Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của tuổi gà mái và khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở của gà ross 308...

Tài liệu ảnh hưởng của tuổi gà mái và khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở của gà ross 308

.PDF
64
204
111

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ KIM YẾN ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI GÀ MÁI VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GÀ ROSS 308 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: CHĂN NUÔI – THÚ Y CẦN THƠ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ KIM YẾN ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI GÀ MÁI VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GÀ ROSS 308 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs. Ts. NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG CẦN THƠ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI GÀ MÁI VÀ KHỐI LƯỢNG TRỨNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA ĐÀN GÀ ROSS 308 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y Cần Thơ, Ngày ....Tháng .. Năm ..... Cần Thơ, Ngày ....Tháng ….. Năm …… Giáo viên hướng dẫn: PGs. TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung DUYỆT BỘ MÔN …………………………. Cần Thơ, Ngày .....Tháng ….. Năm…… DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG ……………………………… LỜI CẢM TẠ Trải qua những năm học ở giảng đường Cần Thơ, dưới sự tận tâm hướng dẫn, truyền dạy những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu của thầy cô cùng với sự nổ lực của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp. Trước khi rời khỏi mái trường thân yêu để chuẩn bị hành trang bước vào đời, tôi xin gửi đến mọi người lời cảm tạ chân thành và sâu sắc nhất. Con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ kính yêu – người đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ và lo cho con ăn học đến ngày hôm nay. Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô trong bộ môn Chăn nuôi - Thú y, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng. Tôi không bao giờ quên công ơn to lớn của cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã dẫn dắt tôi từng bước, hết lòng động viên tôi trong suốt khóa luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Kim Đông đã dành cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành biết ơn kỹ sư Nguyễn Thanh Phi Long, kỹ sư Cao Văn Thương, kỹ sư Trần Thanh Phú Cường và các anh em công nhân tại nhà máy ấp Phước Tân đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu và luôn tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Ngô Thị Minh Sương đã tận tình giúp đỡ và động viên tôi suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Chăn Nuôi - Thú Y khóa 36A đã động viên, giúp đỡ chia sẽ những kinh nghiệm trong thời gian học tập ở trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn đến bạn Nguyễn Kim Ba đã giúp đỡ tôi rất nhiều khi thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn Hội đồng đánh giá luận văn đã đóng góp ý kiến để luận văn thật sự có giá trị khoa học. Cuối lời xin chúc tất cả mọi người dồi dào sưc khỏe và thành công. Xin trân trọng cảm ơn và kính chào! i TÓM LƯỢC Đề tài “Ảnh hưởng của tuổi gà mái và khối lượng trứng lên tỉ lệ nở của gà Ross 308” để đánh giá ảnh hưởng của tuổi gà mái đẻ và khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở của đàn gà Ross 308 dòng nuôi thịt. Thí nghiệm được thực hiện trên 2 đàn gà, đàn thứ nhất có tuổi từ tuần 30-35 (đàn nhỏ), đàn thứ hai từ 52-57 tuần (đàn lớn). Cả hai đàn đều được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, theo thể thức thừa số 2 nhân tố. Nhân tố một là tuổi gà mái đẻ; đàn nhỏ có 3 hạng tuổi: tuần tuổi 30-31 (T30-31), 32-33 (T32-33) và 34-35 (T34-35); đàn lớn có 3 hạng tuổi: từ tuần 52-53 (T52-53), 54-55 (T54-55) và 56-57 tuần (T56-57). Nhân tố hai là khối lượng trứng; đàn nhỏ có 3 loại khối lượng: <60 g, 61g-65g và >66g; đàn lớn có 3 loại khối lượng: 60g-68g, 69g73g và >74 g). Thí nghiệm được lập lại 6 lần tương ứng với 6 đợt ấp trứng. Các chỉ tiêu theo dõi gồm có khối lượng trứng ấp, khối lượng trứng ấp 18 ngày, tỉ lệ nước bốc hơi, khối lượng gà 1 ngày tuổi, tỉ lệ trứng có phôi, tỉ lệ trứng không phôi, tỉ lệ trứng chết phôi, tỉ lệ trứng thối, tỉ lệ trứng bể, tỉ lệ trứng sát, tỉ lệ trứng loại và tỉ lệ nở. Đối với đàn gà nhỏ, tuổi gà mái và khối lượng trứng có ảnh hưởng đến tỉ lệ nở. Trứng có khối lượng nhỏ (52g-60g) có tỉ lệ nở cao (85,08-94,25%). Tuy nhiên trứng có tỉ lệ nở cao nhất (88,96-94,15%) là trứng có khối lượng vừa (61g-65g). Còn những trứng có khối lượng to (>66g) thì có tỉ lệ nở thấp nhất (78,77-89,88%). Đối với đàn gà lớn, tuổi gà mái và khối lượng trứng không ảnh hưởng đến tỉ lệ nở. Tỉ lệ nở của đàn gà nhỏ có sự khác biệt với tỉ lệ nở của đàn gà lớn. Tỉ lệ nở của trứng nhỏ, trứng vừa và trứng to lần lượt là 86,21-90,48%; 86,31-87% và 80,36-82,14%. Tỉ lệ nở của đàn gà Ross 308 chịu ảnh hưởng của tuổi gà mái đẻ và khối lượng trứng ấp. Trứng vừa và trứng nhỏ có tỉ lệ nở cao hơn trứng to. ii LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và các thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi. Tôi tên: Nguyễn Thị Kim Yến (MSSV: 3108167) là sinh viên lớp Chăn Nuôi – Thú Y Khóa 36 (2010–2014). Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Đồng thời tất cả các số liệu, kết quả thu được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa công bố trong bất kỳ luận văn, tạp chí khoa học khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ môn. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Yến iii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... i TÓM LƯỢC ........................................................................................................... ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ viii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 2 2.1 Thành phần cấu tạo của trứng ............................................................................ 2 2.1.1 Vỏ trứng ......................................................................................................... 3 2.1.2 Lòng trắng trứng ............................................................................................. 3 2.1.3 Lòng đỏ .......................................................................................................... 4 2.2 Quá trình phát triển của phôi trong qua trình ấp trứng ....................................... 4 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi và tỉ lệ ấp nở................ 6 2.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ.................................................................................. 6 2.3.2 Ảnh hưởng của ẩm độ ..................................................................................... 7 2.3.3 Ảnh hưởng độ thông thoáng ........................................................................... 8 2.3.4 Ảnh hưởng của việc đảo trứng ........................................................................ 9 2.3.5 Ảnh hưởng do di truyền .................................................................................. 9 2.3.6 Ảnh hưởng của việc thu lượm trứng ............................................................. 10 2.3.7 Bảo quản trứng ấp và thời gian trữ trứng ...................................................... 10 2.3.8 Khối lượng trứng .......................................................................................... 11 2.3.9 Dinh dưỡng .................................................................................................. 12 2.3.10 Những ảnh hưởng khác .............................................................................. 13 2.4 Ấp trứng nhân tạo ............................................................................................ 14 2.4.1 Tiếp nhận, chọn, xếp, sát trùng, bảo quản trứng ấp ....................................... 14 2.4.2 Đưa trứng vào máy ấp .................................................................................. 16 2.4.3 Quy trình ấp nở và chế độ ấp nở ................................................................... 16 2.4.4 Đảo trứng và thông thoáng ........................................................................... 16 2.4.5 Chuyển từ máy ấp qua máy nở...................................................................... 17 2.4.6 Ra gà và đánh giá chất lượng gà nở .............................................................. 17 2.5 Sơ lược về gà Ross 308 .................................................................................. 18 2.5.1 Khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Ross 308 bố mẹ .............................. 19 2.5.2 Khả năng sinh sản của gà Ross 308 .............................................................. 20 2.6 Vệ sinh sát trùng trạm ấp ................................................................................. 20 2.6.1 Nội quy vệ sinh sát trùng tại trạm máy ấp ..................................................... 20 2.6.2 Vệ sinh sát trùng khu vực trong trạm ấp ....................................................... 21 iv 2.6.3 Vệ sinh sát trùng khu vực trong phòng ấp ..................................................... 21 2.6.4 Vệ sinh khu vực ngoài trạm ấp ..................................................................... 22 2.6.5 Vệ sinh kho và máy móc .............................................................................. 22 2.7 Một số bệnh lý thường gặp ở gà 1 ngày tuổi bằng phương pháp ấp trứng công nghiệp ........................................................................................................... 23 2.7.1 Ấp trứng đã qua bảo quản lâu ngày ............................................................... 23 2.7.2 Bệnh chân, cánh ngắn (Micromelia) ............................................................. 23 2.7.3 Bệnh khoèo chân hay perosis ........................................................................ 23 2.7.4 Bệnh động kinh (atexia)................................................................................ 23 2.7.5 Bệnh gà con bị dính bết khi nở ..................................................................... 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 25 3.1 Phương tiện ..................................................................................................... 25 3.1.1 Thời gian thí nghiệm .................................................................................... 25 3.1.2 Địa điểm thí nghiệm ..................................................................................... 25 3.1.3 Giống gà thí nghiệm ..................................................................................... 26 3.1.4 Trứng gà thí nghiệm ..................................................................................... 26 3.1.5 Nhà máy ấp .................................................................................................. 26 3.1.6 Máy ấp thí nghiệm ........................................................................................ 26 3.1.7 Máy nở thí nghiệm ....................................................................................... 27 3.1.8 Phòng trữ ...................................................................................................... 27 3.1.9 Dụng cụ thí nghiệm ...................................................................................... 28 3.2 Phương pháp thí nghiệm .................................................................................. 28 3.2.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................................... 28 3.2.2 Quy trình ấp trứng ........................................................................................ 29 3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ........................................................................... 31 3.3.1 Tỉ lệ trứng không phôi (TLTKP), % ............................................................. 31 3.3.2 Tỉ lệ trứng có phôi (TLTCP), %.................................................................... 31 3.3.3 Tỉ lệ trứng chết phôi (TLTCP), % ................................................................. 32 3.3.4 Tỉ lệ nước bốc hơi (TLNBH), % ................................................................... 32 3.3.5 Tỉ lệ trứng sát (TLTS), % ............................................................................. 32 3.3.6 Tỉ lệ trứng nở (TLTNở) ,% ........................................................................... 32 3.4 Xử lí số liệu ..................................................................................................... 32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 33 4.1 Nhận xét tổng quát .......................................................................................... 33 4.2 Kết quả thí nghiệm .......................................................................................... 33 4.2.2 Ảnh hưởng của tuổi gà mái và khối lượng trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà nhỏ (gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi) .................................... 33 4.2.2.1 Ảnh hưởng của tuổi gà mái lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà nhỏ .............. 33 v 4.2.3 Ảnh hưởng của tuổi gà mái và khối lượng trứng (g) lên các chỉ tiêu ấp nở gà lớn (gà Ross 308 giai đoạn từ 52–57 tuần tuổi) ................................................. 39 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................ 45 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 45 5.2 Đề xuất ............................................................................................................ 45 TÀI LIỆU THAM THẢO PHỤ CHƯƠNG vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Cấu tạo trứng gia cầm ..................................................................... 2 Hình 2.2 Đưa trứng vào máy ấp................................................................... 16 Hình 2.3 Chuyển trứng từ máy ấp qua máy nở ............................................ 17 Hình 2.4 Ra gà con ...................................................................................... 18 Hình 2.5 Gà Ross 308 ................................................................................. 19 Hình 2.6 Cổng sát trùng và phòng sát trùng ................................................. 21 Hình 3.1 Tổng quan trại máy ấp .................................................................. 25 Hình 3.2 Sơ đồ tổng quan trại máy ấp.......................................................... 25 Hình 3.3 Máy ấp.......................................................................................... 26 Hình 3.4 Máy nở ......................................................................................... 27 Hình 3.5 Phòng trữ trứng ............................................................................. 27 Hình 3.6 Dụng cụ thí nghiệm ...................................................................... 28 Hình 3.7 Nhận trứng................................................................................... .29 Hình 3.8 Sang trứng vào vĩ trắng .................................... ..............................29 Hình 3.9 Cân khối lượng trứng .................................................................... 30 Hình 3.10 Đánh dấu trứng thí nghiệm ......................................................... 30 Hình 3.11 Trứng trong xe ấp ....................................................................... 30 Hình 3.12 Soi trứng bằng tay ....................................................................... 30 Hình 3.13: Khay gà trong máy nở................................................................ 30 Hình 3.14: Ra gà máy nở ............................................................................. 30 Hình 3.15: Chọn và phân loại gà ................................................................. 31 Hình 3.16: Cân khối lượng gà con ............................................................... 31 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của tuổi gà mái lên tỉ lệ nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi ..................................................... 34 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của khối lượng trứng lên tỉ lệ nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi ............................................. 36 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của tuổi gà mái lên tỉ lệ nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 52-57 tuần tuổi ..................................................... 40 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của khối lượng trứng lên tỉ lệ nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 52-57 tuần tuổi .............................................. 42 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tỉ lệ thành phần của trứng gà ......................................................... 2 Bảng 2.2 Thành phần hóa học chung của trứng gà ......................................... 2 Bảng 2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ ấp nở của trứng gà ...................... 7 Bảng 2.4 Kết quả ấp nở theo các mức khối lượng khác nhau ....................... 11 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của tuổi gà mái lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi ........................................................ 34 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của khối lượng trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi .................................................... 36 Bảng 4.3a Ảnh hưởng tương tác giữa tuổi gà mái và khối lượng trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi ............ 37 Bảng 4.3b Ảnh hưởng tương tác giữa tuổi gà mái và khối lượng trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi ........... 38 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của tuổi gà mái lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Ross giai đoạn từ 50-57 tuần tuổi……………………………………………40 Bảng 4.5 Ảnh hưởng của khối lượng trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 52-57 tuần tuổi ……………………………………42 Bảng 4.6a Ảnh hưởng tương tác giữa tuổi gà mái và khối lượng trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 52-57 tuần tuổi…………….43 Bảng 4.6b Ảnh hưởng tương tác giữa gà mái và khối lượng trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà Ross 308 giai đoạn từ 52-57 tuần tuổi………………...44 viii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ SEM Sai số chuẩn của số trung bình KL Khối lượng TLTKP Tỉ lệ trứng không phôi TLTNở Tỉ lệ trứng nở TLTS Tỉ lệ trứng sát TLTCP Tỉ lệ trứng chết phôi TLTP Tỉ lệ trứng có phôi TLNBH Tỉ lệ nước bốc hơi P Giá trị xác suất ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Ấp trứng là giai đoạn quan trọng trong quá trình sinh sản của gia cầm, là khâu cuối cùng trong chăn nuôi đàn gà giống. Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh của ngành chăn nuôi, trứng giống và kỹ thuật ấp trứng gia cầm phải được nâng cao nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng loạt gà con giống với số lượng lớn, chất lượng cao, đồng đều, phù hợp với phương thức chăn nuôi quy mô lớn, làm tăng tỉ lệ ấp nở, tăng sức sống của gà con, bảo đảm vệ sinh, cách ly gà con xa môi trường có dịch bệnh (Chu Thị Thơm et al., 2006). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng lên tỉ lệ trứng có phôi và tỉ lệ nở của trứng. Trong đó kỹ thuật ấp trứng đóng vai trò quan trọng nhất là ấp trứng theo phương pháp công nghiệp với qui mô sản xuất lớn. Nhiệt độ, ẩm độ không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ trứng chết phôi, trứng sát và tỉ lệ nở. Tuổi gà mái có ảnh hưởng rất lớn đối với tỉ lệ nở của gà (Fasenko et al., 1992). Ngoài ra khối lượng trứng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ấp nở của gà (Abiola et al.,2008). Để góp phần cải thiện quy trình ấp trứng, nâng cao kết quả ấp nở và đảm bảo chất lượng cho đàn giống...... do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của tuổi gà mái và khối lượng trứng lên tỉ lệ ấp nở của gà Ross 308”. Mục tiêu của việc nghiên cứu trên là đánh giá ảnh hưởng của tuổi gà mái đẻ và khối lượng trứng lên tỉ lệ trứng có phôi, tỉ lệ loại thải, và tỉ lệ nở của trứng qua các tuần tuổi khác nhau của gà mái đẻ, để lựa chọn những quả trứng đem ấp có tuần tuổi và khối lượng phù hợp nhằm mang lại hiệu quả ấp nở cao. Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu sự khác biệt về tỉ lệ nở của trứng của đàn gà nhỏ (gà Ross 308 giai đoạn từ 30-35 tuần tuổi) và trứng của đàn gà lớn (gà Ross 308 giai đoạn từ 52-57 tuần tuổi). 1 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Thành phần cấu tạo của trứng Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), trứng gà là tế bào sinh dục phức tạp được biệt hoá rất cao, cấu tạo của nó gồm các phần: lòng đỏ, lòng trắng trứng được tiết ra bởi bộ máy sinh sản và vỏ bảo vệ bên ngoài cung cấp những khoáng chất cho phôi phát triển. Trứng cấu tạo gồm 3 phần: phần vỏ vôi, phần lòng trắng, phần lòng đỏ. Mỗi phần của chúng dều có chức năng riêng biệt. Tỉ lệ tương đối (%) và tuyệt đối (g) giữa các thành phần tùy thuộc vào loài gia cầm. Hình 2.1: Cấu tạo trứng gia cầm Bảng 2.1: Tỉ lệ thành phần của trứng gà Chỉ tiêu Lòng trắng (%) Lòng đỏ (%) Vỏ (%) Trứng gà 58,62 31,04 10,34 Nguồn: Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2001) Bảng 2.2: Thành phần hóa học chung của trứng gà Chi tiêu Trứng gà Nước (%) 73,6 Protein (%) 12,8 Mỡ (%) 11,8 Khoáng (%) 1,09 Nguồn: Bạch Thị Thanh Dân và Nguyễn Quý Khiêm (2001) Tỉ lệ thành phần của trứng thay đổi tùy thuộc giống, tuổi, mùa vụ, chế độ dinh dưỡng,… 2 2.1.1 Vỏ trứng Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), trong tử cung của gia cầm có tuyến vô tiết ra một dịch nhờn và trắng, dịch này tạo ra từ cacbonatcanxi và các bó protein. Chất này nhanh chống cứng lại và tạo thành lớp vỏ bao quanh trứng. Vỏ trứng được tạo thành từ 93,5% muối canxi (cacbonatcanxi); 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2% nước; 0,5% oxit magie; 0,25% photpho; 12% dioxit silic; 0,03% natri; 0,08% kali và các chất sắt, nhôm. Chức năng của nó là là bảo vệ các thành phần bên trong của trứng, đồng thời là nguồn cung cấp canxi, photpho cho phôi để tạo xương. Thời gian tạo vỏ là một quá trình kéo dài từ 9-12 giờ. Để hình thành xương phôi nhận 75% canxi từ vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng. Trên bề mặt của vỏ có các lỗ khí có kích thước rất nhỏ. Có khoảng 7000-7600 lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng. Độ dày vỏ trứng tùng loại gia cầm không giống nhau. Vỏ trứng gà có độ dày từ 0,2-0,4mm. Trứng có vỏ dày chịu lực cao hơn trứng có vỏ mỏng. 2.1.2 Lòng trắng trứng Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), lòng trắng trứng bao bọc bên ngoài lòng đỏ, lòng trắng gồm nhiều lớp có độ quánh khác nhau. Lòng trắng trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho nhu cầu phát dục của phôi. Chất dinh dưỡng chủ yếu trong lòng trắng là đường vitamin B2. Lòng trắng trứng gồm 4 lớp (tính từ ngoài vào trong): Lớp lòng trắng loãng ngoài chiếm 23,2% khối lượng lòng trắng. Lớp lòng trắng đặc ngoài chiếm 57,3% khối lượng lòng trắng. Lớp lòng trắng loãng trong chiếm 16,8% khối lượng lòng trắng. Lớp lòng trắng đặc trong, lớp này dính chặt vào màng lòng đỏ và chiếm khoảng 2,7% khối lượng lòng trắng. Lòng trắng đặc ngăn cản không cho lòng đỏ dính vào vỏ trứng bằng cách hạn chế sự di động của lòng đỏ. Trong lòng trắng có dây chằng albumin giữ cho lòng đỏ nằm giữa quả trứng và giữ cho lòng đỏ không chuyển động. Thành phần hóa học chủ yếu của lòng trắng là albumin hòa tan trong nước và trong muối trung tính. Lòng trắng chứa 80-90% là nước, protein 1112%, lipit 0,03%-0,08%, đường 0,9%-1,2%, khoáng 0,6%-0,8%, còn lại là các chất dinh dưỡng như vitamin B2, đường cung cấp năng lượng cho nhu cầu phát triển của phôi. Nếu B2 bị thiếu, phôi thai sẽ bị chết vào tuần thứ hai của giai đoạn ấp. Chức năng của lòng trắng là cung cấp năng lượng, cung cấp nước, khoáng… cho sự phát triển của phôi. 3 2.1.3 Lòng đỏ Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), lòng đỏ là một tế bào trứng đặc biệt có cấu tạo không đồng nhất mà bao gồm nhiều màu đồng tâm đạm nhạt khác nhau. Lòng đỏ được bao bọc bằng màng lòng đỏ, màng có tính đàn hồi cao nhờ đó mà lòng đỏ không lẫn vào lòng trắng mà luôn giữ được hình tròn. Trứng để lâu tính đàn hồi mất dần, lúc đó màng bị rách, lòng đỏ, lòng trắng tan dần vào nhau. Trên bề mặt lòng đỏ là đĩa phôi. Lòng đỏ là phần giàu chất dinh dưỡng nhất. Thành phần hóa học của lòng đỏ: protein 16%-17%, đường 0,8%-1,1%, lipit 30-36%, khoáng 1,1%-1,8%, nước 40-50% và các vitamin. 2.2 Quá trình phát triển của phôi trong qua trình ấp trứng Theo Phạm Tấn Nhã (2010), trứng được thụ tinh ở phần đầu của ống dẫn trứng và di chuyển xuống tiếp các phần tiếp theo. Trong quá trình đó phôi phân chia, diễn ra quá trình phát dục nhanh hơn trước khi đẻ ra ngoài cơ thể mẹ. Ngoài cơ thể mẹ, dưới 200C được xem là “độ không sinh lý” của phôi gia cầm. Ở nhiệt độ này phôi ngừng phát dục trong vài ngày. Trứng gia cầm đẻ ra, đặt trong những điều kiện thích hợp phôi sẽ tiếp tục phát triển và hình thành gia cầm con. Ngày đầu: 6 giờ sau khi ấp phôi dài 0,5mm, hình thành nếp thần kinh trên dây sống nguyên thủy. Sau 24 giờ nếp thần kinh tạo thành ống dẫn thần kinh và hình thành 5-6 đốt thân. Ngày thứ 2: phôi tiếp tục phát triển và hình thành hệ thống mạch máu bên ngoài bào thai. Bắt đầu xuất hiện mầm tim. Mạch máu bao quanh lòng đỏ (noãn hoàng). Chất dinh dưỡng của noãn hoàng cung cấp cho phôi. Ngày thứ 3: bắt đầu hình thành đầu, cổ và ngực của phôi. Từ đó màng ối, màng nhung phân thành 2 màng túi, màng ngoài là màng nhung, màng trong là màng ối. Hai màng này dính liền nhau. Qua 3 ngày hình thành gan và phổi. Ngày thứ 4: phôi có dạng như bào thai của động vật bật cao. Độ dày phôi 8mm. Phôi phát triển tăng dần có chiều dài 12mm. Nhìn bề ngoài bên ngoài có hình dáng của loài chim. Ngày thứ 6: kích thước phôi đạt 16mm. Mạch máu phủ nhiều trên phôi trông như mạng nhện, ngày này tiến hành kiểm tra sinh học lần thứ nhất để loại bỏ trứng chết phôi và trứng không phôi. Ngày thứ 7: vòng rốn biểu mô màng ối biến thành da phôi. Trong màng ối hình thành huyết quan. Thành màng ối xuất hiện cơ trơn để có thể co bóp được. Phôi phát dục trong môi trường nước của màng ối. Nước ối vừa chứa 4 chất dinh dưỡng vừa chứa ammoniac và axit uric do phôi thai thải ra. Đã hình thành ống dẫn mật và dạ dày, chất dinh dưỡng đã qua đó. Ngày thứ 8: cánh và chân đã rõ nét, phần thân đã phủ xuống ức, lông đã nhú ở lưng, phôi dài 18mm. Ngày thứ 9: lông mọc nhiều ở vùng lưng, phía ngoài đùi và cánh. Lòng trắng thu nhỏ lại ở phía đầu nhọn của trứng. Ngày thứ 10: chất dinh dưỡng bắt đầu hấp thu vào ống ruột. Ngày thứ 11: phôi dài 25mm, đã mang hình dáng của gà con, mỏ, móng chân sừng hóa hoàn toàn, phần thân lớn nên cân đối hơn. Lòng trắng thu nhỏ ở đầu nhỏ của trứng, túi phôi hoàn thiện tiết enzyme chuyển hóa albumin và canxi thành chất dễ hấp thu để nuôi phôi, hấp thu oxi qua vỏ trứng để cung cấp cho phôi. Đồng thời thải CO2 và chất thải của thận chuyển ra và đổ vào xoang niệu nang thành dạng khí ra ngoài qua các lỗ khí của vỏ trứng. Ngày thứ 12: huyết quan của tuyến noãn hoàng phát triển mạnh, chuyên vận chuyển chất dinh dưỡng đến phôi. Thời kỳ này là quá độ của hô hấp túi niệu. Tế bào cơ, gân phân bố khắp thành niệu nang. Ngày thứ 13: trên đầu phổi gà xuất hiện lông tơ, chân và mỏ hình thành vây. Ngày thứ 14: phôi lớn chiếm gần hết xoang trứng, phôi đã cử động được, lông phủ kín toàn thân. Ngày thứ 15 và 16: kích thước của niệu nang tăng lên tương ứng với kích thước của phôi. Protein được phôi tiêu thụ gần hết. Sự hô hấp vẫn nhờ mạch máu tuần hoàn niệu nang. Ngày thứ 17, 18 và 19: phôi chiếm toàn bộ khối lượng trứng, trừ buồng khí. Ngày thứ 20: mỏ của phôi gà mỏ thủng buồng khí. Lúc này gà con lấy oxy từ không khí qua hệ thống lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng qua đường hô hấp, phổi và mạch máu. Gà con mỏ thủng vỏ trứng. Ngày thứ 21: vào đầu của ngày này gà bắt đầu chui ra khỏi vỏ. Kết thúc thời kỳ ấp trứng. Ở các loại gia cầm khác do thời gian phát dục của phôi khác nhau, nên hình thành các cơ quan tương ứng sẽ kéo dài hoặc ngắn hơn thời gian phát dục của phôi gà. Trong quá trình ấp trứng cần lưu ý tính đặc thù để điều chỉnh chế độ ấp trứng thích hợp mới cho tỉ lệ ấp nở cao. Trong 4 ngày đầu của sự phát triển phôi, cacbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho phôi. Protein được sử dụng thay cho cacbohydrate, đồng thời cũng làm tăng sản phẩm phân giải ure từ 4 đến 9 ngày ấp. Mỡ sẽ là nguồn năng lượng chính của phôi vào thời gian còn lại của quá trình ấp trứng. Canxi từ vỏ trứng được sử dụng, nhưng trước hết lấy từ lòng đỏ trứng trong giai đoạn đầu. 5 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi và tỉ lệ ấp nở 2.3.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ Theo Võ Bá Thọ (1996), tỉ lệ nở của trứng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu như nhiệt độ và ẩm độ trong thời gian ấp không đáp ứng được điều kiện để trứng nở. 2.3.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ ấp quá cao (thừa nhiệt) Theo Võ Bá Thọ (1996), nhiêt độ trong máy ấp vượt quá 410C sẽ gây chết phôi hàng loạt vào bất cứ thời điểm nào. Nếu nhiệt độ cao trong 2 ngày đầu ấp tiên sẽ gây biến dị vùng đầu. Nếu nhiệt độ cao từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 thường gây hiện tượng hở xoang bụng. Những trứng khi ấp tù 6 đến 8 ngày bị nhiệt độ cao tác động, nếu phôi chưa chết, khi soi thấy phôi phát triển không đều, một số thích nghi được thì phát triển nhanh, phôi to chìm sâu, khó quan sát. Nhiệt độ tăng cao vào giữa thời kỳ ấp cũng gây tình trạng chết phôi nhiều. Phôi bị tụ huyết, xuất huyết lấm tấm dưới da, có khi thấy ở tim, não. Mạch máu của màng túi niệu chứa đầy máu. Vào ngày thứ 19 soi kiểm tra cũng thấy sự phát triển của phôi cũng khác nhau. Phần lớn phôi phát triển nhanh cũng có màu nâu sậm, thấy cổ phôi nhô lên buồng khí. Một số trứng ở đầu nhọn đã tối đen, nhưng phần lớn trứng còn lại đầu nhọn vẫn còn sáng, vì lòng trắng chưa bị tiêu hết, có màng túi niệu với hệ thống mạch máu bọc ngoài. Có cả những trứng phôi phát triển chậm và quá chậm. Gà con mổ vỏ (khảy mỏ) sớm ở ngày ấp thứ 18-19. Trứng nở sớm hơn bình thường. Gà con nở ra nhỏ nhưng lanh lẹ. Lông thưa, xơ xác, ngắn và bẩn. có nhiều gà con hở rốn, để lại một mẫu nhỏ hoặc một phần lồng đỏ bên ngoài. Rốn có vết máu khô thành vảy. Máu ở rốn là dấu hiệu đặc trưng của nhiệt độ cao. 2.3.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ ấp quá thấp (thiếu nhiệt) Theo Võ Bá Thọ (1996), phôi trứng bắt đầu chậm phát triển từ 270C. Ở nhiệt độ thấp này đĩa phôi lớn lên nhưng không hình thành được phôi và hệ thống mạch máu. Do đó sự phát triển của phôi bị dừng lại. Nếu rơi vào tình trạng nói trên, cho dù ta nâng nhiệt độ lên đúng yêu cầu, phôi cũng không còn khả năng phát triển bình thường. 6 Thiếu nhiệt trong những ngày ấp đầu tiên sẽ giảm hẳn sự phát triển của phôi. Đến ngày ấp 19 ta thấy buồng khí còn nhỏ, cổ phôi chưa nhô lên buồng khí. Nhứng trứng này sẽ nở với tỉ lệ thấp và chất lượng gà con kém. Khi nở gà con khảy mỏ chậm và không đồng loạt. Vết mổ nằm gần đầu lớn nhưng không đều nhau. Có tình trạng mổ vỏ ngắt quãng và nghĩ rất lâu. Gà con phá được vỏ trứng chui ra ngoài rất khó khăn, thường nằm lại rất lâu trong vỏ trứng. Nếu thiếu nhiệt không nhiều gà con nở ra lông dài, rốn kín, không có vết sẹo, túi lòng đỏ bé, bụng mềm, nhưng nói chung yếu, gà hay nằm, đứng không vững. Trong trường hợp thiếu nhiệt kéo dài, gà con nở ra nặng bụng do túi lòng đỏ lớn và chứa đầy dịch lòng đỏ loãng. Gà con thường bị tiêu chảy. Nếu thiếu nhiệt trầm trọng và kéo dài, ta mới thấy lòng đỏ nằm ngoài xoang bụng một phần hoặc toàn phần. Trong trường hợp này túi lòng đỏ có màu tái xanh hoặc có màu xanh lá cây. Phôi chết trong tình trạng thiếu máu, nhợt nhạt. Ruột có thể chứa đầy chất lòng đỏ loãng màu vàng nhạt hoặc các chất cặn bã (phân non). Đặc biệt ruột già chứa căng đầy đến mức gồ lên từng cục. Tim thiếu máu, nhão và to hơn bình thường. Bảng 2.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ấp nở trứng gà Nhiệt độ Tỷ lệ nở Thời gian kéo dài o ( C) (%) (ngày) 35,6 10 36,1 50 22,5 36,7 70 21,5 37,2 80 21,0 37,8 88 21,0 38,3 85 21,0 38,9 75 19,5 39,4 50 19,5 Nguồn: Petkova (1978) 2.3.2 Ảnh hưởng của ẩm độ 2.3.2.1 Ảnh hưởng của ẩm độ quá cao (thừa ẩm) Theo Võ Bá Thọ (1996), trường hợp ẩm độ cao và kéo dài, gà sẽ nở rất chậm, chậm một vài ngày so với bình thường. Quá trình nở kéo dài. Do phôi phát triểm chậm, đến lúc nở màng túi niệu vẫn chưa khô. Nếu tách vỏ trứng cho gà ra ngoài sẽ làm đứt các mạch máu, gây tình trạng chảy máu ở rốn, không chết cũng thành gà loại II. 7 Ẩm độ cao vào nửa sau giai đoạn ấp còn tai hại nhiều hơn, nhất là trứng của gà cha mẹ ăn khẩu phần thiếu vitamin nhóm B. Gà con thường bị chết sau đó. Có trường hợp phôi còn sống cử động hỗn loạn làm rách túi lòng đỏ, thấy phôi chết chìm trong dịch đày chất lỏng đỏ. Suốt dọc ống tiêu hóa của phôi đều căng phồng và chứa đầy dịch lỏng. Đây là dấu hiệu đặc trưng của ẩm độ cao và kéo dài. 2.3.1.2 Ảnh hưởng của ẩm độ thấp (thiếu ẩm) Nói chung, ẩm độ thấp có tác dụng ngược lại với ẩm độ cao, đồng thời hậu quả tương tự như trường hợp thừa nhiệt. Theo Võ Bá Thọ (1996), ẩm độ thấp trong những ngày ấp đầu tiên làm trứng bốc hơi nhanh, mất nhiều nước, gây tỉ lệ chết phôi cao. Ẩm độ thấp còn làm cho màng túi niệu phát triển nhanh và khép kín so với bình thường. Soi đầu nhọn của trứng ta dễ dàng quan sát hiện tượng này. Đến ngày ấp thứ 19, khi chuyển trứng sang máy nở ta thấy phôi phát triển nhanh thông qua hiện tượng gà khảy mỏ sớm và nở sớm. Dấu hiệu đặc trưng của ẩm độ thấp là mảng vỏ trứng (vỏ lụa nằm dưới lớp vỏ cứng) khô và rất dai. Khi gà mỏ vỏ ta thấy mảnh vỏ rơi ra nhưng màng vỏ không bị rách,…Quá trình nở rất chậm. Gà con nở ra trong trường hợp ẩm độ thấp bao giờ cũng nhỏ, nhanh nhẹn, lông tốt. Ở các giống gà lông trắng sẽ có màu hơi vàng, thậm chí hơi nâu nhạt. Đôi khi gà nở quá sớm, trong lúc màng túi niệu hoạt động, các mạch máu vẫn còn nhiều máu, ta có thể thấy hiện tượng quanh mỏ gà dính máu. 2.3.3 Ảnh hưởng độ thông thoáng Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), thông thoáng không khí là một vấn đề hết sức quan trọng trong máy ấp công nghiệp. Độ thông thoáng khí ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng nhiệt, nồng độ O2 và CO2 trong máy. Phạm Tấn Nhã (2010), độ thông thoáng là tốc độ hút không khí sạch ở ngoài vào và tốc độ đẩy không khí bẩn (chứa nhiều CO2, H2S…), khí nóng trong máy ra ngoài. Đảm bảo thông thoáng khí là đảm bảo cung cấp lượng oxi cần thiết cho phôi hô hấp và phát triển, đồng thời loại khí độc CO2. Máy ấp máy nở thiếu sự thông thoáng, nếu nồng độ CO2 vượt cao hơn 0,2-0,3%, nồng độ khí O2 giảm dưới 21% cũng có thể làm cho phôi chết hàng loạt. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan