân dân Bắc Giang luôn chung sức dựng xây cuộc sống mới, thoả lòng mong ước của Người lúc sinh thời. Quê hương Bắc Giang hôm nay đã có nhiều đổi thay. Cơ cấu kinh tế phát triển đa dạng: Ngoài sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, còn phát triển sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ du lịch. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có bước phát triển, các chính sách an sinh xã hội được triển khai và thực hiện có hiệu quả, đời sống nhân dân cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, kết hợp với đẩy mạnh chăn nuôi, phát triển các làng nghề truyền thống mà người dân có thu nhập ngày càng cao. Các khu vực sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao. Chất lượng giáo dục được quan tâm đứng mức, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt khá cao, khối THPT đạt 99,43%. Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 được chỉ đạo tích cực. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số kế hoạch hóa gia đình cũng được nâng lên. Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng được thực hiện thường xuyên. Để tưởng nhớ công ơn của Bác. Năm 2006 nhà bia tưởng niệm đã được xây dựng tại nơi Bác đứng nói chuyện với hội nghị năm xưa. Trên tấm bia đá đặt trang trọng ở chính giữa Nhà tưởng niệm có ghi: "Ngày 8-2-1955, Bác Hồ về dự hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II của Đoàn Thái Nguyên - Bắc Giang và thăm bà con nông dân thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, Hiệp Hoà". Năm 2007, Khu nhà lưu niệm Bác Hồ cũng được xây dựng ở Tân An, trong đó có tấm bia khắc lời căn dặn của Bác Hồ khi Người về thăm.,Bác căn dặn người dân Tân An luôn phải thực hiện "3 cao": “Đoàn kết cao, năng suất sản xuất cao và đời sống nhân dân cao”. Khán đài A cũ sân vận động Bắc Giang, nơi hai lần được đón Bác về thăm và nói chuyện cũng được Bộ Văn hoá - Thông tin ra Quyết định số 774/QĐBT cấp bằng công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan