Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của tỷ số giữa năng lượng trao đổi và protein thô khác nhau trong khẩu...

Tài liệu Ảnh hưởng của tỷ số giữa năng lượng trao đổi và protein thô khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất thịt của gà ri lông vàng nuôi tại thái nguyên

.PDF
78
1
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƢƠNG THỊ LINH ĐA ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ SỐ GIỮA NĂNG LƢỢNG TRAO ĐỔI VÀ PROTEIN THÔ KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ RI LÔNG VÀNG NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Thái Nguyên -2021 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƢƠNG THỊ LINH ĐA ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ SỐ GIỮA NĂNG LƢỢNG TRAO ĐỔI VÀ PROTEIN THÔ KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ RI LÔNG VÀNG NUÔI TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Chăn nuôi Mã số ngành: 8.62.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC TRƢỜNG Thái Nguyên -2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đức Trƣờng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ đều đƣợc cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về các nội dung trong luận văn này. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2021 Tác giả Luận văn Lƣơng Thị Linh Đa ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ quý báu của Nhà trƣờng, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin đƣợc trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đức Trƣờng đã động viên, hƣớng dẫn và tận tình chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các thầy, cô giáo Khoa Chăn nuôi – Thú y, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và bảo vệ thành công Luận văn này. Nhân dịp hoàn thành luận văn, một lần nữa tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè cùng ngƣời thân đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2021 Tác giả Luận văn Lƣơng Thị Linh Đa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................... 2 - Xác định đƣợc tỷ số giữa năng lƣợng trao đổi và protein thô (ME/CP) thích hợp trong khẩu phần ăn phù hợp với khả năng sản xuất thịt của gà Ri lông vàng ................ 2 - Đánh giá ảnh hƣởng của mùa vụ đến khả năng sinh trƣởng của gà Ri lông vàng ................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................................2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................ 3 1.1.1. Năng lƣợng và nhu cầu năng lƣợng của gà thịt ........................................................3 1.1.2. Protein và nhu cầu protein của gà thịt .......................................................................5 1.1.3. Mối quan hệ giữa năng lƣợng và protein ..................................................................8 1.1.4. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến chăn nuôi gà...............................................................11 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ............................................................ 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ........................................................................12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................14 Chƣơng 2 ....................................................................................................................... 17 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 17 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................. 17 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................... 17 2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 17 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi.................................................. 17 2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ................................................................................17 2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................20 iv 2.4.3. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu ..........................................................................20 2.4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống (%) ...............................................................................................21 2.4.3.2. Tăng khối lƣợng ....................................................................................................21 2.4.3.3. Lƣợng thức ăn thu nhận ........................................................................................22 2.4.3.5. Tiêu tốn protein thô/ kg tăng khối lƣợng .............................................................22 2.4.3.6. Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/ kg tăng khối lƣợng ..............................................22 2.4.3.8. Chỉ số kinh tế (EN)................................................................................................23 2.4.3.9. Năng suất và chất lƣợng thịt ............................................................................23 2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...................................................................................... 25 Chƣơng 3 ....................................................................................................................... 26 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 26 3.1. Thí nghiệm 1: Xác định tỷ số ME/CP phù hợp trong khẩu phần của gà Ri lông vàng ............................................................................................................................... 26 3.1.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ..........................................................................26 3.1.2. Sinh trƣởng của gà thí nghiệm qua các giai đoạn...................................................27 3.1.3. Khả năng thu nhận và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm ...............32 3.1.4. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của đàn gà thí nghiệm.......................39 3.1.5. Kết quả mổ khảo sát và phân tích chất lƣợng thịt của gà thí nghiệm ...................40 3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của mùa vụ đến khả năng sinh trƣởng và sản xuất của gà Ri lông vàng với mức ME/CP phù hợp ............................................... 43 3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 2 .......................................................................43 3.2.2. Sinh trƣởng của gà thí nghiệm 2 .............................................................................44 3.2.3. Lƣợng thức ăn thu nhận và hệ số chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm 2 .........48 3.2.4. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm 2...........................53 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................... 55 1. Kết luận ..................................................................................................................... 55 1.1. Thí nghiệm 1 ................................................................................................................55 1.2. Thí nghiệm 2 ................................................................................................................55 2. Đề nghị ...................................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 56 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 65 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ca: Canxi CP: Protein thô cs.: Cộng sự CRD: Bệnh hô hấp mãn tính ở gà CCRD: Bệnh hen (CR) ghép E.coli ở gà FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn ME: Năng lƣợng trao đổi NL: Năng lƣợng NRC: Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ P: Phốt pho TĂ: Thức ăn TN: Thí nghiệm vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 ..........................................................................18 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 ..........................................................................20 Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống trong tuần của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi, % .........26 Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của tỷ số ME/CP trong thức ăn đến sinh trƣởng tích lũy ......28 Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của tỷ số ME/CP trong thức ăn đến sinh trƣởng tuyệt đối (g/con/ngày) ..............................................................................................................30 Ghi chú: Theo hàng ngang các số trung bình mang các chữ cái khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) .........................................................30 Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của tỷ số ME/CP trong thức ăn đến khả năng thu nhận thức ăn (g/con/ngày) ...............................................................................................................33 Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của tỷ số ME/CP trong thức ăn đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cộng dồn..................................................................................................34 Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của tỷ số ME/CP trong thức ăn đến tiêu tốn Protein/kg tăng khối lƣợng cộng dồn của gà thí nghiệm (g/kg) .........................................................37 Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của tỷ số ME/CP trong thức ăn đến chỉ số sản xuất (PI) .......39 và chỉ số kinh tế (EN)................................................................................................39 Bảng 3.9. Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 84 ngày tuổi ...............................41 Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lƣợng thịt gà lúc 84 ngày tuổi ............................42 Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của gà thí nghiệm (%) ...................................................................................................................................44 Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của yếu tố mùa vụ đến khả năng sinh trƣởng ......................45 Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến sinh trƣởng tuyệt đối .................................47 Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến khả năng thu nhận thức ăn ........................49 Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cộng dồn50 Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tiêu tốn Protein /kg tăng khối lƣợng..........52 Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến tiêu tốn năng lƣợng trao đổi/kg tăng khối lƣợng cộng dồn của gà thí nghiệm (kcal/kg) ............................................................53 Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của mùa vụ đến chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm ......................................................................................................54 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm ..........................................29 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm, g/con/ngày ..................32 Hình 3.3. Biểu đồ tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cộng dồn của gà thí nghiệm ...................................................................................................................................35 Hình 3.4. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm ..........................................46 Hình 3.5. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các mùa vụ ............48 Hình 3.6. Biểu đồ ảnh hƣởng của mùa vụ đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cộng dồn của gà thí nghiệm ......................................................................................51 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Niên giám thống kê 2020, tại Việt Nam, chăn nuôi gia cầm là ngành đứng hai sau chăn nuôi lợn về cung cấp thực phẩm cho con ngƣời. Nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc, cũng nhƣ áp dụng những tiến bộ trong công tác giống, chế biến thức ăn, công tác thú y và chăm sóc nuôi dƣỡng vào sản xuất mà những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm của nƣớc ta có những bƣớc tiến vƣợt bậc sánh vai các quốc gia khác trong khu vực. Năm 2020, đàn gia cầm của chúng ta đã đạt mức 512,7 triệu con (Niên giám thống kê, 2020). Giai đoạn 2010 – 2020, tuy tốc độ tăng đàn trung bình 5,6%/năm song cơ cấu đàn gần nhƣ không thay đổi, gà địa phƣơng và gà lông màu vẫn chiếm khoảng 68% tổng đàn bởi khối lƣợng, màu da, chất lƣợng thịt phù hợp thị hiếu tiêu dùng của ngƣời Việt. Gà Ri là giống gà địa phƣơng đƣợc nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong cả nƣớc nhƣng tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung. Gà Ri có khối lƣợng vừa phải, chân nhỏ, da vàng, chất lƣợng thịt thơm ngon, thích nghi đƣợc điều kiện thức ăn nghèo dinh dƣỡng (Trần Thanh Vân và cs, 2015). Trên nền tảng di truyền của giống gà Ri, đồng bào dân tộc Sán Dìu tại khu vực phía tây thành phố Thái Nguyên đã chọn lọc giống gà này mang những đặc điểm đặc trƣng cho mình nhƣ lông màu vàng rơm, chân màu vàng và nhỏ, da vàng, khối lƣợng vừa phải… Do chọn lọc theo hƣớng tự phát trong cộng đồng nên các thông tin về khả năng sản xuất của giống gà này vẫn chƣa đầy đủ. Đối với chăn nuôi gia cầm thì thức ăn chiếm khoảng 60 – 70% trong giá thành phẩm, vì vậy muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần sử dụng thức ăn hỗn hợp có hàm lƣợng dinh dƣỡng phù hợp (Trần Quốc Việt và Đặng Thái Hải, 2010). Biện pháp tốt để tăng năng suất sản phẩm và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn là cân bằng các chất dinh dƣỡng, đáp ứng nhu cầu của gia cầm. Mức năng lƣợng trao đổi (kcal ME) và protein thô trong thức ăn (% CP) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi xây dựng khẩu phần cho gia cầm ngƣời ta luôn hết sức chú trọng tỷ lệ giữa năng lƣợng trao đổi với hàm lƣợng protein thô trong khẩu phần vì cần phải tối ƣu hóa khả năng thu nhận thức 2 ăn cũng nhƣ đáp ứng các nhu cầu dinh dƣỡng thì mới đạt đƣợc hiệu quả trong chăn nuôi (Trần Thanh Vân và cs., 2015). Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của tỷ số giữa năng lượng trao đổi và Protein thô khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất thịt của gà Ri lông vàng nuôi tại Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định đƣợc tỷ số giữa năng lƣợng trao đổi và protein thô (ME/CP) thích hợp trong khẩu phần ăn phù hợp với khả năng sản xuất thịt của gà Ri lông vàng - Đánh giá ảnh hƣởng của mùa vụ đến khả năng sinh trƣởng của gà Ri lông vàng 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng các công thức thức ăn cho gà Ri nuôi thịt ở miền Bắc Việt Nam. - Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy và các nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà Ri nói riêng và gà lông màu nói chung đang phát triển tại khu vực miền Bắc của nƣớc ta; - Hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng gà Ri tại khu vực miền Bắc nƣớc ta. - Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, những nông hộ, trang trại chăn nuôi gà thịt lông màu tại khu vực miền Bắc nƣớc ta có thể ứng dụng kết quả của đề tài để sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Năng lượng và nhu cầu năng lượng của gà thịt Theo Lê Đức Ngoan, Dƣ Thanh Hằng (2014) năng lƣợng trong dinh dƣỡng vật nuôi chính là nhiệt lƣợng sinh ra trong quá trình đốt cháy các hợp chất hữu cơ và biểu thị bằng calori. Calori (cal) là nhiệt lƣợng cần thiết để làm nóng 1 g nƣớc từ 16,5 đến 17,5 oC. Kilocalori (kcal = 1.000 cal) và megacalori (Mcal = 1.000 kcal) là các bội số của calori. Hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng đơn vị Joule (J) để biểu thị năng lƣợng, ta có thể chuyển đổi đơn vị calori sang đơn vị joule, 1 cal = 4,184 J. Kilojoule (1.000 J) và megajoule (1.000 KJ) là các bội số tƣơng ứng của Joule. Vũ Duy Giảng, Bùi Văn Chính (2000) đã chỉ ra, khi đốt các chất hữu cơ trong máy đo nhiệt lƣợng (Bomb calorimeter), 1 g protein thu đƣợc 5,65 kcal, 1 g glucide thu đƣợc 4,1 kcal, 1 g mỡ thu đƣợc 9,3 kcal. Ở gà, khi ăn thức ăn vào, năng lƣợng thô (GE) trong thức ăn sẽ đƣợc chuyển thành năng lƣợng trao đổi (ME), năng lƣợng phân (FE), năng lƣợng nƣớc tiểu (UE) và năng lƣợng khí đƣờng tiêu hóa (ECH4). Tuy nhiên, ở gà, các sản phẩm khí sinh ra là rất ít và khó xác định. Do phân và nƣớc tiểu đƣợc thải ra đồng thời nên rất khó để tách biệt phân và nƣớc tiểu ra để xác định năng lƣợng tiêu hóa, vì vậy giá trị năng lƣợng tiêu hóa (DE) không đƣợc sử dụng một cách phổ biến trong khẩu phần. Năng lƣợng trao đổi (ME) sẽ đƣợc chuyển thành năng lƣợng sinh nhiệt (HI) và năng lƣợng thuần (NE). Năng lƣợng có vai trò rất cần thiết cho sự duy trì, sinh trƣởng, phát triển cơ thể và tạo ra sản phẩm. Theo Nguyễn Duy Hoan và cs. (1999) mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá trình sử dụng và trao đổi năng lƣợng. Quá trình này đòi hỏi sự lấy vào các chất dinh dƣỡng để bù đắp vào chỗ vật chất của cơ thể (lipid, protein, carbohydrate) đã bị đốt cháy, tạo ra năng lƣợng tích luỹ cho cơ thể lớn lên và phát triển đƣợc. 4 Phương pháp xác định nhu cầu năng lượng cho duy trì đối với gà thịt Để cung cấp đầy đủ, chính xác khẩu phần cho gia cầm thì yếu tố đầu tiên là xác định mức năng lƣợng thích hợp, cần thiết cho nhu cầu duy trì các hoạt động, sinh trƣởng và phát triển của cơ thể. Năng lƣợng cho duy trì của gia cầm bao gồm năng lƣợng cho trao đổi chất cơ bản và năng lƣợng cho hoạt động tối thiểu. Nhu cầu năng lƣợng cho hoạt động sống bình thƣờng phụ thuộc vào mức độ hoạt động của gia cầm. Theo Singh và Panda (1988) trong điều kiện nuôi dƣỡng bình thƣờng thì năng lƣợng cho hoạt động của gia cầm bằng 50% năng lƣợng trao đổi cơ bản. Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996) cho rằng nhu cầu năng lƣợng trao đổi cơ bản là nhu cầu dƣỡng chất để bù đắp cho sự tiêu hao năng lƣợng, đây là các chất dinh dƣỡng phân giải lúc đói trong điều kiện tiêu chuẩn, không làm việc, không vận động. Còn năng lƣợng trao đổi chất cơ bản là mức năng lƣợng cần thiết để đảm bảo sự sống, đƣợc dùng cho các hoạt động hô hấp, tuần hoàn của máu, hoạt động thần kinh, hoạt động của các cơ quan trong điều kiện không có sự kích thích, năng lƣợng điều hòa thân nhiệt, sự biến dƣỡng của các mô nhƣ lông, biểu bì và sự sản xuất các enzyme và kích thích tố. Trong thực tiễn sản xuất, ngƣời ta thƣờng tính nhu cầu năng lƣợng cho 1 kg khối lƣợng trao đổi (W0,75), trị số 70 kcal ± 15% và ít biến động giữa các loài. Theo McDonald và cs., 1995 (dẫn từ Nguyễn Đức Hƣng, 2006), ở gà, nhu cầu năng lƣợng trao đổi cơ bản cho 1 kg khối lƣợng là 72 kcal/ngày, còn 1 kg W0,75 là 86 kcal/ngày. Dựa vào năng lƣợng thuần cho duy trì chiếm 82% năng lƣợng trao đổi cho duy trì, ta có thể tính đƣợc nhu cầu năng lƣợng duy trì của gà đối với khối lƣợng khác nhau. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp nuôi dƣỡng, phƣơng pháp dựa vào cân bằng năng lƣợng, phƣơng pháp dựa vào cân bằng nitơ và carbon, phƣơng pháp dựa vào nhu cầu năng lƣợng cho trao đổi cơ bản để xác định nhu cầu năng lƣợng cho duy trì (Từ Quang Hiển và cs., 2001). Ngƣời ta tiến hành thí nghiệm nuôi dƣỡng trong thực tế, năng lƣợng của khẩu phần ăn vào dùng để duy trì và tăng khối lƣợng, loại trừ năng lƣợng cho tăng khối lƣợng thì biết đƣợc năng lƣợng cho duy trì. Theo Lê Đức Ngoan (2002) trong một số trƣờng hợp, 5 tăng khối lƣợng không phải do năng lƣợng mà do sự tích nƣớc cho nên để xác định sự thay đổi về năng lƣợng của cơ thể phải kết hợp với kỹ thuật giết mổ thịt so sánh. Phương pháp xác định nhu cầu năng lượng sản xuất đối với gà thịt Nhu cầu năng lƣợng cho sản xuất phụ thuộc vào các loại sản phẩm chăn nuôi khác nhau nhƣ thịt, trứng, sữa hay sức kéo cũng nhƣ năng suất thực tế của chúng. Ở gia cầm đang sinh trƣởng và vỗ béo, nhu cầu năng lƣợng cho sản xuất phụ thuộc vào tăng khối lƣợng hàng ngày và thành phần thân thịt xẻ. Trong từng thời kỳ sinh trƣởng của gà thịt, nhu cầu năng lƣợng rất khác nhau, không chỉ là sự thay đổi về tỷ lệ năng lƣợng chuyển thành nhiệt mà còn do sự thay đổi về số lƣợng năng lƣợng đƣợc tích lũy và phân chia năng lƣợng tích lũy đó thành protein và mỡ (Mac Leod, 1999, dẫn từ Nguyễn Đức Hƣng, 2006). Ở gia cầm cứ tăng 1 g khối lƣợng cơ thể, cần sử dụng 4 kcal, với tỷ lệ tiêu hóa là 80%, gia cầm tăng đƣợc 1g khối lƣợng cơ thể cần cung cấp năng lƣợng 5 kcal ME (Trần Thanh Vân và cs., 2015). 1.1.2. Protein và nhu cầu protein của gà thịt Protein là một nhóm các hợp chất đại phân tử sinh học, cùng với polysaccharit, lipid và acid nucleic, tạo nên các hợp phần chủ yếu của cơ thể sống. Một cách cụ thể, protein là các polymer đƣợc tạo nên từ các trình tự xác định các acid amin. Trong cơ thể sống, protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất. Về mặt số lƣợng, protein chiếm không dƣới 50% khối lƣợng khô của tế bào. Từ lâu ngƣời ta đã biết rằng protein tham gia mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật. Ngoài vai trò là thành phần chính trong cấu trúc của tế bào và mô, protein còn có nhiều chức năng phong phú khác quyết định những đặc điểm cơ bản của sự sống nhƣ sự truyền đạt thông tin di truyền, sự chuyển hóa các chất. Thật vậy, các enzyme, kháng thể chống lại bệnh, các hormone dẫn truyền các tín hiệu trong tế bào, ... đều có bản chất protein. Ngày nay, khi hiểu rõ vai trò to lớn của protein đối với cơ thể sống, ngƣời ta càng thấy rõ tính chất duy vật và ý nghĩa của định nghĩa thiên tài của Engel: "Sự sống là phƣơng thức tồn tại của những thể protein" (Hồ Trung Thông và cs., 2006). Grigorev (1981) cho biết protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất trong cơ thể gia cầm, là nguyên liệu chính tham gia cấu tạo nên các tế bào sống vì nó chiếm 6 1/5 khối lƣợng cơ thể, 1/7 - 1/8 khối lƣợng trứng, chính vì vậy không có không có một chất dinh dƣỡng nào có thể thay thế đƣợc vai trò của nó. Khác với glucide và lipid, trong cấu trúc của protein bao giờ cũng chứa nitơ (16%). Trong cơ thể vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng không thể tổng hợp protein từ glucide hay từ lipid, mà bắt buộc phải lấy từ bên ngoài vào qua con đƣờng thức ăn hàng ngày một cách đều đặn với một số lƣợng đầy đủ và theo một tỷ lệ thích hợp so với các chất dinh dƣỡng khác (Bùi Đức Lũng, 1995). Trần Tố và Cù Thị Thúy Nga (2008) cho rằng protein có 9 vai trò sinh học, gồm: Vai trò tạo hình, xúc tác, bảo vệ, vận chuyển, vận động, dự trữ và dinh dƣỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, điều hòa trao đổi chất và cung cấp năng lƣợng. Protein cần thiết cho động vật nhƣ là nguồn dinh dƣỡng không thể thay thế và đứng hàng đầu trong các chất dinh dƣỡng đối với đời sống của động vật. Nhờ protein sẵn có trong thức ăn, động vật mới có thể tổng hợp đƣợc protein của cơ thể và các sản phẩm, ngoài ra còn tổng hợp ra các chất có hoạt tính sinh học cao nhƣ enzyme và hormone, cùng các hợp chất khác đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý của cơ thể (Lƣơng Đức Phẩm, 1982). Trong nuôi dƣỡng gà thịt, dinh dƣỡng protein là một chỉ số quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, sức sản xuất và chất lƣợng sản phẩm. Ngƣời ta cho rằng, 20 - 25% sức sản xuất của gà thịt ảnh hƣởng trực tiếp bởi dinh dƣỡng protein (Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, 2002). Protein là thành phần chính của dây chằng, lông, da, các cơ quan và các hệ cơ. Do protein đƣợc sử dụng cho duy trì, sinh trƣởng và sản xuất nên nó phải đƣợc thƣờng xuyên đƣa vào cơ thể. Nếu protein ăn vào thấp hơn nhu cầu thì tốc độ sinh trƣởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ bị ảnh hƣởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong cơ thể (Nguyễn Đức Hƣng, 2006). Khi không có đủ protein trong thức ăn thì trao đổi chất bị phá hủy, có thể làm cho sự sinh trƣởng chậm lại dẫn tới giảm năng suất, sản lƣợng sản phẩm. Mặt khác, khả năng chống chịu bệnh cũng bị giảm. Thức ăn quá thừa protein cũng thể hiện xấu ở sức khỏe của gia cầm. Khi thừa protein trong khẩu phần thì trong cơ thể tích lũy một lƣợng đáng kể các sản phẩm độc nhƣ amoniac, các muối amon, acid uric, ure, các amin và các chất khác (Vũ Duy Giảng và cs., 1997). 7 Dƣới tác động của các men ở trong đƣờng tiêu hoá của gia súc, gia cầm, protein sẽ đƣợc phân giải thành các acid amin. Các acid amin này sẽ đƣợc hấp thu qua vách ruột vào máu, tới gan và các mô bào, vì thế có sự tăng amin trong huyết tƣơng sau khi gia súc, gia cầm ăn thức ăn. Theo Bùi Đức Lũng (1995) trƣớc khi cho ăn, lƣợng nitơ amin trong huyết tƣơng của gia cầm là 4 - 6 mg/ml và sau khi cho ăn là 6 - 10 mg/ml. Một phần acid amin sẽ đƣợc dùng làm nguyên liệu năng lƣợng, khi các acid amin này dƣ thừa so với nhu cầu của cơ thể. Khả năng tiêu hoá, sử dụng protein trong thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào giống, tuổi và tính năng sản xuất của gia súc, gia cầm, vì có mối tƣơng quan di truyền giữa tăng khối lƣợng cơ thể với tiêu tốn thức ăn (Chamber và cs., 1984). Phương pháp xác định nhu cầu protein đối với gà nuôi thịt Nhu cầu protein cho gà thịt bao gồm: nhu cầu cho duy trì, nhu cầu cho tăng trƣởng và nhu cầu cho mọc lông. Nhu cầu duy trì giúp con vật không thay đổi trọng lƣợng và các hoạt động sinh lý. Vì vậy, sự trao đổi protein xảy ra ngay cả khi cơ thể con vật không nhận đƣợc protein từ thức ăn. Nếu kéo dài tình trạng thiếu hụt protein trong thức ăn để duy trì cho sự hoạt động thì con vật phải huy động protein riêng của cơ thể để cung cấp cho mọi sự hoạt động sinh trƣởng của chúng. Trong quá trình trao đổi protein (đồng hóa và dị hóa), tạo ra sản phẩm trung gian chứa nitơ, lƣợng nitơ này thải ra ngoài cùng với nƣớc tiểu, ngƣời ta gọi đó là nitơ nội sinh. Nó đặc trƣng cho lƣợng nitơ mất đi tối thiểu cần thiết để tồn tại sự sống. Khi tăng hàm lƣợng protein trong khẩu phần sẽ làm tăng sinh trƣởng, nhƣng sự tăng hàm lƣợng protein trong khẩu phần chỉ có giới hạn nhất định và tuỳ thuộc vào tuổi và khối lƣợng cơ thể. Thông thƣờng dƣới 4 tuần tuổi, bộ lông gia cầm chiếm 4% khối lƣợng cơ thể. Khối lƣợng lông tăng dần lên và đạt 7% ở 4 tuần tuổi, sau đó tỷ lệ này đƣợc giữ nguyên và ổn định. Nhu cầu protein còn đƣợc xác định bằng phƣơng pháp nuôi dƣỡng. Ngƣời ta tiến hành nuôi gà với các mức protein trong khẩu phần khác nhau. Theo dõi các chỉ 8 tiêu sản xuất của gà thịt để xác định mức dinh dƣỡng phù hợp với hƣớng lựa chọn ứng dụng trong chăn nuôi. Trong giới hạn cho phép, protein trong khẩu phần càng cao thì gà sẽ có khả năng sinh trƣởng nhanh hơn, FCR giảm, nhƣng xét về mặt hiệu quả kinh tế thì phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng khẩu phần, giá nguyên liệu thức ăn. 1.1.3. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein Năng lƣợng và protein là hai thành phần dinh dƣỡng quan trọng nhất của cơ thể sống. Mọi quá trình sinh hoá học diễn ra trong cơ thể sống đều cần đến năng lƣợng trao đổi. Trong khi đó protein lại xây dựng nên mọi tế bào giúp cho quá trình tích luỹ sinh khối tạo nên sự tăng trƣởng của cơ thể. Nếu trong khẩu phần của gia cầm chỉ cung cấp đủ năng lƣợng, mà thiếu protein thì sinh trƣởng và sản lƣợng trứng giảm vì thiếu vật liệu xây dựng. Ngƣợc lại, nếu thiếu năng lƣợng trao đổi, để đảm bảo duy trì quá trình sống, buộc cơ thể phải sử dụng protein vào việc cung cấp năng lƣợng và việc này đã làm giảm khả năng sản xuất, dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Nhƣ vậy, giữa năng lƣợng và protein trong khẩu phần có một mối quan hệ mật thiết, không thể xem xét chúng một cách tách rời. Bởi sự trao đổi acid amin trong cơ thể gia cầm có tƣơng quan chặt chẽ với sự trao đổi năng lƣợng, sự trao đổi lipid, trao đổi glucide, trao đổi khoáng và vitamin. Mối tƣơng quan giữa chúng là bản chất quan trọng nhất của sự trao đổi chất. Cơ thể sẽ tự phân giải protein để cung cấp năng lƣợng khi thiếu năng lƣợng trao đổi. Do vậy, hệ số chuyển hóa thức ăn cho đơn vị sản phẩm tăng lên. Cơ thể sẽ tăng cƣờng tích lũy mỡ khi năng lƣợng trao đổi dƣ thừa (Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, 2002). Khi tỷ lệ ME/CP nằm trong khả năng tự điều chỉnh của gia cầm nuôi thịt thì có thể tăng khối lƣợng ở mức cao. Do đó, Jackson và cs., 1982 (dẫn từ Từ Quang Hiển và cs., 2013) đã cho rằng tỷ lệ ME/CP (kcal/CP%) trong thức ăn quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hƣởng lớn đến tăng khối lƣợng, sử dụng các chất dinh dƣỡng của thức ăn và chất lƣợng sản phẩm. Nếu trong khẩu phần cho gà thịt ta tăng năng lƣợng thì lƣợng mỡ sẽ tăng lên. Nếu trong khẩu phần ăn tăng lƣợng protein thì sẽ làm tăng tỷ lệ nƣớc và tăng tỷ lệ protein trong thịt nhƣng đồng thời cũng sẽ làm giảm lƣợng mỡ và giảm năng lƣợng trong thịt. Kết quả nghiên cứu của Boekholt và cs., 1994 (dẫn từ Nguyễn Đức Hƣng, 2006) đã chỉ ra khi mức năng lƣợng ăn vào cao thì năng lƣợng đƣợc tích lũy trong mỡ 9 khoảng 80% và năng lƣợng đƣợc dự trữ trong protein khoảng 15%. Một lƣợng mỡ cơ thể sẽ đƣợc huy động, trong khi protein sẽ đƣợc tích lũy khi mức năng lƣợng ăn vào thấp. Baghel, Bradhan (1989) cho rằng ở mức năng lƣợng 2.800 kcal/kg và mức protein 23%, 22%, 18% ứng với giai đoạn khởi động, sinh trƣởng và kết thúc thì gà sinh trƣởng tốt. Trong giai đoạn đầu yêu cầu về mật độ dinh dƣỡng trong khẩu phần ăn cho gà thịt cao hơn giai đoạn sau. Theo từng giai đoạn phát triển của gà thì tỷ lệ ME/CP sẽ tăng dần. Tỷ lệ này trong giai đoạn đầu thƣờng thấp vì mật độ ME thấp và % CP lại cao so với giai đoạn sau. Ngƣợc lại, mật độ ME tăng lên nhƣng % CP lại giảm trong khẩu phần ở giai đoạn sau. Kamran và cs. (2008) khẳng định rằng, nuôi gà thịt khẩu phần có CP thấp với tỷ lệ ME/CP không đổi đã ảnh hƣởng xấu đến sự sinh trƣởng. NRC (1994) khuyến cáo, tỷ lệ ME/CP (kcal/CP%) trong thức ăn của gà thịt để tăng khối lƣợng trung bình giai đoạn khởi động là: 139 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 23%); giai đoạn sinh trƣởng là: 160 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 20%); giai đoạn kết thúc là: 178 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 18%). Từ Quang Hiển và cs. (2013) cho biết các nƣớc thƣờng quy định tỷ lệ ME/CP (kcal/CP%) vào khoảng 130 - 150 cho gà thịt giai đoạn đầu và 160 - 170 vào giai đoạn sau (nuôi theo 2 giai đoạn). Theo khuyến cáo của hãng Ross broiler (2009) (dẫn từ Từ Quang Hiển và cs., 2013) thì tỷ lệ ME/CP (kcal/CP%) trong thức ăn của gà thịt để tăng khối lƣợng cao giai đoạn khởi động là: 138 - 121 (ME: 3.025 kcal/kg TĂ; CP: 22 - 25%); giai đoạn sinh trƣởng là: 149 - 136 (ME: 3.125 kcal/kg TĂ; CP: 21 - 23%); giai đoạn kết thúc là: 168 - 152 (ME: 3.200 kcal/kg TĂ; CP: 19 - 21%). Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy: Hiệu quả sử dụng thức ăn bởi gia cầm tăng lên, nhu cầu protein và acid amin tăng lên, khi tăng mức bão hoà năng lƣợng. Do vậy, việc cần thiết phải đƣa ra đƣợc những tỷ lệ thích hợp nhất giữa mức năng lƣợng trong khẩu phần với hàm lƣợng protein thô trong chúng và đƣợc cân đối theo tất cả các acid amin, trong đó việc định mức năng lƣợng theo acid amin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Khi xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm, cần phải tính toán sao cho hàm lƣợng protein cân đối hàm lƣợng trao đổi để có thể cung cấp đủ cả nhu cầu năng lƣợng trao 10 đổi và protein cho gia cầm. Để thực hiện đƣợc điều đó, việc quan trọng trƣớc tiên là ta phải xác định đƣợc tỷ lệ giữa năng lƣợng và protein (ME/CP). Trong thực tế sản xuất, để có hiệu quả kinh tế cao thì tỷ lệ này biến động phụ thuộc vào: Nhiệt độ môi trƣờng, hƣớng sản xuất, tuổi và năng suất của gia cầm. Vấn đề này đã đƣợc rất nhiều các nhà khoa học trên toàn thế giới quan tâm nghiên cứu, bởi vì xét về kinh tế thì tỷ lệ ME/CP có ý nghĩa rất lớn để đạt mục tiêu của ngành gia cầm (Manas Kumar Patra và cs., 2017). Trong những năm gần đây, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu về ME và CP trên các đối tƣợng gà khác nhau: Mbajiorgu và cs. (2011) đã nghiên cứu trên gà Venda bản địa và thấy rằng: tỷ lệ ME/CP 62 MJ ME/kg protein (tƣơng đƣơng 148 kcal ME/1% CP) là tối ƣu cho lƣợng ăn vào và sinh trƣởng; ME/CP 63 MJ ME/kg protein (tƣơng đƣơng 150 kcal ME/1% CP) là tối ƣu cho FCR giai đoạn 1 - 42 ngày tuổi; ME/CP 60 MJ ME/kg protein (tƣơng đƣơng 143,6 kcal ME/1% CP) là tối ƣu cho sinh trƣởng và FCR của gà trống giai đoạn 43 - 91 ngày tuổi. Tuy nhiên, ME/CP 62 MJ ME/kg CP (tƣơng đƣơng 148 kcal ME/1% CP) là tối ƣu cho lƣợng ăn vào của gà trống giai đoạn 43 - 91 ngày tuổi. Kết quả khẳng định, ME/CP 62 MJ ME/kg CP (tƣơng đƣơng 148 kcal ME/1% CP) là tối ƣu cho lƣợng ăn vào mà không phân biệt lứa tuổi và tính biệt của gà. Moosavi và cs. (2012) đã nghiên cứu trên gà Ross 308 và kết luận nuôi gà thịt ME thấp và CP thấp đã giảm sự tăng trƣởng, nhƣng chỉ tiêu thịt không bị ảnh hƣởng. Haunshi và cs. (2012) đã nghiên cứu để đánh giá ảnh hƣởng năng lƣợng trao đổi (ME) và hàm lƣợng protein thô (CP) khác nhau trên gà Aseel giai đoạn 1 - 56 ngày tuổi. Nghiên cứu kết luận rằng, việc cung cấp ME 2.600 kcal/kg và 16% CP sẽ là lý tƣởng cho sự phát triển tối ƣu của gà trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để có đƣợc FCR tốt hơn, chế độ dinh dƣỡng khẩu phần ME 2.800 kcal/kg và 16% CP sẽ là lý tƣởng. Lqbal và cs. (2014) đã nghiên cứu và kết luận rằng, tiêu thụ thức ăn của gà broiler giảm, trong khi đó FCR đƣợc cải thiện khi mật độ dinh dƣỡng khẩu phần tăng lên. CP và ME có thể giảm tƣơng ứng tới 19,3% và 2771 kcal/kg thức ăn, mà không làm giảm khả năng sản xuất của gà thịt (tăng khối lƣợng, chất lƣợng thịt). 11 1.1.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chăn nuôi gà Rất nhiều giống gà có khả năng thích nghi và khả năng sản xuất tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên. Một số công trình nghiên cứu cho rằng mùa vụ ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất của gà. Bởi vì thời tiết khí hậu ở miền Bắc thay đổi theo mùa, đặc biệt nhất là yếu tố nhiệt độ và ẩm độ của môi trƣờng. Ngoài ra, mức năng lƣợng trong khẩu phần còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trƣờng. Ở điều kiện nhiệt độ khác nhau thì nhu cầu về năng lƣợng và các vật chất dinh dƣỡng khác cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trƣờng. Khi nhiệt độ chuồng nuôi ổn định thì mức tiêu thụ thức ăn của gia cầm tăng, khi giảm mức năng lƣợng của thức ăn và ngƣợc lại. Vì vậy, khi nhiệt độ ổn định thì cần đảm bảo mức năng lƣợng cao trong thức ăn để nâng cao sức sản xuất của gia cầm. Với mức năng lƣợng ổn định thì mức tiêu thụ thức ăn sẽ bị giảm khi nhiệt độ môi trƣờng tăng và ngƣợc lại. Tác giả Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2007) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của gà F1 (Ri x Lƣơng Phƣợng) nuôi tại Thái Nguyên. Tác giả kết luận: Đàn gà lai (Ri x Lƣơng Phƣợng) nuôi bán chăn thả đến 40 tuần tuổi trong nông hộ ở hai mùa vụ khác nhau, thấy rằng, mùa vụ có ảnh hƣởng đến hầu hết các chỉ tiêu về sinh sản của gà, gà nuôi chính vụ (bắt đầu nuôi cuối mùa Thu) cho kết quả tốt hơn gà nuôi trái vụ (bắt đầu nuôi vào mùa Hè). Theo Đỗ Võ Anh Khoa và Lƣu Hữu Mãnh (2012) khi nhiệt độ và ẩm độ cao so với điều kiện chuẩn, nó có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của gà Ross 308, làm tăng tỉ lệ tiêu chảy (32,5 - 37,8%), tỉ lệ bệnh hô hấp (22,4 - 40%) và tỉ lệ chết (4,45 - 7,84%). Tỷ lệ gà bị tiêu chảy do nhiễm E.coli là 74 - 87%. Tỉ lệ nhiễm E.coli cao nhất ở giai đoạn 0 - 2 tuần tuổi (87%), có khuynh hƣớng giảm từ 2 - 4 tuần tuổi (74%) và tăng trở lại ở 4 - 6 tuần tuổi (81%). Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất của gà thịt giống Ross 308 thì nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi cần đƣợc kiểm soát chặt chẽ và ổn định. Tại Thái Nguyên, Nguyễn Đức Hùng (2008) đã nghiên cứu sự thích nghi của gà Sao, tác giả kết luận: Gà Sao dòng lớn có sức kháng bệnh tốt, thích nghi cao với điều kiện môi trƣờng và tập quán chăn nuôi ở Thái Nguyên, tỷ lệ nuôi sống đạt tới 97%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất