Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Môn văn Archive thipdf kiemtramonhoc 201412 20141227 thumb11_366725242...

Tài liệu Archive thipdf kiemtramonhoc 201412 20141227 thumb11_366725242

.PDF
5
314
56

Mô tả:

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Đáp án gồm có 05 trang) Câu I 1.(1,0 (2,0 điểm) điểm) 2.(1,0 điểm) Ngày thi: tháng năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Nội dung Điểm Toàn cảnh sông Đuống (0,5 điểm) - Toàn cảnh sông Đuống như hiện lên trước mắt với một không gian thoáng đạt, ngút ngàn. Có hình ảnh dòng sông, cát trắng, bãi mía, bờ dâu…bao phủ một màu xanh dịu nhẹ, sáng tươi: màu biếc của ngô 0,25 khoai, màu xanh của bờ dâu, ánh sáng lấp lánh của dòng sông trôi, của cát trắng phẳng lì. - Hình dung trước mắt là một miền quê thanh bình, trù phú với những cảnh vật thân thuộc, bình dị nhưng rất đỗi thơ mộng, trữ tình. Sông Đuống nằm nghiêng nghiêng trong suốt những năm kháng chiến như 0,25 một sinh thể có hồn, vừa duyên dáng nhưng cũng đầy ưu tư, chất chứa bao tâm trạng. Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc (0,5 điểm) Đoạn thơ sử dụng khá nhiều những biện pháp nghệ thuật, thí sinh cần nêu được hai trong số các biện pháp nghệ thuật đặc sắc sau đây: - Hệ thống từ láy: Lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc, xót xa, kết hợp với nghệ thuật nhân hóa: sông Đuống như con người “ 0,25 nằm nghiêng nghiêng”. - Câu hỏi tu từ sao tiếc nuối, sao xót xa kết hợp với nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: xót xa như rụng bàn tay. Nỗi đau trong tâm can khi biết tin quê hương bị giặc chiếm đóng đã cụ thể hóa và chuyển thành nỗi 0,25 đau thể xác, khiến nhà thơ xót xa, nhức nhối như rụng rời, mất đi một phần cơ thể. Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ (1,0 điểm) - Với nỗi buồn chất chứa khi nghe tin quê hương bị giặc chiếm đóng, nhà thơ khao khát được giãi bày, sẻ chia, đồng cảm. Hình tượng em người con gái Kinh Bắc trong tưởng tượng đã hiện lên như cùng nhà 0.25 thơ ngược dòng thời gian về với kí ức để sống lại ngày xưa bên kia sông Đuống một thuở yên bình. - Tiếng lòng náo nức, bồi hồi của chính nhà thơ khi sống lại với những kỉ niệm đã lắng sâu trong kí ức về một quê hương thanh bình, trù phú và 0.25 thơ mộng. Từ đó, thể hiện niềm yêu thương nhung nhớ, tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của quê hương mình. - Cùng với nỗi nhớ là cảm giác nuối tiếc đến nghẹn ngào, da diết khi trở lại với hiện thực đau thương “ Đứng bên này sông sao nhớ tiếc”. Cảm 0.25 giác “ bên này” thật gần mà không thể làm gì được, cảnh vật trìu mến, 1 thân thương của làng quê đã rơi vào tay giặc. - Nỗi đau đớn, xót xa như dâng lên, cắt cứa vào da thịt. Nỗi đau mất quê cứ nhức nhối, quặn thắt trong trái tim khiến nhà thơ như cảm thấy mất đi một phần máu thịt. “ Sao xót xa như rụng bàn tay” II. (3,0 điểm) 0,25 1. Nhận thức và suy ngẫm về ba âm thanh mà cha ông ta cho là đẹp (1,0 điểm) - Tiếng xay lúa, giã gạo báo hiệu sự no đủ, được mùa… - Tiếng trẻ con học bài biểu tượng của một xã hội hưng thịnh, coi trọng học hành, tri thức - Tiếng gà gáy báo trời sáng biểu tượng của một ngày mới bắt đầu, một tương lai rạng rỡ mở ra. Đó cũng chính là mong ước của cha ông ta về một xã hội tốt đẹp, lý tưởng. 0.25 0,25 0,25  Ý chung: đó là những âm thanh của sự sống, báo hiệu một cuộc sống 0,25 no ấm, thanh bình. 2. Suy nghĩ về những âm thanh đẹp và không đẹp trong cuộc sống hôm nay (1,5 điểm) - Căn cứ vào quan niệm những âm thanh đẹp của cha ông ở phần trên, HS nêu lên quan niệm của mình về một cuộc sống yên bình, thịnh vượng ngày nay và những âm thanh biểu thị cho điều đó (0,75 điểm) + Cuộc sống bình yên thịnh vượng ngày nay là cuộc sống văn minh, tiến bộ và dân chủ. Cuộc sống mà con người đang hướng tới những giá 0,25 trị Chân, Thiện, Mĩ. + Những âm thanh đẹp mang hơi thở của cuộc sống tươi sáng như: tiếng nói, tiếng cười, lời hát, lời ru con, những bản nhạc được cất lên từ lòng người để ca ngợi đất nước, con người. Những thanh âm trong trẻo, 0,25 bình dị của thiên nhiên: tiếng chim hót líu lo, tiếng sóng biển, tiếng gió vi vu… + Âm thanh báo hiệu sự khởi đầu tốt đẹp, rộn rã lòng người như tiếng trống trường. Âm thanh báo hiệu sự sống hình thành, mang đến niềm vui như tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ. Tiếng còi tàu báo hiệu vào 0,25 ga chuẩn bị cho sự đoàn tụ…  Những âm thanh này có thể đến từ tự nhiên nhưng chủ yếu là do con người tạo ra. - Ngược lại với cuộc sống yên bình, thịnh vượng là cuộc sống như thế nào và qua những âm thanh gì? (0,75 điểm) + Ngược lại với cuộc sống bình yên, thịnh vượng là sự ảm đạm, chết chóc, tồn tại những điều xấu xa, nghèo đói, sự kém hiểu biết của nhận 0,25 thức, tư duy… + Một số âm thanh không đẹp trong cuộc sống hôm nay là: Tiếng bom 0,25 rơi đạn nổ, tiếng khóc lóc, tiếng kêu khổ đau của con người trong chiến tranh, trong sự nghèo đói… 2 III. (5,0 điểm) + Tiếng cãi vã, nói tục, chửi bậy, những bản nhạc, lời ca ủy mị, vô 0,25 nghĩa…  Con người chính là nhân tố quan trọng nhất tạo ra những âm thanh này. 3. Nhận thức và hành động của bản thân (0,5 điểm) - Bài học nhận thức: Biết trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống hiện tại, mở rộng tâm hồn để đón nhận những thanh âm đẹp đẽ của thiên nhiên, của con người… 0,25 Việc tạo ra cho cuộc sống âm thanh đẹp hay không là đều nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người. Do đó mỗi người cần nhận thức đúng đắn để thực sự là những người có ích cho xã hội. - Bài học hành động: Biết dùng ngôn ngữ dân tộc một cách trong sáng giàu đẹp, cần biết thanh lọc, xóa bỏ những âm thanh chưa đẹp, có ảnh 0,25 hưởng xấu cho xã hội. Yêu cầu chung Câu này kiểm tra năng lực viết bài văn nghị luận của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về kiến thức tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài Từ những hiểu biết, thí sinh có thể đưa ra những kiến giải khác nhau nhưng phải có lĩ lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản. Yêu cầu cụ thể 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) - Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Nội dung thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình, chính trị sâu 0,25 sắc và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc. - Bài thơ Việt Bắc trích trong tập thơ cùng tên, được viết nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử: Tháng 10 -1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền ngược trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Bài thơ được coi là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. 2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) - Ý kiến thứ nhất: vẻ đẹp truyền thống của thi ca nghĩa là bài thơ đã kế thừa, phát huy những nét đẹp của nền thi ca cổ điển và thi ca dân tộc ở cả phương diện nội dung và hình thức. Ý kiến đã nhìn nhận nét đặc sắc của hồn thơ Tố Hữu: đậm đà hồn dân tộc. - Ý kiến thứ hai: Hơi thở của thời đại cách mạng nghĩa là nội dung cảm xúc của bài thơ mang làn gió của thời đại mới – phản ánh hiện thực đất nước, con người Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Pháp. Hình thức nghệ thuật cũng hòa chung với vẻ đẹp của thi ca cách mạng. Ý kiến đã khẳng định thơ Tố Hữu là thơ hiện đại. 3. Bình luận 2 ý kiến (0,5 điểm) 3 0,25 0,25 0,25 - Hai ý kiến là hai cách nhìn nhận tưởng như đối lập nhau nhưng chúng không loại trừ nhau mà có mối quan hệ bổ sung để góp phần đánh giá toàn diện về vẻ đẹp của thi phẩm. - Bài thơ vừa mang vẻ đẹp của thời đại cách mạng vừa kế thừa vẻ đẹp của thơ ca truyền thống. Thơ Tố Hữu có sự hòa quyện giữa cái hôm nay và cái xưa, cái mới mẻ và cái truyền thống, trở thành điệu hồn của con người Việt Nam qua mọi thế hệ. - Đoạn thơ “Ta về….thủy chung” nằm ở phần giữa bài thơ Việt Bắc, nhà thơ đã hóa thân vào lời người ra đi để trao gửi tâm tình với người ở lại. 4. Phân tích, chứng minh (3,5 điểm) a. Đoạn thơ mang vẻ đẹp của thi ca truyền thống (1,0 điểm) - Nội dung: + Đoạn thơ là lời của người kháng chiến về xuôi nhắn gửi với người ở lại – đồng bào chiến khu Việt Bắc tình cảm thủy chung tha thiết, nỗi nhớ không nguôi về thiên nhiên và con người Việt Bắc ( Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người). Tái hiện tình cảm, nỗi nhớ đó, Tố Hữu một lần nữa khắc sâu thêm ân tình, ân nghĩa của con người cách mạng, cũng là đạo lí uống nước nhớ nguồn – vốn là vẻ đẹp truyền thống của dân tộc + Bằng nghệ thuật ngôn từ, đoạn thơ đã vẽ ra bức tranh Xuân – Hạ Thu – Đông là bức tranh tứ thời đã đi vào hội họa phương Đông và thơ ca dân tộc như Truyện Kiều – Nguyễn Du, Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm... trở thành những nét đẹp có tính mẫu mực cổ điển. - Hình thức nghệ thuật: + Thể thơ lục bát dân tộc, sử dụng cặp đại từ mình – ta thường xuất hiện trong thơ ca dân gian, ngôn ngữ bình dị, trong sáng gợi cảm, đậm đà hồn dân tộc. Kết cấu: Đoạn thơ có sự đăng đối, hài hòa về câu chữ: câu lục khắc họa về thiên nhiên song hành cân xứng một câu bát khắc họa vẻ đẹp con người. + Bút pháp chấm phá: mỗi bức họa từng mùa nhà thơ chỉ chọn một đôi hình ảnh nhưng đã ghi lại linh hồn rất riêng của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Cùng với bút pháp là thi liệu cổ xưa đã từng đi về rất nhiều trong thơ ca cổ là hình ảnh trăng, hoa... 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Đoạn thơ mang hơi thở của thời đại cách mạng thể hiện vẻ đẹp của quê hương Việt Bắc tứ thời trong những năm kháng chiến chống Pháp và vẻ đẹp của con người lao động mới trong công cuộc dựng xây đất nước. Đoạn thơ tràn đầy niềm tin tưởng ngợi ca, lạc quan cách mạng (2,0 điểm) - Bức tranh mùa đông (0,5 điểm) 4 + Hội họa phương Đông thường bắt đầu bức tranh tứ thời ở mùa xuân nhưng Tố Hữu chọn bức tranh mùa đông để mở đầu cho vẻ đẹp quê hương cách mạng. Bởi bài thơ được sáng tác vào tháng 10 – 1954, cũng là mùa đông đầu tiên của đất nước sau ngày độc lập, vì thế bức tranh mùa đông hiện lên rất chân thực, mang đậm hơi thở của thời đại mới. Mùa đông không tái tê, ảm đảm như thơ xưa mà ấm nóng, tươi tắn sắc màu: rừng xanh, hoa chuối đỏ tươi. + Người đi rừng cũng khác với thơ xưa, không lẻ loi nhỏ bé mà đứng trên đèo cao lộng gió với tư thế khỏe khoắn, lấp lóa nắng ánh...trở thành hình tượng trung tâm của núi rừng. - Bức tranh mùa xuân (0,5 điểm) + Tố Hữu góp vào gia tài thi liệu của mùa xuân một sắc riêng của Việt Bắc: hoa mơ trắng với một không gian thoáng rộng, sáng bừng lên một màu tinh khôi thanh khiết. + Người đan nón: chuốt từng sợi giang gợi vẻ đẹp cần mẫn, miệt mài, nhẹ nhàng khéo léo mà cũng đầy trân trọng, nâng niu. Những động tác của họ nhịp nhàng, uyển chuyển như một vũ điệu mùa xuân. - Bức tranh mùa hè (0,5 điểm) + Núi rừng Việt Bắc vang lên dàn đồng ca mùa hạ: đó là tiếng ve kêu thật quen thuộc, bình dị, trẻ trung. Tiếng ve ấy làm cho rừng phách đổ vàng, cảnh tràn trề sức sống. + Cùng với cái tươi trẻ của âm thanh và sắc màu, hình ảnh con người cũng rất đỗi trẻ trung - cô em gái hái măng một mình trong rừng mà không gợi cảm giác lẻ loi, lầm lũi. - Bức tranh mùa thu (0.5 điểm) + Trăng thu: “rọi hòa bình” với ánh sáng mạnh, luồng sáng khỏe mang lại cảnh trí thanh bình yên ả nơi đây. Một thi liệu cũ, Tố Hữu vẫn diễn tả cái nhìn rất mới: cái nhìn tươi tắn, khỏe khoắn của con người cách mạng +Tiếng hát ân tình thủy chung của “ Ai” vang vọng. – của những con người Việt Bắc chăm chỉ, cần cù, tràn đầy tinh thần lạc quan, cũng có thể là chủ thể trữ tình cất lên lời ân tình thủy chung với Việt Bắc, với cách mạng, với quê hương xứ sở này. 5. Đánh giá chung (0,5 điểm) - Bức tranh tứ bình không chỉ vẽ lên hình ảnh một quê hương cách mạng tươi sáng, căng tràn sức sống, ấm áp sắc màu mà còn khắc họa được bức chân dung con người mới, con người kháng chiến trong công cuộc dựng xây, kiến thiết đất nước. Đoạn thơ chan chứa niềm tin, niềm tự hào, lạc quan của nhà thơ cách mạng - Mới mẻ nhưng cũng rất truyền thống. Với kết cấu cổ điển, thể thơ lục bất, đoạn thơ là khúc hát ân tình, ân nghĩa, lời thơ gần gũi, đi vào lòng người muôn thế hệ, trở thành điệu hồn chung của dân tộc. 5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
đề thi 2017...
17
4649
88