Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của yếu tố sức khỏe tới chất lượng dân số...

Tài liệu ảnh hưởng của yếu tố sức khỏe tới chất lượng dân số

.DOC
46
104
63

Mô tả:

BÀI TẬP NHÓM MÔN CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU II. NỘI DUNG 1. Vấn đề sức khỏe hiện nay 1.1. Chỉ số sức khỏe 1.1.1.Cân nặng 1.1.2.Chiều cao 1.1.3.Tuổi thọ 1.2. Mạng lưới y tế cơ sở 1.2.1.Chăm sóc sức khỏe sinh sản 1.2.2.Chăm sóc sức khỏe trẻ em 1.2.3.Tiêm chủng mở rộng 1.3. Các loại bệnh và biện pháp phòng tránh 1.3.1. HIV/AIDS 1.3.2. Bệnh sốt rét 1.3.3. Bệnh lao 1.4. Bảo hiểm y tế 2. Ảnh hưởng của yếu tố sức khỏe tới chất lượng dân số 2.1. Ảnh hưởng tích cực 2.2. Ảnh hưởng tiêu cực 3. Các biện pháp khắc phục III. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO A. MỞ ĐẦU Có nhiều yếu tố kinh tế- xã hội tác động lớn đến chất lượng dân số, một trong số đó phải kế tới yếu tố sức khỏe. Giống như một câu nói: “ Sức khỏe là một trạng thái vật lý và tinh thần miễn nhiễm được một cách tương đối sự lo lắng và đau đớn, giúp cho cá nhân hoạt động một cách tốt nhất có thể trong môi trường sống của mình. Có sức khỏe tức là có khả năng thích ứng với môi trường hoặc chịu đựng được trước những biến đổi của nó” (René Dubos). Sức khỏe về thể chất thể hiện qua các chỉ số sức khỏe như chiều cao, cân nặng, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, dinh dưỡng, tuổi thọ, các yếu tố di truyền như tật nguyền bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ… sức khỏe về tinh thần thể hiện qua mức độ tiếp cận và tham gia các dịch vụ xã hội, phong trào xã hội…Trong lĩnh vực y tế, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điều này được thể hiện qua mạng lưới y tế cơ sở, các chỉ số sức khỏe, về chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai, chăm sóc sức khỏe trẻ em, các dịch bệnh cũng như căn bệnh nguy hiểm đe dọa tới tính mạng của con người. Bên cạnh đó việc tham gia bảo hiểm của người dân đã tăng cao thể hiện nhận thức và sự quan tâm của mọi người không những cả về thể chất, trí tuệ mà còn về tinh thần. Nhóm chúng tôi xin đưa ra những đánh giá , số liệu cụ thể để làm rõ hơn về những điểm tiến bộ trong lĩnh vực y tế của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Trước tiên cần phải hiểu khái niệm chất lượng dân số và khái niệm sức khỏe là gì. Theo Pháp lệnh dân số của Việt Nam năm 2003 đã định nghĩa: “ Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số” ( Điều 3, Mục 6). Sức khỏe có vai trò quan trọng đối với con người, theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ không có bệnh tật thương tật”. Sức khỏe bao gồm hai khía cạnh là sức khỏe về vật chất và sức khỏe về tinh thần. Sức khỏe giúp con người làm việc tốt và chủ động tham gia vào các đời sống kinh tế- xã hội của cộng đồng. B. NỘI DUNG 1. Vấn đề sức khỏe hiện nay 1.1. Chỉ số sức khỏe 1.1.1. Cân nặng Cân nặng so với 25 năm trước, người Việt Nam cũng đã phát triển khá. Nam 20 Về tuổi hiện nay nặng trung bình là 53,19kg (hơn 25 năm trước 8kg) và nữ 20 tuổi hiện nay nặng trung bình là 46,02kg (hơn 25 năm trước 3kg). Cân nặng của thanh thiếu niên khu vực thành thị so với khu vực nông thôn có sự chênh lệch nhưng không đáng kể . So với nhiều nước trong khu vực, cân nặng của người Việt Nam vẫn ít hơn đáng kể. Tuy nhiên thì hiện nay do mức thu nhập cũng như do đời sống người dân được cải thiện nên cân nặng cũng có xu hướng tăng lên. 1.1.2. Chiều cao Theo Chương trình Nâng cao tầm vóc và thể trạng người Việt Nam, kết thúc giai đoạn I (đến năm 2010), chiều cao thân thể trung bình của nam thanh niên 18 tuổi sẽ đạt từ 165cm-166cm, nữ đạt 154cm-155cm. Nạn đói và chiến tranh đã ảnh hưởng đến tầm vóc của người Việt Nam; chiều cao trung bình của người Việt Nam trong thời gian từ năm 1938-1985 hầu như không thay đổi (nam cao 160cm, nữ cao 150cm). Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua , tầm vóc của người Việt Nam đã khá hơn, chiều cao trung bình người trưởng thành nam hiện nay là 163,7cm. Khi chế độ dinh dưỡng và mức sống được cải thiện, chắc chắn chiều cao của người Việt sẽ tiếp tục tăng. Điều này còn phụ thuộc cả về yếu tố di truyền, điều kiện sống và chế độ chăm sóc hợp lý, chắc chắn chiều cao trung bình của người Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể. 1.1.3. Tuổi thọ Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, Cùng với mức sinh và chết giảm, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cũng tăng lên. Sau 10 năm (kể từ Tổng điều tra năm 1999) tuổi thọ đã đạt 72,8 tuổi đối với nam (tăng 3,7 tuổi) và 75,6 tuổi với nữ (tăng 5,5 tuổi). Điều này khẳng định thành công của các chương trình chăm sóc sức khỏe và phát triển xã hội của Việt Nam. Theo kết quả Bộ Y tế Việt Nam đưa ra ngày 2 tháng 1 năm 2006, tuổi thọ trung bình của người Việt là 71,3 tuổi; so với 65 tuổi vào năm 1998. Theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra trong báo cáo toàn cầu sáng ngày 5/10 tại Bangkok, Thái Lan , người Nhật Bản sống thọ hơn người dân ở các nước khác, trung bình là 82,7 tuổi. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người dân ở Afghanistan chỉ là 43,6 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam là 74,3 đứng thứ 54. 1.2. Mạng lưới y tế cơ sở Mạng lưới y tế cơ sở đã được củng cố và nâng cấp, hệ thống y học cổ truyền được củng cố và phát triển trên cả nước, các cơ sở y tế tư nhân đã phát triển nhanh chóng góp phần không nhỏ trong công tác chăm sóc và khám chữa bệnh cho nhân dân. Tỷ lệ trạm y tế có đủ trang thiết bị cho khám chữa bệnh thông thường là 97%. Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ đã tăng cao, ước tính năm 2004 có 65,4% trạm y tế có bác sĩ, 91,3% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản, 37,8% y tá có trình độ trung học trở lên, 79,8% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. 1.2.1. Chăm sóc sức khỏe sinh sản Chăm sóc sức khỏe là một yêu cầu hết sức quan trọng nó không những đảm bảo an toan cho bà mẹ mang thai mà còn đảm bảo sức khỏe cho thế hệ trẻ trong tương tai . Chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện đang nằm trong 8 mục tiêu quan trọng của mục tiêu phát triển thiên niên kỷ với nội dung cải thiện sức khỏe bà mẹ : - Giảm ba phần tư tỷ lệ tử vong ở bà mẹ trong giai đoạn 1990-2015. - Đến năm 2015, phổ cập chăm sóc sức khỏe sinh sản. Hiện nay hệ thống y tế tại các nước thu nhập thấp và trung bình trong đó có Việt Nam đang dần thay đổi. Một trong các khía cạnh này là sự thay đổi mô hình quản lý của nhà nước về chăm sóc y tế: không chỉ tập trung vào hệ thống công mà đã bắt đầu chú trọng đến sự xuất hiện của y tế tư nhân. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới khám chữa bệnh từ y tế cơ sở đến T.Ư, công lập và ngoài công lập được mở rộng và củng cố. Số giường bệnh viện công lập đến năm 2010 đạt mức 20,5/10.000 dân. Việc chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai và lúc sinh cũng được quan tâm chu đáo . Theo báo cáo của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Y tế, hàng năm ngành đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nữ trong các đơn vị, thực hiện các xét nghiệm máu, soi cổ tử cung, chụp X quang vú, xét nghiệm tế bào để phát hiện các bệnh phụ khoa, đặc biệt là K vú, K cổ tử cung. Tỷ lệ phụ nữ được khám sức khỏe định kỳ năm 2005 là 87,1% và tăng lên 92,8% năm 2008. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) bao phủ 100% huyện, 93% xã, 84% thôn, bản. Tỷ lệ bệnh viện có khoa sơ sinh, đơn nguyên sơ sinh ngày càng cao. Dịch vụ làm mẹ an toàn được thực hiện rộng rãi. Với mạng lưới dịch vụ CSSKSS phát triển như vậy tình hình phụ nữ đi khám thai tăng nhanh , tỷ lệ phụ nữ khi sinh được cán bộ y tế chăm sóc đạt mức 95% . Trong những năm qua, công tác phụ nữa và công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của phụ nữa trong độ tuổi sinh đẻ) đã giảm từ 2,33 con (năm 1999) xuống còn 2,08 con (năm 2008); tỷ suất chết mẹ giảm từ 95/100.000 trẻ sống (năm 2000) xuống còn 75/100.000 trẻ đẻ sống (năm 2007); tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 33,8% (năm 2000) xuống còn 21,2% (năm 2007); ... Việt Nam được Liên Hiệp quốc đánh giá là một quốc gia đạt nhiều tiến bộ trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu về sức khỏe bà mẹ . Như vậy với công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ ngày càng được quan tâm chú trọng thì tình hình sức khỏe sinh sản của nước ta ngày càng được cải thiện, giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ sơ sinh nhưng bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ở nước ta vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách thức như: sự khác biệt quá lớn giữa các vùng kinh tế - xã hội và địa lý trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ; Việt Nam vẫn nằm trong số các nước có số lượng tử vong trẻ em nhiều trong khu vực cũng như trên toàn thế giới; mạng lưới và chất lượng chăm sóc chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh; kinh phí dành cho y tế nói chung thấp nhất trong các nước trong khu vực và dành cho bà mẹ và trẻ em nói riêng thấp hơn nhiều so với yêu cầu ( 7 USD so với nhu cầu tối thiểu là 34 USD ). 1.2.2. Chăm sóc sức khỏe trẻ em Cũng như chăm sóc SKSS chăm sóc sức khỏe trẻ em nằm trong 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ với nội dung Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em: Giảm hai phần ba tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990-2015. Theo nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 của chính phủ, mục tiêu sức khỏe trẻ em đến năm 2000 và 2020 là: Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống 35 %0 vào năm 2000 và 15 – 18 %0 vào năm 2020. Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi xuống 30% vào năm 2000 và 15% vào năm 2020. Phấn đấu chiều cao trung bình của nam đạt 165cm và nữ là 155 cm vào năm 2020. Thanh toán các rối loạn do thiếu iode vào năm 2005, tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8 – 10 tuổi còn dưới 5%. Thanh toán các bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh vào năm 2000. Thanh toán cơ bản bệnh dại, sốt rét, tả, thương hàn, dịch hạch, viêm gan B, viêm não Nhật Bản vào năm 2020. Trước mắt phải khống chế tớï mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết các bệnh trên. Sức khỏe trẻ em được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi năm 1990 là 58/1000 em trong đó có tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi là 44,4/1000 em, đến năm 2005 tỷ lệ này tương ứng chỉ còn 35/1000 và 21/1000. tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi mặc dù còn cao so với các nước trong khu vực nhưng đã giảm nhiều, từ 44,9 % năm 1995 xuống 31,9% năm 2001, 26,6% năm 2004 và dưới 25% năm 2005. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đã giảm, tuy nhiên tỷ lệ tử vong sơ sinh còn cao chiếm tới 70% tử vong trẻ dưới 1 tuổi và trên 50% tử vong trẻ dưới 5 tuổi và chưa có xu hướng giảm. Tỷ lệ tử vong trẻ em ở các khu vực miền núi, vùng sâu, hẻo lánh, nông thôn hay trong các gia đình nghèo cao gấp 3- 4 lần so với vùng đồng bằng và các gia đình khá giả. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Phổ biến Kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống còn của trẻ em" do Bộ Y tế tổ chức ngày 7/10/2006 . Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi đã giảm tương ứng từ 35 phần nghìn và 42 phần nghìn năm 2001 xuống còn 16 phần nghìn và 26 phần nghìn năm 2006. Cùng với giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng ở nước ta cũng giảm từ 31,9% (năm 2001) xuống 19,9% (năm 2008); tiêm chủng mở rộng là chương trình thành công nhất trong các chương trình liên quan đến sức khoẻ trẻ em với trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ... Theo đó, "Kế hoạch hành động vì sự sống còn của trẻ em giai đoạn 2009 - 2015" được triển khai với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 18 phần nghìn; tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi xuống dưới 15 phần nghìn; tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống dưới 10 phần nghìn; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cân nặng theo tuổi dưới 15% và suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi xuống dưới 25%. 1.2.3. Tiêm chủng mở rộng Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981. Ngay từ khi đi vào hoạt động, TCMR đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Đó là điều kiện giao thông từ huyện đến xã nhất là đến những thôn bản vùng sâu, vùng xa, ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ tiêm chủng của phụ nữ và trẻ em, nhận thức của cộng đồng và bà mẹ về tiêm chủng, phòng bệnh còn hạn chế… Cơ sở y tế xã thường bị quá tải bởi nhiều dịch vụ y tế. Nguồn kinh phí cho tiêm chủng hoạt động còn thiếu… Mặc dù vậy, chương trình TCMR của Việt Nam đã từng bước khắc phục khó khăn, đã triển khai có kết quả và được cộng đồng Quốc tế thừa nhận là nước triển khai công tác tiêm chủng mở rộng tốt nhất và hiệu quả nhất . Tỷ lệ mắc của một số bệnh trong Chương trình TCMR qua các năm (Số mắc/100.000 dân) Năm Ho gà Bạch hầu Uốn ván Sởi Bại liệt Số ca bại liệt 1984 1985 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000* 2005 2006 2007 2008 84,4 76,0 3,7 4,7 3,4 2,0 2,0 1,48 1,1 1,83 0,24 0.17 0.22 0,32 4,1 3,9 0,2 0,2 0,2 0,2 2,0 1,4 0,1 0,14 0,04 0,03 0.04 0,02 2,35 2,77 0,48 0,51 0,45 0,34 0,33 0,31 0,27 0,18 0,04 0,027 0,043 0,04 149,5 137,1 17,2 15,1 8,5 6,8 8,6 13,2 17,7 21,17 0,68 2,35 0.02 0,4 1,9 2,8 0,8 0,12 0,18 0,06 0 0 0 0 0 0 0 0 152 31 12 2 1 0 0 0 0 0 0 0 MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 1. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, sởi) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90% trên quy mô huyện vào năm 2010. 2. Loại trừ bệnh sởi vào năm 2010 3. Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh. 4. Tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt cho đến khi đạt được mục tiêu thanh toán trên toàn cầu. 5. 100% số trẻ dưới 5 tuổi được tiêm phòng viêm não Nhật Bản vào năm 2010 6. 80% số trẻ vùng nguy cơ được tiêm vắc xin phòng thương hàn, tả vào năm 2010. 7. Đưa 1 số loại vắc xin mới vào sử dụng như Hib, rubella: phấn đấu từ năm 2007 phổ cập tiêm vắc xin Rubella trong toàn quốc và vắc xin Hib tại những vùng trọng điểm. 8. Tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà trên 100.000 dân đạt tương đương 0,01 và 0,1 vào năm 2010 thông qua triển khai tiêm nhắc DPT và Dt. BẢNG CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN GIAI ĐOẠN 2006-2010 Thực hiện 2006-2010 Đơn vị tính 2006 2007 CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 0 0 0 CHUYÊN MÔN 1. Không có virút bại liệt hoang dại 2. Trường hợp 100% số huyện 0 0 100% 100% 100% 100% 100% đạt tiêu chuẩn loại % số huyện trừ uốn ván sơ sinh 1,51,51,551,61,63. 1,5 1,5 1,55 1,6 1,6 Tiêm vắc xin uốn Số phụ nữ (triệu) 1,4 1,4 1,42 1,44 1,46 Tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin cho trẻ Số trẻ (triệu) dưới 1 tuổi 5. ván cho nữ 15 – 35 tuổiSố PNCT (triệu) 4. Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai 6. Tiêm vắc xin sởi 1,5 mũi 2 cho trẻ 6 tuổi Số trẻ (triệu) 1,5 1,6 1,6 1,55 khi vào lớp 1 Mắc/100.000 0,5 0,3 0,2 0,1 0,1 0,05 0,05 0,04 0,02 0,01 0,5 0,5 0,4 0,2 0,1 2 2 1,5 1,5 1 1,1 1,2 1,2 1,2 1 1 1 1 1 13. Tiêm vắc xin Hib Số trẻ (triệu) 0,01 0,05 0,1 0,2 0,3 14. Tiêm 1 5 5 1,6 1,6 7. Tỷ lệ mắc sởi 8. Tỷ lệ mắc bạch Mắc/100.000 dân hầu 9. dân Tỷ lệ mắc ho gà Mắc/100.000 dân 10. Tiêm vắc xin viêm Số trẻ (triệu) não Nhật Bản 11. Tiêm vắc 2 xin thương hàn 12. Uống vắc xin tả Rubella vắc xin Số trẻ (triệu) Số trẻ (triệu) Số trẻ (triệu) Các hoạt động duy trì tỷ lệ tiêm chủng ở mức trên 90% quy mô huyện · Củng cố, đẩy mạnh năng lực họat động của cán bộ các tuyến đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở. Thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn, đào tạo mới, đào tạo lại, lồng ghép vào nội dung đào tạo của các Trường Trung học Y tế. · Nâng cao mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ tham gia làm công tác tiêm chủng bao gồm cán bộ chuyên trách các tuyến, cán bộ tham gia giám sát.v.v. · Tăng cường sự hỗ trợ, chỉ đạo đối với những vùng triển khai tiêm chủng còn yếu như miền núi, vùng sâu, vùng xa. · Cung cấp đủ vắc xin, vật tư thiết yếu dựa trên nguồn ngân sách có hàng năm cũng như huy động nguồn tài trợ của các nước và tổ chức quốc tế (GAVI, UNICEF, JICA…) · Tiếp tục tổ chức truyền thông sâu rộng trong cộng đồng về lợi ích của tiêm chủng Các hoạt động nâng cao chất lượng công tác tiêm chủng  Sử dụng dụng cụ tiêm chủng an toàn, có chất lượng cao trong dịch vụ tiêm chủng như 100% số mũi tiêm được tiêm bằng bơm kim tiêm tự khóa. Đầu tư cho công tác hủy bơm kim tiêm đã sử dụng một cách an toàn.  Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát phản ứng phụ sau tiêm chủng như hoàn thiện về cơ chế, biểu mẫu báo cáo, phân công trách nhiệm, thông tin thường xuyên và kịp thời  Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các hội thảo về an toàn tiêm chủng, nâng cao kỹ năng tiêm chủng của cán bộ y tế. Các biện pháp để giảm tỷ lệ mắc các bệnh thuộc tiêm chủng Trong giai đoạn 2006-2010, nhiều mục tiêu giảm mắc, chết các bệnh trong tiêm chủng được đặt ra ở mức cao như loại trừ sởi, duy trì thành quả loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh, thanh toán bệnh bại liệt. - Không để bại liệt quay trở lại:  Luôn giữ vững tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở mức cao  Hệ thống giám sát được giữ vững và kịp thời phát hiện những trường hợp bại liệt xâm nhập.  Tổ chức những chiến dịch uống vắc xin bại liệt quy mô vừa và nhỏ cho những vùng nguy cơ cao.  Đưa vắc xin bại liệt tiêm thay thế một phần cho vắc xin bại liệt uống.  Sẵn sàng đối phó khi có trường hợp bại liệt nội địa hoặc xâm nhập - Giữ vững thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh:  Thách thức lớn nhất của công tác loại trừ uốn ván sơ sinh là phong tục, tập quán sinh sống ở 1 số nơi vẫn còn lạc hậu, tỷ lệ đẻ tại nhà cao hơn đẻ tại cơ sở y tế nên nguy cơ uốn ván sơ sinh luôn thường trực.  Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai, tiêm vắc xin uốn ván cho nữ 15 tuổi trong toàn quốc sẽ là những biện pháp quan trọng để phòng ngừa triệt để bệnh uốn ván sơ sinh.  Tổ chức chiến dịch tiêm bổ xung vắc xin uốn ván cho những xã, huyện có nguy cơ cao về uốn ván sơ sinh - Loại trừ bệnh sởi vào năm 2010  Duy trì tỷ lệ trẻ được tiêm vắc xin sởi mũi 1 đạt trên 90% hàng năm.  Đưa lịch tiêm chủng mũi 2 vắc xin sởi trở thành lịch tiêm chủng bắt buộc cho tất cả những trẻ dưới 6 tuổi khi vào lớp 1 từ năm 2006..  Tổ chức những chiến dịch tiêm vắc xin sởi quy mô nhỏ và vừa cho những vùng nguy cơ và vùng có dịch xảy ra.  Tăng cường và đẩy mạnh năng lực của hệ thống giám sởi trên toàn quốc, củng cố 2 phòng thí nghiệm chuẩn quốc gia, phát triển 2 phòng thí nghiệm sởi thuộc khu vực miền trung, Tây nguyên  Huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, tổ chức quốc tế cho những họat động kể trên. - Giảm mắc/chết các bệnh khác trong TCMR  Mở rộng vùng triển khai vắc xin viêm não Nhật Bản đến 100% số xã phường trong cả nước. Mỗi năm cần tăng số trẻ được tiêm đủ liều vắc xin viêm não Nhật Bản B lên 2-2,5 triệu trẻ để phủ kín cả nước vào năm 2009 - 2010  Triển khai các họat động giám sát bệnh viêm não Nhật Bản, viêm gan B trên quy mô cả nước.  Đưa việc tiêm nhắc vắc xin DPT cho trẻ trên 1 tuổi vào lịch tiêm chủng thường xuyên. Đảm bảo an toàn tiêm chủng  Sử dụng bơm kim tiêm tự khóa cho 100% số mũi tiêm  Thay thế hệ thống dây chuyền lạnh đã hỏng, cũ.  Triển khai các hình thức hủy bơm kim tiêm đã sử dụng  Tập huấn kỹ năng quản lý kho lạnh, tăng cường hệ thống kiểm tra giám sát. Tăng cường hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, hợp tác quốc tế  Thường xuyên có những công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ về những vấn đề liên quan trực tiếp đến tiêm chủng  Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, Viện nghiên cứu các nước trong việc trao đổi, đào tạo cán bộ về lĩnh vực tiêm chủng. Đặc biệt là những nguồn đào tạo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), JICA Định hướng phát triển công tác TCMR giai đoạn từ 2006 đến 2010 và 2015 : 1. Tiếp tục đặt Chương trình TCMR là 1 chương trình ưu tiên Quốc gia trong giai đoạn 2006 -2010 và 2015. 2. Việt Nam tiếp tục bảo vệ thành quả Thanh toán bại liệt và Loại trừ uốn ván sơ sinh. 3. Đạt mục tiêu Loại trừ sởi vào năm 2010 và tiến tới Thanh toán bệnh sởi trong tương lai. 4. Triển khai văc xin viêm não Nhật Bản trong toàn quốc vào năm 2010 và đạt mục tiêu Loại trừ viêm não Nhật Bản vào năm 2015. 5. Từng bước triển khai tiêm văc xin Hib, Rubella và quai bị tại các vùng nguy cơ cùng với văc xin tả, thương hàn. 6. Từ năm 2006 văc xin viêm gan B được xem là văc xin thứ 7 cần tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em và đạt tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi có HbsAg (+) < 2% vào năm 2012. 7. Duy trì tỷ lệ TCĐĐ các loại văc xin cơ bản cho trẻ em dưới 1 tuổi trên 90% trên quy mô huyện. 8. Tăng cường hệ thống giám sát bệnh, các phòng thí nghiệm chuẩn thức quốc gia phục vụ TCMR, lồng ghép giám sát liệt mềm cấp, UVSS, Sởi, Viêm não Nhật Bản và các bệnh trong TCMR. 9. Tăng cường công tác an toàn tiêm chủng bao gồm vô khuẩn mũi tiêm, xử lý an toàn bơm kim tiêm đã sử dụng và giám sát sự cố sau tiêm chủng. 10. Tăng cường và hoàn chỉnh hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản văc xin, nâng cao chất lượng công tác bảo quản, sử dụng văc xin. 11. Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng quản lý và thực hành TCMR cho cán bộ các tuyến. 12. Tăng cường năng lực sản xuất văc xin của Việt Nam để đáp ứng 100% nhu cầu của công tác TCMR. Định hướng sản xuất các loại văc xin phối hợp (4 -5 loại văc xin) và sản xuất các loại văc xin đóng liều thấp và có gắn chỉ thị nhiệt độ. 13. Tăng cường tính xã hội hoá của công tác TCMR, vừa phát huy nội lực, nguồn lực của xã hội, sự đầu tư của nhà nước và Bộ Y tế vừa tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ của các Chính phủ và các tổ chức Quốc tế. 14.Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với định hướng trên chắc chắn Việt Nam sẽ có những tiến bộ đáng kể hơn trong công tác tiêm chủng nói riêng và sức khỏe người dân nói chung. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2010 1. Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt (không có trường hợp bại liệt do vi rút bại liệt hoang dại). 2. Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh (100% số huyện có số mắc uốn ván sơ sinh dưới 1/1000 trẻ đẻ sống). 3. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 7 loại văc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90%. 4. Tiêm đủ mũi văc xin uốn ván (UV2+) cho phụ nữ có thai đạt >90% và phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng triển khai đạt >90% 5. Triển khai hoạt động tiến tới mục tiêu Loại trừ bệnh sởi năm 2012 (giảm số mắc sởi <1/ 1 triệu dân): - Tiêm văc xin Sởi mũi 2 trên phạm vi cả nước đạt tỷ lệ >95% - Triển khai chiến dịch tiêm bổ sung văc xin Sởi cho trẻ từ 1 5 tuổi đạt tỷ lệ >95% 6. Mở rộng vùng triển khai văc xin Viêm não Nhật Bản từ 520 huyện năm 2009 lên 569 huyện năm 2010.(bao phủ 83% số huyện trong toàn quốc). 7. Tiếp tục triển khai văc xin thương hàn, tả trong TCMR đạt trên 80% tại vùng nguy cơ. 8. Triển khai tiêm nhắc văc xin DPT cho trẻ đạt tỷ lệ >90% tại vùng triển khai. 9. Triển khai văc xin Hib đạt tỷ lệ >90% đối tượng (tính từ thời điểm triển khai). 10. Giảm tỷ lệ mắc sởi /100.000 dân <1/100.000 dân. 11. Giảm tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu/100.000 dân <0,01/100.000 dân. 12. Giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà /100.000 dân <0,1/100.000 dân. Lịch tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em trong chương trình TCMR Việt Nam Tháng tuổi Mũi tiêm/uống Vắc-xin cần tiêm - Sơ sinh (càng BCG (phòng - Viêm gan B lao) 1 mũi Vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ sau khi sinh sớmcàng tốt) 2 tháng tuổi 3 tuổi Bại tháng - Bại ván -Viêm gan B – Hib mũi 1 liệt Bại liệt lần 2 - Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván Bạch hầu - Ho gà - Uốn -Viêm gan B - Hib tháng liệt Bại liệt lần 1 - Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván Bạch hầu - Ho gà - Uốn -Viêm gan B - Hib tuổi 4 - - Bại ván -Viêm gan B – Hib mũi 2 liệtBại liệt - Bạch hầu - Ho gà - Uốn vánlần 3 -Viêm gan B – Hib mũi 1 Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván -Viêm gan B – Hib 9 tháng - Sởi mũi 3 Mũi 1 khi trẻ đủ 9 tháng tuổi Mũi 2 tiêm khi trẻ 18 tuổi 18 tháng tuổi tháng tuổi - Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván mũi 4 - - Sởi mũi 2 Lịch tiêm chủng một số văc xin khác trong chương trình TCMR Tháng tuổi Từ 1- Vắc-xin cần tiêm Mũi tiêm/uống  5 - Viêm não Nhật Bản*  tuổi Vắc-xin viêm não mũi 1 Vắc-xin viêm não mũi 2 (hai tuần sau mũi 1) Vắc-xin viêm não mũi 3 Từ 2- 5 - Vắc-xin Tả* 3 - - Vắc-xin Thương hàn*  (một năm sau mũi 2) 2 lần (Lần 2 sau lần 1 hai tuần) tuổi Từ 5tuổi Tiêm 1 mũi duy nhất uống Tỷ lệ uống vắc-xin OPV3 và tỉ lệ mắc bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 1984-2009(Nguồn số liệu: Dự án tiêm chủng mở rộng QG) Mặc dù đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, hiện nay Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược bảo vệ thành quả này, bao gồm: duy trì tỷ lệ trẻ dưới 1tuổi uống đủ 3 liều vắc-xin bại liệt đạt trên 90% trên quy mô huyện; hệ thống giám sát bại liệt (dịch tễ học và phòng thí nghiệm) hoạt động hiệu quả và đạt các tiêu chuẩn giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới; sẵn sàng đối phó với các ca bại liệt hoang dại xâm nhập hoặc các trường hợp bại liệt do chủng vi rút vắc-xin trở lại độc lực gây ra; chiến dịch uống OPV bổ sung cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ ngay khi phát hiện ca bệnh. Việt Nam đạt tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ có thai trên 80% trên quy mô toàn quốc và trên 85% nữ tuổi sinh đẻ tại các huyện có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan