Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu ATGT LOP 2

.DOC
12
389
111

Mô tả:

giao an ATGT lop 2 đầy đủ
An toàn giao thông: Bài 1: AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG I. Mục tiêu: - HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. - HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố( không có hè đường, hè bị lấn chiếm, xe đi lại đông, xe đi nhanh.) - Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. - Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư. - Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV  Hoạt động khởi động: Hát (2’)  Hoạt động 1: Giới thiệu an toàn và nguy hiểm (10’) - Nêu ví dụ về không an toàn: - Cho HS liên hệ kể 1 tình huống không an toàn * Kết luận: Nguy hiểm là các hành vi dễ gây tai nạn. An toàn: Khi đi trên đường không xảy ra va quệt, không bị ngã, bị đau.. - Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em, quan sát các bức tranh như SGK - Yêu cầu thảo luận xem hành vi nào là an toàn, hành vi nào là không an toàn. - Gọi các nhóm trình bày. * Kết luận: - Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn. - Đi bộ hay qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn. - Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm. - Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác đèo là nguy hiểm.  Hoạt động 2: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm (12’) - Chia lớp thành 5 nhóm. - Nêu các tình huống trong SGK: - Mời các nhóm trình bày. * Kết luận: Khi đi bộ sang đường, trẻ em phải nắm tay người lớn, và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết, không chơi ở lòng đường, lề đườngvà nhắc nhở bạn không tham gia và các hoạt động nguy hiểm đó.  Hoạt động 3: An toàn trên đường đến trường (10’) - Cho HS nói về AT trên đường đi học + Em đi đến trường trên con đường nào? + Em đi như thế nào để được an toàn? * Kết luận: Khi đi đường phải chú ý:….  Hoạt động nối tiếp: (1’) - Dặn HS thực hiện ATGT Hoạt động của HS Hát - Nghe - Nêu các tình huống không an toàn - Nghe - Thảo luận - Trình bày, giải thích - Nghe Thảo luận các tình huống Các nhóm trình bày. - Nghe - Đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải - Chú ý tránh xe đi trên đường. - Không đùa nghịch trên đường. - Quan sát kĩ trước khi qua đường. IV. Bổ sung: Bài 2: An toàn giao thông: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ I. Mục tiêu: - HS kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc các đường en biết( rộng, hẹp, biển báo, vỉa hè...) - HS biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ hẻm, ngã ba, ngã tư... - Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố - Nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và đường không an toàn. - HS thực hiện đúng quy định đi trên đường phố. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Tranh minh họa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS  Hoạt động khởi động: Hát (2’) Hát - Khi đi bộ trên đường em đi như thế nào để được an toàn? - Đi trên vỉa hè hoặc sát lề đường bên phải - Chú ý tránh xe đi trên đường. - Nghe - Giới thiệu bài mới:  Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em hoặc trường em (10’) Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em - Thảo luận Nội dung thảo luận: - Hàng ngày đến trường em đi qua những đường phố nào? - Trường em nằm trên đường phố nào? - Đặc điểm của đường phố đó? - Đó là đường mấy chiều? - Có dải phân cách giữa đường 2 chiều không? - Đường có vỉa hè không? - Xe máy, ô tô, xe đạp đi trên đường nhiều hay ít? - Ở chỗ giao nhau có đè tín hiệu không?Có vạch đi bộ qua đường không? - Trình bày Gọi HS trình bày * Kết luận: Các em cần nhớ tên đường phố nơi em ở và những đặc điểm đường em đi học.Khi đi trên đường phải cẩn thận, đi trên vỉa hè, quan sát kĩ khi đi trên đường.  Hoạt động 2: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn (10’) Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 em, giao cho mỗi Thảo luận nhóm 1 bức tranh yêu cầu HS thảo luận đường phố nào là - HS trình bày - Quan sát tranh, thảo luận an toàn, chưa an toàn. + Tranh 1: Đường an toàn - Gọi các nhóm lên trình bày. + Tranh 2: Đường an toàn Kết luận: + Tranh 3: Đường chưa an toàn + Tranh 4: Đường không an toàn  Hoạt động 3: Trò chơi nhớ tên phố (7’) - Tham gia chơi Tổ chức 4 đội chơi: Thi ghi tên phố mà em biết - HS lần lượt ghi tên phố mà em biết không trùng lặp. - Đội nào ghi nhiều tên phố thì thắng. Kết luận:  Hoạt động nối tiếp: (1’) - Dặn HS thực hiện ATGT IV. Bổ sung: An toàn giao thông: HIỆU LỆNH CỦA CSGT VÀ BBGT ĐƯỜNG BỘ Bài 3: I. Mục tiêu: - Biết CSGT dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi lại trên đường - Biết đặc điểm nhóm biển báo cấm - Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu giao thông - Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của CSGT - Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm 101,102,112 - Phải tuân theo hiệu lệnh của CSGT - Có ý thức & tuân theo hiệu lệnh của BBGT II. Đồ dùng dạy học: GV: - Các BBGT III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS  Hoạt động khởi động:(3’) - HS trả lời - Khi đi trên đường phố em nên đi ntn?  Hoạt động 1: Hiệu lệnh của CSGT (10’) - Lần lượt treo 5 bức tranh h.1,2,3,4,5 hướng dẫn - Quan sát & nhận biết, tìm hiểu các tư thế của CSGT & nhận biết việc thực hiện theo hiệu HS quan sát. lệnh đó. - Làm mẫu tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh - Quan sát & nhận xét, thảo luận nhóm của từng tư thế. * Kết luận:  Hoạt động 2: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông (14’) - Chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 - Hình thành nhóm, nhận BB, thảo luận. biển báo. - Gọi ý cho HS nêu lên đặc điểm của từng BB vè: hình dáng, màu sắc, hình vẽ bên trong - Viết từng đặc điểm đó lên bảng, so sánh điểm - Đại diện nhóm lên trình bày. giống & khác nhau của từng biển báo * Kết luận: Khi đi trên đường, gặp BB cấm thì người & các laọi xe phải thực hiện đúng theo mỗi hiệu lệnh ghi trên BB đó.  Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai nhanh hơn” (7’) - Tham gia chơi - Chọn 2 đội , mỗi đội 2 em. - Úp 6,5 BB trên bàn, GV hô “bắt đầu” thì các em phải lật nhanh các BB lên và chọn ra 3 BB vừa học, đọc tên BB đó. đội nào nhanh thì thắng cuộc.  Hoạt động nối tiếp: (1’) - Dặn HS thực hiện ATGT IV. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………… ………..... An toàn giao thông: Bài 4: ĐI BỘ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I. Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1. - Biết cách qua đường trên những đọan đường có tình huống khác nhau. - Biết quan sát trước khi qua đường. - Biết chọn nơi qua đường an toàn. - Có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: - Học sinh: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV  Hoạt động khởi động: (3’) - Biển báo hiệu giao thông là gì?  Hoạt động 1: Quan sát tranh (10’) - Chia nhóm, hướng dẫn quan sát Hoạt động của HS - HS trả lời. - Hình thành 5 nhóm, quan sát hình vẽ & nhận xét hành vi đúng, sai trong các bức tranh. - Treo 5 tranh như SGK phóng to, gọi đại - Thảo luận nhón diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ - Đại diện nhóm trình bày ý kiến & giải thích lí do nhóm mình lại nhận xét như vậy. sung * Kết luận: Khi đi bộ trên đường, các em - HS lắng nghe cần thực hiện tốt điều gì?  Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm (21’) - Chia lớp thành 8 nhóm, phát mỗi nhóm 1 - Hình thành nhóm, nhận nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra cách giải quyết tình huống đó. câu hỏi tình huống + TH 1: Nhà em và nhà Lan ở cùng 1 ngõ - “ Đi sát lề đường bên phải, đường hẹp phải đi hẹp. Em sang rủ Lan đi học. Em & Lan cần hàng 1, tránh xe đạp, xe máy”. đi như thế nào để đến trường 1 cách an toàn? + TH 2: Em & mẹ cùng đi chợ. Trên đường - “Đi tránh xuống lòng đường nhưng phải đi sát lề về đi qua đoạn đường có nhiều vật cản trên đường, chú ý xe đạp, xe máy, nắm tay mẹ” vỉa hè.Em& mẹ cần đi như thế nào để bảo đảm an toàn? + TH3 : Em & chị cùng đi học về, phải qua - “ Chờ cho ô tô đi qua, quan sát xe đạp, xe máy đường nơi không có đèn tín hiệu, vạch đi phía tay trái,2 chị em dắt tay đi thẳng qua đường” bộ. Trên đường có nhiều xe cộ qua lại. Em& chị cần đi như thế nào để bảo đảm an toàn ? * Kết luận:  Hoạt động nối tiếp: (1’) - Dặn HS chấp hành đúng những qui định khi đi bộ và qua đường. IV. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………… ………..... An toàn giao thông: Bài 5: CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu: - Biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ - Phân biệt được xe thô sơ và xe cơ giới. Biết tác dụng của các loại phương tiện giao thông. Biết các tên các loại xe thường thấy. - Nhận biết được các tiếng động cơ, tiếng còi của ôtô, xe máy - Không đi bộ dưới lòng đường - Không chạy theo hoặc bám theo xe ôtô, xe máy đang đi II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS  Hoạt động khởi động: (3’) Giới thiệu bài: Các loại xe chúng ta thường thấy, xe máy, - HS lắng nghe xe đạp, ôtô... được gọi là các phương tiện giao thông đường bộ  Hoạt động 1: Nhận diện các phương tiện giao thông (14’) MT: - HS phân loại một số loại GTĐB - Phân biệt được xe cơ giới, xe thô sơ - Quan sát * Treo tranh H1, H2 lên bảng - Xe đạp, xích lô, xe ngựa, xe bò - Loại xe này chạy không phát ra tiếng động? - Đi chậm - Loại xe này đi nhanh hay chậm? - Các lọai xe chạy không phát ra tiếng động là xe thô sơ, xe thô sơ đi chậm hơn xe cơ giới. Xe cơ giới dễ gây nguy hiểm (xe cơ giới: xe máy, ôtô...) - Khi đi trên đường cần chú ý đến các âm thanh của các loại xe (còi, chuông, tiếng máy) để phòng tránh nguy hiểm - Xe ưu tiên: Cứu hỏa, công an, cứu thương... - Chia 4 nhóm thảo luận nhóm, ghi tên  Hoạt động 2: Trò chơi (5’) các phương tiên giao thông theo 2 loại * KL: Lòng đường dành cho ôtô, xe máy, xe đạp...khi đi lại, các em không được đi lại, đùa nghịch dưới lòng đường xe thô sơ & xe cơ giới. Vào phiếu HT dễ xảy ra tai nạn - Dán phiếu HT lên bảng, trình bày  Hoạt động 2: Quan sát tranh (12’) kết quả - Treo tranh 3, 4 trong SGK - Nhận xét - bổ sung - Ôtô, xe máy - Trong tranh có các loại xe nào đi trên đường? - Khi qua đường, em cần chú ý đến các loại phương tiện nào? - Khi tránh ôtô, xe máy ta đợi xe đến gần mới tránh hay tránh từ xa? Vì sao? * KL: Khi qua đường phải quan sát các loại xe ôtô, xe máy đi trên đường và tránh từ xa để đảm bảo an toàn - Tránh từ xa vì ôtô, xe máy đi rất nhanh - Nghe - HS kể  Hoạt động nối tiếp: (1’) - Kể tên các loại phương tiện mà em biết? - Loại nào là xe thô sơ? - Loại nào là xe cơ giới?  Nhận xét tiết học. IV. Bổ sung: …………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………… ………..... An toàn giao thông: Bài 6: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP XE MÁY I. Mục tiêu: - Biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy. Mô tả được các động tác khi lên xuống và ngồi trên xe đạp, xe máy - Thể hiện thành thạo động tác lên, xuống xe đạp, xe máy - Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm - Thực hiện đúng động tác và những quy định khi ngồi trên xe. Có thói quen đọi mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: - Học sinh: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS  Hoạt động khởi động: (3’) - Kể tên 1 số phương tiện giao thông cơ giới mà - HS trả lời. em biết? - Hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?  Hoạt động 1: Nhận biết được các hành vi đúng/ sai khi ngồi sau xe máy xe đạp (15’) - Khi lên xuống xe đạp, xe máy, em đứng phía - Làm việc nhóm 4. Mỗi nhóm 1 hình vẽ. Quan sát hình vẽ trong SGK . Nhận xét những động bên tría hay bên phải? - Khi ngồi trên xe máy, em nên ngồi trước hay tác đúng/ sai của người trong hình vẽ. - Đại diện nhóm lên trình bày& giải thích sau người lái xe? Vì sao? - Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe - Bên trái - Ngồi sau để không che khuất tầm nhìn của máy, cần chú ý điều gì người lái xe - Khi đi xe máy tại sao cần đội mũ bảo hiểm? - Bám chặt vào người ngồi trước hoặc yên - Đội mũ BH thế nào là đúng? ( Làm mẫu) * Kết luận: Khi ngồi trên xe đạp, xe máy cần : xe.Không bỏ 2 tay, đung đưa 2 chân. Khi xe Lên xuống bên trái, quan sát trước khi lên xe; dừng hẳn mới được xuống xe. Ngồi sau người điều khiển xe; Bám vào người - Nếu bị TNGT mũ BH bảo vệ đầu , bộ phận ngồi trước ; Không bỏ 2 tay; không đong đưa quan trọng nhất của cơ thể chân; Khi xe dừng hẳn mới xuống xe .  Hoạt động 2: Thực hành & trò chơi - Thể hiện động tác lên xe, ngồi trên xe, xuống - Chia nhóm, nhận tình huống - Thảo luận nhóm xe - Mẹ chở em bằng xe đạp, trên đường đi gặp 1 - Đại diện trình bày bạn cùng lớp bố chở bằng xe máy. Bạn vẫy gọi - Các nhóm khác nhận xét bổ sung em bảo đi nhanh đến trường để chơi. Em thể hiện thái độ & động tác như thế nào? * Kết luận: Cần thực hiện đúng những quy định khi ngồi trên xe đạp, xe máy  Hoạt động nối tiếp: (1’) - Nhận xét tiết học. IV. Bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………..…… ……………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………… ………..... Quyền và bổn phận trẻ em: TÔI LÀ MỘT ĐỨA TRẺ CHỦ ĐỀ 1: I. Mục tiêu: - HS hiểu được mỗi đứa trẻ là 1 công dân nhỏ có quyền có họ tên, có quê quán, đất nước, có tiếng nói riêng, có nguyện vọng riêng. Mỗi trẻ em đều có đặc điểm riêng do vậy có quyền được tôn trọng các đặc điểm đó. - HS có thái độ tôn trọng bạn bè và mọi người xung quanh . HS biết tự giới thiệu về mình( họ tên, quê quán, trường, lớp, nhà ở)và biết giao tiếp với các bạn và những người xung quanh II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Tranh minh họa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Khởi động: 2’Cả lớp hát bài: Em là bông hồng nhỏ Hoạt động 1: 10’Kể chuyện Cô bé út - GV kể chuyện - Hỏi: + Câu chuyện kể về việc gì, của ai? +Chuyện gì xảy ra khi bạn Út 6 tuổi +Vì sao bạn Út cần có giấy khai sinh? +Họ và tên bạn ÚT trong GKS là gì? +Vì sao mỗi người sinh ra cần có họ tên? Chốt lại: Mỗi đứa trẻ từ khi cất tiếng khóc chào đời đều phải được đặt tên, có quyền có họ tên, có GKS. GKS phải có để được nhận vào trường học tập. Hoạt động 2 : 15’Trò chơi phóng viên - Chọn 1 HS nói năng rõ ràng đóng vai PV báo Nhi đồng phỏng vấn các bạn - Chào bạn, bạn tên là gì? - Bạn bao nhiêu tuổi? - Bnạ học lớp mấy, trường nào? - Bạn là người nước nào? - Bạn có sở thích gì? - Sau này lớn lên bạn muốn làm nghề gì? Hoạt động 3: 7’Trò chơi đặt tên cho tranh Chọn bộ tranh nhỏ giành cho HS các bức tranh có liên quan đến việc đứa trẻ khi ra đời: Được đặt tên, có GKS. Chia nhóm, cho các nhóm thi đặt tên nhanh, đúng nội dung các bức tranh Gọi đại diện nhóm lên giới thiệu từng bức tranh. Chốt lại: Mỗi đứa trẻ là 1 công dân nhỏ có quyền có họ tên, có quê quán, đất nước, có tiếng nói riêng, có nguyện vọng riêng. Mỗi trẻ em đều có đặc điểm riêng do vậy có quyền được tôn trọng các đặc điểm đó. Các em cần biết tôn trọng các bạn khác. Hoạt động nối tiếp: 1’ Nhận xét tiết học Hoạt động của HS - Hát - Nghe - Chưa có GKS - Để đi học - Nguyễn Thị Xuân - Để gọi - Tên tôi là... - Tôi 8 tuổi. - Tôi học lớp 2 trường........ - Tôi là người VN - Tôi có sở thích ...... - Tôi ước muốn khi lớn lên sẽ là........ - Thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên giới thiệu từng bức tranh. - Nghe Quyền và bổn phận trẻ em: CHỦ ĐỀ 2: GIA ĐÌNH I. Mục tiêu: - Em là 1 thành viên trong gia đình. Gia đình là nơi em được nuôi dưỡng, dạy và yêu thương. - Hs hiểu được bổn phận của em với gia đình và những quyền em được hưởng. Có thói quen chào hỏi, nói năng lễ độ - Biết yêu quý, kính trọng và hiếu thảo đối với ông bà, bố mẹ và các anh chị em trong gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: - Học sinh: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV 1- Giới thiệu bài: Cho hát mọt bài. - Giới thiệu: “Bài hát các em vừa hát đã ca ngợi một gia đình hạnh phúc, bố mẹ, con cái thương yêu nhau. Trong xã hội,.. - Điều đó ảnh hưởng đến con cái như thế nào... Hôm nay chúng ta tìm hiểu chủ đề “Gia đình”  Hoạt động 1: Xem tranh, nói nội dung - Treo tranh, 3 bức tranh về 3 mô hình gia đình. - Bổ sung góp ý Chốt lai: Gia đình bao gồm những người thân thiết_đó là cha mẹ và các con. Họ cùng chung sống với nhau.  Hoạt động 2: Tiểu phẩm: Gia đình bạn Hoa. (Các nhân vật Bố, mẹ Hoa, Hoa, bác sĩ, các bạn của Hoa) - G.v kể về tiểu phẩm - Cho thảo luận nhóm Tóm tắt ý chính.  Hoạt động 3: Thảo luận nội dung tranh. - Chia 4 nhóm - Chia tranh cho các nhóm, cho thảo luận theo các câu hỏi sau: Trong gia đình hạnh phúc, các con được chăm sóc, đối xử thế nào Trong gia đình hạnh phúc, các con cái sẽ như thế nào? Trẻ em không có gia đình thì sẽ n.t.n? - Cho các nhóm trình bày Chốt lại ý chính Hoạt động của HS - Cả lớp hát “Cả nhà thương nhau” - Nghe - 3 em lần lượt lên chỉ tranh và nói - Hs nhắc lại - Nghe - Các nhóm thảo luận - Hình thành nhóm - Các nhóm nhận tranh, trao đổi, thảo luận trong nhóm về các câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung Quyền và bổn phận trẻ em: CHỦ ĐỀ 3:ĐẤT NƯỚC VÀ CỘNG ĐỒNG I. Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm đất nước, cộng đồng, hiểu được quyền của các em được hưởng sự quan tâm, chăm sóc của cộng đồng. - HS biết tự giác thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trậy tự công cộnh, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông. - HS biết yêu quê hương,đất nước, quý mến, tôn trọng những người sống xung quanh mình. Biết tôn trọng pháp luật. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: - Học sinh: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV 1. Giới thiệu bài: Bài hát các em vừa hát nói về tình đoàn kết thân ái của tất cả các bạn nhỏ chung sống trong một cộng đồng, một đất nước.  Hoạt động 1: Nhận biết về cộng đồng và đất nước GV treo tranh đường phố, chợ, bệnh viện, trường học Nhận xét +GV tóm tắt: Cộng đồng là bao gồm tất cả mọi người cùng chung sống và làm việc có quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau trong những đơn vị, cơ quan như trường học, bệnh viện, công an, nhà máy, nhà hàng...  Hoạt động 2: Trả lời trên phiếu học tập + GV tóm tắt: Trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc về sức khoẻ và tinh thần của gia đình và xã hội. Trẻ em có quyền được hưởng sự an toàn XH  Hoạt động 3: Kể chuyện câu chuyện trên đường phố. + Thảo luận cả lớp - Câu hỏi thảo luận * Câu chuyện các em vừa nghe nói lên điều gì? * Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì? + GV kết luận: Trẻ em có quyền được mọi người quan tâm, chăm socd nhưng trẻ em củng phải có bổn phận tuân theo luật pháp... Nhận xét tiết học Hoạt động của HS - HS hát bài “ Bốn phương trời” - Xem tranh và thảo luận trả lời câu hỏi theo nhóm 2 - Đại diện nhóm lên trả lời, cả lớp nghe và bổ sung ý kiến. - Nghe - HS thực hiện trên phiếu học tập (đánh dấu x vào ô trống trước những ý kiến đúng) Nghe - Cả lớp chú ý lắng nghe - Khi đi trên đường phố, đùa giỡn nhau rất nguy hiểm, sẽ xảy ra tai nạn. - Phải chấp hành luật giao thông. Nghe Quyền và bổn phận trẻ em: CHỦ ĐỀ 4: TRƯỜNG HỌC I. Mục tiêu: - Nói được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của trường em. - Hiểu được đi học là quyền lợi và bổn phận của mỗi trẻ em. Trường học là nơi em được học tập, vui chơi, có nhiều bạn bè - Lễ phép với thầy cô giáo. Yêu quý lớp trường, bạn bè. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: - Học sinh: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV  Hoạt động khởi động: Cho hát 1 bài Hoạt động của HS - Cả lớp hát bài “Ngày đầu tiên đi học”  Hoạt động 1: Tiểu phẩm: Bạn Nam không - Hs chuẩn bị sắm vai các nhân vật: muốn đi học - Chọn 1số hs có giọng đọc tốt, dẫn chuyện, kể đoạn Nam, cụ già, ông bán hàng, bạn đầu câu chuyện để dẫn đến tiểu phẩm, cho hs đóng vai. bè Nam - Đàm thoại cùng hs theo các câu hỏi sau. . Vì sao Nam không thích đi học? - Thảo luận, trả lời. . Vì sao Nam và nhầm cửa hàng? 0 . Vì sao Nam k thể giúp cụ già được? . Đi học em sẽ được những quyền lợi gì?  Kết luận: Đi học là niềm vui và là quyền lợi của mỗi người.  Hoạt động 2: Thảo luận qua tranh - Chuẩn bị 1số tranh ảnh về các hoạt động của nhà - Quan sát trường trong bộ tranh Q&BPTE hoặc tranh ảnh liên - Hs thảo luận theo câu hỏi quan đến các hoạt động của nhà trường. . Bức tranh nói về điều gì? - Đưa ra ý kiến . Ở trường,các em thấy có~hoạt động gì? . Em có ước mơ gì sau này? Để thực hiện ước mơ đó, em phải làm gì?  Chốt lại: Đi học là quyền rất cần của trẻ em. Trường học là nơi em được học tập, được vui chơi và giúp em trở thành con người có ích  Hoạt động 3: Thảo luận về CĐ: Trường em - Đội A,B lần lượt nêu ý kiến của - Chia lớp thành 2 đội, giao việc: mình Làm trọng tài. Đội thắng là đội nói được đúng các hoạt Đội A: Nói về các hoạt động động ở trường hàng ngày ở trường  Kết luận: Các em có quyền được đi học, vậy ở Đội B: Nêu những việc cần làm trường các em có bổm phận phải chăm chỉ học hành, lễ để thể hiện sự yêu quý trường, phép với thầy cô, thực hiện đúng các quy định của nhà lớp trường. Quyền và bổn phận trẻ em: CHỦ ĐỀ 5: Ý KIẾN CỦA EM I. Mục tiêu: - HS hiểu được mọi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và những ý kiến đó được mọi người tôn trọng. - HS biết cách nói năng thưa gửi khi nói lên ý kiến của mình với người lớn tuổi - HS có thái độ mạnh dạn, tự tin vào bản thân mình. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: - Học sinh: III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV 1. Giới thiệu bài: Cả lớp hát bài “ Chào người bạn mới đến” Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề “Ý kiến của em”  Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên - Trẻ em có quyền nói lên ý kiến của mình không? - Đúng rồi, trẻ em có quyền nói lên ý kiến của mình. Cô giới thiệu... * GV tóm tắt:  Hoạt động 2: Trò chơi hái hoa dân chủ. * GV kết luận: Như vậy, ý kiến của các em muốn được tôn trọng, được người lớn chấp nhận cần...  Hoạt động 3: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Lan - Nhân vật có: bố, mẹ Lan và Lan Hoạt động của HS Cả lớp cùng hát - Thưa cô, có ạ! - 1 hs đóng vai phóng viên - Phỏng vấn một số bạn hs về việc học tập và vui chơi... - HS xung phong lên hái hoa và nêu ý kiến của mình về nội dung được hỏi. Nghe - Cả lớp cùng xem câu chuyện trong gia đình bạn Lan và có ý kiến nhận xét. GV nhận xét tóm tắt ý kiến: - Trẻ em có quyền có ý kiến riêng quan điểm riêng, - 3 bạn lên đóng vai, cả lớp theo dõi nhận xét. được quyền phát biểu những quan điểm riêng đó. - Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề liên quan của trẻ IV. Bổ sung:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan