Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của lợn đực lai (piétrain re hal ´duroc) có thành phần di truyền khác ...

Tài liệu ảnh hưởng của lợn đực lai (piétrain re hal ´duroc) có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai f1(landrace ´yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm[full]

.PDF
137
231
58

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ ĐÀO ẢNH HƯỞNG CỦA LỢN ĐỰC LAI (PIÉTRAIN Re-Hal  DUROC) CÓ THÀNH PHẦN DI TRUYỀN KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI LAI F1 (LANDRACE  YORKSHIRE) VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC CON LAI THƯƠNG PHẨM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ ĐÀO ẢNH HƢỞNG CỦA LỢN ĐỰC LAI (PIÉTRAIN Re-Hal  DUROC) CÓ THÀNH PHẦN DI TRUYỀN KHÁC NHAU ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NÁI LAI F1 (LANDRACE  YORKSHIRE) VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG THỊT CỦA CÁC CON LAI THƢƠNG PHẨM CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62.62.01.05 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS VŨ ĐÌNH TÔN 2. GS. TS ĐẶNG VŨ BÌNH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2015 Tác giả luận án Phạm Thị Đào i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận đƣợc sự động viên, quan tâm, giúp đỡ hết sức quý báu của các cá nhân và tập thể. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Vũ Đình Tôn và GS.TS. Đặng Vũ Bình, đã tận tình hƣớng dẫn, đƣa ra những ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo Khoa Chăn nuôi, các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Phòng thí nghiệm trung tâm, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu liên ngành PTNT, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến các chủ trang trại bà Phạm Thị Mây, ông Phạm Văn Lanh (tỉnh Hải Dƣơng) và ông Nguyễn Văn Binh (tỉnh Hƣng Yên) đã tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT Hải Dƣơng, lãnh đạo, cán bộ Phòng Chăn nuôi, các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là ngƣời thân trong gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình th Xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả luận án Phạm Thị Đào ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ vii Trích yếu luận án viii Thesis abstract x PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu 3 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.4 Những đóng góp mới của luận án 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1 Cơ sở lý luận về lai giống 5 2.1.1 Tính trạng số lƣợng và các yếu tố ảnh hƣởng 5 2.1.2 Lai giống và ƣu thế lai 7 2.2 Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản ở lợn nái 12 2.2.1 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái 12 2.2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 12 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt, chất lƣợng thịt và các yếu tố ảnh hƣởng 18 2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt 18 2.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, khả năng cho thịt và chất lƣợng thịt 18 2.4 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc và trong nƣớc 24 2.4.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc 24 2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc 30 iii PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu 35 3.2 Địa điểm nghiên cứu 36 3.3 Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 36 3.3.1 Theo dõi và đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 36 3.3.2 Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trƣởng của con lai 40 3.3.3 Đánh giá năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của con lai 43 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50 4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) 50 4.1.1 Ảnh hƣởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản 50 4.1.2 Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) 51 4.1.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 62 4.2 Khả năng sinh trƣởng của ba tổ hợp lai 65 4.2.1 Sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 65 4.2.2 Khả năng sinh trƣởng của ba tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 68 4.3 Năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của ba tổ hợp lai 76 4.3.1 Năng suất thân thịt 76 4.3.2 Chất lƣợng thịt 88 4.3.3 Thành phần hoá học của thịt 98 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 102 5.1 Kết luận 102 5.2 Đề nghị 103 Danh mục công trình đã công bố 104 Tài liệu tham khảo 105 Phụ lục 119 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bảo quản CB Chế biến cs cộng sự DFD Dark, Firm, Dry (thịt sẫm màu, chắc, khô) Du Duroc GLM General Linear Model (Mô hình tuyến tính tổng quát KL Khối lƣợng L Landrace LSM Least Square Mean (trung bình bình phƣơng nhỏ nhất) LY Landrace × Yorkshire MC Móng Cái ME Metabolisable Energy (Năng lƣợng trao đổi) Pi Piétrain PiDu Lợn đực lai Piétrain × Duroc PiDu25 Lợn đực lai 25% Piétrain Re-Hal × 75% Duroc PiDu50 Lợn đực lai 50% Piétrain Re-Hal × 50% Duroc PiDu75 Lợn đực lai 75% Piétrain Re-Hal × 25% Duroc PSE Pale, Soft, Exudative (thịt nhợt màu, mềm nhão, rỉ dịch) SCS Sau cai sữa TĂ Thức ăn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TL Tỷ lệ TS Tổng số TTTĂ Tiêu tốn thức ăn VCK Vật chất khô Y Yorkshire v DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Số lƣợng lợn nái nghiên cứu trong mỗi tổ hợp lai 37 3.2 Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn nuôi lợn nái và lợn con 37 3.3 Số lƣợng lợn theo dõi sinh trƣởng trong mỗi tổ hợp lai 40 3.4 Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn nuôi lợn thịt 41 3.5 Số lƣợng lợn đo độ dày mỡ lƣng và tỷ lệ thịt nạc trong mỗi tổ hợp lai 44 3.6 Số lƣợng lợn mổ khảo sát để đánh giá năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt trong mỗi tổ hợp lai 44 4.1 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng sinh sản 50 4.2 Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau 52 4.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 63 4.4 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trƣởng từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 4.5 65 Khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 4.6 67 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trƣởng giai đoạn nuôi thịt 69 4.7 Khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của ba tổ hợp lai 71 4.8 Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tính trạng năng suất thân thịt 76 4.9 Độ dày mỡ lƣng, độ sâu cơ thăn và tỷ lệ thịt nạc xác định trên cơ thể lợn sống 78 4.10 Các chỉ tiêu năng suất thân thịt 82 4.11 Các yếu tố ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu chất lƣợng thịt của ba tổ hợp lai 89 4.12 Giá trị pH thịt ở các thời điểm khác nhau sau khi giết thịt 90 4.13 Các chỉ tiêu về tỷ lệ mất nƣớc và độ dai của thịt 93 4.14 Màu sắc thịt của các con lai 96 4.15 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thành phần hóa học của thịt 98 4.16 Hàm lƣợng vật chất khô, protein, mỡ thô và khoáng tổng số trong cơ thăn của ba tổ hợp lai 99 vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Khối lƣợng trung bình của lợn con sơ sinh 57 4.2 Khối lƣợng lợn con cai sữa của các tổ hợp lai 60 4.3 Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa 64 4.4 Tăng khối lƣợng của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày 66 4.5 Hiệu quả chuyển hoá thức ăn của lợn con từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 68 4.6 Tăng khối lƣợng của các tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 73 4.7 Hiệu quả chuyển hoá thức ăn của ba tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt 75 4.8 Độ dày mỡ lƣng xác định trên cơ thể lợn sống 78 4.9 Tỷ lệ thịt nạc xác định trên cơ thể lợn sống 81 4.10 Tỷ lệ thịt nạc xác định trên thân thịt xẻ 84 4.11 Độ dày mỡ lƣng của ba tổ hợp lai khi mổ khảo sát 87 4.12 Hàm lƣợng protein thô của cơ thăn vii 100 TRÍCH YẾU LUẬN ÁN I/ Tóm tắt mở đầu: Họ và tên: PHẠM THỊ ĐÀO Tên đề tài: ―Ảnh hưởng của lợn đực lai (Piétrain Re-Hal  Duroc) có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F 1(Landrace  Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm”. Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 62.62.01.05 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam II/ Nội dung bản trích yếu 1. Mục đích nghiên cứu của luận án Xác định đƣợc lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền phù hợp phối giống với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire) nhằm nâng cao năng suất sinh sản, sinh trƣởng, tỷ lệ thịt nạc và đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt. 2. Đối tượng nghiên cứu Lợn đực lai PiDu với tỷ lệ giống Piétrain Re-Hal là 25%, 50% và 75%. 3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Trong Luận án đã áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phƣơng pháp điều tra: Từ số liệu thống kê về các trang trại của địa phƣơng, khảo sát lựa chọn 2 trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Cẩm Giàng, thành phố Hải Dƣơng tỉnh Hải Dƣơng và 1 trang trại huyện Văn Giang tỉnh Hƣng Yên để triển khai đồng thời 3 tổ hợp lai và có đủ cơ sở vật chất để tiến hành nghiên cứu. - Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm:Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp phân lô so sánh. Quy trình kỹ thuật và chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng lợn nái lai và con lai nuôi thịt của ba tổ hợp lai áp dụng cho các trại đảm bảo nhƣ nhau. - Sử dụng các phƣơng pháp thƣờng quy đang đƣợc áp dụng cho việc nghiên cứu theo dõi nhằm đánh giá đƣợc năng suất sinh sản đàn lợn nái F1(LandraceYorkshire) phối giống với đực PiDu25, PiDu50 và PiDu75 và đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng của lợn lai nuôi thịt từ các tổ hợp lai trên. - Các chỉ tiêu về chất lƣợng thịt lợn đƣợc phân tích tại Bộ môn Di truyền - giống vật nuôi và Phòng thí nghiệm trung tâm, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Các số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh học bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). viii 4. Các kết quả chính đạt được và kết luận - Luận án có ý nghĩa khoa học trong việc đóng góp thêm các tƣ liệu về khả năng sản xuất của lợn đực lai PiDu trong điều kiện sản xuất chăn nuôi nƣớc ta. - Đã nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài luận án nhƣ: Cơ sở lý luận về lai giống; Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản ở lợn nái; Các chỉ tiêu đánh giá sinh trƣởng, khả năng cho thịt, chất lƣợng thịt và các yếu tố ảnh hƣởng; Tình hình nghiên cứu về lai giống và sử dụng lợn đực có giống Piétrain ReHal và Duroc ở ngoài nƣớc và trong nƣớc. - Đã đánh giá đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến các tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LandraceYorkshire) khi phối giống với lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sinh trƣởng, chất lƣợng thịt lợn lai thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ các tổ hợp lai này. - Đánh giá đƣợc năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire) phối với lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau. - Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, tiêu tốn thức ăn của lợn lai nuôi thịt và năng suất, chất lƣợng thịt của các con lai đƣợc tạo ra từ lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau phối với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire). Lợn thịt của ba tổ hợp lai đều có khả năng sinh trƣởng tốt, đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về chất lƣợng thịt nhƣ độ pH, tỷ lệ mất nƣớc, màu sắc thịt, độ dai của thịt và các thành phần hoá học của thịt. - Đề nghị phát triển và sử dụng lợn đực PiDu rộng rãi trong chăn nuôi trang trại. Khuyến khích sử dụng lợn đực lai PiDu25 để nâng cao năng suất sinh trƣởng. Khuyến khích sử dụng lợn đực lai PiDu50 và PiDu75 để nâng cao năng suất sinh sản, năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt trong chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam. Luận án đã hoàn thành và đạt đƣợc kết quả phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra. Về mặt khoa học, luận án đã có những đóng góp nhất định xây dựng phƣơng pháp nghiên cứu, luận cứ khoa học và có ý nghĩa thực tiễn giúp các cơ sở chăn nuôi xác định tổ hợp lai thích hợp nhằm nâng cao năng suất sinh sản, năng suất và chất lƣợng thịt góp phần phát triển việc sử dụng lợn đực giống PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam nhằm cung cấp cho thị trƣờng những sản phẩm có chất lƣợng cao. ix THESIS ABSTRACT I/ General information PhD student: Pham Thi Dao Thesis title: Effects of crossbred boars (Piétrain Re-Hal x Duroc) with different genotype components on reproductive performance of crossbred sows F1(Landrace  Yorkshire) and productive performance and meat quality of fattening pigs Specialized: Animal Science Code number: 62.62.01.05 Education organization: Vietnam National University of Agriculture II/ Summary 1. Objective of the research The study aimed at identifying which genotype types of crossbred PiDu boars were appropriate for crossbreeding with crossbred sows F1(Landrace  Yorkshire) to increase the sows’ reproductive performance, fattening pigs’ growth rate, lean percentage and meat quality. 2. Research materials Crossbred PiDu boars that have 25%, 50% and 75% of genotype of Piétrain Re-Hal 3. Research methods The following methods have been applied in this research: - Survey method: Based on the provincial statistical data about the number of pig farms, two representative pig farms (one in Cam Giang district , another in Haiduong city) and one pig farm in Van Giang district, Hung Yen province were selected for the research on crossbreeding (3 crossbreds). These farms had all necessary facilities for implementing the research. - Experimental design: The experiment was conducted by a completely randomized design. The feeding program and management of sows and growing pigs were all the same among the farms. - The standard methods were applied to measure the sow’s reproductive performance and growth productivity of the growing pigs born in three crossbred between sows F1(LandraceYorkshire) and crossbred boars (PiDu25, PiDu50 và PiDu75). -The carcass quality was measured at the laboratory of Department of Animal Genetics and Breeding and Central Laboratory of Faculty of Animal Science, Vietnam National University of Agriculture - Data was analysed by statistical biostatistics using SAS 9.1 sofware x 4. Results and conclusions - The study had a significantly scientific contribution in term of productive performance of crossbred boars PiDu raising in the farming condition in Vietnam - The study has reviewed a wide range of literature about related aspects of pig production such as: Principle genetics and breeding; reproductive indicators and factors affecting reproductive performance of sows; indicators for determining pig’s growth, carcass productivity and quality; current research results and application of Piétrain ReHal and Duroc boar breeds in Vietnam and other countries. - The research has identified several factors affecting the reproductive performance of sows F1 (LandraceYorkshire) crossed with PiDu boars with different genotype components. Several factors affecting growth perfomance and meat quality of growing pigs born in three crossbreds has also been examined. - The reproductive performance of sows F1 (LandraceYorkshire) crossed with boars PiDu having different genotype components has been evaluated in this study. - This study was also identified the growth perfomance, feed conversion efficiency, meat productivity and quality of fattening pigs born in different crossbreed combinations between sows F1(Landrace  Yorkshire) and PiDu boars with different genotype components. In three crossbreed combinations, the fattening pigs had a high growth rate, a good meat quality that meets the pork standard requirements about several parameters such as pH, drip loss, color, tenderness and meat chemical composition. - Based on the research results, the study has suggested to applying and developing the crossbred PiDu boars in the pig production of farms. The crossbred PiDu25 boar is recommended for promoting the growth perfomance. The crossbred PiDu50 and PiDu75 boar should be used to cross with sows to improve sow reproductive performance, carcass productivity and quality of pigs in pig production in North of Vietnam. The study has completed and achieved good results that are appropriate with the research objectives and contents. In the scientific point of view, the study has a significant contribution in term of research methodology and scientific references. Moreover, the study plays an important role to make several recommendations about selecting appropriate genotype combinations in order to improve sow reproductive performance, growth productivity and meat quality. According to results of the study, the PiDu boars will be applied and developed widely in pig farms, contributing to the development of pig production in North of Vietnam and help to produce high quality pork for consumers in the market. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho xã hội. Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn đang có những thay đổi đáng kể, theo Trung tâm tin học và thống kê, Bộ Nông nghiệp & PTNT (2014), tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2014, tổng đàn lợn trong cả nƣớc đạt 26,80 triệu con, tăng 1,9% so với năm 2013. Chất lƣợng con giống từng bƣớc đƣợc cải tạo theo hƣớng nạc hoá đàn lợn, thể hiện thông qua tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai nhiều giống ngoại ngày càng tăng trong tổng đàn lợn. Trƣớc yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng về số lƣợng và chất lƣợng, rất cần đến các giải pháp công nghệ phù hợp và qui mô sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và phục vụ xuất khẩu. Để có đƣợc đàn lợn thịt có tốc độ tăng trƣởng nhanh và đạt tỷ lệ thịt nạc ở mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt, cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng và điều kiện chuồng trại... thì việc tạo ra những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp đƣợc một số đặc điểm tốt của mỗi giống, dòng cao sản và đặc biệt sử dụng triệt để ƣu thế lai của chúng là rất cần thiết. Nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, cũng nhƣ thực tiễn của sản xuất đã khẳng định những tổ hợp lai nhiều giống khác nhau đều có xu hƣớng tăng số con sơ sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh trƣởng, giảm chi phí thức ăn cho mỗi kg tăng khối lƣợng, nâng cao tỷ lệ và chất lƣợng thịt nạc. Hầu hết các nƣớc có nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai để sản xuất hàng thƣơng phẩm, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi. Khi nghiên cứu trên con lai giữa nái Yorkshire với đực Piétrain và Landrace, Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006a) kết luận rằng tổ hợp lai Piétrain  Landrace có khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng cai sữa/con cao hơn so với tổ hợp lai Landrace  Yorkshire; tăng khối lƣợng trung bình trong thời gian nuôi thịt, tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt nạc ở tổ hợp lai Piétrain  Yorkshire cũng có xu hƣớng cao hơn nhƣng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng lại thấp hơn. 1 Năng suất sinh sản của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1(LY) phối với đực PiDu là tƣơng đối cao, ổn định và không có sự sai khác rõ rệt giữa 3 tổ hợp lai (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009). Tác giả cũng khẳng định rằng con lai có sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trƣởng tƣơng đối cao, đặc biệt con lai 4 giống (PiDu  LY) có xu hƣớng thể hiện đƣợc ƣu thế lai về tăng khối lƣợng so với con lai 3 giống (PiDu  Y và PiDu  L). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cũng cho rằng năng suất sinh sản, sinh trƣởng và năng suất thịt của tổ hợp lai 4 giống cao hơn và tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với tổ hợp lai 2 giống. Nên sử dụng lợn đực PiDu phối với nái F1(LY) để đạt đƣợc năng suất cao hơn trong thực tế (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Việc sử dụng đực PiDu phối với nái ngoại (Landrace, Yorkshire và LY) đạt đƣợc năng suất cao nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt tốt (Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi, 2010; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Lợn đực Piétrain có ƣu điểm tỷ lệ thịt nạc cao, nhƣng tốc độ sinh trƣởng chậm hơn. Trong khi đó, đực Duroc có tốc độ sinh trƣởng nhanh hơn, lƣợng mỡ giắt trong thịt nạc lớn hơn. Để tận dụng ƣu điểm và hạn chế tối đa những nhƣợc điểm của 2 dòng đực này, sử dụng đực lai giữa Piétrain và Duroc là giải pháp tốt nhất, vừa tận dụng đƣợc ƣu thế lai của con đực nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi vừa cải thiện đƣợc chất lƣợng sản phẩm. Dòng đực Piétrain cổ điển do sự tồn tại của allene lặn n nằm ở locus halothan (Ollivier et al., 1975), cho nên lợn dễ bị stress và tỷ lệ thịt PSE (Pale, Soft, Excudative) cao đã làm cho chất lƣợng thịt kém. Khoa Thú y, Trƣờng Đại học Liège đã tạo ra dòng lợn Piétrain Re-Hal, một allen C từ locus halothan của giống lợn Large White đƣợc chuyển vào bộ gen của Piétrain cổ điển (Hanset et al., 1995; Leroy et al., 1999, 2000) và dòng lợn kháng stress này có thƣơng hiệu là Piétrain Re-Hal. Các nghiên cứu trong nƣớc đã khẳng định các con lai với sự tham gia của lợn đực lai PiDu có sức sinh trƣởng cao, tiêu tốn thức ăn thấp, chất lƣợng thịt đảm bảo (Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý, 2009; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010; Phan Xuân Hảo và cs., 2009). Tuy nhiên trong các nghiên cứu về sử dụng lợn đực lai PiDu, các tác giả chƣa đề cập đến thành phần di truyền tham gia của giống Piétrain và Duroc là 2 bao nhiêu. Việc xác định rõ thành phần di truyền tham gia của Piétrain và Duroc là rất quan trọng. Với các thành phần di truyền khác nhau có thể phù hợp với từng điều kiện chăn nuôi khác nhau là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định đƣợc lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền phù hợp phối giống với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire) nhằm nâng cao năng suất sinh sản, sinh trƣởng, tỷ lệ thịt nạc và đảm bảo đƣợc chất lƣợng thịt. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đƣợc năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire) phối giống với lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75. - Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, tiêu tốn thức ăn của các con lai thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire). - Đánh giá đƣợc năng suất thân thịt và chất lƣợng thịt của các con lai thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ lợn đực lai PiDu25, PiDu50 và PiDu75 phối với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire). - Xác định đƣợc tổ hợp lai thích hợp và góp phần phát triển việc sử dụng lợn đực lai PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn. 1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Cung cấp các thông tin khoa học liên quan đến năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace  Yorkshire) đƣợc phối giống với lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau và năng suất sinh trƣởng, chất lƣợng thịt của các con lai từ các tổ hợp lai này. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Giúp các cơ sở chăn nuôi xác định tổ hợp lai thích hợp nhằm nâng cao năng suất sinh sản, năng suất và chất lƣợng thịt góp phần phát triển việc sử dụng lợn đực lai PiDu trong sản xuất chăn nuôi lợn ở miền Bắc Việt Nam. - Đóng góp thêm dữ liệu về năng suất và chất lƣợng sản phẩm của các tổ hợp lai trong chăn nuôi lợn để sử dụng trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và giảng dạy học tập. 3 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá đƣợc sự khác biệt về năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire) khi phối giống với lợn đực lai PiDu 25, 50 và 75% thành phần di truyền của đực Piétrain Re-Hal. - Đánh giá đƣợc sự khác biệt về năng suất, chất lƣợng thịt của 3 tổ hợp lai giữa đực lai PiDu 25, 50 và 75% thành phần di truyền của đực Piétrain Re-Hal với lợn nái lai F1(Landrace  Yorkshire). 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAI GIỐNG 2.1.1. Tính trạng số lƣợng và các yếu tố ảnh hƣởng 2.1.1.1. Tính trạng số lượng Tính trạng số lƣợng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ mà theo Darwin thì sự khác nhau này là nguồn vật liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên cũng nhƣ chọn lọc nhân tạo (dẫn theo Nguyễn Văn Thiện, 1995). Tính trạng số lƣợng có các đặc trƣng sau: - Các tính trạng số lƣợng chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều gen, mỗi gen chỉ có một tác động nhỏ. - Các tính trạng số lƣợng chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi điều kiện môi trƣờng. - Có thể xác định các giá trị của tính trạng số lƣợng bằng các phép đo. - Các giá trị quan sát đƣợc của các tính trạng số lƣợng là các biến biến thiên liên tục. Phần lớn các tính trạng có giá trị kinh tế của vật nuôi đều là các tính trạng số lƣợng (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Cho đến nay, di truyền học số lƣợng đã đƣợc nhiều nhà di truyền học và thống kê bổ sung, nâng cao và trở thành môn khoa học có cơ sở khoa học vững chắc, đƣợc ứng dụng rộng rãi vào việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi (Nguyễn Văn Thiện, 1995; Petrop, 1984). 2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tính trạng số lượng Theo Nguyễn Văn Thiện (1995), biểu hiện bề ngoài hoặc các đặc tính khác của một cá thể đƣợc gọi là kiểu hình của cá thể đó đối với tính trạng số lƣợng cũng nhƣ tính trạng chất lƣợng. Kiểu hình này do kiểu gen và môi trƣờng gây ra: P=G+E Trong đó, P: giá trị kiểu hình; G: giá trị kiểu gen; E: sai lệch môi trƣờng. Kiểu hình do các gen chi phối thuộc ít nhất 2 locus trở lên đƣợc biểu thị: P = A + D + I + Eg + Es 5 Trong đó, A: giá trị cộng gộp (giá trị giống); D: sai lệch trội; I: sai lệch tƣơng tác (sai lệch át gen); Eg: sai lệch môi trƣờng chung; Es: sai lệch môi trƣờng riêng. Nhƣ vậy, muốn cải tiến năng suất của vật nuôi có thể tác động bằng những biện pháp khác nhau: + Tác động về mặt di truyền (G). - Tác dụng vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc. - Tác động vào hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách lai giống. + Tác động về mặt môi trƣờng (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi: dinh dƣỡng, chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc... 2.1.1.3. Hệ số di truyền Hệ số di truyền của tính trạng số lƣợng có vai trò quan trọng trong công tác giống. Giá trị của hệ số di truyền cho ta một khái niệm về mức tiến triển có thể đạt đƣợc khi tiến hành chọn lọc đối với một tính trạng nhất định. Theo Phan Cự Nhân và cs. (1985), Nguyễn Văn Thiện (1995), các tính trạng có hệ số di truyền thấp hiệu quả chọn lọc sẽ thấp, hiệu quả lai giống lại cao. Ngƣợc lại, các tính trạng có hệ số di truyền cao, hiệu quả chọn lọc sẽ cao, hiệu quả lai giống lại thấp. Hệ số di truyền của một tính trạng số lƣợng là tỷ lệ giữa phần do gen quy định với toàn bộ phần tạo nên giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền có hai khái niệm: hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp. * Hệ số di truyền theo nghĩa rộng Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (h2G) đƣợc biểu thị bằng tỷ số giữa phƣơng sai di truyền ( G2 ) và phƣơng sai kiểu hình ( 2P ), hoặc đƣợc biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình, hoặc đƣợc biểu thị bằng bình phƣơng của hệ số tƣơng quan giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng đƣợc biểu diễn bằng công thức: h G2 G2  2 P Hệ số di truyền theo nghĩa rộng ít đƣợc sử dụng trong công tác giống vật nuôi vì việc ƣớc tính phƣơng sai di truyền chỉ có thể thực hiện đƣợc thông qua 6 việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng đƣợc xác định qua việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng thƣờng ở mức cao nên không phản ánh đúng khả năng di truyền của tính trạng đƣợc xác định qua đời sau. * Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2A) đƣợc biểu thị bằng tỷ số giữa phƣơng sai di truyền cộng gộp ( 2A ) và phƣơng sai kiểu hình ( 2P ), hoặc đƣợc biểu thị bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị kiểu hình, hoặc đƣợc biểu thị bằng bình phƣơng của hệ số tƣơng quan giữa giá trị di truyền cộng gộp và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp đƣợc biểu diễn bằng công thức: h 2A 2A  2 P Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần giá trị kiểu hình đƣợc quy định bởi các gen truyền đạt từ thế hệ bố mẹ cho thế hệ con. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp thƣờng đƣợc dùng nhiều trong công tác giống vật nuôi hơn là hệ số di truyền theo nghĩa rộng. 2.1.2. Lai giống và ƣu thế lai 2.1.2.1. Lai giống Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa những động vật thuộc các dòng khác nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn lai khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiểu lai lại tƣơng tự nhau (Lasley, 1974; Nguyễn Hải Quân và cs., 1995). Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số kiểu gen dị hợp tử ở thế hệ sau tăng lên. Lai giống là phƣơng pháp chủ yếu nhằm khai thác biến đổi di truyền của quần thể gia súc. Lai giống có những ƣu việt vì con lai thƣờng có ƣu thế lai đối với một số tính trạng nhất định. 2.1.2.2. Ưu thế lai Ƣu thế lai là khái niệm biểu thị sức sống của con lai vƣợt trội hơn cha mẹ, khi cha mẹ là những cá thể không có quan hệ huyết thống. Ƣu thế lai không chỉ 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất