Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ v...

Tài liệu Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh

.PDF
121
1
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU --------------------------- HUỲNH VĂN QUANG ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG LƯỚI QUAN HỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 06/2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU --------------------------- HUỲNH VĂN QUANG ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG LƯỚI QUAN HỆ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NHA GHI Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 06/2022 i LỜI CAM ĐOAN Học viên Huỳnh Văn Quang xin cam đoan luận văn được thực hiện với tiêu đề “Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện và chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Các quy tắc về đạo đức nghiên cứu đã được tôi thực hiện một cách nghiêm túc trong quá trình thực hiện luận văn; điều này cũng đảm bảo tất cả các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu, khảo sát của cá nhân tôi; việc trích dẫn tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn đều được thực hiện rõ ràng, tường minh, theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm đảm bảo tính trung thực của những số liệu và những nội dung khác được trình bày trong luận văn. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 20 tháng 06 năm 2022 Tác giả luận văn Huỳnh Văn Quang ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Quý thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh và Viện Đào tạo sau đại học trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Quý thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Với sự tận tâm chỉ bảo và giúp đỡ của Quý thầy cô, tôi đã tích lũy được những kiến thức và kinh nghiệm rất thực tế và bổ ích. Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn của mình đến thầy GVHD TS. Trần Nha Ghi, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi. Xin chân thành cảm ơn Q uý thầy cô, các bạn đồng nghiệp, các anh chị học viên và các bạn sinh viên Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc đến toàn thể Quý thầy cô Khoa Quản trị Kinh doanh, Quý thầy cô Viện đào tạo sau đại học Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu thật nhiều sức khỏe và luôn gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Huỳnh Văn Quang iii TÓM TẮT Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những vùng trọng điểm kinh tế, là đầu tàu kinh tế, cũng vì thế mà Thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều các DNNVV. Nhà nước cũng luôn dành những sự ủng hộ, quân tâm và những chính sách đặc biệt cho các DNNVV tại TP.HCM. Ngoài ra, các DNNVV cũng có sự quan tâm của xã hội như các câu lạc bộ, hiệp hội, người thân, đồng nghiệp và sự hỗ trợ của các đối tác kinh doanh như với nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các bên thứ ba. Trên thực tế, các DNNVV phải đối mặt với những khó khăn như sự đổi mới của thị trường, thiếu nguồn lực trong hoạt động kinh doanh, thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp cận thông tin kinh doanh và đón nhận những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài sao cho hiệu quả. Do đó, mục đích tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu này nhằm kiểm định mối quan hệ giữa: mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của DNNVV. Bằng việc thực hiện nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu trình bày: mạng lưới quan hệ gồm quan hệ với cán bộ Chính phủ, quan hệ xã hội, quan hệ với đối tác kinh doanh có tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã chỉ ra rõ mối liên hệ giữa mạng lưới quan hệ với Cán bộ Chính phủ, với xã hội và với đối tác kinh doanh ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP.HCM. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cho những nhà hoạch định chính sách, Sở ban ngành, cơ quan hữu quan, câu lạc bộ, các đoàn thể, các hiệp hội và những doanh nghiệp, những nhà quản lý DNNVV. Từ kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đưa ra hàm ý quản trị cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc tăng cường mạng lưới quan hệ. Ở phần cuối của luận văn, tác giả trình bày một số hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. iv ABSTRACT Ho Chi Minh City is one of the important economic points, the economic locomotive, that's why Ho Chi Minh City attracts many SMEs. The State also always gives support, interest and unique characteristics for SMEs in Ho Chi Minh City. In addition, SMEs also have the interest of society such as clubs, associations, relatives, colleagues and the support of business partners such as suppliers, customers, competitors and third parties. In fact, SMEs have to face difficulties such as the change of a new school, lack of resources in business activities, lack of experience in accessing business information and receiving support from outside sources. outside to be effective. Therefore, the purpose of this research is to test the relationship between: network of relationships and performance of SMEs. By implementing various methods such as regression analysis method, the research results show: relationship network including relationship with government officials, social relationship, relationship with business partners with potential positively affect the performance of SMEs in Ho Chi Minh City. The thesis has clearly shown the relationship between the network of relationships with Government officials, society and business partners affecting the business performance of SMEs in Ho Chi Minh City. In addition, the research results have practical significance for policy makers, departments, agencies, clubs, unions, associations and businesses, SME managers. . From the research results, the thesis also gives the implication that management improves business performance through strengthening the relationship network. At the end of the thesis, the author presents some limitations and proposes future research directions. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ABSTRACT ............................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................x DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ....................................................................... xii PHỤ LỤC ............................................................................................................... xiii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU...........................................1 1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 1.2 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................4 1.3.1 Mục tiêu tổng quát:......................................................................................4 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: ...........................................................................................4 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................................4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ...........................................................................6 1.6.1. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ............................................................................6 1.6.1. Ý nghĩa về mặt lý thuyết ............................................................................7 1.7 Kết cấu của luận văn ..........................................................................................8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................10 2.1 Lý thuyết nền của đề tài nghiên cứu ................................................................10 2.2 Các khái niệm nghiên cứu ...............................................................................11 2.2.1 Mạng lưới quan hệ ...................................................................................11 2.2.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ: .......................................................................12 2.2.3 Kết quả hoạt động của doanh nghiệp .......................................................12 2.3 Các nghiên cứu ngoài nước và trong nước ..................................................13 2.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước ......................................................................13 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................17 vi 2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ...............................................................18 2.4.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................18 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................19 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................23 3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................23 3.2 Nghiên cứu sơ bộ .............................................................................................25 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính và kết quả nghiên cứu định tính .......25 3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính ....................................................25 3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................26 3.2.1.3 Kết quả quá trình hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu định tính ..............26 3.2.1.4 Xây dựng, điều chỉnh thang đo ...........................................................28 3.2.2 Bước phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................31 3.2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................31 3.2.2.2 Phương pháp chọn mẫu......................................................................32 3.2.2.3 Đánh giá sơ bộ thang đo ....................................................................32 3.2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................33 3.3 Nghiên cứu chính thức .....................................................................................37 3.3.1 Mẫu nghiên cứu chính thức ......................................................................37 3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................41 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..............................................................................41 4.1.1 Mẫu dựa trên loại hình hoạt động ............................................................41 4.1.2 Mẫu dựa trên lĩnh vực hoạt động ..............................................................42 4.1.3 Mẫu dựa trên quy mô lao động .................................................................42 4.2 Đánh giá thang đo ............................................................................................43 4.2.2 Cronbach’s Alpha đối với thang đo nhân tố Quan hệ xã hội ...................44 4.2.4 Cronbach’s Alpha đối với thang đo nhân tố Kết quả hoạt động ..............46 4.3 Phân tích nhân tố khám phá tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại TP.HCM ......................................................................................47 4.4 Thực hiện phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ................................52 4.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................52 vii 4.4.2 Thực hiện phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .........................52 4.4.2.1 Mô hình ..............................................................................................52 4.4.2.2. Thực hiện kiểm tra các giả định mô hình hồi quy .............................53 4.4.2.3 Thực hiện kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .................57 4.4.3 Đánh giá mức độ quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV .............................................................59 4.4.3.1 Đánh giá mức độ quan trọng ...............................................................59 4.4.3.2 Kết quả đánh giá mức độ kết quả hoạt động ......................................60 4.5 Phân tích kết quả hoạt động của DNNVV theo từng biến đặc trưng .............63 4.5.1 Kiểm tra sự khác biệt về kết quả hoạt động của DNNVV tại TP.HCM dựa trên yếu tố loại hình hoạt động ...........................................................................63 4.5.2 Kiểm tra sự khác biệt về lĩnh vực hoạt động kết quả hoạt động của DNNVV tại TP.HCM đối ...................................................................................64 4.5.2 Kiểm tra sự khác biệt về quy mô hoạt động kết quả hoạt động của DNNVV tại TP.HCM đối ...................................................................................66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................70 5.1 Kết luận ............................................................................................................70 5.1.1 Mức độ đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của luận văn ........................70 5.1.2 Kết quả nghiên cứu....................................................................................71 5.1.2.1 Mô hình đo lường ...................................................................................71 5.1.2.2 Mô hình lý thuyết ...................................................................................72 5.2 Đề xuất hàm ý ..................................................................................................72 5.2.1 Tăng cường xây dựng mạng lưới quan hệ với các tổ chức liên quan .......72 5.2.2 Cần xây dựng mối quan hệ với các cán bộ Nhà nước, Chính phủ ............72 5.2.3 Cần xây dựng mối quan hệ xã hội .............................................................74 5.2.4 Cần xây dựng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh của DN ...............75 5.3 Một số kiến nghị khác......................................................................................77 5.3.1 Nguồn lực hỗ trợ cho DNNVV tại TP.HCM ............................................77 5.3.2 Biện pháp hỗ trợ của Chính phủ ................................................................78 5.3.2 Một số hàm ý quản trị khác cho người chủ hay quản lý của DNNVV .....79 5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................80 viii TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81 PHỤ LỤC 1: THẢO LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ...............................84 XÂY DỰNG THANG ĐO LƯỜNG VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA MẠNG LƯỚI XÃ HỘI ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ..............................................................84 DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..........................................................................84 1. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................................84 1.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................84 1.2. Phương pháp thực hiện ...................................................................................84 1.3. Đối tượng tham gia thảo luận nhóm ...............................................................84 1.4. Dàn bài thảo luận nhóm ..................................................................................84 Phần 1: Giới thiệu ...............................................................................................84 Phần 2: Nội dung thảo luận ................................................................................84 Phần 3: Kết thúc .................................................................................................88 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA MẠNG LƯỚI QUAN HỆ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .................................................................................90 PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO ..................................................................93 PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ....................................................................97 PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH HỒI QUY BỘI .............................................................99 .................................................................................................................................100 PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH ............................................100 PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG .....................................................................................................................103 PHỤ LỤC 8: KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG .....................................................................................................................104 ix BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt BMI Business model innovation Đổi mới mô hình kinh doanh COVID-19 Coronavirut Diseases 2019 Dịch bệnh vi rút Corana CP Govermemt Chính Phủ DN Enterprise Doanh nghiệp Small and Medium Enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá NĐ Decree Nghị định ROA Return on asset Suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Return on equity Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROI Return on Investment Suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư ROS Return on sale Suất sinh lời trên doanh thu thuần DNNVV SEM SMES Structural Equation Modeling Small and Medium Enterprises Mô hình cấu trúc tuyến tính Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) x DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Phân loại DNNVV .....................................................................................12 Bảng 3.1 Tiến độ thực hiện nghiên cứu đề tài ..........................................................24 Bảng 3.2 Kết quả quá trình hiệu chỉ mô hình nghiên cứu ........................................27 Bảng 3.3 Thang đo quan hệ của DNNVV với cán bộ Chính phủ .............................28 Bảng 3.4 Thang đo mối quan hệ của DNNVV với xã hội ........................................29 Bảng 3.5 Thang đo quan hệ với đối tác kinh doanh..................................................30 Bảng 3.6 Thang đo kết quả hoạt động DNNVV .......................................................31 Bảng 3.7 Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ ...............................................................32 Bảng 3.8 Quy trình phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................33 Bảng 3.9 Cronbach’s Alpha của thang đo mạng lưới quan hệ..................................34 Bảng 3.10 Kết quả phân tích nhân tố khám phá của thang đo mạng lưới quan hệ ..36 Bảng 4.1 Thống kê mẫu về loại hình lao động .........................................................41 Bảng 4.2 Thống kê mẫu về lĩnh vực hoạt động ........................................................42 Bảng 4.3 Thống kê mẫu về quy mô lao động ...........................................................42 Bảng 4.4: Cronbach’s Alpha của nhân tố TIESGOV ...............................................44 Bảng 4.5: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố SOTIES ....................................45 Bảng 4.6: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố TIESMANAGER .....................46 Bảng 4.7: Cronbach’s Alpha của thang đo nhân tố SME .........................................47 Bảng 4.8: Hệ số KMO và kiểm định Barlett thành phần các biến độc lập ...............49 Bảng 4.9: Bảng phương sai trích dẫn kết quả biến độc lập.......................................50 Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố ..............................................................................50 Bảng 4.11: Ma trận tương quan ................................................................................56 Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính ...................57 Bảng 4.13: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ............58 Bảng 4.14: Các thông số thống kê bằng phương pháp Enter .........................................59 Bảng 4.15: Kết quả hoạt động đối với nhân tố quan hệ với Cán bộ Chính phủ .......61 Bảng 4.16: Kết quả hoạt động đối với nhân tố Quan hệ xã hội ................................61 Bảng 4.17: Kết quả hoạt động đối với nhân tố quan hệ với đối tác kinh doanh .......62 Bảng 4.18: Kiểm định có sự khác nhau về kết quả hoạt động của DNNVV giữa các loại hình kinh doanh ..................................................................................................63 xi Bảng 4.19: Bảng so sánh giá trị trung bình về kết quả hoạt động giữa các loại hình hoạt động ...................................................................................................................64 Bảng 4.20: Kiểm định có sự khác nhau về kết quả hoạt động của DNNVV có lĩnh vực hoạt động khác nhau ...........................................................................................65 Bảng 4.21: Bảng so sánh giá trị trung bình về kết quả hoạt động tại TP.HCM đối với các lĩnh vực hoạt động ........................................................................................66 Bảng 4.22: Kiểm định có sự khác nhau về kết quả hoạt động đối với quy mô hoạt động khác nhau .........................................................................................................67 Bảng 4.23: Bảng so sánh giá trị trung bình về kết quả hoạt động tại TP.HCM đối với các quy mô hoạt động .........................................................................................68 xii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................19 Hình 4.1: Mô hình chính thức kết quả hoạt động của DNNVV ...............................52 Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán với phần dư .....................................54 Hình 4.3: Đồ thị P-P plot của các phần dư đã được chuẩn hóa ...............................55 Hình 4.4: Mô hình chính thức SME của các DNNVV tại TP.HCM.........................60 xiii PHỤ LỤC Phụ Lục 1: Thảo luận và nghiên cứu định tính xây dựng thang đo lường về mối liên hệ giữa mạng lưới xã hội đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Phụ Lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn Phụ Lục 3: Kiểm định thang đo Phụ Lục 4: Phân tích nhân tố Phụ Lục 5: Phân tích hồi quy bội Phụ Lục 6: Kiểm định giá trị trung bình Phụ Lục 7: Kiểm định kết quả hoạt động theo loại hình hoạt động Phụ Lục 8: Kiểm định kết quả hoạt động theo lĩnh vực hoạt động Phụ Lục 9: Kiểm định kết quả hoạt động theo quy mô hoạt động 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề Thuật ngữ “Net working” ngày nay được xem là một trong những yếu tố trong việc xây dựng, tạo lập nên một mạng lưới các mối quan hệ “Networking relationship”. Networking Relationship ngày càng trở nên phố biến trong cuộc sống, xuất hiện nhiều hơn trong môi trường kinh doanh, trong các chương trình hợp tác cả trong nước và quốc tế. Networking Relationship cũng thấm nhuần trong tư tưởng hoạt động của mỗi doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp đang mới bắt đầu khởi nghiệp. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà được hoạt động theo nguyên lý dựa trên các mối quan hệ. Điều đó có nghĩa là mỗi cá nhân sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi những mối quan hệ xung quanh. Sự phát triển của doanh nghiệp, sự tồn tại của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều rất nhiều vào những mối quan hệ xung quanh. Từ mạng lưới các mối quan hệ dần dần sẽ tạo sự gắn kết và hỗ trợ cho doanh nghiệp đạt được các lợi ích và vượt qua giai đoạn khủng hoảng, giai đoạn hoạt động khó khăn vì thiếu nguồn lực. Từ đó cho thấy mạng lưới mối quan hệ là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng của mạng lưới mối quan hệ càng có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghị định 90/2001/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 23/011/2001 về việc trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định 90/2001/NĐ-CP đưa ra tiêu cần thực hiện “Phát triển DNNVV luôn là một nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Hệ thống pháp luật của Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được tự do chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, cải thiện hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường; phát triển dây chuyền sản xuất, kinh doanh, tạo cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động”. 2 Hiện tại, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP để thay thế Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chỉnh phủ ban hành ngày 30/06/2009. Tuy nhiên, Nghị định 90/2001/NĐ-CP vẫn là “viên gạch đầu tiên” cho việc xây dựng, hỗ trợ và phát triển các DNNVV của Nhà nước ta. Trong đó, yếu tố DNNVV luôn giữ vai trò to lớn và là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ tù lúc đất nước bắt đầu tham gia hội nhập đến tận bây giờ. Thứ nhất, Chính phủ đã xác định việc cung cấp đủ các nguồn lực cho DNNVV sẽ giúp DN phát triển lớn mạnh đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách quốc gia. Thứ hai, Chính phủ cũng nhận thấy việc duy trì các DNNVV hoạt động phần nào giải quyết tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội đáng kể. Theo kết quả thống kê của Hiệp hội DNNVV năm 2021, hiện nay Việt Nam có khoảng 750.000 DNNVV, số doanh nghiệp hoạt động thực tế chiếm khoảng 97%. Và con số của DN quy mô vừa là khoảng 1,7%, còn lại là DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Tổng số vốn của các DNNVV ước tính đạt khoản 132 tỷ USD, chiếm 33% trên tổng số vốn đăng ký của các DN. Mỗi các thống kê cho thấy DNNVV đã đóng góp 43% GDP; 33% thuế nộp ngân sách nhà nước, 35% giá trị sản lượng công nghiệp, 33% tỷ trọng giá trị hàng hóa xuất khẩu và tạo ra gần 64% cơ hội việc làm cho người lao động, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước. Và trên tinh thần thực thi Nghị định Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) luôn quan tâm đến các DNNVV trên địa bàn nhằm hỗ trợ, khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển ổn định. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cùng Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM cũng tổ chức nhiều chương trình, triển khai các giải pháp vốn cho doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Thông qua các hoạt động đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của TPHCM đến các DNNVV, các DN cũng từ đó mà có những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV vẫn còn một số hạn chế như quy mô nhỏ, trình độ chưa theo kịp sự phát triển của thời đại công nghệ số 4.0, thiếu vốn kinh doanh, chủ DNNVV hạn chế các kiến thức và kinh nghiệm quản lý DN, thiếu khả năng tiếp cận các 3 chính sách, chương trình hỗ trợ của Chính phủ. Và trong đó, yếu tố thiếu khả năng tiếp cận với chính sách, chương trình hỗ trợ là vấn đề cốt lõi và quan tâm hàng đầu. Thế nên , yếu tố “tiếp cận” cần được quan tâm nhiều hơn, giúp thay đổi tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của các DNNVV. Và muốn “tiếp cận” các nguồn lực còn yếu và thiếu, mỗi DNNVV cần phải xây dựng “mạng lưới quan hệ” và vận dụng khéo léo một cách có hiệu quả các lợi ích mà “mạng lưới quan hệ” mang lại. 1.2 Lý do chọn đề tài Dựa trên bài báo nghiên cứu “Mạng lưới quan hệ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam” (Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân, Trần Nha Ghi, 2020), bài báo đã đề cập đến đối tượng nghiên cứu là các DN khởi nghiệp và không gian nghiên cứu là tại Việt Nam. Luận văn dựa trên nghiên cứu này là vì tác giả xét thấy có sự tương đồng về các đối tượng khảo sát đều là các DN và môi trường hoạt động của các DN thì luôn gắn liền với các mối quan hệ gồm mối quan hệ với cán bộ Chính phủ, mối quan hệ xã hội và đối tác. Xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội như một cách để tăng tốc độ tăng trưởng đang được rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm và triển khai. Theo khảo sát của PWC, 49% các CEO doanh nghiệp vừa và nhỏ chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh cho doanh nghiệp. Những lợi ích từ chiến thuật này mang lại sự tăng trưởng cho doanh nghiệp trong dài hạn. Không chỉ là mối quan hệ chiến lược đơn thuần, quan hệ với các mạng lưới xã hội cũng giúp doanh nghiệp tạo hệ sinh thái phát triển cộng sinh bền vững, phát triển tầm nhìn thay vì độc hành trong quá trình kinh doanh. Hầu hết các mối quan hệ đều mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và phù hợp với mọi doanh nghiệp, quy mô và mô hình hoạt động. Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể đạt được khi mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội có thể kể đến như tiếp cận được với nhiều khách hàng mới, phát triển thị trường nhanh hơn, tận dụng danh tiếng của một thương hiệu khác, lấp đầy khoảng trống năng lực còn thiếu cho doanh nghiệp, 4 cạnh tranh hơn từ đó dẫn đến việc cải thiện và nâng cao hiệu quả kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ các yếu tố trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài cho Luận văn của mình. Luận văn cũng nhằm mục đích kiểm định vai trò của mạng lưới quan hệ có góp phần cải thiện kết quả hoạt động của DNNVV tại TPHCM hay không. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1 Mục tiêu tổng quát: - Đề xuất các hàm ý quản trị để các DNNVV cải thiện mạng lưới quan hệ nhằm gia tăng kết quả hoạt động. 1.3.2 Mục tiêu cụ thể: - Khám phá mạng lưới quan hệ của các DNNVV tại TPHCM; - Tiến hành đo lường mức độ ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại TPHCM thông qua phương pháp định tính và định lượng; - Tổng hợp và đưa ra các hàm ý quản trị nhằm cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại TPHCM. 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu: - Mạng lưới quan hệ của các DNNVV tại TPHCM là gì? - Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của mạng lưới quan hệ đến kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV tại TPHCM? - Hàm ý quản trị nào giúp hoàn thiện kết quả hoạt động của các DNNVV tại TPHCM? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố cần đo lường gồm mạng lưới quan hệ và kết quả hoạt động của các DNNVV. 5 Đối tượng khảo sát: chủ, nhà quản lý của các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất và dịch vụ tại TP.HCM. Không gian nghiên cứu: các DNNVV hoạt động tại địa bàn TP.HCM. Giới hạn vấn đề nghiên cứu: kết quả hoạt động của DNNVV gắn liền với nhiều yếu tố và việc phân tích các yếu tố này được xem là hướng nghiên cứu khá rộng. Do đó, luận văn chỉ xem xét đến sự ảnh hưởng của yếu tố mạng lưới quan hệ đến yếu tố kết quả hoạt động của DNNVV. Thời gian nghiên cứu: 03 tháng kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022 đến ngày 15 tháng 05 năm 2022. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp song song hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. Nghiên cứu định tính: Thông qua cơ sở lý thuyết sử dụng phương pháp tiến hành thảo luận nhóm đối với các DNNVV đang hoạt động trong nhiều ngành nghề tại TPHCM để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Trên cơ sở những thông tin đã được thu thập thông qua thảo luận, các biến của thang đo sẽ được xác định và các biến được xác định phù hợp với những đặc tính riêng của DNNVV. Trong giai đoạn nghiên cứu định tính này, bảng câu hỏi được hình thành. Tác giả tiến hành chia tổng thể theo 3 nhóm bao gồm theo loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và ngành nghề hoạt động. Từ đó, cỡ mẫu và tỷ lệ giữa các nhóm sẽ được hiệu chỉnh để đảm bảo đủ điều kiện mẫu nghiên cứu và giúp tăng tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Luận văn thực hiện nghiên cứu thông qua hai giai đoạn là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và giai đoạn nghiên cứu chính thức. Trong cả hai giai đoạn nghiên cứu đã thực hiện, tác giả đều sẽ áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan