Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ba tư tưởng cơ bản về dân chủ có giá trị lâu dài từ trong di chúc...

Tài liệu Ba tư tưởng cơ bản về dân chủ có giá trị lâu dài từ trong di chúc

.DOCX
9
129
90

Mô tả:

Ba tư tưởng cơ bản về dân chủ có giá trị lâu dài từ trong Di chúc Trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh, không chỉ là một nhà yêu nước vĩ đại hay một nhà quốc tế cộng sản lớn, kiệt xuất của thời đại ngày nay mà còn là một nhà dân chủ cách mạng tầm thế giới, nghĩa là mang khát vọng dân chủ và đấu tranh vì dân chủ, nhưng là gắn bó giữa yêu nước, độc lập dân tộc, hòa bình và hữu nghị, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Từ chủ nghĩa nghĩa yêu nước, nhân văn Việt Nam, Người đến với văn minh phương Tây và nhất là từ chủ nghĩa Mác- Ăng nghen, chủ nghĩa Lênin, rồi trở về với truyền thống văn hóa phương Đông, tiếp cận chủ nghĩa Tôn Dật Tiên, Hồ Chí Minh đã tiếp thu các tư tưởng khoa học, tư tưởng nhân văn, tư tưởng dân chủ, bình đẳng, công bằng, tư tưởng xã hội chủ nghĩa… Người đã kết hợp với chủ nghĩa yêu nước, nhân văn của Việt Nam với chủ nghĩa dân chủ, xã hội chủ nghĩa của MácĂngghen- Lênin làm cốt và theo tinh thần biện chứng, thực tiễn, thâu hóa, bổ sung, phát triển và ứng dụng vào thực tế nước nhà thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người… Nhưng ở đây, bài viết này, chủ yếu chúng tôi đề cập tới vấn đề dân chủ ở Hồ Chí Minh, xuất phát từ Di chúc của Người với ba tư tưởng cơ bản có giá trị lâu dài: - Dân chủ và giàu mạnh, có dân chủ mới có giàu mạnh, có công bằng... - Dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân mới có thể giành được thắng lợi trong sự nghiệp kiến quốc vĩ đại. - “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi” và tất nhiên không chỉ trong Đảng. Từ đó, phân tích ba vấn đề, cũng là ba yêu cầu dân chủ (dân chủ công tác cán bộ, dân chủ trong các dự án, dân chủ trong đại hội đảng các cấp và ở cơ sở) trong thực tế, chủ yếu liên quan tới 2 ý sau trên đây. Đã có một số công trình sách báo nghiên cứu về vấn đề dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Song nghiên cứu nó dưới tác động hoàn cảnh mới, trong đổi mới và hội nhập hiện nay thì còn ít, ý kiến còn khác nhau, nhất là việc tìm kiến các hình thức, thể chế thực hiện dân chủ rộng rãi. I- Ba tư tưởng cơ bản về dân chủ có giá trị lâu dài từ trong Di chúc 1- Có dân chủ mới có giàu mạnh, công bằng, văn minh, hạnh phúc Trong hoạt động thực tiễn hay trong tư tưởng lý luận, trong quan điểm đường lối, trong chính sách phát triển, Hồ Chí Minh luôn luôn có ý thức sử dụng phạm trù DÂN CHỦ gắn liền với các nhiệm vụ và mô hình, thể chế phát triển, thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong những giai đoạn và hình thức phù hợp (1). Tư tưởng đó thể hiện ở chỗ: cách mang dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ nhân dân, nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân, Dân chủ là mục tiêu và động lực cũng như bản chất của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của dân chủ, vai trò của nhân dân, rằng đó là chìa khóa vạn năng để giải quyết các khó khăn trên con đường phát triển, “khó mưới lần không dân cũng chịu khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Hơn nữa với tư cách là nội dung và mục tiêu của quá trình phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội thì Hồ Chí Minh, trong Di chúc của mình đã nhấn mạnh mong muốn cuối cùng của Người, sau khi đất nước có hòa bình độc lập, thống nhất, thì vấn đề là dân chủ và giàu mạnh. Không có dân chủ và giàu mạnh thì không thể có CNXH. Dân chủ là cốt tử của CNXH, nói CNXH mà thiếu dân chủ (dân làm chủ), hoặc dân chủ chỉ là hình thức, chật hẹp, hay bị xâm phạm thì gần như vô nghĩa. Dân chủ là tiên quyết. Không có cách mạng/ cải cách dân chủ tư sản thì không có CNTB. Hơn thế, nhất là nước ta không có cách mạng/ cải cách dân chủ tư sản kiểu mới và cải cách dân chủ tiếp theo trên các mặt đời sống xã hội thì không có CNXH.Có dân chủ mới có giàu mạnh, dân chủ là tiền đề, là tiến quyết, là động lực và mục tiếu của phát triển của giàu mạnh và văn minh, công bằng và nhân ái, tụ do và hạnh phúc. Nghĩa là có Dân chủ mới có CNXH văn minh, công bằng, chân chính. Và quá trình thực hiện cách mạnng dân chủ nhân dân và cải cách dân chủ, xây dựng nền dân chủ mới, là không ngắn, nó gắn với quá trình cải biến, phát triển tiến lên CNXH. Không nên hiểu nhiệm vụ này đã xong, bây giờ chỉ còn làm nhiệm vụ cải biến, cải cách, phát triển kinh tế- văn hóa thôi. Dân chủ tùy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí , trình độ văn minh và thể chế của nhà nước và cả truyền thống văn hóa dân tộc, như là sản phẩm của chính nó, nhưng dân chủ là môi trường văn hóa chính trị và nguồn lực, nội lực để phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa nhất là thời ký cải cách, cho nên dân chủ phải đi trước. Không dân chủ thì không phát huy được trí tuệ và sức mạnh toàn dân trong cải cách và phát triển. Quan nhân quả trên đây là quan hệ biện chứng, nhưng cần nhần mạnh trước hết phải dân chủ, nên Hồ Chí Minh mới đưa ra luận điểm dân chủ và giàu mạnh. Và cũng có thể nói không thực hiện dân chủ thì không có công bằng, tự do và hạnh phúc, không có dân chủ thì không có phát triển, và tiến bộ dù rằng nó là quan hệ nhân – quả biện chứng. Cho nên nếu nói giàu mạnh trước dân chủ, công bằng trước dân chủ, thì không sai về bản chất nhưng chưa thật hợp lý, hợp trật tự lôgíc cũng như yêu cầu của thực tiễn nước nhà. Vừa rồi trong nghị quyết 11 khóa X của BCHTW, có dự kiến sửa lại công thức “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, mà trong công thức này, chúng ta trước đây muốn tránh lặp lại khái niệm “xã hội dân chủ”- với tâm thức hoặc kỳ thị, hoặc hiểu lầm với cách gọi phái “xã hội dân chủ” phương Tây (chủ nghĩa xã hội dân chủ). Dự kiến sửa lại (dự kiến sửa Cương lĩnh) là xây dựng “xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Theo chúng tôi, với nhiệm vụ chính ngày nay, nói đủ, có thể là: xây dựng một nước Việt Nam “Dân chủ, giàu mạnh, văn minh, công bằng, tự do, nhân ái, an bình, hạnh phúc”. Tất nhiên là có thể nói tắt như dự kiến nói trên và cũng không tách rời với nhiệm vụ khác. 2- Dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân mới có thể giành được thắng lợi trong sự nghiệp kiến quốc vĩ đại. Đây là vấn đề dân chủ xã hội, và xã hội hóa. Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh rất đề vai vai trò nhân dân, giác ngộ và dựa vào dân, tin dân, trọng dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân, hiểu dận, phục vụ nhân dân, quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tư tưởng nhân dân này cũng là tư tưởng dân chủ. Bao nhiêu lực lượng, bao nhiêu lợi ích đều ở nơi dân, khó bao nhiêu lần dân liệu cũng xong. Kháng chiến và kiến quốc đều nhờ nhân dân: dân lực, dân tâm, dân khí, dân trí, dân quyền, dân sinh. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, Hồ Chí Minh thấy rằng sự nghiệp xây dựng một xã hội theo xu thế thời đại là vô cùng khó khăn hon nhiều. "Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân". Nhưng làm gì để phát huy sức mạnh ấy quả là một bài toán khó và luôn luôn mới (xin trao đổi tiếp ở mục sau). Nhưng ở đây xin nhấn mạnh là cần phải cải cách thể chế, luật pháp, công tác cán bộ, vai trò dân chủ xã hội và xã hội dân sự, nhất là vai trò giám sát xã hội, phản biện xã hội trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. 3- Chúng ta cần thực hành dân chủ rộng rãi, dân chủ thật sự trước hết trong Đảng và gắn với dân chủ ngoài xã hội, tức cấp độ toàn xã hội, chứ không phải một thiểu số người. Vấn đề dân chủ cũng nhạy cảm, hệ trọng như vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong đảng. Chính vì vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm phải thực hành dân chủ rộng rãi, trước hết trong Đảng. Người có nói rằng phải thật thà đoàn kết thì cũng có thể nói phải thật thà dân chủ, dân chủ thật sự. Người nhắc nhở, căn dặn, “Trong đảng thực hành dân chủ rộng rãi”. Đó là vấn đề gắn liền với chỉnh đốn đảng. Nhưng điều đó có nghĩa là gì, có phải cần đổi mới hay cải cách về mặt đảng hay không, và bằng hình thức nào, quy trình nào, điều kiện cần và đủ nào để có dân chủ rộng rãi, hiện nay thật sự rộng rãi chưa, mở rộng và thực chất chưa? Đã bao giờ chúng ta thực sự thảo luận, nghiên cứu, tìm kiếm thật sự hệ thống và nghiêm túc, khoa học về điều này này chưa? Ta còn nhớ trước đại hội X có bao nhiêu trăn trở cụ thể về dân chủ, những yếu kém và kiến nghị và sau đó như thế nào? Đảng ta có công khai văn kiện dự thảo để dân góp ý (chính là dân chủ rộng rãi) nhưng công tác cán bộ thì chưa được như vậy và còn nhiều vấn đề cần thảo luận. Vậy làm sao để dân chủ rộng rãi, thực sự trong đảng phải đi trước và dân chủ trong đảng với dân chủ ngoài xã hội kết hợp với nhau? Chúng ta cũng hay nói “phát huy dân chủ”, hoặc nó “dân chủ phải có lãnh đạo”, dân chủ gắn với kỷ cương… Đúng nhưng chúng ta ít nói là xây dựng dân chủ, phát triển dân chủ, cải cách dân chủ, “thực hành dân chủ rộng rãi” (mở rộng dân chủ), lãnh đạo phải dân chủ, dân chủ thực sự, thật thà dân chủ… Chúng tôi nghĩ ràng, cần có cả hai cách nói và thực hiện ấy mới đủ và toàn diện theo tinh thần tư tưởng và Di chúc Hồ Chí Minh. Cho nên phải thay đổi - đổi mới tư duy về dân chủ (thể chế, cơ chế thực hiện dân chủ). Quả là trên lĩnh vực lý luận và nhất là lĩnh vực thực tiễn thì vấn đề này còn phải có đánh giá và nhận thức mới, và cần cả sự cải cách. Chế độ ta là chế độ dân chủ, nhưng trong thời kinh tế bao cấp - tập trung quan liêu, quyền làm chủ của nhân dân còn bị hạn chế nhiều, cơ chế tập trung lấn át dân chủ, chế độ tập thể lấn át dân chủ cá nhân và dân chủ vẫn còn trừu tượng, hình thức, cấp trên bao cấp, áp đặt kiểu gia trưởng cho suy nghĩ, hành động của cấp dưới, quyền lực nhà nước lấn át quyền lực xã hội, quyền lực của Đảng lấn át quyền lực nhà nước, lãnh đạo kiểu áp đặt, dân chủ áp đặt… Khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, kinh tế nhiều thành phần, tự do kinh doanh, tính tự chủ và dân chủ kinh tế được thiết lập với cơ chế mới, dân chủ mở rộng hơn. Theo đó dân chủ hóa xã hội- dân chủ pháp quyền trên các lĩnh vực xã hội, chính trị hình thành, cấi trúc lại các thành tự dân chủ trước đây và bổ sung những nội dung mới. Như vậy sang thời kỳ đổi mới, dân chủ có bước thay đổi về chất, vừa cao hơn, vừa rộng rãi hơn, các quyền lực xã hội, quyền lực của nhân dân, quyền lực nhà nước, quyền tự do cá nhân đươc, quyền của cấp dưới dần dần được khôi phục đúng với vị thế của nó hơn. Cơ chế dân chủ cơ sở được hình thành từ tình huống xuất hiện những “điểm nóng” và bắt đầu phát huy tác dụng của nó… Tuy nhiên, nhiều vấn đề mới lại đặt ra từ trong khung cảnh, cơ chế và tình hình mới. Qua đó cho thấy, nước ta, chế độ ta vẫn chưa có đầy đủ điều kiện để phát triển hoàn thiện dân chủ mới theo hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gain ngắn khi kinh tế thị trường, chế độ pháp quyền mới hình thành, còn nhiều bất cập và trình độ dân trí có được cải thiện hơn trước nhưng chưa cao, xã hội dân sự chưa thật sự hình thành đúng nghĩa và phát huy vai trò của nó, đội ngũ trí thức cũng chưa mang tính độc lập về trí tuệ xã hội (2). Từ đó không chỉ thể chế kìm chế quyền lực, chống lạm dụng quyền lực, tha hóa quyền lực, vi phạm dân chủ trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước mà cả thể chế và hoạt động trong công tác giám sát và phản biện xã hội còn yếu kém, lúng túng. Cho nên không chỉ “dân chủ còn hình thức”, hoặc “dân chủ bị vi phạm”, xâm phạm, có khi nghiêm trọng, như các nhà lãnh đạo thường nói còn dân thì ca thán, mà còn là dân chủ chưa đươc mở rộng, nhiều thể chế, cơ chế thực hiện dân chủ đã quá lac hậu, bất cập, chưa cải cách các thể chế, cơ chế dân chủ, chưa có đủ những thể chế, cơ chế thực hiện dân chủ thật sự, có hiệu quả Hoặc thể chế hành chính còn nhiều cấp trung gian lại nhiều thủ tục bất hợp lý dẫn đến tình trạng hành dân và hành nhau. Giữa các cơ quan quyền lực nhà nước thiếu cơ chế giám sát, phản biện một cách phổ biến. Cơ chế phản biện xã hội, giám sát xã hội chưa có, hoặc thiếu cơ sở pháp lý đầy đủ. Đến này vẫn chưa có luật về trưng cầu dân ý, quyền lực xã hội dân sự chưa hình thành minh bạch và có cơ sở pháp lý. Luật về hội đã sự thảo mà vẫn chưa được thông qua và ban hành. Cơ chế dân chủ trong hoạt động lý luận và khoa học xã hội dự thảo hàng chục năm chưa thông qua được. Dân chủ trong đảng, nhất là qua hình thức sinh hoạt thường xuyên và đại hội, ứng cử và đề cử trong công tác cán bộ tuy có khá hơn, dân chủ rộng rãi trước nhiều nhưng vẫn còn hạn chế, hạn hẹp, còn khép kín, tính dân chủ hình thức, thiếu minh bạch, kém tin dân vẫn tồn tại. Nghĩa là do hạn chế khách quan và sai lầm, thiếu sót chủ quan cũng như do “lỗi hệ thống” tạo nên mà dân chủ nhân dân, dân chủ xã hội ở nước ta vẫn còn thấp, lạc hậu về thể chế, thiếu thể chế có hiệu lực, dân chủ chưa rộng rãi, chưa có chiều sâu. Từ đó quyền dân chủ, lợi ích chính đáng của ngưới dân còn bị xâm phạm với các mức độ khác nhau và việc đấu tranh cho dân chủ cũng khó khăn. Có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận và đang được tiếp tục khắc phục, thay đổi, cải cách để thiết lập, phát triển và phát huy. Tóm lại, Là một nước chưa qua dân chủ tư sản, lại trải qua thời kỳ phát triển theo mô hình “CNXH nhà nước”, tập trung quan liêu và bao cấp, nên nhìn chung, trên lĩnh vực dân chủ, thực hành rộng rãi, phát huy, cải cách, phát triển dân chủ còn nhiều việc phải làm và cũng còn lâu dài, không thể ảo tưởng rằng chúng ta đã có dân chủ xã hội chủ nghĩa rồi, và cao rồi, chỉ cần phát huy là đủ. Tuy đã hình thành các nhân tố của nên dân chủ xã hội chủ nghĩa nhưng dân chủ xã hội chủ nghĩa còn nhiều mặt còn mang tính sơ khai, sơ cấp. Cho nên không chỉ phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa mà còn phải tiếp tục đổi mới, cải cách, thiết lập, hoàn thiện và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cho nên cần tiếp tục nhận thấy và thực hiện phát triển những giá trị tư tưởng về dân chủ của chủ tịch HCM, nhất là trong Di chúc, trong tình hình mới. Làm gì để tạo động lực mạnh mẽ, tiếp tục đổi mới và hội nhập? Không có dân chủ hóa mạnh mẽ, không tiếp tục cải cách dân chủ, nhất là về thể chế, cơ chế thì không thể phát huy được động lực, các ngưồn lực để tiếp tục đổi mới và hổi nhập quốc tế. Sẽ bế tắc, nếu không cải cách dân chủ, thất sự thực hành dân chủ rộng rãi, thật sự phát huy, phát triển dân chủ theo hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở tiếp thu “pháp quyền tư sản”(C. Mác) tiến bộ với những sáng tạo mới. Có nhiều vấn đề đặt ra cần nghiên cứu và thực hành, cải biến, cải cách, phát triển, phát huy dân chủ. Nhưng xin lưu ý mấy khía cạnh của nhiệm vụ cải cách, phát triển, phát huy, thực hành dân chủ sau đây: - Trước hết cần cải cách thể chế dân chủ, thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, nhất là dân chủ trong công tác cán bộ. - Dân chủ, thực hiện giám sát, kiềm chế quyền lực trong các quan hệ quyền lực giữa các cơ quan quyền lực nhà nước - Thực hành dân chủ rộng rãi ở cơ sở, thực sự tin dân, dựa vào dân. - Giám sát và phản biện xã hội đối với các chính sách, dụ án phát triển… - Phải chống dân chủ hình thức, tập trung quan liêu, nhất là vi phạm, xâm phạn quyến dân chủ của nhân dân. Xử lý nghiêm các hình thức vi phạm xâm phạm. Tài liệu và tư liệu tham khảo: 1- Ăngghen vào những năm cuối đời, do tình hình cách mạng và bản thân CNTB có nhiều thay đổi, Người đã nhấn mạnh các giải pháp cải cách dân chủ và thay tự dùng CỘNG SẢN bằng từ DÂN CHỦ XÃ HỘI, Theo Website Hội nhà văn VN http://hoinhavanvietnam.vn/News.Asp?Cat=33&S (8/12/2009), và Tạp chí Lý luận chính trị (Học Viện chính trị hành chính quốc gia HCM). Nguồn: Chủ nghĩa Mác và Hiện thực, số 3.2002, Tạp chí hai tháng một kỳ, tiếng Trung. Cơ quan chủ trì tạp chí: Cục Biên dịch thuộc Trung ương Đảng CSTQ. Hoặc xem thêm Mác – Ăngghen Tuyển tập, tập VI 2- Từ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh. J.P Sartre, triết gia người Pháp thế kỷ XX: "Trí thức là người làm những việc chẳng ăn nhập gì đến họ (s'occupe de ce qui ne le regarde pas)". Kỹ sư thì không lo xây cầu, thầy thuốc thì không lo khám bệnh, kinh tế gia thì không lo cộng trừ nhân chia với cái thống kê. Tại sao họ lại xớ rớ vào những chuyện không liên quan gì đến họ vậy, tại vì họ cho đó chính là chuyện của họ. Chuyện không phải là của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức. Còn quyết liệt hơn nữa, theo C.Mác "trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc trước xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào" (Theo GS. Tương Lai, xem Chungta. com, Thứ bảy, 15/08/2009). D. S. Likhachev: “Người trí thức sẽ mất sự tự do trí tuệ và thôi là trí thức khi buộc phải tuân thủ mù quáng các giáo điều của một học thuyết nào đó. Thậm chí nếu khi đã hình thành nên thế giới quan và các quan điểm của mình mà người trí thức từ chối xem xét lại chúng dù chỉ đơn giản là do ương ngạnh (vì một khi anh ta đã nói ra có nghĩa là anh ta phải bám lấy nó) thì đấy cũng là điều có hại cho chính trí thức. Nếu do chính kiến mà người trí thức gia nhập một đảng đòi hỏi anh ta phải tuân thủ kỷ luật vô điều kiện và các hành động không phù hợp với ý kiến riêng của mình thì sự tự nguyện bán mình làm nô lệ đó sẽ tước đi của anh ta khả năng liệt mình vào giới trí thức. Đây là một khẳng định rất quan trọng.”(Trí thức: bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội bài viết của D. S. Likhachev (Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga) - Phạm Xuân Nguyên dịch, Lihachev.ru Chungta. com, Thứ bảy, 15/08/2009. Lời người dịch: Dmitry Sergeyevich Likhachev (1906-1999), viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga, nhà ngữ văn học xuất sắc, nhà bác học nhân văn lớn của nước Nga thế kỷ XX. Cả cuộc đời và sự nghiệp khoa học của mình ông luôn đấu tranh để giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa, giá trị tinh thần của con người, cho con người, vì con người. Tầm ảnh hưởng về văn hóa của D. S. Likhachev ngày càng lan tỏa sâu rộng ở Nga và trên thế giới. Bài viết này là trích đoạn phát biểu của ông tại một cuộc tranh luận khoa học về số phận của trí thức Nga (23/5/1996)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất