Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại ảnh hưởng của việc áp dụng một số biện pháp vệ sinh thú y theo hướng an toàn sin...

Tài liệu ảnh hưởng của việc áp dụng một số biện pháp vệ sinh thú y theo hướng an toàn sinh học đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (♂ri x ♀lương phượng) nuôi tại huyện cao lộc tỉnh lạng sơn

.PDF
92
157
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH TÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỆ SINH THÚ Y THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LAI (♂RI  ♀LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH TÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỆ SINH THÚ Y THEO HƯỚNG AN TOÀN SINH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LAI (♂RI  ♀LƯƠNG PHƯỢNG) NUÔI TẠI HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ HOÀNG LÂN THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Hoàng Lân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 11 tháng 11 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Tùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa Sau Đại học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các thầy, cô giáo và cán bộ Viện Khoa học sự sống, đã có những giúp đỡ quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn: TS. Vũ Hoàng Lân đã đầu tư nhiều công sức và thời gian tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm Thủy sản, sự động viên, kích lệ của gia đình cùng các bạn bè đồng nghiệp cùng tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thanh Tùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT............................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm ................................................. 4 1.1.1. Khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi........................................... 4 1.1.2. Nguyên tắc chăn nuôi an toàn sinh học................................................... 5 1.1.3. Chăn nuôi gà an toàn sinh học ................................................................ 6 1.1.4. Một số biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y thực hiện trong chăn nuôi gà an toàn sinh học ............................................................................................ 7 1.1.5. Lợi ích của chăn nuôi an toàn sinh học ................................................. 10 1.2. Đôi nét về đối tượng nghiên cứu .............................................................. 11 1.2.1. Nguồn gốc, khả năng sản xuất của giống gà Ri và gà Lương Phượng ......... 11 1.2.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri lai ......................... 13 1.3. Tình hình nghiên cứu an toàn sinh học trên thế giới ............................... 14 1.5. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại tỉnh Lạng Sơn ....................................... 18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 21 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. ................................................................................................. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2015 đến tháng 7/2016................... 21 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 21 2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 21 2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 32 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ............................... 32 3.2. Sinh trưởng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ..................................... 35 3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................... 35 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm ........................................ 39 3.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm ............................................. 42 3.3. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn ................................................ 44 3.3.1. Tiêu thụ thức ăn của gà qua các giai đoạn ............................................ 44 3.3.2. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .... 46 3.3.3. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (kcal) ...................................................... 47 3.3.4. Tiêu tốn protein thô (CP) của gà thí nghiệm......................................... 49 3.4. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ................................ 51 3.4.1. Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm......................................................... 51 3.4.2. Chỉ số kinh tế EN của gà thí nghiệm .................................................... 52 3.5. Khảo sát chỉ tiêu năng suất thịt ................................................................ 53 3.6. Đánh giá số lượng vi khuẩn E.coli và Salmonella trong chất độn chuồng ........ 56 3.7. Tình hình nhiễm bệnh trên đàn gà thí nghiệm ......................................... 59 3.8. Mức độ nhiễm E.coli và Salmonella trong thịt ........................................ 62 3.9. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt thương phẩm ................... 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 65 1. Kết luận ....................................................................................................... 65 2. Đề nghị ........................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa ATSH An toàn sinh học CP Protein thô CRD Bệnh hô hấp mãn tính ở gà Cs Cộng sự Đ VN đồng G Gam Kcal Kilôcalo Kg Kilôgam KL Khối lượng ME Năng lượng trao đổi Nxb Nhà xuất bản SS Sơ sinh TN Thí nghiệm TTTĂ Tiêu tốn thức ăn Tr Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tổng đàn gia cầm tỉnh Lạng Sơn qua các năm 2005-2015 ...... 19 Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................. 22 Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn của gà thí nghiệm ................. 25 Bảng 2.3. Quy trình sử dụng vắc xin ......................................................... 26 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) . 33 Bảng 3.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ........ 36 Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm................................... 39 Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) .......................... 42 Bảng 3.5. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ............. 44 Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (kg) ... 47 Bảng 3.7. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cộng dồn của gà thí nghiệm ....... 48 Bảng 3.8. Tiêu tốn protein thô cộng dồn của gà thí nghiệm (g) ............... 50 Bảng 3.9. Chỉ số sản xuất PI của gà thí nghiệm ....................................... 52 Bảng 3.10. Chỉ số kinh tế EN của gà thí nghiệm. ....................................... 53 Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về mổ khảo sát gà tại thời điểm 12 tuần tuổi ... 55 Bảng 3.12a. Mức độ nhiễm E.coli và Salmonella trong chất độn chuồng... 56 Bảng 3.12b. Cường độ nhiễm E.coli và Salmonella trong chất độn chuồng 58 Bảng 3.13. Tỷ lệ mắc bệnh của gà thí nghiệm (%) ..................................... 59 Bảng 3.14. Mức độ nhiễm E.coli và Salmonella trong thịt ......................... 62 Bảng 3.15. Sơ bộ hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt (đồng) ............................... 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm (g/con) .................... 37 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ............................ 41 Hình 3.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm .......................... 43 Hình 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh trên gà thí nghiệm .................................................. 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống của nước ta và là nguồn thu nhập quan trọng đối với các hộ gia đình ở nông thôn. Đối với một nước có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như Việt Nam thì chăn nuôi gia cầm không những là ngành không thể thiếu mà còn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành nghề của đất nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng đàn gia cầm của Việt Nam năm 2015 có khoảng 341,91 triệu con. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề khác trong cả nước thì chăn nuôi gia cầm cũng đang trên đà phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nó cung cấp cho chúng ta sản phẩm thịt và trứng, là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, vì thế đòi hỏi nhu cầu cung cấp cho xã hội ngày càng nhiều. Nghề chăn nuôi gia cầm từng bước được mở rộng, từ mô hình sản xuất đơn giản với những giống gia cầm ban đầu, trên cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều giống gia cầm nuôi theo những mô hình khác nhau nhằm gia tăng sản phẩm cung cấp cho con người. Khu vực nông thôn, đặc biệt là trung du miền núi, chăn nuôi gia cầm chủ yếu theo phương thức "chăn thả" và "bán thâm canh" mặc dù cho năng suất thấp nhưng vốn đầu tư ít, tận dụng được điều kiện tự nhiên sẵn có, số lượng người nuôi đông, hầu như hộ nào cũng nuôi gia cầm nên cung cấp một khối lượng lớn sản phẩm thịt, trứng cho người tiêu dùng. Bình quân, mỗi hộ nuôi chỉ 28-30 con. Chăn nuôi theo phương thức phân tán, nhỏ lẻ trong nông hộ là rất lớn. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh (Trần Thanh Vân, 2015)[32]. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích 8.320km2, đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh, hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 231 km và các cửa khẩu. Đây vừa là thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 mạnh, vừa là nguy cơ lây lan dịch bệnh từ việc buôn bán vận chuyển gia súc, gia cầm qua biên giới. Chăn nuôi còn chậm phát triển, chủ yếu là đại gia súc chăn thả. Chăn nuôi gia cầm tại Lạng Sơn trong những năm gần đây được xem là chăn nuôi ít an toàn và tiềm ẩn nhiều rủi ro do dịch cúm gia cầm gây ra, hiệu quả chăn nuôi không cao không ổn định nên người dân không yên tâm đầu tư phát triển đàn gia cầm. Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh năm 2015 là 3,969 triệu con. Trong tổng đàn gia cầm, đàn gà chiếm 84,39%, gia cầm khác như vịt, ngan, ngỗng chỉ chiếm 15,61% tổng đàn gia cầm. Chăn nuôi gà quy mô hộ gia đình toàn tỉnh có 97.380 hộ, bình quân mỗi hộ nuôi 30-35 con gà, chiếm 99,4% tổng đàn gà toàn tỉnh. Trong đó chăn nuôi có chuồng để nhốt có 77.585 hộ, chiếm 70% số hộ chăn nuôi gà và 65% đàn gà toàn tỉnh, tuy nhiên trong số này chỉ có 27% chuồng trại đạt yêu cầu, còn lại là chuồng trại tạm bợ không đạt tiêu chuẩn. Hình thức hộ gia đình nuôi gà thả vườn chiếm 30% số hộ và 34,4% tổng đàn. Hình thức chăn nuôi trang trại chiếm 0,6% tổng đàn gà toàn tỉnh. Giá trị sản xuất thịt gia cầm chiếm 15% tổng giá trị ngành nông nghiệp (Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Lạng Sơn)[21]. Các dịch bệnh trên đàn gia cầm làm giảm khả năng sinh trưởng, gây chết, làm thiệt hại về kinh tế, giảm lợi nhuận của người chăn nuôi. Bên cạnh đó vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm tồn dư chất cấm, kháng sinh đang đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi là công tác rất cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh, sản xuất “thịt sạch”, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người (Đào Lệ Hằng, 2008)[9] Để phát triển nhanh và bền vững chăn nuôi gia cầm và tránh được những thiệt hại về vật chất và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm lây sang con người thì chăn nuôi gà an toàn sinh học là điều thiết yếu đối với sự phát triển chăn nuôi gia cầm. Để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi gà phát triển mạnh ở địa phương trong thời gian tới, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 người chăn nuôi, người tiêu dùng và cả cộng đồng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của việc áp dụng một số biện pháp vệ sinh thú y theo hướng an toàn sinh học đến khả năng sản xuất thịt của gà lai (♂Ri x ♀Lương Phượng) nuôi tại huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu ảnh hưởng của việc áp dụng một số biện pháp vệ sinh thú y theo hướng an toàn sinh học đến khả năng sản xuất của gà lai (♂Ri x ♀Lương Phượng) nuôi tại huyê ̣n Cao Lô ̣c, tin̉ h Lạng ̣ Sơn. Từ các kết quả nghiên cứu trên sẽ là tiền đề để mở rộng các mô hình chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học trên toàn tỉnh Lạng ̣ Sơn và các tỉnh lân cận khác. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định ảnh hưởng của việc áp dụng một số biện pháp kỹ thuật và vệ sinh thú y theo hướng an toàn sinh học đến khả năng sản xuất thịt, nguy cơ nhiễm khuẩn và hiệu quả kinh tế trong quy mô nông hộ. - So sánh tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nhiễm bệnh, mức độ nhiễm E.Coli và Salmonella trong thịt, chất thải và hiệu quả kinh tế giữa mô hình áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và mô hình không áp dụng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Góp phần vào việc hoàn thiện xây dựng quy trình kĩ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học. Góp phần vào việc triển khai chăn nuôi gà an toàn sinh học cho các cơ sở và nông hộ tại khu vực. Kết quả nghiên cứu là tài liệu để người chăn nuôi, cán bộ nghiên cứu, sinh viên ngành nông nghiệp tham khảo, áp dụng cho công việc chuyên môn và các nghiên cứu tiếp theo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm 1.1.1. Khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi An toàn sinh học (ATSH) là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Khái niệm an toàn sinh học trong chăn nuôi đã được các tổ chức và nhiều nhà khoa học trên thế giới đưa ra. Theo tổ chức Nông lương thế giới FAO[40]: An toàn sinh học là một bộ các biện pháp phòng ngừa được thiết kế để giảm nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm, cách ly dịch bệnh, các loài ngoại lai xâm hại và sinh vật biến đổi. Theo Nguyễn Thiện (2009)[23] an toàn sinh học là áp dụng các biện pháp nhằm giảm bớt nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan của các loại mầm bệnh. Chăn nuôi an toàn sinh học chính là phương thức chăn nuôi áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm quản lý, ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi với mầm bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn đối với sức khoẻ cộng đồng và đảm bảo lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng làm hạn chế hiệu quả chăn nuôi đó là dịch bệnh. Do đó nếu dịch bệnh được ngăn chặn, hạn chế, hiệu quả chăn nuôi sẽ tự động tăng lên. Các hình thức hiệu quả nhất để bảo vệ chống lại bệnh tật, đặc biệt là cho gia cầm thuộc các kỹ thuật sản xuất hiện đại là an toàn sinh học. Sử dụng thuốc đã đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh nhưng hiện nay các nhà khoa học đều nhận thấy rằng chỉ sử dụng thuốc đơn thuần sẽ không thể ngăn ngừa thiệt hại do dịch bệnh. Vật nuôi phải được nuôi trong một môi trường mà mầm bệnh được kiểm soát đến mức độ mà tiêm phòng và thuốc có thể đạt được tác dụng có lợi nhất. An toàn sinh học là một yếu tố quan trọng trong phương pháp này để kiểm soát dịch bệnh. Thuốc kháng sinh đã từng được coi như một giải pháp "chữa được tất cả" bây giờ là một khái niệm lỗi thời. Hiệu quả kháng sinh dường như bị suy giảm do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 mầm bệnh phát triển sức đề kháng. Vì vậy chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp chăn nuôi hiệu quả để phòng chống dịch bệnh, nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi. 1.1.2. Nguyên tắc chăn nuôi an toàn sinh học Chăn nuôi an toàn sinh học là biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa động vật và mầm bệnh. An toàn sinh học có thể không cần chi phí nhiều tiền, chủ yếu là những thói quen tốt diễn ra hàng ngày ở trang trại của người nông dân, Nguyễn Hoài Châu (2006)[2]. Những nguyên tắc cơ bản của chăn nuôi ATSH đều có thể áp dụng trong chăn nuôi qui mô lớn và cả chăn nuôi qui mô nhỏ. Theo Naipet (2016)[18], thực hiện phương thức chăn nuôi ATSH là quản lý đồng bộ tất cả các khâu, từ thiết kế chuồng trại, lựa chọn con giống, thức ăn, phòng bệnh để đảm bảo 3 nguyên tắc là: Nguyên tắc 1: Giữ đàn vật nuôi trong môi trường được bảo vệ: - Khu vực chăn nuôi phải cách xa nhà ở, có hàng rào ngăn cách với các khu vực khác. - Hạn chế tối đa người lạ ra vào khu vực chăn nuôi. Trước cổng trại và mỗi dãy chuồng phải có hố sát trùng, phải thường xuyên định kỳ tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và khu vực chăn nuôi. - Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thích hợp. Nguyên tắc 2: Chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý tốt đàn vật nuôi: - Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt và nước uống sạch cho đàn vật nuôi. - Chuồng nuôi đúng qui cách và bảo đảm mật độ nuôi hợp lý, định kỳ tiêm phòng và tẩy giun sán cho vật nuôi. Nguyên tắc 3: Kiểm soát chặt chẽ khu vực chăn nuôi: - Phải biết rõ lai lịch, nguồn gốc tình trạng bệnh dịch của đàn vật nuôi mới nhập, vật nuôi mới mua về phải nuôi cách ly theo qui định. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 - Kiểm soát thức ăn chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi đưa vào trại, kiểm soát không để chim hoang dã, các loài gặm nhấm, chó mèo và người lạ vào khu vực chăn nuôi. Theo Lê Ngọc Thuận (2016)[26] để ngăn ngừa mầm bệnh từ môi trường vào đàn vật nuôi và tiêu diệt mầm bệnh trong khu vực chăn nuôi cần thực hiện tốt 3 nguyên tắc là: cách ly, làm sạch và khử trùng: - Cách ly: để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh hay gọi chung là mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi và từ cơ sở chăn nuôi đi ra ngoài môi trường. Việc cách ly là dựng và duy trì hàng rào vật lý xung quanh trại để kiểm soát người, động vật ra vào trại hoặc áp dụng các quy định về khoảng cách, thời gian trống chuồng, thay giày dép, áo quần trước khi ra, vào trại,… nhằm ngăn chặn động vật bị nhiễm bệnh hoặc các vật dụng, trang thiết bị, dụng cụ bị ô nhiễm xâm nhập vào khu vực chăn nuôi và ngược lại. Khi cách ly tốt sẽ có khả năng ngăn chặn được hầu hết sự lây nhiễm. - Làm sạch: nhằm để loại bỏ tất cả bụi bẩn và các chất hữu cơ có chứa tác nhân gây bệnh bám trên bề mặt các dụng cụ, thiết bị, sàn, tường và trần nhà. Làm sạch hay nói cách khác là làm vệ sinh cơ giới như quét dọn phân rác để ủ nhiệt nhằm diệt mầm bệnh hoặc dùng nước (nước xà phòng) cọ rửa các thiết bị, dụng cụ, sàn, tường, vách chuồng… Việc vệ sinh làm sạch đúng cách sẽ có khả năng loại bỏ đến 80% các tác nhân gây bệnh. - Khử trùng: là việc dùng dung dịch hóa chất phun tiêu độc nhằm để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh còn lại sau khi đã tiến hành vệ sinh làm sạch. Việc khử trùng chỉ đạt được hiệu quả sau khi đã làm vệ sinh cơ giới tốt và đảm bảo việc sử dụng hóa chất khử trùng phù hợp, tỷ lệ pha, sử dụng đúng cách. Đảm bảo thời gian tiếp xúc của chất khử trùng với bề mặt cần khử trùng tối thiểu 10 phút. 1.1.3. Chăn nuôi gà an toàn sinh học Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN01-15:2010/BNNPTNT [20]: “An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm là các biện pháp kỹ thuật nhằm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái”. Việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa đàn gà với mầm bệnh, đảm bảo cho gia cầm được khỏe mạnh, không dịch bệnh là chăn nuôi gà an toàn sinh học. Nguyên tắc cơ bản trong chăn nuôi gà an toàn sinh học là gà phải được nuôi trong môi trường được bảo vệ, được chăm sóc tốt và tất cả mọi sự di chuyển ra vào chuồng trại, giữa các khu vực trong chuồng trại đều phải được kiểm soát. Các biện pháp nuôi gà an toàn sinh học: Nuôi khép kín với từng chuồng trại (trong mỗi chuồng trại chỉ có một giống gà và cùng độ tuổi. Đối với gà giống nên có các khu vực nuôi dành cho các lứa tuổi khác nhau); Kiểm soát dịch bệnh theo từng khu vực trong trại. Sử dụng con giống an toàn. Nuôi cách ly gà mới nhập chuồng trại (trong trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa). Phòng bệnh bằng vắc xin, xét nghiệm định kỳ, giám sát sự lưu hành các loại mầm bệnh. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại trong thời gian nuôi và sau mỗi đợt nuôi, xử lý chất thải (bằng bigogas hoặc ủ), tiêu hủy gia cầm ốm, chết. Kiểm soát chặt chẽ sự di chuyển ra vào trại, chống sự xâm nhập của động vật bên ngoài. Hướng dẫn cán bộ, công nhân của trại hiểu rõ và có kỹ năng thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học. 1.1.4. Một số biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y thực hiện trong chăn nuôi gà an toàn sinh học Theo Naipet (2016) [18] đối với chăn nuôi gia cầm an toàn quy mô nhỏ cần thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như sau: Chuồng trại: Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi cao ráo, có vành đai trắng tính từ tường rào đến chuồng nuôi. Chuồng trại phải thoáng, mát và phải có khu cách ly mới nhập hay gia cầm bệnh. Vị trí xây chuồng trại: Phải cách biệt khu dân cư xa các trại chăn nuôi khác, xa công trình công cộng... đặc biệt phải cách xa chợ, cơ sở giết mổ động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 vật...; có tường rào bao quanh, chiều cao tối thiểu khoảng 2m. Các cơ sở hành chính của trại phải cách biệt khu chăn nuôi. Đối với ATSH tối thiểu áp dụng cho chăn nuôi gia cầm sinh sản, cần lưu ý những yêu cầu sau: Khu vực chăn nuôi gia cầm phải đảm bảo sự cách ly giữa vật nuôi và nơi ở của người và động vật khác bằng hàng rào bao quanh hoặc nơi biệt lập hoặc được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng. Địa điểm xây dựng chuồng trại phải cách xa nhà ở và khu dân cư, đối với các trang trại chăn nuôi thì khoảng cách tối thiểu là 500m, cách đường quốc lộ 1.000m, cách chợ 3.000m, có tường rào bao quanh, chiều cao tối thiểu khoảng 2m. Các cơ sở hành chính của trại phải cách biệt khu chăn nuôi (Lê Cung, 2016)[3]. Giống: Chỉ nhập giống ở những trại có uy tín, gà không mang mầm bệnh. Đàn giống mới nhập về phải có thời gian cách ly để theo dõi sau đó mới cho vào chuồng nuôi. Loại thải triệt để những con nhiễm bệnh để tránh làm lây lan mầm bệnh cho những con gia cầm khoẻ trong trại. Cơ sở chăn nuôi nên nuôi duy nhất một đàn trong cùng một thời gian (cùng vào cùng ra) hoặc nếu có nhiều đàn trong cùng một thời gian thì phải có các khu vực tách biệt nuôi gia cầm con, gia cầm hậu bị và gia cầm sinh sản; Không nuôi “gối đầu” dễ làm lây truyền mầm bệnh từ lứa này sang lứa khác. Tăng sức đề kháng trên cơ thể vật nuôi: Tiêm phòng vắc xin đúng lịch một số loại bệnh truyền nhiễm thường gặp trên gia cầm. Tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách cho ăn đủ đầy dinh dưỡng. Nước uống phải luôn sạch và đầy đủ. Bổ sung thuốc, vitamin để tăng cường sức đề kháng. Cần chú ý vào thời điểm giao mùa, và những giai đoạn thường xảy ra stress cho gia cầm (như tiêm phòng, chuyển chuồng, ồn ào, tiếng động đột ngột…). Giảm mầm bệnh từ môi trường nuôi: Thực hiện việc vệ sinh chuồng trại nuôi mỗi ngày và các biện pháp chăm sóc, quản lý để giảm mầm bệnh từ môi trường nuôi: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 Đối với con người: Phải hạn chế mức thấp nhất khách đế n thăm trại; công nhân chăn nuôi bố trí ăn ở tại trại (đặc biệt giai đoạn có nguy cơ phát dịch cao) trước khi vào trại phải tắm rửa, vệ sinh, khử trùng, thay quần áo, mũ, ủng... đặc biệt công nhân không nên chăn nuôi gia cầm ở gia đình mình; cán bộ thú y, nhân viên kiểm tra phải tuân thủ các điều kiện khi ra vào trại; mọi công việc nên tiến hành từ đàn gia cầm nhỏ đến đàn gia cầm lớn tuổi hơn; cán bộ thú y làm ở trại không hành nghề thú y bên ngoài. Đối với gia cầm và sản phẩm gia cầm: Gia cầm giống đưa vào trại phải khỏe mạnh, lấy từ đàn đã được kiểm tra không nhiễm vi rút cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm khác. Gia cầm mới nhập phải nuôi cách ly tối thiểu 3 tuần để theo dõi và cần thiết gửi mẫu xét nghiệm. Phương tiện vận chuyển: Bố trí phương tiện vận chuyển nội bộ riêng trong trại; các xe vận chuyển trước khi vào trại phải được phun xịt khử trùng bằng hóa chất (đặc biệt ở bánh xe, gầm xe). Dụng cụ chăn nuôi: Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với tất cả những đồ bảo hộ của người có liên quan đến quản lý, chăn nuôi trước khi ra vào trại. Thức ăn phải sử dụng từ những cơ sở cung cấp đảm bảo sạch bệnh, không sử dụng thức ăn trôi nổi hoặc sang nhượng thức ăn từ các cơ sở không rõ nguồn gốc. Nước uống phải sử dụng từ nguồn nước ngầm, nước máy đảm bảo, nên khử trùng nước uống thật chặt chẽ. Phải có hố sát trùng, dụng cụ phun xịt trước cổng vào trại. Vào khu chăn nuôi phải có các khay đựng thuốc sát trùng. Định kỳ hàng tuần phải vệ sinh tiêu độc toàn khu vực trại, phát quang, khơi thông cống rãnh, rắc vôi bột, phun xịt thuốc sát trùng. Thu dọn, xử lý kỹ chất thải trong trại. Sau khi rửa, để khô nền chuồng và tường, sau đó quét bằng nước vôi nồng độ 20%. Hoặc phun xịt bằng các loại hóa chất thích hợp. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi hàng ngày (xô, xẻng...). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Tiêu diệt và ngăn chặn các loại động vật gây hại trực tiếp với gia cầm như chuột, chim hoang dã... Khi có gia cầm chết phải xử lý kỹ bằng cách đào hố sâu, đổ dầu đốt, rắc vôi bột và lấp kỹ. Tuyệt đối không được vứt xác chết bừa bãi làm ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh. Sử dụng đầy đủ các loại vaccin bệnh truyền nhiễm như newcastle, Gumboro... theo đúng quy trình cho các loại gia cầm. Chỉ sử dụng vắc xin cúm gia cầm khi có hướng dẫn của Cục thú y. Cần tạo mối quan hệ thật tốt với các gia đình xung quanh để có ý thức cùng bảo vệ đàn gia cầm và bảo vệ môi trường sạch bệnh. Thường xuyên nắm bắt thông tin kịp thời để xử lý các tình huống, đặc biệt khi có dịch bệnh. 1.1.5. Lợi ích của chăn nuôi an toàn sinh học Chăn nuôi an toàn sinh học là một trong những biện pháp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất chăn nuôi. An toàn sinh học không chỉ giúp người chăn nuôi hạn chế đựơc dịch bệnh cho vật nuôi, tiết kiệm đựơc chi phí công tác thú y mà còn tăng được năng suất chăn nuôi, sản xuất ra nguồn sản phẩm có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng thêm uy tín, thương hiệu cho cơ sở sản xuất. Đầu ra cho sản phẩm đựơc ổn định. Đặc biệt trong xu thế chất lượng cuộc sống của người dân luôn được nâng cao thì sản phẩm của chăn nuôi an toàn sinh học đựơc người dân chú trọng tiêu dùng từ đó lợi nhuận được nâng lên. Sản phẩm của chăn nuôi an toàn sinh học không ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng, môi trường trong vùng chăn nuôi luôn luôn đựơc đảm bảo. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay chăn nuôi an toàn sinh học là tiền đề tạo cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi phát triển bền vững (Nguyễn Hoài Châu, 2006)[2]. Nhìn chung, việc thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi không đòi hỏi chi phí lớn. Đến nay chăn nuôi an toàn sinh học đã mang lại những kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 quả nhất định trong phòng chống dịch bệnh, tiêu biểu như ở Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thường xuyên nuôi giữ an toàn trên 20.000 con gia cầm giống gốc của quốc gia đặc biệt coi trọng yếu tố phòng bệnh, bảo đảm an toàn sinh học cho môi trường. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, sự hiểu biết của các chủ trại về an toàn sinh học thường chưa toàn diện và thấu đáo nên các biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa được thực hiện đồng bộ và có khi không phù hợp với điều kiện thực tế của trại nuôi (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2007)[28]. Để đảm bảo đi đến thành công trong phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, cần thực hiện tốt biện pháp sử dụng an toàn sinh học kết hợp với tiêm vắc xin cho vật nuôi. Thực tế chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang còn nhiều tồn tại, đòi hỏi các cơ quan chuyên môn cần đầu tư hơn nữa trong nghiên cứu hoàn thiện nâng cao hiệu quả an toàn sinh học bằng cách ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ. Mặt khác các nhà chăn nuôi cần coi an toàn sinh học như cẩm nang phòng bệnh, hết sức tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn xây dựng hệ thống quy định an toàn sinh học cho trại của mình, hàng năm xem xét bổ sung, hiệu chỉnh và tổ chức huấn luyện an toàn sinh học định kỳ cho toàn bộ nhân viên. Theo Công ty TNHH Dược phẩm Montajat (2009)[42] các biện pháp an toàn sinh học có những ưu điểm sau đây: động vật được chăn nuôi khỏe mạnh và năng suất cao hơn, lợi nhuận cao hơn do giảm tổn thất mức độ tác nhân gây bệnh trong các trang trại. Thiệt hại do dịch bệnh được ngăn chặn. An toàn cho sức khỏe cộng đồng. Đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. An toàn sinh học có thể làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh và có thể làm giảm cường độ của các tổn thất tài chính có thể xảy ra do dịch bệnh. 1.2. Đôi nét về đối tượng nghiên cứu 1.2.1. Nguồn gốc, khả năng sản xuất của giống gà Ri và gà Lương Phượng * Gà Ri Theo Nguyễn Duy Hoan và Cs (1999)[11] cho biết gà Ri là giống gà phổ biến nhất mọi vùng, mọi miền. Tùy theo sự chọn lọc trong quá trình chăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan