Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của một số chế phẩm bổ sung trong thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sốn...

Tài liệu ảnh hưởng của một số chế phẩm bổ sung trong thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (penaeus monodon)

.PDF
34
296
71

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ VĂN TOÀN ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CẦN THƠ 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ VĂN TOÀN ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGs.Ts. TRẦN NGỌC HẢI Ks. TRẦN NGUYỄN DUY KHOA CẦN THƠ 2012 LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Ngọc Hải đã tạo điều kiện cho tôi được thực hiện đề tài này và cảm ơn thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn tôi thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn thầy Châu Tài Tảo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi được hoàn thành tốt đề tài này. Rất cảm ơn anh Trần Nguyễn Duy Khoa và các bạn lớp NTTS K34 đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Trân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Văn Toàn i TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các chế phẩm khác nhau được bổ sung trong thức ăn thông qua việc xác định tỷ lệ sống, tăng trưởng và hệ số chuyển đổi thức ăn của tôm sú (Penaeus monodon). Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí gồm 6 nghiệm thức (T1, T2, T3, T4, T5, T6). Mỗi nghiệm thức có 3 lần lập lại bao gồm:(T1) Thức ăn Grobest, (T2) Thức ăn Grobes + Bayer probiotic, (T3) Thức ăn Grobest + MFeed 0.15 /kg , (T4) Thức ăn Grobest + MFeed 0.3/kg, (T5) Thức ăn Grobest + Chiếc suất rong biển (0.25/kg), (T6) Thức ăn Grobest + Ecofish (0.25/kg). Mỗi nghiệm thức được bố trí vào bể nhựa 500L với mật độ 40con/bể ở độ mặn 15‰ . Tôm được cho ăn 4 lần/ngày. Sau 3 tháng thí nghiệm kết quả cho thấy nhiệt độ sáng và chiều dao động từ 28.27±0.44 - 29.26±0.44, pH ổn định trong phạm vi từ 7.7 – 7.8, DO biến động từ 5.83 - 5,92 mg/L trong khi đó NH3 và NO2 cao hơn so với nồng độ cho phép NH3 là 0.42mg/L và NO2 là 4.2mg/L. Tỷ lệ sống của tôm ở mức 55-65% trong đó cao nhất ở T5 (65%) và thấp nhất ở T4 (55%). Tăng trưởng của tôm đạt từ 10.22g -11.40g, trong đó tăng trưởng về trong lượng tuyệt đối DWG(g/ngày) dao động trong khoảng từ 10.22±3.84 11.40±4.35 và tăng trưởng về trọng lượng tương đối SGR(%/ngày) dao động từ 1.18±0.07- 1.34±0.18. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) của các nghiệm thức dao động từ 1,37 ± 0,09 - 1,51 ± 0,08. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thông kê (p>0.05) ii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i TÓM TẮT...................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................... iii DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................v DANH SÁCH HÌNH..................................................................................... vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT...................................................................... vii Chương I : ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................2 1.1.Giới Thiệu .............................................................................................2 1.2.Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................2 1.3.Nội dung nghiên cứu..............................................................................2 1.4.Thời gian thực hiện đề tài ......................................................................3 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................4 2.1.Đặc điểm sinh học .....................................................................................4 2.1.1.Vị trí phân loại ................................................................................4 2.1.2 Vùng phân bố ..................................................................................4 2.1.3 Vòng đời của tôm sú........................................................................4 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ......................................................................5 2.1.5 Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng..........................................6 2.1.5.1 Tập tính bắt mồi........................................................................6 2.1.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng..................................................................6 2.1.6. Các yếu tố về môi trường sống .......................................................7 2.2 Tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam ........................................8 2.2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới ......................................................8 2.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam.......................................................9 2.2.3 Một số thông tin về bổ sung chế phẩm sinh học và chiết suất từ rong biển để tăng cương sức khỏe của tôm.......................................................9 CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........11 3.1.Vật liệu ................................................................................................11 3.1.1.Nguồn tôm thí nghiệm...................................................................11 3.1.2.Nguồn nước dùng cho thí nghiệm..................................................11 3.1.3.Các vật liệu chính dùng cho thí nghiệm: ........................................11 3.2. Thí nghiệm: ........................................................................................11 3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................11 3.2.2 Chăm sóc.......................................................................................13 3.2.3 Kiểm tra ........................................................................................13 3.2.4 Thu mẫu .......................................................................................14 3.3 Phương pháp sử lý số liệu ....................................................................15 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................16 4.1 Các yếu tố môi trường: ........................................................................16 4.1.1 Nhiệt độ.........................................................................................16 4.1.2 pH .................................................................................................16 4.1.3 Oxy hòa tan (DO). .........................................................................17 4.1.4 Amonia NH4+/NH3 ........................................................................17 4.1.5 Nitrite (NO2-).................................................................................17 iii 4.4 Tỷ lệ sống của tôm...............................................................................18 4.2 Tăng trưởng của tôm............................................................................19 4.2.1 Trọng lượng ..................................................................................19 4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài cơ thể.....................................................20 4.2.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trên ngày (DWG) và tỷ lệ tăng trưởng tương đối (SGR) về khối lượng của tôm.................................................20 4.3 Sinh khối và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)......................................21 4.3.1 Sinh khối (Biomass) ......................................................................21 4.3.2 Hệ số chuyển đổi thức ăn...............................................................21 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................23 5.1 Kết luận ...............................................................................................23 5.2 Đề xuất ................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................24 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của tôm sú .................................................................4 Bảng 2.2: Nhu cầu về Canxi và Phospho ..........................................................6 Bảng 3.1 Thành phần thức ăn Grobest............................................................11 Bảng 3.2 Lượng thức ăn được sủ dụng cho tôm sú ăn....................................12 Bảng 4.1: Các yếu tố môi trường được theo dõi trong quá trình thí nghiệm ....15 Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của tôm sau 3 tháng nuôi...............................................18 Bảng 4.3 Chiều dài cơ thể của tôm ở các nghiệm thức....................................19 Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối trên ngày (DWG) và Tỷ lệ tăng trưởng tuyệt đối (SGR) của tôm từ các nghiệm thức ..................................................19 Bảng 4.5. Sinh khối tôm ở các nghiệm thức và hệ số chuyển hóa thức ăn.......20 v DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Vòng đời của tôm sú theo Motoh (1981)...........................................4 Hình 3.1: Hệ thống bố trí thí nghiệm ..............................................................11 Hình 3.2 : Thu mẫu tôm .................................................................................13 Hình 4.1:Tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức qua 3 tháng nuôi .......................................................................................................................17 Hình 4.2: Tăng trưởng của tôm qua 3 tháng nuôi...........................................18 Hình 4.3: Cho tỷ lệ chuyển đổi (FCR) của tôm trong các nghiệm thức ...........21 vi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT DWG: Daily Weingt Gain (Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng ) FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) FCR: Food Conversion Ratio ( Hệ số chuyển hóa thức ăn) T1: Nghiệm thức 1 T2: Nghiêm thức 2 T3: Nghiêm thức 3 T4: Nghiêm thức 4 T5: Nghiêm thức 5 T6: Nghiêm thức 6 SGR: Specific Growth Rate (Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng ) WSSV: White Spot Syndrome Virus ( vi rút gây hội chứng đốm trắng) vii Chương I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Giới Thiệu Tôm sú là đối tượng thủy sản rất quan trọng, vừa có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon. Hiện nay tôm sú được nuôi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, khoảng hơn 22 quốc gia chú trọng phát triển tôm sú. Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm sú phát triển từ Bắc tới Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng thủy sản trọng điểm của cả nước, đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt vùng nông thôn ven biển. Hiện nay, nuôi tôm sú thâm canh đang phổ biến ở nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Ngày nay, với việc cho sinh sản tôm sú (Penaeus monodon) thành công đã tao ra sức bậc mới cho nghề nuôi tôm thương phẩm . Đặc biệt là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long tôm sú đã trở thành đối tượng nuôi chính ở các tỉnh ven biển như: Cà Mau ,Bạc Liêu, Sóc Trăng,… Song, với việc chủ động được con giống như hiện này thì để nghề nuôi phát triển bền vững trước những thách thức như dịch bệnh thường xuyên xảy ra, sự lạm dung thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hay sự biến đổi thất thường của thời tiết đã làm cho môi trường sống của chúng bị biến động ảnh hưởng đến sức sống và tăng trưởng của chúng nhất là trong nuôi tôm công nghiệp đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Chính vì thế, mà có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc bổ sung các chế phẩm vào thức ăn nhằm cải thiện sức khỏe tôm, năng cao sức sống và tăng trưởng của chúng, hạn chế dùng thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi. Đề tài “Ảnh hưởng của một số chế phẩm bổ sung trong thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú (Penaeus monodon)” được đề xuất thực hiện. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm khác nhau đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú để ứng dụng vào nuôi tôm công nghiêp. 1.3.Nội dung nghiên cứu 2 Xác định ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học bổ sung vào thức ăn lên sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm sú Đánh giá các yếu tố môi trường giữa các nghiệm thức trong quá trình nuôi. 1.4.Thời gian thực hiện đề tài Thời gian: bắt đầu từ tháng 8 năm 2011 và kết thúc tháng 11 năm 2011 Địa điểm nghiên cứu: Trại thực nghiệm Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. 3 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.Đặc điểm sinh học 2.1.1.Vị trí phân loại Tôm sú là một trong những nhóm động vật giáp xác, theo hệ thống phân loại của Holhius (1980) và Barnes (1987). Ngành Arthropoda Ngành phụ :Crustacea Lớp :Malacostraca Bộ Decapoda Họ chung Penaeidea Họ Penaeidea Giống Penaeus Loài Penaeus monodon 2.1.2 Vùng phân bố Trên thế giới , tôm sú phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới.Tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi, Pakistan, Nhật Bản, Bắc Úc, Trung Quốc. Đặc biệt tôm bắt gặp nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á như: Đài Loan, Philippine, Indonesia, Malaysia ( Motoh, 1981). Ở Việt Nam, tôm sú phân bố ở Vịnh Bắc Bộ, ven biển Miền Trung và Nam Bộ, vùng Tây Nam Bộ:sông Ông Đốc, Khánh Hội, Kim Qui, Hòn Chông, Hà Tiên..(Nguyễn Văn Chung, 1995) 2.1.3 Vòng đời của tôm sú Vòng đời của tôm sú được chia làm các giai đoạn: phôi, hậu ấu trùng, ấu trùng, tôm giống, tôm tiền trưởng thành và tôm trưởng thành (Nguyễn Thanh Phương & ctv, 1999) 4 Giai đoạn hậu ấu trùng thì tôm sú sống ở nơi có độ mặn cao như vùng ven biển ven bờ có giá thể. Các bãi biển đáy bùn hay đáy cát, có cỏ biển là nơi sinh sống lý tưởng của các loài này. Khi sắp trưởng thành và tôm trưởng thành có xu hướng di chuyển ra biến sâu, có khi đến 162m. Tôm trưởng thành di cư ra biển khơi để sinh sản ( Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,2004) Hình 2.1: Vòng đời của tôm sú theo Motoh (1981) 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng Tôm sú cũng giống như các loài giáp xác khác, chúng lớn lên nhờ lột xác. Tiến trình lột xác của tôm trãi qua một số giai đoạn chính là tiền lột xác, lột xác, hậu lột xác, giữa chu kỳ lột xác, với những diễn biến bao gồm (i) sự kết dính giữa biểu mô và võ tôm bị lỏng lẻo ra, (ii) cơ thể nhanh chóng rút ra khỏi vỏ cũ, (iii) cơ thể hấp thụ nước đẻ nở rộng võ và lớn nhanh, (iv) cơ thể cứng cáp lại nhờ chất khoáng và chất đạm .Do có hiện tượng lột xác mà quá trình tăng trưởng của tôm không liên tục mà có tính dáng đoạn. Chu ky lột xác của tôm sẽ ngắn ở giai đoạn tôm con và kéo dài ở giai đoạn tôm lớn (trích Nguyễn Anh Tuấn và nguyễn Thanh Phương, 1994) Bảng 2.1 Chu kỳ lột xác của tôm sú Trọng lượng (g/con) Chu kỳ lột xác (ngày) 2–5 7 6–9 7–8 10 – 15 9 – 10 5 16 – 22 10 – 13 26 – 30 14 – 16 2.1.5 Tập tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng 2.1.5.1 Tập tính bắt mồi Tôm sú được xem như là loại ăn tạp (Daii,1998) thức ăn của tôm bao gồm giáp xác, nhuyễn thể, giun nhiều tơ, côn trùng, tảo và cá mảnh thực vật. Các chất vẫn bao gồm các mảnh hửu cơ cũng là thức ăn quang trọng của tôm.Tuy nhiên tập tính ăn của tôm sú thay đổi theo từng giai đoạn. ở giai đoạn tôm bột và tôm giống chúng ăn nhiều loại mảnh thực vật bao gồm lab-lab, vi tảo, chất vẩn, thực vật lớn, giun, copepoda. Moina, ấu trùng nhuyễn thễ và ấu trùng giáp xác. Khi tôm lớn thì ăn các loài động vật có và không có xương sống. tôm sú có hiện tượng ăn lẫn nhau (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004) 2.1.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng  Nhu cầu đạm và axit amin Chất đạm là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn, có vai trò quan trọng trong xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng và axit amin thiết yếu.Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thay đổi theo từng giai đoạn: giai đoạn tôm giống thì cần trên 40% đạm (Alava và Lim, 1983) , giai đoạn tôm thịt thì cần 35-40% đạm, giai đoạn nuôi vỗ tôm bố mẹ cần có hàm lượng đạm cao khoảng 45-50% đạm (Millamera,1986). Có khoảng 10 axit amin cần thiết cho tôm đã được nghiên cứu bao gồm methionine, argnine, threonine, tryptophan, histidine, osoleucine, leucine, lysine, valine va phenyline.  Nhu cầu chất béo Chất béo có nhu cầu quan trọng đối với tôm nhỏ cung cấp nhiều năng lượng, acid béo cao phân tử không no, phospholipid và vitamin. Hàm lượng lipid cần cho tôm 6-7,5%. Nguồn lipid tốt nhất cho tôm sú là từ động vật biển như dầu mưc, dầu cá…  Nhu cầu bột đường 6 Carbohydrate có vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm không những cung cấp năng lượng mà còn có chức năng kết dính. Hàm lượng chất bột đường trong khẩu phần ăn khoảng 10-20%. Nhu cầu vitamin và khoáng: vitamin rất cần thiết trong việc điều hòa các tiến trình trong cơ. Chất khoáng giúp xây dựng vỏ tôm. ( Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải. 2004 )  Nhu cầu về khoáng Shevvbart et al (1973) cho rằng nhu cầu Ca, Na,K và CL của tôm có thể được thỏa mãn qua điều hòa áp suất thẩm thấu, Phospho trong nước biển thấp nhưng trong thịt tôm lại nhiều do đó cần thêm Phospho vào thức ăn tôm, hỗn hợp khoáng cho vào thức ăn từ 2 – 5%. Theo chen et (1996) nhu cầu Canxi và Phospho của tôm sú được trình bài trong bản sau: Bảng 2.2: Nhu cầu về Canxi và Phospho Trọng lượng L15 – 25 2.5 – 6g 6– 20g 20 – 50g Canxi 3% 3,5% 2,25% 4,5% Phospho 2% 2,3% 1,5% 3% Nhu cầu Vitamin Vitamin B giúp hấp thụ protein, carbohydrate và chất beo tố hơn; vitamin A và vitamin C giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với bệnh tật, vitamin D cùng với khoáng chất, canxi, phosphorus giúp xây dựng bộ vỏ của tôm. 2.1.6. Các yếu tố về môi trường sống Theo Boyd (1982) các yếu tố lý, hóa, sinh của nước và đất bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố quan trọng như sau: pH nước: nước có độ pH dưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm.Khoảng thích hợp cho tôm là 7-9 Độ mặn: khả năng chịu đựng và thích nghi độ mặn có khác nhau theo loài. Thông thường các loài tôm có khả năng chịu đựng độ mặn thấp đến 5-10 7 o /oo hay thấp hơn. Độ mặn cao có thể gây chết tôm. Hầu hết các loài tôm có thể tăng trưởng tốt ở độ mặn 25-30o/oo Nhiệt độ: nhiệt độ tốt nhất cho tăng trưởng của tôm dao động trong khoảng 25-300C. Tôm sú có thể chiu được nhiệt độ thấp hơn 280C . trên 30 0C tôm lớn nhanh hơn nhưng rất dễ bị nhiễm bệnh. Nuôi tôm ở nhiệt độ nước 33 0 C tôm lớn nhanh nhưng ngay sau đó tôm đã bị bệnh và chết nhiều.Tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ khoảng 15-22 0C và trên 33 0C. Theo một số nghiên cứu khác, khi nhiệt độ cao hơn 35 0C hay dưới 150C tôm bắt đầu chết ( Trần Văn Hòa, 2001). Oxy hòa tan: oxy hòa tan thấp (0.0-1,5 mg/l) có thể gây chết tôm tùy thời gian tác động và các điều kiện khác.Hàm lượng Oxy hòa tan tốt nhất cho tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm nên trong khoảng giữa 3,5 mg/l đến bảo hòa. Oxy hòa tan quá bảo hòa cũng gây nguy hiểm cho tôm. CO2 : hàm lượng CO2 dưới 20mg/l thông thường chưa ảnh hưởng đến tôm nếu Oxy đầy đủ. Ammonia : Ammonia dưới dạng khí NH3 rất độc với hàm lượng trên 1mg/l có thể gây chết tôm. Hàm lượng dưới 0.1 mg/l cũng gây bất lợi. Ở pH =9 và độ mặn 20 ppt, khoảng 25% ammonia ở dạng khí. Vì thế hàm lượng ammonia tổng số khoảng 0.4mg/l cũng gây bất lợi cho tôm. Nitrite: Thông thường hàm lượng nitrite trong ao nuôi không cao đến mức chết tôm. Tuy nhiên, nồng độ cao 4-5 mg/l có thể ảnh hưởng bất lợi cho tôm. 2.2 Tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam 2.2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới Nghề nuôi tôm biển giữ vai trò quan trọng trong nên kinh tế của các nước trên thế gới. Từ những năm 1980 quy mô diện tích của ngành nghề nay gia tăng mạnh mẽ và phát triển theo hướng ngày càng thăm canh hóa. Theo số liệu của FAO sản lượng tôm trên thế giới của năm 2003 ước đạt 1,35 triệu tấn tăng 11% so với sản lượng năm 2002 và 15% so với sản lượng năm 2001. Trọng đó Trung Quốc sản lượng đạt 390.000 tấn, tăng 15% so với sản lượng năm 2002. sản lượng tôm của Việt Nam tăng mạnh từ 50.000 tấn năm 2001 lên đến 190.000 tấn năm 2002 và 240.000 tấn năm 2003. xết về năng xuất trung bình thì mỗi quốc gia có diện tích nuôi tôm nhỏ ( < 250 ha) thường đạt năng suất bình quâng cao (> 2000kg/ha) như Venezuela, Mỹ, Nhật ,Úc, Đài Loan… với những quốc gia có nên khoa học cao như Nhật Bản thì năng suất bình quân lớn hơn 3000kg/ha/vụ. 8 2.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam Ở Việt Nam sự phát triển nhanh của nghề nuôi tôm thương phẩm được đánh dấu vào năm 2000, khi Chính phủ ban Nghị quyết 09, cho phép chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp sang nuôi tôm. Diện tích nuôi tôm đã tăng từ 250.000 ha năm 2000 lên đến 478.000 ha năm 2001 và 540.000 ha năm 2003. Cho đến ngày nay, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc đọ tăng cung có phần chậm lại. phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung chủ yếu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và rải rác dọc các cửa sông, ven biển miền Trung và ở Đồng Băng Sông Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc (Sở Thủy sản Cà Mau, 2008)  Tình hình nuôi tôm ở Đồng Bằng Sồng Bằng Sông Cửu Long Đồng Bằng Sông Củu Long với diện tích 39.734 km2 có vị trí như một bán đảo với ba mặt Đông , Nam và Tây Nam giap biển ( có bờ biển dài 700 km2 ) là điều kiện thuận lợi để phát triển nghành nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, cục thú y, viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, trong tháng 9 đầu năm 2011, diện tích thả nuôi ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu long là 594.421 ha, bằng 92% diện tích cả nước, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 592.164 ha (chiếm 94% diện tích cả nước) và sản lượng tôm thẻ chân trắng là 12.257 ha ( chiếm 40% diện tích cả nước), Sản lượng thu hoạch đạt 209.342 tấn, bằng 70% diện tích cả nước, trong đó tôm sú đạt 169.553 tấn, tôm thẻ chân trắng 39.789 tấn. Tuy nhiên, tinh hình dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nuôi tôm ở các tỉnh đặc biệt là Sóc Trăng và Bạc Liêu. Tính đến nay diện tích tôm thiệt hại trên toàn vùng khoảng 80.000 ha, số lượng giống thiệt hại trên 13 tỷ con. 2.2.3 Một số thông tin về bổ sung chế phẩm sinh học và chiết suất từ rong biển để tăng cương sức khỏe của tôm Chế phẩm sinh học probiotic có khả năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn và virút (như virút rota gây tiêu chảy), chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm cholesterol... Vì probiotic tác động làm ổn định khu hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng các vi khuẩn có ích (các vi khuẩn sinh vitamin, sinh chất kháng khuẩn, vi khuẩn phân giải đường bột...), làm giảm các vi khuẩn có hại (các vi khuẩn cạnh tranh thức ăn, sinh chất độc...). Một thành phần khác cũng được thấy trong chế phẩm probiotic đó là tập hợp các enzym có nguồn gốc vi sinh vật như amylase, proteose, lipase, cellulase, chitinase, một số vitamin thiết yếu hoặc axit amin và chất khoáng... nhằm kích thích hoạt tính ban đầu của vi sinh vật của chế phẩm và xúc tác cho sự hoạt động của enzym trong môi trường. 9 (http://uv-vietnam.com.vn/NewsDetail.aspx?newsId=914) Rong biển chứa nhiều các hợp chất polysaccharide. Các hỗn hợp polysaccharide ly trích được từ rong biển có hoạt tính sinh học như là một βglucan. Giữa các loài rong biển, agar và carrrageenan là những dạng β-glucan chứa các đường galactose và agarose, chủ yếu ly trích từ nhóm tảo đỏ. Trong khi đó, fucoidan, laminarin, và alginate là những β-glucan chứa nhiều đường glucose, fucose, manose, và gulose được ly trích từ tảo nâu.Tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu, quá trình miễn dịch của tôm chủ yếu dựa vào hệ miễn dịch tự nhiên bao gồm hàng rào vật lý (lớp vỏ ki-tin), miễn dịch dịch thể, và miễn dịch tế bào trong đó tế bào bạch cầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc chống lại mầm bệnh. β-glucan có khả năng kích thích sự tổng hợp và phóng thích tế bào bạch cầu, từ đó thúc đẩy quá trình phóng thích một số enzyme miễn dịch cũng như là các peptid kháng khuẩn (AMPs). β-glucan đã được sử dụng thành công trong việc tăng cường sức đề kháng đối với vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Vibrio, thậm chí đối với vi-rút đốm trắng trên một số loài tôm biển như là tôm sú (Penaeus monodon), tôm he Nhật Bản (Marsupenaeus japonicus), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm he Ấn Độ (Fenneropenaeus chinensis), tôm thẻ chân vàng Farfantepenaeus californiensis và tôm Sao Paulo (Farfantepenaeus paulensis). Phương pháp ngâm được xem là phương pháp thực tế, dễ thực hiện trong liệu pháp tăng cường miễn dịch tôm. Tuy nhiên, cho ăn là phương pháp được đánh giá có tính khả thi cao, dễ thực hiện trên phạm vi rộng, không gây sốc cho tôm và có thể bổ sung βglucan ở bất cứ giai đoạn phát triển của tôm.(Giang và ctv, 2009) Nghiên cứu ảnh hưởng của β-glucan lên hệ miễn dịch tôm đã được nghiên cứu thành công vào những năm của thập niên trước đây khi Chang et al. (2000) sử dụng β-1,3-glucan ly trích từ nấm Schizophyllum commune để tăng cường miễn dịch trên tôm sú (Penaues monodon) bố mẹ, sau đó tác giả cũng đã thử nghiệm dùng hợp chất này để làm tăng sức đề kháng trên tôm chống lại vi-rút đốm trắng WSSV. Kết quả cho thấy rằng ở liều lượng 2,0 mg/ kg thức ăn/ ngày có tác dụng tốt lên tỉ lệ sống của tôm (Chang et al., 2003). 10 CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Vật liệu 3.1.1.Nguồn tôm thí nghiệm Tôm sú thí nghiệm có khối lượng dao động 3,8g±0,1 g/con được thu từ các ao nuôi. Tôm sú bố trí thí nghiệm được chọn kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh không có dấu hiệu bệnh lý 3.1.2.Nguồn nước dùng cho thí nghiệm - Nước ngọt : từ nước máy sinh hoạt - Nước mặn : dùng nước ót 70-80‰ xử lý bằng Chlorine với nồng độ 50 ppm, sục khí liên tục ít nhất 24h, sau đó kiểm tra và trung hòa lượng chlorine dư bằng - Thio-sufat-natri trước khi bơm qua túi lọc để đưa nước vào sử dụng. 3.1.3.Các vật liệu chính dùng cho thí nghiệm: - Bể nhựa: 18 bể ( loại 500lít ) - Các bể phụ trợ khác: trữ, xử lý nước, pha nước… - Máy sục khí và các thiết bị sục khí. - Các dụng cụ và thiết bị khác: xô nhựa, vợt, giá thể, máy bơm. Vải lọc… - Máy đo oxy, pH, nhiệt độ, cân điện tử, Testkit - Vôi Dolomite, Chlorine, EP01 3.2. Thí nghiệm: 3.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện trong 3 tháng bao gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức với 3 lần lập lại và được bố trí trong bể nhựa (500 lít) với mật độ 40con/bể và được nuôi ở độ mặn 15ppt 11 Hình 3.1: Hệ thống bố trí thí nghiệm Nghiệm thức T1: Thức ăn Grobest Nghiệm thức T2: Thức ăn Grobest + Bayer probiotic 0,15g/kg Nghiệm thức T3: Thức ăn Grobest + Mfeed 0,15g/kg Nghiệm thức T4: Thức ăn Grobest + Mfeed 0,3g/kg Nghiệm thức T5: Thức ăn Grobest + chiếc suất rong biển 0,25g/kg Nghiệm thức T6:Thức ăn Grobest + Ecofish 0,25g/kg Thức ăn sử dụng để nuôi tôm sú là thức ăn Grobest, kích cỡ thức ăn thay đổi tùy theo giai đọa phát triển của tôm, thành phần thức ăn được trình bày ở bảng sau: Bảng 3.1 Thành phần thức ăn Grobest Code Protein Lipid Xơ Cacbonhyrate Độ ẩm (%) (%) (%) (%) ≤(%) Ca P (%) (%) Ca /P No.2 42 6,0 3,0 15 11 2,3 1,0 1 - 1,5 No.2L 42 5,0 3,0 15 11 2,3 1,0 1 - 1,5 No.3 42 5,0 3,0 15 11 2,3 1,0 1 - 1,5 No.4 40 5,0 3,0 15 11 2,3 1,0 1 - 1,5 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng