Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của việc bổ sung bột rau húng quế lên khả năng tăng trưởng của gà thịt...

Tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung bột rau húng quế lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500

.PDF
62
432
79

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGÔ MINH TUẤN ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT RAU HÚNG QUẾ LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƢỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGÔ MINH TUẤN ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT RAU HÚNG QUẾ LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƢỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y Giáo viên hƣớng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Kim Khang Sinh viên thực hiện: Ngô Minh Tuấn MSSV: 3102925 Lớp: CN K36 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT RAU HÚNG QUẾ LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƢỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500 Cần Thơ, ngày ...tháng …năm .... Cần Thơ, ngày ...tháng … năm … CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Ts. Nguyễn Thị Kim Khang DUYỆT BỘ MÔN …………………. Cần Thơ, ngày .....tháng ….. năm…… DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG ………………………… LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trƣớc đây. Tên tác giả NGÔ MINH TUẤN i LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn: Cha mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, luôn động viên tin thần và giúp tôi vƣợt qua mọi khó khăn để đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay. Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã giúp đỡ, động viên và hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Thầy cố vấn học tập Trƣơng Chí Sơn đã giúp đỡ và động viên tôi và các bạn chăn nuôi khóa 36 trong suốt những năm học qua. Ban giám hiệu trƣờng Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện hoàn thành khóa học này. Quý Thầy Cô bộ môn Chăn nuôi, quý Thầy Cô giảng dạy của trƣờng Đại học Cần Thơ đã trang bị cho tôi những kiến thức trong suốt những năm học tại trƣờng. Thạc sĩ Lê Thanh Phƣơng đã giới thiệu, tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho tôi thực hiện đề tài. Anh Tuấn, anh Duy đã giúp tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Cô Lê Thị Kim Oanh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài tại trại. Anh chị em và cô chú trong trại đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Các bạn Chăn nuôi thú y khóa 36 đã giúp đỡ và luôn bên cạnh tôi trong thời gian học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ. Tác giả NGÔ MINH TUẤN ii TÓM LƢỢC Nhằm tìm ra khẩu phần bổ sung bột húng quế thích hợp nhất lên năng suất sinh trưởng của gà thịt Cobb 500, 360 con gà ở 18 ngày tuổi được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 khẩu phần thức ăn lần lượt với khẩu phần như sau: Nghiệm thức đối chứng (ĐC): Khẩu phần cơ sở (KPCS); Nghiệm thức 1 (NT1): KPCS + 1g bột húng quế/kg thức ăn; Nghiệm thức 2 (NT2): KPCS + 2g bột húng quế/kg thức ăn; Nghiệm thức 3 (NT3): KPCS + 3g bột húng quế/kg thức ăn. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại là 30 gà. Kết quả phân tích cho thấy gà ở NT3 có tỉ lệ loại thải (3,3%) và tỉ lệ chết (3,3%) cao hơn so các nghiệm thức khác. Tỉ lệ gà mắc bệnh hô hấp mãn tính có sự khác nhau và tăng dần qua các tuần tuổi, gà ở Nghiệm thức ĐC có tỉ lệ nhiễm bệnh qua các tuần tuổi 3, 4,5 và 6 lần lượt là 11,11%, 14,52%, 14,82% và 35,1% cao hơn so với các NT1, NT2 và NT3. Khối lượng, tăng trọng tuyệt đối và tăng trọng tích lũy của gà thí nghiệm không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn (TTTA) của gà ở tuần thứ 4 khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) cao nhất là ĐC (137,86g/con/ngày) và thấp nhất là ở NT3 (129,52g/con/ngày). Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) của gà thí nghiệm khác nhau có ý nghĩa thống kê ở tuần thứ 3 (P<0,05) thấp nhất là ở NT1 (1,42kg) và cao nhất là ở ĐC (1,76kg). Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy gà ăn NT2 (112%) và NT1 (111,22%) cho lợi nhuận cao hơn so với ĐC (100%) và NT3 (100,41%). Từ kết quả thí nghiệm trên có thể đề nghị nên bổ sung 1 hoặc 2g bột húng quế vào khẩu phần của gà thịt để cải thiện năng suất sinh trưởng, giảm tỉ lệ loại thải, tỉ lệ bệnh, làm giảm chi phí thức ăn và nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi. iii MỤC LỤC Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1 ỨNG DỤNG CÁC LOẠI THẢO DƢỢC TRONG CHĂN NUÔI 2 2.1.1 Giới thiệu 2 2.1.2 Cơ chế hoạt động của các thảo dƣợc 2 2.2 RAU HÚNG QUẾ 5 2.2.1 Sơ lƣợc về rau húng quế 5 2.2.2 Thành phần hóa học của rau húng quế 6 2.2.3 Một vài công dụng của rau húng quế 7 2.2.4 Một số bài thuốc từ cây húng quế 8 2.2.5 Một số nghiên cứu sử dụng rau húng quế trong chăn nuôi 9 2.3 MỘT SỐ GIỐNG GÀ THỊT ĐƢỢC NUÔI PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 10 2.3.1 Gà AA (Arbor Acres) 10 2.3.2 Gà Cornish 10 2.3.3 Gà Hydro (HV 85) 11 2.3.4 Gà Plymouth Rock 11 2.3.5 Gà ISA – MPK 30 11 2.3.6 Gà BE88 12 2.3.7 Gà Lohmann 12 2.3.8 Gà Ross-208, 308, 508… 12 2.3.9 Gà Cobb 500 13 2.4 CẤU TẠO BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA GÀ THỊT 14 2.4.1 Mỏ và xoang miệng 14 2.4.2 Thực quản và diều 14 2.4.3 Dạ dày 14 2.3.3.1 Dạ dày tuyến 14 2.3.3.2 Dạ dày cơ 14 2.4.4 Ruột 15 2.4.4.1 Ruột non 15 2.4.4.2 Ruột già 15 2.4.5 Lỗ huyệt 15 2.5 NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA GÀ THỊT 16 2.5.1 Chất dinh dƣỡng 16 2.5.2 Nhu cầu và vai trò của năng lƣợng 17 2.5.3 Nhu cầu và vai trò của protein 18 2.5.4 Nhu cầu và vai trò của vitamin và khoáng 20 2.5.5 Nhu cầu nƣớc uống 21 2.6 KỸ THUẬT NUÔI GÀ THỊT 22 2.6.1 Kiểu chuồng nuôi gà con 22 2.6.2 Chọn gà con 22 2.6.3 Những yêu cầu và điều kiện nuôi gà 22 2.6.4 Các phƣơng pháp nuôi gà 23 2.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH TRƢỞNG CỦA GÀ THỊT 24 iv 2.7.1 Chuồng trại 24 2.7.2 Nhiệt độ 25 2.7.3 Ẩm độ 25 2.7.4 Ánh sáng 26 2.7.5 Mật độ 26 2.7.6 Sự thông thoáng 26 Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 27 3.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 27 3.1.1 Địa điểm thí nghiệm 27 3.1.2 Thời gian thực hiện đề tài 27 3.1.3 Đối tƣợng thí nghiệm 27 3.1.4 Chuồng trại thí nghiệm 27 3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 28 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 28 3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng 29 3.2.2.1 Chế độ cho ăn 29 3.2.2.2 Chế độ chiếu sáng 30 3.2.2.3 Chế độ nƣớc uống 30 3.2.2.4 Quy trình tiêm phòng trên gà 31 3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 31 3.2.3.1 Nhiệt độ và ẩm độ 31 3.2.3.2 Tỉ lệ hao hụt và loại thải 32 3.2.3.3 Tỉ lệ bệnh 32 3.2.3.4 Khối lƣợng và tăng trọng 32 3.2.3.5 Tiêu tốn thức ăn (TTTA) 33 3.2.3.6 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) 33 3.2.3.7 Hiệu quả kinh tế 33 3.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU 33 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34 4.1 NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI 34 4.2 TỶ LỆ LOẠI THẢI VÀ TỈ LỆ HAO HỤT 36 4.3 ẢNH HƢỞNG CỦA BỘT HÚNG QUẾ ĐẾN TỈ LỆ BỆNH CỦA GÀ 37 4.4 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT HÚNG QUẾ ĐẾN KHỐI LƢỢNG CỦA GÀ 38 4.5 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT HÚNG QUẾ LÊN TĂNG TRỌNG TUYỆT ĐỐI (TTTĐ) CỦA GÀ 39 4.6 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT HÚNG QUẾ ĐẾN TĂNG TRỌNG TÍCH LŨY CỦA GÀ 41 4.7 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT HÚNG QUẾ ĐẾN TIÊU TỐN THỨC ĂN (TTTĂ) 42 4.8 ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT HÚNG QUẾ ĐẾN HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN (HSCHTĂ) CỦA GÀ 43 4.9 HIỆU QUẢ KINH TẾ 44 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 5.1. KẾT LUẬN 47 v 5.2. ĐỀ NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 vi DANH MỤC BẢNG Sơ đồ 2.1: Cơ chế hoạt động của các thảo dƣợc .................................................... 3 Bảng 2.1: Thành phần chất dinh dƣỡng trong 100g bột húng quế ........................ 6 Bảng 2.2: Thành phần dinh dƣỡng trong 100g rau húng quế tƣơi ………………7 Bảng 2.3: Chỉ tiêu sản xuất của giống gà trống và gà mái Cobb 500.................. 13 Bảng 2.4: Nhu cầu cơ bản của gà thịt theo tuần tuổi (TT) .................................. 17 Bảng 2.5: Nhu cầu dinh dƣỡng trong thức ăn khẩu phần của gà thịt theo tuần tuổi (TT) .............................................................................................. 18 Bảng 2.6: Nhiệt độ thích hợp trong giai đoạn gà úm ........................................... 23 Bảng 3.1: Thành phần dinh dƣỡng thức ăn theo giai đoạn dành cho gà Cobb 500 ...................................................................................................... 29 Bảng 3.2: Thành phần các chất bổ sung cho gà trong nƣớc uống ...................... 30 Bảng 3.3: Quy trình tiêm phòng trên gà cho 1000 con gà ................................... 31 Bảng 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ của chuồng nuôi thí nghiệm.................................. 34 Bảng 4.2: Tỉ lệ loại thải và tỉ lệ hao hụt của gà làm thí nghiệm .......................... 36 Bảng 4.3: Tỉ lệ bệnh hô hấp mãn tính của gà làm thí nghiệm ............................. 37 Bảng 4.4: Khối lƣợng của gà (g/con)................................................................... 38 Bảng 4.5: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày)…………40 Bảng 4.6: Tăng trọng tích lũy của gà qua các giai đoạn, ngày tuổi (g/con/ngày) ........................................................................................ 41 Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn của gà qua các giai đoạn, ngày tuổi (g/con/ngày) .... 42 Bảng 4.8: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà qua các giai đoạn, ngày tuổi (kg thức ăn/kg tăng trọng) .................................................................. 43 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế .................................................................................. 45 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Rau húng quế ........................................................................................ 5 Hình 2.2: Gà AA .................................................................................................. 10 Hình 2.3: Gà Cornish ........................................................................................... 11 Hình 2.4: Gà Plymouth Rock .............................................................................. 11 Hình 2.5: Gà Lohmann ........................................................................................ 12 Hình 2.6: Gà Ross ................................................................................................ 13 Hình 2.7: Gà Cobb 500 ........................................................................................ 13 Hình 2.8: Hệ tiêu hóa của gà................................................................................ 16 Hình 3.1: Kiểu chuồng lạnh ................................................................................ 27 Hình 3.2: Giàn lạnh .............................................................................................. 27 Hình 3.3: Hệ thống quạt hút................................................................................. 28 Hình 3.4: Máy điều chỉnh quạt, máng ăn, nhiệt độ.............................................. 28 Hình 3.6: Gà làm thí nghiệm ............................................................................... 28 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Tuần tuổi NT Ngày tuổi AA Arbor Acres RHQ Rau húng quế KPCS Khẩu phần cơ sở NT1 Nghiệm thức 1 NT2 Nghiệm thức 2 NT3 Nghiệm thức 3 TTTĐ Tăng trọng tuyệt đối TTTL Tăng trọng tích lũy TTTĂ Tiêu tốn thức ăn HSCHTĂ Hệ số chuyển hóa thức ăn ix Chƣơng 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay tình hình dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến ngày càng phức tạp, vì vậy việc sử dụng kháng sinh với liều lƣợng cao vào chăn nuôi là điều không thể tránh khỏi, điều này đã ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời bởi sự tồn dƣ của các chất kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi. Chính vì vậy, việc sử dụng các loại thảo dƣợc thay thế thuốc kháng sinh đang đƣợc nghiên cứu rộng rãi và là biện pháp phòng chống bệnh tốt nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và sức khỏe vật nuôi, đồng thời còn tạo ra sản phẩm sạch và an toàn cho ngƣời tiêu dùng (Vũ Duy Giảng, 2010). Các loại thảo dƣợc đã đƣợc con ngƣời sử dụng trong chăn nuôi để cải thiện năng suất của vật nuôi cách đây hàng ngàn năm từ thời Ai Cập cổ đại (Zhang et al., 2005), đặc biệt là ở một số nƣớc nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc. Các loài thảo mộc đƣợc bổ sung vào trong thức ăn của các vật nuôi nhƣ vịt (Karali, 1995), gà thịt (Hanafy, 1995), bào ngƣ (Harada and Kawasaki, 1982; Harada, 1987), cá (Atwa, 1997; AbouZied, 1998; Abd Elmonem et al, 2002; Shalaby, 2004; El-Dakar et al., 2007), tôm (El-Dakar et al., 2005). Một số nghiên cứu cho thấy các loại thảo mộc nhƣ gừng, tỏi, hành tây, lá kinh giới, rau húng quế… có tác dụng rất tốt làm cho vật nuôi có cảm giác ngon miệng, kích thích tiêu hóa và có tác dụng kháng khuẩn (Kamel, 2001). Rau húng quế (RHQ) là một loại rau quen thuộc đƣợc sử dụng hằng ngày trong các bữa ăn của gia đình. Thành phần dƣỡng chất của rau có chứa 0,4-0,8% tinh dầu trong đó Linalol chiếm 60%, Cineol chiếm 25%, Estragol methyl là 60% và Chavicol là 70%; ngoài ra nó còn có nhiều chất khác nhƣ đạm, vitamin, chất khoáng… không những cung cấp một số dƣỡng chất cần thiết cho cơ thể, làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống đƣợc một số vi khuẩn có hại, mà chúng còn có tác dụng điều trị đƣợc một số bệnh thông thƣờng nhƣ táo bón, viêm họng, đầy bụng, đau răng…(Hồ Đình Hải, 2012). Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung bột húng quế trong khẩu phần cải thiện năng suất sinh trƣởng, khối lƣợng của gà thịt (Al-Kelabi and Al-Kassie, 2012). Tuy nhiên cho đến nay ở Việt Nam vẫn chƣa có nghiên cứu nào về sử dụng rau húng quế vào khẩu phần thức ăn của vật nuôi. Đƣợc sự phân công của bộ môn Chăn nuôi và dựa trên những điều kiện thực tế, đề tài “Ảnh hƣởng của việc bổ sung bột húng quế lên khả năng tăng trƣởng của gà thịt Cobb 500” đƣợc thực hiện. Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát ảnh hƣởng của việc bổ sung bột húng quế lên khả năng tăng trƣởng của gà thịt Cobb 500 giai đoạn từ 18 ngày tuổi đến 39 ngày tuổi. Qua đó có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào thực tế chăn nuôi để tạo ra sản phẩm thịt chất lƣợng và an toàn cho con ngƣời đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. 1 Chƣơng 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 ỨNG DỤNG CÁC LOẠI THẢO DƢỢC TRONG CHĂN NUÔI 2.1.1 Giới thiệu Từ thời cổ đại, các thảo dƣợc (lá, củ, thân) đƣợc sử dụng trong việc điều trị bệnh ở ngƣời và động vật. Việc đánh giá các thuốc thảo dƣợc dựa trên hai yếu tố, một là quan sát sự tự chữa bệnh ở động vật; và hai là kết hợp với các loại thuốc dân gian ở ngƣời. Ngày nay chăn nuôi công nghiệp đang phải đối mặt với một số thách thức nhƣ tăng nhu cầu các loại sản phẩm, sự biến động giá của các nguyên liệu, dịch bệnh… do đó, ngƣời chăn nuôi cần phải tiến hành các điều kiện tối ƣu nhằm đảm bảo năng suất của vật nuôi. Các chất phụ gia thảo dƣợc đƣợc chú ý và sử dụng nhiều hơn trong thức ăn công nghiệp và ngày càng tăng. Hiện nay, có đến 70-80% các công ty đã sử dụng thảo dƣợc trong thức ăn dành cho heo và gia cầm (World Poultry, 2008). Một số thảo dƣợc đƣợc dùng nhiều hiện nay nhƣ cây thƣờng niên, cây húng tây, tỏi, cây quế…. 2.1.2 Cơ chế hoạt động của các thảo dƣợc Các loại thảo mộc thƣờng đƣợc phân loại thành nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào chức năng của chúng nhƣ trợ giúp tình trạng khó tiêu, làm giảm nhiệt độ và độ độc, kích thích sự tuần hoàn máu và trao đổi chất, cung cấp năng lƣợng sống, loại bỏ các kí sinh trùng đƣờng ruột, kháng khuẩn và kháng oxy hóa (Zhang et al., 2005; Liu et al., 2011). Chính vì vậy, chúng đƣợc sử dụng nhƣ chất bổ sung trong thức ăn để làm tăng hƣơng vị và mùi của thức ăn. Gần đây, do việc cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm, nên các thảo dƣợc đƣợc sử dụng phổ biến hơn, tuy nhiên cơ chế hoạt động của các hoạt chất sinh học ở gà vẫn chƣa đƣợc giải thích nhiều. Dựa trên các tài liệu tham khảo ở gia cầm, các thảo dƣợc có một cơ chế khác nhau (sơ đồ 2.1). 2 Bổ sung thảo dƣợc (thức ăn hay nƣớc uống) Ảnh hƣởng kháng khuẩn lên hệ vi sinh vật ruột Làm tăng sự tiêu hóa các dƣỡng chất Làm giảm các mức độ trao đổi chất độc của vi sinh vật ở ruột Làm giảm sự kích thích ở ruột và stress miễn dịch Làm tăng suất và khả năng sống ở vật nuôi Sơ đồ 2.1: Cơ chế hoạt động của các thảo dƣợc (Steiner, 2008) Cơ chế kháng khuẩn Một trong những ảnh hƣởng phân biệt rõ ràng nhất của các thảo mộc là hoạt động kháng khuẩn của chúng. Hoạt chất kháng khuẩn có từ thảo mộc thƣờng là các tinh dầu thơm và dễ bay hơi có từ hoa, nụ, hạt, lá, rễ, thân, củ và trái. Thành phần hóa học của các thảo mộc này khác nhau bao gồm phenolics và polyphenols, nhóm terpenes và nhóm alkalnoids Hợp chất phenolics và polyphenols, nhƣ tinh dầu của cam quýt, dầu ô liu và tinh dầu cây trà, là một trong các nhóm lớn của sự trao đổi thứ cấp có ảnh hƣởng đến hoạt động kháng khuẩn. Các phân nhóm quan trọng của nhóm này gồm có phenols, phenolic acid, quinone, flavone, flavonoid, flavonol, tannin và coumarin. Phenol có nhóm hydroxyl (-OH) gắn với vòng thơm phenol là chất độc đối với vi sinh vật. Vị trí và số lƣợng nhóm -OH có liên quan đến sự độc vi sinh vật, tác dụng làm tăng sự -OH hóa dẫn đến tăng độ độc (Cowan, 1999). Quinone, có các vòng thơm với 2 keton thay thế. Terpenes là một nhóm lớn và đa dạng của các thành phần hữu cơ đƣợc xây dựng từ các tiểu đơn vị isoprene, trong khi terpenoid là oxygen có thành phần tƣơng tự terpenes. Các tiểu đơn vị gồm có monoterpene (C10), sesquiterpene (C15), diterpene (C20) thành phần ban đầu của các dầu thiết yếu, triterpene (C30), tetraterpene (C40) và polyterpene (Kovacevic, 2004). 3 Cơ chế chƣa đƣợc hiểu rõ hết, chủ yếu là phá vỡ màng bằng các thành phần ƣa béo. Alkaloid, một trong những chất có hoạt chất sinh học đƣợc phân lập sớm nhất, gồm các dị vòng nitơ. Đƣợc tìm thấy từ các amino acid, và nitơ đem đến các đặc tính alkaline. Cơ chế kháng khuẩn là do sự khả năng xen vào giữa DNA, kìm hãm các enzyme nhƣ esterase, DNA-polymerase, RNA-polymerase, ức chế sự hô hấp của các tế bào (Kovacevic, 2004). Cơ chế chống oxy hóa Đặc tính chống oxi hóa của các thảo dƣợc đã đƣợc mô tả bởi Cuppett và Hall (1998); Craig (1999); Nakatami (2000) và Wei và Shibamoto (2007). Nguồn dầu dễ bay hơi thuộc họ Labiatae có chức năng chống oxi hóa, đặt biệt là sản phẩm từ cây hƣơng thảo. Thành phần chống oxi hóa chủ yếu là nhóm phenolic terpene, ngoài ra còn có monoterpene thymol và carvanol (Cuppett và Hall, 1998); các cây từ họ Zingiberaceae nhƣ gừng và nghệ và học Umbelliferae nhƣ tỏi cũng nhƣ các thực vật giàu flavonoids nhƣ trà xanh; và anthocyans ở nhiều loại quả…Đặc tính của các thảo mộc này là rất có mùi, vị cay, hăng chính vì vậy mà nên hạn chế việc sử dụng làm thức ăn gia súc. Đặc tính chống oxy hóa của các thảo dƣợc là chúng góp phần vào việc bảo vệ nguồn lipid có trong thức ăn khỏi quá trình oxi hóa. Ngoài ra, chúng còn có tiềm năng đặc biệt từ họ Labiatae là cải thiện sự ổn định oxi hóa ở các sản phẩm chăn nuôi nhƣ thịt gia cầm (Botsoglou et al. 2002; 2003a,b; FlorouPaneri et al. 2005), thịt heo (Janz et al. 2005), thịt thỏ (Botsoglou et al. 2004) và trứng (Botsoglou et al. 2004) … Sự ngon miệng và chức năng của ruột Các thảo mộc đƣợc sử dụng để cải thiện đƣợc mùi vị và độ ngon miệng của thức ăn do đó làm tăng năng suất vật nuôi, tuy nhiên, cho đến nay vẫn có sự mâu thuẫn trong các kết quả nghiên cứu về tác động tích cực của các thảo mộc này. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung các thảo dƣợc cải thiện đƣợc lƣợng thức ăn ăn vào ở heo, điều này đặt ra giả thuyết là thảo dƣợc và chiết xuất của chúng cải thiện đƣợc tính ngon miệng của thức ăn, tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đƣợc tiến hành về sự chọn lựa các loại thức ăn để đánh giá sự ngon miệng ở vật nuôi. Ngoài ra, các thảo dƣợc và chiết xuất của chúng về mặc dƣợc học đƣợc xem là có lợi cho hệ thống tiêu hóa, kích thích sự tiết dịch vị, dịch mật và chất nhờn cũng nhƣ là tăng hoạt động của các enzyme trong quá trình hấp thu 4 dƣỡng chất (Platel và Srinivasan, 2004). Về dƣợc học, các thảo dƣợc còn đƣợc sử dụng chống sự đầy hơi. 2.2 RAU HÚNG QUẾ 2.2.1 Sơ lƣợc về rau húng quế Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum, họ Hoa Môi. Nó còn có nhiều tên gọi khác nhƣ húng giổi, húng chó, rau é hay é quế. Hình 2.1: Rau húng quế (Nguồn: www.google.com) Húng quế có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc và hiện nay đƣợc trồng ở nhiều nƣớc nhiệt đới và cả ôn đới để làm rau gia vị và cất tinh dầu. Còn ở Việt Nam cây húng quế đƣợc trồng trong khắp cả nƣớc dùng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày. Húng quế Việt Nam mùi dịu nhẹ hơn húng quế Châu Âu. Húng quế là một loài rau thơm thân thảo đa niên mọc hoang hoặc đƣợc trồng làm gia rau gia vị và làm thuốc. Thân: Cây thân thảo, sống hằng năm, thân nhẵn hay có lông, thƣờng phân cành ngay từ dƣới gốc, cao 50-60cm. Lá: Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình thuôn dài, có thứ màu xanh lục, có thứ màu tím đen nhạt. Hoa: Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tím, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh, với những hoa mọc thành vòng 5 đến 6 hoa một. Cây húng quế trổ hoa vào khoảng tháng 7 đến tháng 9. Quả: Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nƣớc nó có chất nhầy màu trắng bao quanh. Hạt: Hạt đen, nhỏ, khi ngâm nƣớc vỏ hạt nở ra một lớp màu trắng trƣơng nƣớc nhƣ hột é. Húng quế châu Âu (basil) có mùi hăng đậm, thƣờng dùng làm gia vị cho các món nhƣ mì, sa-lát, thịt nƣớng, làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát, xúp cà chua, xúp pho mát.... (Hồ Đình Hải, 2012). 5 2.2.2 Thành phần hóa học của rau húng quế Cây và lá húng quế có chứa tinh dầu (khoảng từ 0,02-0,08%), màu vàng nhạt, có mùi thơm nhẹ, hàm lƣợng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Húng quế chứa nhiều đạm, có khoảng 6% lƣợng protein, trong đó chứa nhiều axit amin quan trọng nhƣ: tryptophan, methionine, leucine (Lƣu Thị Hiệp, 2009). Theo Hồ Đình Hải (2012) thành phần hóa học trong rau húng quế gồm 0,4-0,8% tinh dầu, trong tinh dầu có Linalol (60%), Cineol, Estragol methyl, Chavicol lần lƣợt là 25-60-70% và nhiều chất khác nhƣ đạm, vitamin, chất khoáng…Thành phần dƣỡng chất trong rau húng quế còn đƣợc thể hiện trong Bảng 2.1. Bảng 2.1: Thành phần chất dinh dƣỡng trong 100g bột húng quế Thành phần dinh dƣỡng, % Vật chất khô Protein Lipid Chất xơ Chiết xuất nitơ Tro Tinh dầu Linalool Methyl chavecol Ocimene Năng lƣợng (kcal/100g) Nồng độ 92,28 12,99 9,57 14,81 49,74 12,89 1,51 10,20 14,99 21,64 367 (El-Dakar et al., 2008) 6 Bảng 2.2: Thành phần dinh dƣỡng trong 100g rau húng quế tƣơi Thành phần dinh dƣỡng Năng lƣợng Carbohydrate Chất xơ Chất béo Protein Nƣớc Vitamin A Beta-caroten Thiamin (vitamin B1) Riboflavin (vitamin B2) Niacin Acid Pantothenic Vitamin B 6 Folate Cholin Vitamin C Vitamin E Vitamin K Canxi Iron Magie Mangan Phốt pho Kali Natri Kẻm Hàm lƣợng 94 kJ (22 kcal) 2,65 g 1,6 g 0,64 g 3,15 g 92,06 g 264 mg 3142 mg 0.034 mg 0.076 mg 0.902 mg 0,209 mg 0.155 mg 68 mg 11,4 mg 18,0 mg 0,80 mg 414,8 mg 177 mg 3,17 mg 64 mg 1.148 mg 56 mg 295 mg 4 mg 0,81 mg Nồng độ 33% 29% 3% 6% 6% 4% 12% 17% 2% 22% 5% 395% 18% 24% 18% 55% 8% 6% 0% 9% (Nguồn: USDA, 2013) 2.2.3 Một vài công dụng của rau húng quế Tinh dầu húng quế có chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa. Tinh dầu này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trƣớc sự tấn công của các yếu tố độc hại từ môi trƣờng, thƣ giãn tinh thần, chống stress, trầm cảm và là một liệu pháp dƣỡng da, dƣỡng ẩm cho tóc (Hồ Đình Hải, 2012). Theo một nghiên cứu đƣợc công bố trong năm 2010 trên Tạp chí Sản khoa và Phụ Khoa của Đài Loan thì húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thƣ và tăng cƣờng hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, một số hợp chất 7 trong húng quế có thể có thể có tác dụng bảo vệ gan trên ngƣời, theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Mansoura, Ai Cập. Một nghiên cứu khác đƣợc tiến hành tại Trƣờng Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Kanpur, Ấn Độ cho thấy các chất đƣợc chiết xuất từ lá húng quế sẽ làm giảm lƣợng đƣờng trong máu. Trong nghiên cứu, đƣợc công bố trong năm 1996 trên một tạp chí Y dƣợc, ngƣời ta thấy, những ngƣời tham gia tiêu thụ lá húng quế sẽ giảm 17% tình trạng giảm đƣờng huyết lúc đói và giảm 7% lƣợng đƣờng trong máu ngay lập tức sau bữa ăn, nồng độ đƣờng trong nƣớc tiểu cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Có nghiên cứu trên cho thấy húng quế có thể có một vị trí quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đƣờng trên ngƣời từ nhẹ đến vừa. Đặc tính chống vi khuẩn của rau húng quế nói chung là hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm (Nghiên cứu tại Trung tâm Năng lƣợng nguyên tử, Ramna, Dhaka, Bangladesh). Trong một nghiên cứu về sinh dƣợc phẩm đƣợc công bố trong năm 2010 thì hơn 50 hợp chất đƣợc phân lập từ lá và thân cây húng quế, các hợp chất này có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Staphylococcus aureus, Escherichia coli, S. dysenteriae và Salmonella typhi…Sau quá trình quan sát, các nhà nghiên cứu kết luận rằng húng quế có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh nói trên, do đó nó có thể đƣợc sử dụng nhƣ một tác nhân chống vi khuẩn trong các ngành công nghiệp thực phẩm và dƣợc phẩm. Ngoài ra rau húng quế còn chữa trị một số bệnh thƣờng gặp trên ngƣời nhƣ táo bón, viêm họng, đầy bụng, đau răng… 2.2.4 Một số bài thuốc từ cây húng quế Rau húng quế đƣợc dùng trong các bữa ăn hàng ngày ngoài việc giúp cho các món ăn thêm thơm ngon nó còn có công dụng chữa một số bệnh trên ngƣời. Một số bệnh thƣờng gặp đƣợc điều trị bằng rau húng quế. Trị mỡ trong máu hay glucose huyết cao: lấy 10g (2 - 3 muỗng cà phê vun) hột húng quế hay hột é đem hãm với nƣớc sôi cùng ít đƣờng hay mật ong rồi uống mỗi 2 bữa ăn trong ngày. Dùng liên tục nhiều ngày và theo dõi cholesterol và đƣờng huyết. Trị táo bón: hột húng quế hay hột é 5 - 10g, rau mồng tơi 50g rồi đem cả hai nấu canh để ăn. Trị viêm họng: Húng quế 20g, củ rẻ quạt 6g, gừng tƣơi 5 lát. Đem tất cả nấu lấy nƣớc, và chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày, uống 5 - 7 ngày liền. Trị đầy bụng: Húng quế 20 - 30g, gừng tƣơi 5 lát, đem sắc lấy nƣớc dùng trong ngày. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng