Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ áp dụng công tác xã hội nhóm để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 1 khuy...

Tài liệu áp dụng công tác xã hội nhóm để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 1 khuyết tật vận động tại trung tâm nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội tỉnh bắc ninh

.PDF
196
76
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =================== NGUYỄN ĐỨC BÍNH ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỂ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ LỚP 1 KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG NGƢỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI - 2018 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN =================== NGUYỄN ĐỨC BÍNH ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỂ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ LỚP 1 KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NUÔI DƢỠNG NGƢỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI BẮC NINH Chuyên ngành: Công tác xã hội ứng dụng Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hồi Loan. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc ai công bố, Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày…tháng…năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Đức Bính LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành công trình nghiên cứu này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Quý các Thày giáo, Cô giáo trƣờng Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân vân, Đại học quốc gia Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hồi Loan là ngƣời thày trực tiếp giảng dạy và cũng là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân thành cảm ơn ban lãnh đạo cũng nhƣ tập thể các giáo viên, nhân viên chăm sóc của Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời có công và bảo trợ xã hội, các bậc phụ huynh và đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hành, ứng dụng phƣơng pháp công tác xã hội nhóm tại Trung tâm. Trong quá trình thực hiện luận văn này, mặc dù đã có sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, nhƣng do chƣa có nhiều điều kiện để ứng dụng, thực hành công tác xã hội, chƣa có nhiều kinh nghiệm khi làm việc nhóm với trẻ khuyết tật vận động nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của Quý các Thày giáo, Cô giáo, của đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày…tháng….năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Đức Bính MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 5 1. Lý do lựa chọn vấn đề can thiệp ............................................................... 5 2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài. ............................................ 7 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vị nghiên cứu can thiệp. ........................ 10 3.1. Đối tượng nghiên cứu can thiệp....................................................... 10 3.2. Khách thể nghiên cứu can thiệp. ...................................................... 10 3.3. Phạm vi nghiên cứu can thiệp. ......................................................... 11 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp ........................................... 11 5. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu can thiệp. .............................................. 12 5.1. Câu hỏi nghiên cứu. ......................................................................... 12 5.2. Giả thuyết nghiên cứu. ..................................................................... 12 6. Phƣơng pháp nghiên cứu can thiệp. ........................................................ 12 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................ 12 6.2. Phương pháp quan sát. .................................................................... 13 6.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. ............................................. 14 6.4. Phương pháp thực nghiệm. .............................................................. 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỂ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ LỚP 1 KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG. ........................................................................ 15 1.1 Các khái niệm công cụ. ......................................................................... 15 1.1.1 Khái niệm nhóm ............................................................................. 15 1.1.2 Khái niệm phương pháp công tác xã hội nhóm. ............................ 15 1.1.3 Khái niệm người khuyết tật. .......................................................... 17 1.1.4 Khái niệm trẻ khuyết tật, trẻ khuyết tật vận động .......................... 17 1.1.5 Kỹ Năng tự phục vụ ........................................................................ 21 1.1.6 Mục tiêu và phương pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật vận động. ................................................................................ 24 1.2. Các lý thuyết áp dụng........................................................................... 25 1.2.1 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow (1908-1970).................. 25 1 1.2.2 Thuyết học tập xã hội ..................................................................... 29 1.2.3 Thuyết vai trò. ................................................................................ 31 1.3 Ứng dụng mô hình phát triển trong Công tác xã hội nhóm để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật. ........................................................ 32 1.3.1 Nội dung chính của mô hình .......................................................... 32 1.3.2 Cách thức ứng dụng mô hình vào thực hiện luận văn. .................. 34 CHƢƠNG 2: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG THỰC TIỄN. .................................................................................... 37 2.1. Giới thiệu về địa bàn ứng dụng. ........................................................... 37 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................... 37 2.1.2. Tình hình cơ sở vật chất và nguồn lực của Trung tâm ................. 38 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm. ............................................ 38 2.2. Quy trình ứng dụng mô hình can thiệp nhóm ...................................... 40 2.2.1. Đánh giá, sàng lọc, lựa chọn vấn đề, đối tượng cần can thiệp. ... 44 2.2.2. Xác định, phân tích các kỹ năng tự phục vụ để can thiệp trợ giúp. ... 53 2.2.3. Nguồn lực để can thiệp. ................................................................ 54 2.2.4. Xây dựng kế hoạch can thiệp. ....................................................... 56 2.2.5. Thực hiện kế hoạch can thiệp ....................................................... 63 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỂ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ LỚP 1 KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG. ...................................................................... 118 3.1. Đánh giá những điểm mạnh trong thực hiện công tác xã hội nhóm. ....... 118 3.2. Bài học kinh nghiệm: ......................................................................... 119 3.2.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu của đối tượng can thiệp. ..................... 119 3.2.2 Mối liên hệ giữa kiến thức, lý thuyết, phương pháp ứng dụng và kiến thức thực tế. ................................................................................... 120 3.2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình can thiệp và biện pháp khắc phục............................................................................................... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 129 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CTXH Công tác xã hội KNTPV Kỹ năng tự phục vụ NVXH Nhân viên xã hội Thân chủ TC TKTVĐ Trẻ khuyết tật vận động Phụ huynh và ngƣời chăm sóc PH&NCS 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Quan điểm của giáo viên, phụ huynh, ngƣời chăm sóc về KNTPV cho TKTVĐ 45 Bảng 2: Đánh giá nhận thức của giáo viên, phụ huynh và ngƣời 46 chăm sóc về Bảng 3: Đánh giá mức độ nhận thức về sự cần thiết phải hình thành KNTPV cho TKTVĐ vai trò của KNTPV với TKTVĐ 47 Bảng 4: Môi trƣờng dạy KNTPV cho TKTVĐ 48 Bảng 5: Hình thức dạy KNTPV cho TKTVĐ 49 Bảng 6: Nội dung dạy KNTPV cho TKTVĐ 50 Bảng 7: Các biện pháp cụ thể mà GV, PH &NCS sử dụng để giúp 51 trẻ hình thành KNTPV Bảng 8: Thực trạng các kỹ năng tự phục vụ của nhóm trẻ khuyết tật vận động trƣớc khi tham gia thực nghiệm 54 Bảng 9. Thực trạng các kỹ năng tự phục vụ của nhóm trẻ khuyết tật vận động trƣớc và sau khi tham gia thực nghiệm 4 116 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn vấn đề can thiệp Theo số liệu của Bộ Lao động - Thƣơng binh và xã hội tính đến tháng 6 năm 2015 ƣớc tính cả nƣớc có trên 7 triệu ngƣời khuyết tật (chiếm 7,8% dân số) trong đó 4,06 triệu ngƣời là nữ (chiếm 58% Ngƣời khuyết tật), 1,981 triệu trẻ em (chiếm 28,3% ngƣời khuyết tật) và 714 nghìn ngƣời cao tuổi khuyết tật (chiếm 10,2% Ngƣời khuyết tật) [5]. Theo báo cáo cuối năm 2016 của Trung tâm Nuôi dƣỡng Ngƣời có công và Bảo trợ xã hội Tỉnh Bắc Ninh: Hiện tại Trung tâm có 170 ngƣời khuyết tật đƣợc chia thành các dạng tật khác nhau. Ở Viêt nam, công tác xã hội trong giáo dục trẻ khuyết tật ra đời muộn hơn một số nƣớc phát triển trên thế giới. Song với quan điểm phát huy con ngƣời là nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững của đất nƣớc. Do đó Đảng và Nhà nƣớc ta đã dành sự quan tâm, ƣu tiên cho trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng. Cùng với việc xây dựng và triển khai vào cuộc sống cộng đồng Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật Ngƣời khuyết tật, nƣớc ta đã xây dựng và triển khai chƣơng trình hành động Quốc gia vì trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật vân động nói riêng đƣợc hƣởng quyền lợi chăm sóc, học tập và vui chơi nhƣ các trẻ em bình thƣờng khác. Mục tiêu giáo dục cho trẻ khuyết tật nằm trong mục tiêu chung để đào tạo con ngƣời trong hệ thống giáo dục quốc gia. Đối với trẻ khuyết tật, mục tiêu cuối cùng và cốt lõi nhất của giáo dục đó là giúp trẻ có đƣợc cuộc sống độc lập đến mức có thể thì trẻ mới tự tin, tránh mặc cảm và tự khảng định mình trong cuộc sống. Nhƣ vậy mục tiêu chung của giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật vận động là dạy những kiến thức văn hóa và các kỹ năng sống nhằm giúp trẻ sống độc lập ở mức cao nhất, tạo cho trẻ cuộc sống tự lập càng sớm càng tốt. Trong số những kỹ năng cần đƣợc đề cập đầu tiên, cần thiết và quan trọng nhất đó là kỹ năng tự phục vụ, đó là mốc 5 đầu tiên đánh dấu sự độc lập của một đứa trẻ, trẻ có thể tự phục vụ đƣợc bản thân để khảng định cái tôi của mình. Việc tự phục vụ đƣợc bản thân có ý nghĩa to lớn đối với bản thân trẻ và giảm bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thực tế hiện nay một số Trung tâm bảo trợ xã hội dành cho trẻ khuyết tật đã tiến hành dạy kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật nói chung và khuyết tật vân động nói riêng. Song, vấn đề lý luận còn ít đƣợc quan tâm nghiên cứu, có rất ít sách, tài liệu đề cập tới vấn đề hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ dƣới góc độ CTXH. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ cán bô tại các Trung tâm chƣa thấy hết tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ khuyết tật vận động. Cho nên, họ đã không chú trọng đến việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Chính điều này đã làm cản trở đến sự phát triển của trẻ, làm giảm sự tự tin ở bản thân trẻ, dẫn đến trẻ thụ động trong việc thực hiện các hoạt động và thụ động trong việc học các kỹ năng cần thiết đối với bản thân trẻ. Từ các vấn đề trên, bản thân tác giả là một viên chức đang trực tiếp làm việc tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh, tác giả nhận thấy rằng, trong những năm qua chất lƣợng học tập của học sinh cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, khó khăn đáng nói ở đây là học sinh khuyết tật vận động vào Trung tâm một số em rất yếu về khả năng tự phục vụ. Vì vậy, song song với việc dạy và học văn hoá thì điều cần thiết và quan trọng nhất là phải hình thành cho các em kỹ năng tự phục vụ, giúp các em tự khẳng định mình và góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để áp dụng công tác xã hội nhóm mang lại hiệu quả cao nhất vào việc hình thành các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật vận động và phải có tính ứng dụng cao. Với tất cả lý do trên tác giả đã chọn đề tài: “Áp dụng công tác xã hội nhóm để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 6 1 khuyết tật vận động tại Trung tâm Nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng các dịch vụ chăm sóc trẻ tại Trung tâm. 2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài. Vấn đề trẻ khuyết tật là một vấn đề mang tính xã hội và đƣợc tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm nhằm hƣớng tới một cuộc sống công bằng, bình đẳng trên tất cả các lĩnh vực, rút ngắn khoảng cách giữa những ngƣời khuyết tật và những ngƣời bình thƣờng, giúp trẻ khuyết tật vƣơn lên trong cuộc sống, có một cơ hội mới cho các em. Công tác xã hội đối với trẻ em khuyết tật vận động là một vấn đề cần đƣợc quan tâm nhằm giúp cho các em có đƣợc điều kiện tốt nhất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, nâng cao năng lực và phát huy đƣợc những thế mạnh của bản thân, vƣợt qua mặc cảm, tự ti để vƣơn lên cuộc sống. Do vậy vấn đề này đã đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên trong các khâu xây dựng, triển khai lại chƣa gắn đƣợc các hoạt động trợ giúp của công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động vào thực tiễn. Hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ấn phẩm đƣợc đề cập trên các báo, luận án, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đề cập đến vấn đề hỗ trợ cho ngƣời khuyết tật. Social work with disabled people (Thomas, 2012) – Công tác xã hội với người khuyết tật. Tác giả đã trình bày những vấn đề tổng quan về ngƣời khuyết tật cũng nhƣ những mô hình và phƣơng pháp can thiệp hiệu quả của CTXH trong việc hỗ trợ ngƣời khuyết tật. Các dạng khuyết tật đƣợc trình bày rõ ràng kết hợp với những phƣơng pháp CTXH phù hợp từ đó mang lại hiệu quả rõ nét hơn với từng nhóm ngƣời khuyết tật trong đó có trẻ khuyết tật vận động [40]. 7 Social Work with Disabled Children – Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật (Kelly, 2005). Những phát triển mới về khuyết tật có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực CTXH. Những phát triển lý thuyết này đã nhấn mạnh những giả định cá nhân và nghề nghiệp về khuyết tật có ý nghĩa quan trọng tới các nhà cung cấp dịch vụ CTXH trong việc ra các quyết định ảnh hƣởng đến cuộc sống của trẻ khuyết tật. Nghiên cứu dựa trên kết quả từ một nghiên cứu về các dịch vụ hỗ trợ gia đình cho trẻ em khuyết tật ở Bắc Ailen để minh hoạ các vấn đề về ý nghĩa và tầm quan trọng của CTXH trong việc can thiệp và hỗ trợ trẻ khuyết tật [41]. Families with Children with Disabilities - Inequalities and the Social work Model – Gia đình trẻ khuyết tật – Sự bất bình đẳng và mô hình can thiệp CTXH (Monica, 2010). Nghiên cứu cho thấy rằng các gia đình có trẻ khuyết tật trải qua hàng loạt những bất bình đẳng mà các gia đình có con không bị khuyết tật không bị ảnh hƣởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cuộc sống của những gia đình này thƣờng có những khó khăn về tài chính, căng thẳng và lo lắng do các rào cản xã hội, thành kiến và cung cấp dịch vụ kém. Mô hình CTXH về ngƣời khuyết tật thƣờng đƣợc rút ra để minh họa cho cách tổ chức và hỗ trợ các gia đình của trẻ khuyết tật một cách toàn diện [42]. Ngày 18/7/2015, Học viện Khoa học xã hội đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học với chủ đề: “Cơ sở lý luận và thực tiễn ngành công tác xã hội với người khuyết tật” do TS. Hà Thị Thƣ trình bày [37]. Trong bài thuyết trình của mình, diễn giả đã phân tích vai trò của nhân viên xã hội trong trợ giúp ngƣời khuyết tật, cụ thể: nhân viên xã hội có thể tham gia các chƣơng trình can thiệp sớm cho ngƣời khuyết tật; chƣơng trình giúp ngƣời khuyết tật trong hòa nhập giáo dục; tham gia vào việc phục hồi chức năng cho ngƣời 8 khuyết tật dựa vào cộng đồng. Một số đề tài nghiên cứu của các học viên cao học hay sinh viên nhƣ đề tài “Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động”. (Trƣờng hợp tại làng Hữu Nghị Việt Nam) của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang. Đề tài phân tích và chỉ ra thực trạng đời sống cũng nhƣ khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội của trẻ em khuyết tật vận động với mục đích kết nối, điều phối và đƣa ra những phƣơng hƣớng, giải pháp khắc phục những tồn tại của thực trạng. Đề tài “Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại xã Hồng Quản, huyện A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Trần Ngọc Hải. Mục tiêu quan trọng mà đề tài này hƣớng đến đó là sƣ giúp đỡ của các ban ngành chức năng nhằm giúp trẻ khuyết tật vƣơn lên hòa nhập cộng đồng, từ đó trẻ có cuộc sống tốt hơn. Đỗ Thị Liên, Công tác xã hội đối với NKT từ thực tiễn thành phố Thanh Hóa, Học viện Khoa học xã hội [38]. Luận văn đã đánh giá thực trạng hỗ trợ NKT tại thành phố Thanh Hóa và đƣa những dịch vụ trợ giúp cho NKT tại đây, đồng thời tác giả cũng đã đƣa ra những đề xuất những giải pháp phù hợp để thực hiện quá trình trợ giúp cho NKT. Năm 2016, tác giả Nguyễn Thị Thu đã thực hiện 1 nghiên cứu với chủ đề “Công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động từ thực tiễn trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật tại thành phố Hồ Chí Minh” [31]. Nghiên cứu đã đánh giá đƣợc những vấn đề cơ bản về thực trạng trẻ khuyết tật vận động và các hoạt động nhóm trong việc hỗ trợ trẻ khuyết tật vận động. Kết quả cho thấy nếu lựa chọn các hoạt động CTXH nhóm phù hợp thì hiệu quả đạt đƣợc là rất tích cực. Bùi Thị Huệ, (2011) Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giải quyết vấn đề của người khuyết tật [39]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhân viên công tác xã hội có vai trò hết sức thiết thực và cụ thể hỗ trợ trực 9 tiếp can thiệp giúp ngƣời khuyết tật phục hồi chức năng. Đồng thời, nhân viên công tác xã hội chính là cầu nối để ngƣời khuyết tật có thể tiếp cận đƣợc các chính sách và nguồn lực hỗ trợ từ xã hội. Hỗ trợ NKT, gia đình NKT giải quyết các vấn đề khó khăn của họ thông qua việc tìm kiếm cung cấp dịch vụ cần thiết cho NKT. Hỗ trợ về mặt tâm lý (hiểu đƣợc tâm lý của NKT, ảnh hƣởng của sự khuyết tật đối với gia đình của NKT, tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác). Phối hợp, Vận động tìm nguồn lực, nguồn tài nguyên hỗ trợ cho NKT, gia đình NKT Nhìn chung những công trình nghiên cứu trên ít nhiều đã đề cập đến vấn đề hỗ trợ, giáo dục cho NKT dƣới các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn, có rất ít những nghiên cứu đề cập đến vấn đề trợ giúp trực tiếp cho TKTVĐ dƣới góc nhìn của một nghề, một khoa học về CTXH. Đặc biệt có rất ít những nghiên cứu về CTXH nhóm đối với việc hình thành các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật vận động. Vì vậy, với đề tài này tác giả không chỉ muốn tìm hiểu về thực trạng đời sống của TKTVĐ tại Trung tâm mà thông qua việc áp dụng CTXH nhóm để hình thành các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 1 khuyết tật vận động tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh. 3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vị nghiên cứu can thiệp. 3.1. Đối tượng nghiên cứu can thiệp. Công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật vận động. 3.2. Khách thể nghiên cứu can thiệp. + Trẻ lớp 1 khuyết tật vận động tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh. + Giáo viên dạy trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm. 10 + Phụ huynh, ngƣời chăm sóc TKTVĐ 3.3. Phạm vi nghiên cứu can thiệp. 3.3.1. Phạm vị thời gian. Thời gian nghiên cứu can thiệp đƣợc tiến hành từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 01 năm 2018. 3.3.2. Phạm vi không gian. Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh. 3.3.3. Phạm vi (giới hạn) nội dung. Áp dụng phƣơng pháp công tác xã hội nhóm nhằm giúp đỡ, nâng cao kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật vận động thông qua các bài học hỗ trợ nhóm, các trò chơi. Giúp trẻ khuyết tật hình thành các kỹ năng tự phục vụ. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp 4.1 Mục tiêu nghiên cứu can thiệp. Tìm hiểu thực trạng về công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật nói chung và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm nói riêng. Qua đó đƣa ra đề xuất áp dụng công tác xã hội nhóm cho trẻ lớp 1 khuyết tật vận động tại Trung tâm Nuôi dƣỡng ngƣời có công và bảo trợ xã hội Bắc Ninh. Lƣợng giá kết quả trƣớc và sau khi can thiệp để đánh giá tính hiệu quả của mô hình can thiệp từ đó đề xuất một số khuyến nghị về giải pháp cung ứng các dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp, toàn diện, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật tại trung tâm. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp. - Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài - Tìm hiểu thực trạng thực hành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật vận động. - Các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng kỹ năng tự phục vụ của trẻ tại Trung tâm. 11 - Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật vận động và thực nghiệm áp dụng CTXH nhóm trong hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật vận động. 5. Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu can thiệp. 5.1. Câu hỏi nghiên cứu. - Thực trạng về kỹ năng tự phục vụ của trẻ lớp 1 khuyết tật vận động tại trung tâm nhƣ thế nào? - Trẻ khuyết tật vận động là tình trạng trẻ giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển do vậy trẻ khuyết tật vận động có nhu cầu nào về phát triển các KNTPV. - Yếu tố nào ảnh hƣởng đến kỹ năng tự phục vụ của trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm? - Có thể áp dụng CTXH nhóm nhằm hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ cho TKTVĐ? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu. - Trẻ lớp 1 khuyết tật vận động tại Trung tâm còn rất hạn chế về kỹ năng tự phục vụ, đa phần các em vẫn còn lệ thuộc vào sự chăm sóc trực tiếp của nhân viên xã hội tại Trung tâm. - Các em đều có nhu cầu tự mình làm đƣợc các công việc vệ sinh cá nhân và tự chăm sóc bản thân. - Nếu dùng CTXH nhóm có thể giúp các em hình thành và nâng cao chất lƣợng một số kỹ năng cơ bản về tự phục vụ bản thân. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu can thiệp. 6.1. Phương pháp phân tích tài liệu * Phương pháp phân tích tài liệu: là phƣơng pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã 12 đƣợc công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để: Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH nhƣ: Nhập môn CTXH, Công tác xã hội nhóm, Lý thuyết CTXH… Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề CTXH đối với trẻ khuyết tật nhƣ: đề tài „„Công tác xã hội nhóm với trẻ em khuyết tật vận động từ thực tiễn Trung tâm phục hồi chức năng và trợ giúp trẻ tàn tật tại Thành phố Hồ Chí Minh ‟‟, đề tài „„Công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động trƣờng hợp tại làng Hữu Nghị Việt Nam,... Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính sách an sinh, giáo dục đối với trẻ khuyết tật và các loại hình can thiệp nhóm, để giúp trẻ khuyết tật. 6.2. Phương pháp quan sát. Phương pháp quan sát: là phƣơng pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác nhƣ nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đề tài tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập, bổ sung thông tin còn thiếu và kiểm tra đối chiếu, so sánh các thông tin từ việc quan sát để đánh giá độ tin cậy của các thông tin thông qua việc quan sát không gian sinh hoạt, khả năng giao tiếp, thể trạng... của trẻ khuyết tật vận động. Cũng thông qua đó hình thành đƣợc câu trả lời đầy đủ và có đƣợc những thông tin chính xác cho bảng hỏi cũng nhƣ bảng phỏng vấn sâu. Cụ thể đề tài tập trung quan sát các hoạt động công tác xã hội nhóm hoặc các hoạt động mang tính chất công tác xã hội. Quan sát về môi trƣờng, không gian sinh hoạt của trẻ khuyết tật vận động. Quan sát về thể chất, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm lý của đối tƣợng khảo sát với ngƣời điều tra, nhằm xác định xem trẻ 13 gặp phải những vấn đề khó khăn nào về sức khỏe, tâm lý, đặc biệt các kỹ năng tự phục vụ của trẻ. 6.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. * Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phƣơng pháp dựa trên hình thức hỏi đáp gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi đƣợc soạn thảo trƣớc, điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hƣớng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, ngƣời đƣợc hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gửi lại cho các điều tra viên. Với phƣơng pháp này, đề tài sẽ phát bảng hỏi dành cho 30 phụ huynh, 30 giáo viên và 30 ngƣời chăm sóc trẻ khuyết tật vận động tại Trung Tâm để tìm hiểu, thu thập thông tin chung về thực trạng hình thành kỹ năng tự phục vụ của trẻ KTVĐ, tìm hiểu về thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động tại Trung tâm. 6.4. Phương pháp thực nghiệm. Nhằm mục đích chứng minh tính hiệu quả của các biện pháp đƣa ra Áp dụng phƣơng pháp công tác xã hội nhóm với 4 giai đoạn cụ thể giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm; giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động; Giai đoạn can thiệp thực hiện nhiệm vụ; Giai đoạn kết thúc. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về áp dụng công tác xã hội nhóm để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 1 khuyết tật vận động. Chƣơng 2. Áp dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm trong thực tiễn. Chƣơng 3. Đánh giá kết quả áp dụng Công tác xã hội nhóm để hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ lớp 1 khuyết tật vận động. 14 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỂ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ LỚP 1 KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG. 1.1 Các khái niệm công cụ. 1.1.1 Khái niệm nhóm Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng là thành viên của một hay nhiều nhóm đa dạng, khác nhau nhƣ: gia đình, bạn bè, nhóm làm việc… Nhƣ vậy, theo cách hiểu đơn giản, nhóm là một tập hợp ngƣời có từ hai ngƣời trở lên, giữa họ có một sự tƣơng tác và ảnh hƣởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của tất cả các thành viên trong nhóm. Tất cả các thành viên trong nhóm đƣợc điều chỉnh và tuân theo các quy tắc và thiết chế nhất định [16]. 1.1.2 Khái niệm phương pháp công tác xã hội nhóm. Công tác xã hội nhóm trƣớc hết phải đƣợc coi là một phƣơng pháp can thiệp của công tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm đƣợc tạo cơ hội và môi trƣờng có các hoạt động tƣơng tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt đƣợc tới mục tiêu chung của nhóm và hƣớng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên và giải tỏa những vấn đề khó khăn. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, một nhóm thân chủ đƣợc thành lập, sinh hoạt thƣờng kỳ dƣới sự điều phối của ngƣời trƣởng nhóm (có thể là nhân viên xã hội và có thể là thành viên của nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội (trong trƣờng hợp trƣởng nhóm là thành viên của nhóm) [16]. 15 Nhƣ vậy, CTXH nhóm đƣợc coi là một phƣơng pháp can thiệp của CTXH, là một tiến trình trợ giúp mà các thành viên trong nhóm đƣợc tạo cơ hội và môi trƣờng để tham gia vào các hoạt động chung, có sự chia sẻ, tƣơng tác lẫn nhau nhằm đạt mục tiêu chung của nhóm và giải quyết đƣợc vấn đề của từng cá nhân trong nhóm. Trong đó, nhân viên xã hội chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, hƣớng dẫn, tổ chức sinh hoạt nhóm để chính các thành viên trong nhóm có sự tƣơng tác lẫn nhau và dùng mối quan hệ đó làm công cụ chính để nhận diện và giải quyết vấn đề của từng cá nhân hoặc của nhóm. * Công tác xã hội đối nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động Trong những đối tƣợng cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên công tác xã hội thì trẻ khuyết tật là một nhóm cần đƣợc sự quan tâm, trợ giúp đặt biệt. việc trợ giúp cùa nhân viên công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật đƣợc coi là một lĩnh vực chuyên sâu của ngƣời làm công tác xã hội, lĩnh vực này đƣợc gọi là “ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật”. Việc hỗ trợ, giúp đỡ đối với trẻ khuyết tật không chỉ có sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội mà còn là công việc của các chuyên gia giáo dục đặc biệt, giáo viên, chuyên gia tâm lý. Tuy nhiên sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội không đi sâu vào bản thân trẻ khuyết tật hay tìm kiếm nguyên nhân gây khuyết tật, cũng nhƣ các phƣơng pháp, biện pháp giáo dục và trị liệu cụ thể mà nhấn mạnh đến việc tác động vào hệ thống chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật nhƣ: nhƣ gia đình của trẻ khuyết tật, nhà trƣờng, đoàn thể, cộng đồng mà họ sinh sống cũng nhƣ các chính sách của nhà nƣớc dành cho họ. Do vậy, công tác xã hội với trẻ khuyết tật có những đặc thù nhất định so với hoạt động công tác xã hội chung. Từ định nghĩa về công tác xã hội nhƣ trên thì có thể hiểu: công tác xã hội nhóm đối với trẻ khuyết tật vận động là việc nhân viên công tác xã hội sử dụng các kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ nhằm giúp các trẻ em đó vượt qua khó khăn trở ngại của mình để vươn lên hòa nhập cuộc sống. Đồng thời 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất