Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế của việt nam...

Tài liệu ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế của việt nam

.DOC
22
91
52

Mô tả:

TRƯỜNG.............................. KHOA………………..  Tiểu luận ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế của Việt Nam MỤC LỤC Lời mở đầu...........................................................................1 I/Lạm phát............................................................................2 II/ Nguyên nhân lạm phát....................................................4 1/ Nguyên nhân chung.........................................................4 a. Nguyên nhân bên ngoài:..................................................5 b. Nguyên nhân bên trong:...................................................5 III. Ảnh hưởng của lạm phát................................................7 c/ Ảnh hưởng của lạm phát tới thị trường chứng khoán....11 Các nhân tố của lạm phát ảnh hưởng tới Thị trường chứng khoán..................................................................................12 Nhân tố giá cả....................................................................12 V/Kết bài:...........................................................................18 VI/ Tài liệu tham khảo.......................................................19 Lời mở đầu Khi cô giảng cho chúng em nghe về lạm phát cô nói rằng có thể hình dung lạm phát là hình ảnh người ta phải chở một xe đầy tiền đi mua hàng và mục tiêu của tên trộm không phải là tiền trên chiếc xe đó mà là chiếc xe. Hình ảnh này đã để lại trong em một ấn tượng rất sâu sắc. Chính những hình ảnh ấy đã thôi thúc trong chúng em một câu hỏi: Lạm phát thực chất là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế như thế nào? Có thể kiềm chế được lạm phát hay không? Câu hỏi ấy càng thôi thúc chúng em khi hàng ngày trên báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện liên tiếp các bài bình luận về “tình hình lạm phát ở Việt Nam”, “Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế của Việt Nam”… Như vậy lạm phát không phải ở đâu xa, chúng ta đang sống trong lạm phát, lạm phát đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả chúng ta. Vì vậy chúng em đã cùng nhau tìm hiểu về chủ đề này. I/Lạm phát  Lạm phát là gì? Các chuyên gia kinh tế đã mô tả lạm phát bằng hình ảnh rất ấn tượng Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng lạm phát là do phát hành tiền quá mức vì vậy chỉ gọi là lạm phát khi mức giá chung tăng do tăng mức cung tiền. Những ý kiến cho rằng một cú sốc từ phía cung hay cầu làm ảnh hưởng đến giá như tăng tiền lương hay tăng giá cả hàng nhập khẩu nó sẽ làm tăng giá cả chung nhưng thực sự đó không phải lạm phát. Về lý thuyết mức giá chung tăng là do tổng cung giảm hoặc tổng cầu tăng. Tổng cung giảm có thể do trình độ khoa học kỹ thuật, cung lao động giảm hoặc tăng giá các yếu tố sản xuất. Nhưng tổng cung giảm không làm tăng giá liên tục trừ khi chúng được tiếp ứng bởi NHTW (ngân hàng trung ương) cung ứng tiền liên tục. Tương tự, tổng cẩu tăng có thể là do tăng chi tiêu của chính phủ, giảm thuế hoặc tăng cung tiền. Việc tăng chi tiêu và giảm thuế của chính phủ là có giới hạn chính vì vậy nó không thể làm tăng giá liên tục chỉ trừ khi sự thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng cung ứng tiền liên tục. Tóm lại, lạm phát chính là hiện tượng lượng tiền giấy trong lưu thông vượt quá số lượng tiền giấy cần thiết cho lưu thông. Khi xác định nền kinh tế có lạm phát hay không, người ta quan tâm đến sự tăng giá chung chứ không phải sự giao động đột ngột của mức giá chung. Biểu hiện của lạm phát chính là mức giá chung của toàn bộ hàng hóa tăng lên và sự giảm giá liên tục của tiền. Cách tính lạm phát: lạm phát được tính theo chỉ số tăng giá của hàng tiêu dung. Cụ thể: Gp=(CPI-CPI0)/CPI0 Trong đó: CPI: Giá hàng tiêu dùng năm nghiên cứu CPI0: Giá hàng tiêu dùng năm trước năm nghiên cứu Gp: Tỷ lệ lạm phát. 2/Phân loại lạm phát Lạm phát được chia thành 3 loại: + Lạm phát vừa phải: lạm phát dưới 10%/năm +Lạm phát phi mã: lạm phát 2 con số/năm +Siêu lạm phát: lạm phát 3(hoặc 4) con số/năm II/ Nguyên nhân lạm phát 1/ Nguyên nhân chung Nguyên nhân của lạm phát có thể kể đến những nguyên nhân sau: Thứ nhất lạm phát do chính sách: thường xảy ra do những biện pháp tiền tệ mở rộng, phản ánh thâm hụt thu chi ngân sách lớn và việc tài trợ thâm hụt bằng tiền tệ, thường là cội rễ của lạm phát cao. Một ví dụ kinh điển đó là những trận siêu lạm phát ở áo và Đức những năm 20 do mở rộng tiền tệ thái quá. Thứ hai lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra do tăng chi phí và có thể phát triển ngay cả khi thất nghiệp và việc sử dụng nguồn lực còn thấp. Vì tiền lương (tiền công) thường là chi phí sản xuất quan trọng nhất, sự gia tăng tiền lương không phù hợp với tăng trưởng năng suất có thể khơi mào cho quá trình lạm phát. Nhưng lạm phát do chi phí đẩy có thể không dai dẳng nếu chính sách tiền tệ tác động vào, trong trường hợp đó, tiền lương tăng dẫn tới thất nghiệp cao hơn thay vì lạm phát cao hơn. Thứ ba, lạm phát do cầu kéo: xảy ra do tổng cầu vượt trội đẩy mức giá chung lên cao. Sự thúc đẩy của cầu có thể xuất phát từ những cú sốc bên trong hay bên ngoài nhưng thường hình thành từ những chính sách thu chi ngân sách hay tiền tệ mở rộng. Thứ tư lạm phát do quan tính: có xu hướng dai dẳng ở cùng tỷ lệ cho đến khi những sự kiện kinh tế gây ra nó thay đổi. Nếu lạm phát cứ đều đặn, tỷ lệ lạm phát thịnh hành có thể được dự đoán và do đó được đưa vào các hợp đồng tiền lương và tài chính, điều này lại tiếp tục duy trì nó. Tỷ lệ lạm phát quán tính đôi khi ngụ ý lạm phát cơ bản hay cốt lõi. Thứ năm lạm phát do chính sách: lạm phát do cầu kéo được nhận thấy ở nhiều nền kinh tế đang chuyển đổi, là kết quả của những chính sách thu chi ngân sách hạn chế không đầy đủ và việc tài trợ bằng tiền cho thâm hụt ngân sách. Thông thường, những cú sốc bên ngoài như những cú sốc xuất phát từ tăng giá năng lượng hay thu hẹp thương mại với các bạn hàng truyền thống có xu hướng bổ sung cho áp lực lạm phát. 2/ Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam Tại VN các nguyên nhân phát sinh lạm phát trên đều xuất hiện ở VN với những con số khác nhau ở những thời kỳ khác nhau.Sau đây ta sẽ trình bày về nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam: a. Nguyên nhân bên ngoài: Cũng như những quốc gia châu á khác, do đồng USD suy yếu trong những năm gần đây đã tạo ra những biến động về tăng giá xăng dầu, giá vàng, giá lương thực thực phẩm… từ đó tác động xấu đến giá cả ở VN. Giá cả thị trường thế giới liên tục tăng cao, xăng dầu tăng ,sắt thép , phân bón , lúa mì đều tăng, sợi, bông, chất dẻo, … Đồng thời những mặt hàng nước ta xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều…) cũng xuất với giá tăng rất cao, đặc biệt là giá lương thực phẩm tăng trên 30%, nên giá thu mua cũng tăng, từ đó làm ảnh hưởng lớn đến giá cả chung trong nước, vả lại khi tính chỉ số CPI thì con số lương thực thực phẩm ở ta chiếm tỷ lệ cao (42,85%), nhà ở vật liệu xây dựng chiếm 10%, giá xăng dầu trong năm 2007 tăng nhanh, giá vàng thế giới va trong nước tăng rất cao, ảnh hưởng gián tiếp là tác động tâm lý đến các loại giá khác, nên CPI tăng mạnh. Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta hiện nay trên 88% so với GDP vì nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhiên vật liệu thế giới.Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 là 111,3 tỷ USD chiếm 156% GDP. Vì vậy khi đồng USD mạnh (năm 1991, năm 1997-1998) ta gặp khó khăn (vì nhập siêu), USD yếu như hiện nay ta cũng khó khăn. Các nước đã quen với sự tăng giảm của USD, họ hội nhập trước chúng ta nên đã có nhiều kinh nghiệm và cũng đã khủng hoảng nhiều. Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá USD là sự điều chỉnh theo tín hiệu thị trường quốc tế, chứ không phải là ta muốn tăng giá VND, vì không có chính phủ nào muốn tăng giá đồng bản tệ. Đơn vị xuất khẩu phải hiểu rằng đó là sự điều chỉnh và phải chia sẻ với khó khăn của nhiều người về căn bệnh lạm phát, điều quan trọng mà đơn vị xuất khẩu kêu to là ngân hàng không mua USD, nên không có VND để thu mua, mua chậm giá càng cao. Hiện nay NHNN đã mua hết nhưng đơn vị không bán nữa vì USD có dấu hiệu tăng giá trong tương lai. Theo tôi, nếu NHNN VN chủ động điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo hướng giảm giá USD từ tháng 9/2007 như nhiều nước, thì việc kiềm chế lạm phát sẽ đở tốn kém. b. Nguyên nhân bên trong: Chính sách tài chính không hiệu quả là nguyên nhân rất quan trọng của căn bệnh lạm phát ở nước ta. Để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, Chính phủ đã có những kế hoạch chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng của đất nước và liên tục bội chi ngân sách trong nhiều năm trn 5% GDP (năm 2007 bội chi khoảng trên 56.000 tỷ đồng). Đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều cần thiết, nhưng đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, gây lãng phí lớn trong thời gian dài là nguy hiểm cho nền kinh tế nước nhà.trong khi đồng lương của nhân dân lao động, những người công chức nhà nước thì quá thấp so với thời giá, 30-40 năm làm việc trong cơ quan hành chính, giáo dục, y tế… nhiều người không thể mơ nổi một căn nhà. Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự án và thiết kế kỹ thuật quá chậm trễ, thủ tục rườm rà và phức tạp. Việc chi tiêu thì không hiệu quả, tình trạng tham nhũng thì gia tăng đã hưởng đến niềm tin của công chúng vào cơ chế và bộ máy điều hành của chúng ta. Chính sách tiền tệ năm 2007 cũng có những vấn đề cần xem xét, cung tiền tăng nhanh năm 2005 là 23.4%, năm 2006 là 33.6%, năm 2007 là 53.8%, tổng cộng 3 năm cung tiền tăng 134.2%, trong khi 3 năm GDP chỉ tăng 25.09%. Chênh lệch giữa cung tiền tăng trong 3 năm qua (134.5%) với tăng trưởng kinh tế GDP (25.09%) là rất lớn, chắc chắn sẽ đè nặng lên giá cả trong nước, và cuối năm 2007, đầu năm 2008 nó bộc phát mạnh là do có sự cộng hưởng bởi lạm phát quốc tế (USD yếu) và thiên tai. Tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng cao. Các NHTM trong thời gian qua đã cung cấp được một lượng vốn lớn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, các NHTM cũng sẵn lòng cho vay đối với những nhà đầu cơ trong lĩnh vực này. Nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng được đổ vào thị trường vốn dài hạn nhiều rủi ro, nếu bong bóng bất động sản có vấn đề thì rủi ro tín dung là rất lớn. Điều cần lưu ý, một trong những nguyên nhân dư nợ tín dụng tăng cao trong năm 2007 là do các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ lên nhanh. Thiên tai, mưa bão, lũ lụt, những đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại năng nề: con người, tài sản, đất trồng, lương thực thực phẩm và dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm) ảnh hưởng đến giá cả thực phẩm…ảnh hưởng đến giảm tổng cung. Chi phí sản xuất hàng hóa dịch vụ chưa hợp lý, sức cạnh tranh các sản phẩm trong nước không cao, hiệu quả kinh tế thấp. Một trong những nguyên nhân cũng góp phần vào mức lạm phát gia tăng tại VN hiện nay là yếu tố tâm lý của người dân (cần kiểm soát thông tin). Đặc biệt là yếu tố đầu cơ, găm hàng, làm giá rất “kinh nghiệm” (vì ta đã nhiều lần bị lạm phát) của các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ, các đại lý bán lẻ tại VN. III. Ảnh hưởng của lạm phát TriÓn khai thùc hiÖn th¾ng lîi nghÞ quyÕt §¹i héi lÇn thø IX cña §¶ng, cÇn ph¶i ®éng viªn mäi nguån lùc t¹o nªn søc m¹nh tæng hîp nh»m ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ ®Êt níc v× môc tiªu d©n giµu, níc m¹nh, x· héi c«ng b»ng, d©n chñ, v¨n minh. T¨ng trëng bÒn v÷ng vµ æn ®Þnh l¹m ph¸t ë møc thÊp ®ã lµ nh÷ng môc tiªu hµng ®Çu cña ®iÒu tiÕt vÜ m« ë tÊt c¶ c¸c níc. Kh«ng cã g× ®¸ng ng¹c nhiªn khi c©u hái cã sù tån t¹i vµ b¶n chÊt cña mèi quan hÖ gi÷a l¹m ph¸t vµ t¨ng trëng kinh tÕ ®· ®îc c¸c nhµ kinh tÕ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch ®Æc biÖt quan t©m vµ trë thµnh trung t©m cña nhiÒu cuéc tranh luËn vÒ chÝnh s¸ch. VËy l¹m ph¸t cã nh÷ng ¶nh hëng nh thÕ nµo tíi nªn kinh tÕ vµ ®Æc biÖt lµ tíi nÒn kinh tÕ níc ta? PhÇn nµy chóng ta sÏ t×m hiÓu mèi quan hÖ gi÷a l¹m ph¸t vµ t¨ng trëng kinh tÕ, ¶nh hëng cña l¹m ph¸t tíi nÒn kinh tÕ; còng nh ®a ra mét sè gîi ý vÒ híng ®iÒu tiÕt vÜ m« cña ViÖt Nam trong thêi gian tíi. Lạm phát có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của kinh tế tùy theo mức độ của nó. 1/Ảnh hưởng của lạm phát vừa phải Theo lý thuyÕt vµ thùc tiÔn ®Òu cho thÊy mèi quan hÖ gi÷a l¹m ph¸t vµ t¨ng trëng kinh tÕ cã thÓ biÓu diÔn b»ng h×nh ch÷ “U” ngîc. §iÒu ®ã hµm ý r»ng ë mçi níc tån t¹i mét ph¹m vi l¹m ph¸t “ an toµn” khi mµ l¹m ph¸t vµ t¨ng trëng cã mèi quan hÖ cïng chiÒu. Trong trêng hîp ®ã, l¹m ph¸t lµ c¸i gi¸ ph¶i tr¶ cho t¨ng trëng kinh tÕ. Níi láng tµi kho¸ vµ tiÒn tÖ, mét mÆt, cã xu híng lµm t¨ng l¹m ph¸t, mÆt kh¸c, sÏ cã t¸c dông khuyÕn khÝch ®Çu t, më réng tæng cÇu vµ do vËy cho phÐp sö dông ®Çy ®ñ h¬n c¸c nguån lùc hiÖn cã vµ thóc ®Èy t¨ng trëng kinh tÕ Lạm phát vừa phải tạo nên một sự chênh lệch giá cả hàng hóa,dịch vụ giữa các vùng làm cho thương mại năng động hơn. Do chênh lệch giá giữa các vùng thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng thị trường để tìm kiếm thị trường mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Chính việc mở rộng thị trường của các doanh nghiệp gây ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (bao gồm cả cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh một loại mặt hàng và những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng khác nhau). Cạnh tranh khiến các doanh nghiệp muốn tồn tai và phát triển thì phải đưa ra thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn ,giá cả hấp dẫn hơn. Do vậy thương mại năng động hơn. Lạm phát vừa phải làm cho nội tệ mất giá nhẹ so với ngoại tệ. Đây là lợi thế để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại hối, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì phải tạo được thương hiệu của sản phẩm trên thị trường thế giới, tạo được uy tín thương hiệu. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng lợi thế cho xuất khẩu.Hàng hóa xuất khẩu của nước ta hiện nay chủ yếu là: gạo, nông sản, đồ hộp, giầy da, may mặc. Tuy nhiên doanh thu từ xuất khẩu của nước ta còn thấp và chưa ổn định do sản phẩm của ta chưa có thương hiệu vững chắc trên thị trường. Làm tốt vấn đề thương hiệu là lối ra cho xuất khẩu Việt Nam. Lạm phát vừa phải thường tương đồng với một tỷ lệ thất nghiệp nhất định. Đó là yếu tố buộc người lao động muốn có việc làm phải nâng cao trình độ chuyên môn, cạnh tranh chỗ làm việc. Như vậy người sử dụng lao động có cơ hội tuyển chọn được lao động có chất lượng cao hơn. Nhìn chung, lạm phát vừa phải có tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế -xã hội. Tuy nhiên để duy trì tỷ lệ lạm phát này đòi hỏi chính phủ phải tổ chức và quản lý kinh tế vĩ mô năng động và hiệu quả Trªn c¬ së khu«n khæ lý thuyÕt, kinh nghiÖm quèc tÕ diÔn biÕn l¹m ph¸t vµ t¨ng trëng kinh tÕ cña ViÖt Nam nh÷ng n¨m qua, nhiÒu häc gi¶ cho r»ng møc l¹m tèi u ®èi víi ViÖt nam cã thÓ n»m trong kho¶ng 5-7% n¨m. 2/Ảnh hưởng của lạm phát phi mã và siêu lạm phát Lạm phát phi mã và siêu lạm phát có ảnh hưởng xấu và rất xấu đến tât cả các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Ảnh hưởng của nó có thể được khái quát trong các khía cạnh sau: a/Khi l¹m ph¸t t¨ng cao g©y ra siªu l¹m ph¸t lµm ®ång néi tÖ rÊt nhanh, khi ®ã ngêi d©n sÏ å ¹t b¸n néi tÖ ®Ó mua ngo¹i tÖ. TÖ n¹n tham nhòng t¨ng cao, n¹n bu«n lËu ph¸t triÓn m¹nh, t×nh tr¹ng ®Çu c¬ tr¸i phÐp t¨ng nhanh, trèn thuÕ vµ thuÕ kh«ng thu ®îc ®· g©y ra t×nh tr¹ng nguån thu cña nhµ níc bÞ tæn h¹i nÆng nÒ cµng lµm cho th©m hôt ng©n s¸ch trÇm träng dÉn ®Õn tû lÖ l¹m ph¸t cao, ngêi d©n kh«ng tin vµo chÝnh s¸ch cña chÝnh phñ, t×nh tr¹ng thÊt nghiÖp t¨ng. ThÊt nghiÖp t¨ng dÉn ®Õn gia t¨ng tÖ n¹n x· héi (nhµn c vi bÊt thiÖn mµ). Do ®ã cã ¶nh hëng xÊu tíi nÒn kinh tÕ x· héi vµ ®ång thêi lµm suy gi¶m ®¹o ®øc x· héi. Lạm phát tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội: Lạm phát làm giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo thêm, kiềm chế sản xuất trong khối doanh nghiệp. Ảnh hướng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp nhất của lạm phát trong cơn bão tăng giá. Lạm phát cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài hạn. Ảnh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của mình. Do đó, số lượng công việc cho người dân làm cũng giảm thiểu trong trung và dài hạn. b/ Ảnh hưởng tới Ngành kinh tế ngân hàng Đối với các NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động dịch vụ của ngân hàng Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài toán khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM. Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi. Do lạm phát cao, không ít doanh nghiệp cũng như người dân giao dịch hàng hóa, thanh toán trực tiếp cho nhau bằng tiền mặt, đặc biệt trong điều kiện lạm phát, nhưng lại khan hiếm tiền mặt. Theo điều tra của Ngân hàng thế giới (WB), ở Việt Nam có khoảng 35% lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng, trên 50% giao dịch không qua ngân hàng, trong đó trên 90% dân cư không thanh toán qua ngân hàng. Khối lượng tiền lưu thông ngoài ngân hàng lớn, NHNN thực sự khó khăn trong việc kiểm soát chu chuyển của luồng tiền này, các NHTM cũng khó khăn trong việc phát triển các dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, công nợ thanh toán tăng, thoát ly ngoài hoạt động. Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng. Vì vậy xét ở góc độ các NHTM cần có những biện pháp kiềm chế lạm phát. c/ Ảnh hưởng của lạm phát tới thị trường chứng khoán. Trước tiên là chúng ta nghiên cứu chứng khoán là gì? Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: thứ nhất: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; thứ hai: Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Các nhân tố của lạm phát ảnh hưởng tới Thị trường chứng khoán Nhân tố giá cả Bình thường, lãi suất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà một ngưòi phải trả cho việc sử dụng tiền của người khác. Thế nhưng câu chuyện về lãi suất khi nó chạy sang thị trường chứng khoán lại không dừng lại ở đó. Lạm phát gia tăng thì giá phải trả để sử dụng vốn của người khác sẽ tăng lên để tương xứng với mức độ gia tăng của giá cả. Chính vì vậy, lãi suất huy động của ngân hàng phải tăng lên dẫn tới lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng tăng lên, nó tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng chi phí cho các doanh nghiệp, khiến cho thu nhập thấp hơn và cuối cùng là nó có khuynh hướng làm cho thị trường chứng khoán trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Dễ thấy, chính bản thân các doanh nghiệp cũng cần vay tiền từ ngân hàng thương mại để duy trì hoạt động và mở rộng sản xuất. Một khi các khoản vay từ ngân hàng trở nên đắt hơn thì các doanh nghiệp sẽ có tâm lý ngại vay tiền và thực tế thì họ phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay. Với một doanh nghiệp trong thời kỳ tăng trưởng thì điều này có thể tác động nghiêm trọng, doanh nghiệp phải thu hẹp phạm vi hoạt động và kết quả là lợi nhuận bị giảm sút. Như chúng ta đã biết, một trong những cách để định giá một doanh nghiệp chính là đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện tại. Lấy giá trị của doanh nghiệp chia cho số lượng cố phần đang lưu hành ta có giá trị một cổ phần. Giá chứng khoán thay đổi tuỳ theo các kỳ vọng khác nhau của nhà đầu tư về công ty ở các thời điểm khác nhau. Do đó mà nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc bán cổ phần ở các mức giá khác nhau. Một khi doanh nghiệp bị thị trường nhìn thấy là sẽ cắt giảm các chi phí đầu tư tăng trưởng hoặc là doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận ít hơn vì chi phí vay nợ tăng cao hoặc là doanh thu sụp giảm do người tiêu dùng thì dòng tiền tương lai được dự đoán sẽ giảm đi. Và hệ quả là giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ thấp xuống. Nếu số lượng doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán có sự sụp giảm này đủ lớn thì xét toàn bộ thị trường, chỉ số thị trường chứng khoán sẽ giảm.  Nhân tố lãi suất Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Do đó, giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ sụt giảm. Không chỉ vậy, quan heä giöõa laõi suaát thò tröôøng vaø laõi suaát chöùng khoaùn laø moái quan heä giaùn tieáp taùc ñoäng ñeán giaù cuûa chöùng khoaùn. Neáu laõi suaát thò tröôøng cao hôn laõi suaát chöùng khoaùn thì giaù chöùng khoaùn seõ giaûm, ñeàu naøy khieán cho hoaït ñoäng treân thò tröôøng chöùng khoaùn giaûm suùt vì ngöôøi ta thích gôûi tieàn vaøo ngaân haøng hôn laø mua chöùng khoaùn. Laõi suaát cuûa chöùng khoaùn seõ aûnh höôûng ñeán giaù cuûa chöùng khoaùn. AÛnh höôûng naøy caøng lôùn neáu kyø haïn cuûa chöùng khoaùn caøng daøi. Vì caùc chöùng khoaùn daøi haïn ruûi ro cao hôn caùc chöùng khoaùn ngaén haïn. Neáu nhöõng nhaø ñaàu tö muoán mua chöùng khoaùn daøi haïn thì hoï seõ ñoøi hoûi moät laõi suaát chöùng khoaùn cao hôn nhieàu ñeå buø ñaép caùc ruûi ro ñoù. 3/Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam a/ Lạm phát gây ra khó khăn đối với các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Bởi vì sự tự do hóa giá cả – xóa bỏ sự quản lý của chính phủ về giá cả – là một bước đi căn bản để tiến tới một nền kinh tế thị trường. Kết quả đầu tiên của sự tự do hóa giá cả là có thể tiên đoán – một đợt tăng giá đối với các hàng loạt hàng hóa vẫn bị thiếu hụt kinh niên. Vì sao? Bởi vì chính phủ cố ý giữ giá những sản phẩm này ở mức thấp nên cầu luôn vượt quá cung, hoặc do các sai lệch về kinh tế khác và những sự không hiệu quả gây ra bởi những người ra quyết định trong chính phủ. Ngoài ra, nếu người dân đang giữ một lượng tiền lớn vào thời điểm nền kinh tế chuyển đổi (vì lượng tiền cần để mua hàng rất ít) thì áp lực của lạm phát thậm chí lại càng gia tăng. Tuy nhiên, phần thưởng cho việc trải qua cuộc lạm phát tất yếu này trong giai đoạn chuyển đổi lại rất lớn. Không bị kìm hãm bởi chính phủ, cơ chế thị trường về cung và cầu có thể bắt đầu hoạt động. Giá cả cao phát tín hiệu về nhu cầu cao và thị trường, thay vì chậm chạp như lúc đầu, đã có phản ứng bằng việc tăng sản xuất. Tiền của người dân có thể đã mất giá trị, nhưng số tiền mà họ có lúc này có giá trị thật và người tiêu dùng có thể mua các hàng hóa đang bắt đầu xuất hiện trong các cửa hàng. Cùng với cung hàng hóa tăng lên, giá cả trở nên ổn định và không còn thấy những dòng người xếp hàng vì người tiêu dùng nhận ra rằng sẽ ngày càng có thêm nhiều loại hàng hóa phong phú tiếp tục được bán ra. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư phản ứng trước sự tự do kinh tế mới bằng việc khởi sự công việc kinh doanh mới và cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ, do đó tạo ra công việc, mở rộng lượng cung và làm giá cả ổn định hơn. Yếu tố then chốt trong sự chuyển đổi này là chính phủ từ bỏ vai trò của mình trong việc áp đặt giá cả và cho phép các lực lượng thị trường là cung và cầu xác lập giá cả đối với hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Khi một thị trường tự do như vậy hình thành, lạm phát có thể vẫn kéo dài nhưng vấn đề này dễ quản lý hơn nhiều và bớt đi tính đe dọa so với những ngày đầu khó khăn của quá trình chuyển đổi. Sự tàn phá và đau khổ do một cơn bùng nổ tăng giá gây ra trong một nền kinh tế chuyển đổi (được gọi là siêu lạm phát) rất rõ ràng đối với tất cả mọi người. Tuy nhiên, mức lạm phát thấp hơn điển hình trong nền kinh tế thị trường có thể trở thành vấn đề hay không? Liệu mọi người có giàu lên chăng khi không có lạm phát và giá cả cũng như thu nhập vẫn thấp như cách đây 100 năm? Chưa chắc. Nếu thu nhập của Robert và Maria tăng gấp 10 lần và giá cả của mọi thứ cũng tăng lên như vậy thì họ chẳng khấm khá hơn so với trước đó. Lý do mà người dân trong nền kinh tế thị trường quan tâm đến lạm phát trong những khoảng thời gian ngắn hơn là vì khi giá cả tăng lên, thu nhập và sự giàu có được phân phối lại theo một cách tùy ý không liên quan đến sản lượng hoặc năng suất của công nhân và các công ty. Ví dụ, giả sử Robert và Maria đã mua một ngôi nhà và vay tiền để trả với lãi suất là 10%. Sau đó, tỷ lệ lạm phát tăng từ 5% lên 15%. Họ sẽ có lợi từ những sự thay đổi này vì số tiền mà họ trả nợ sẽ không có giá trị bằng số tiền khi họ vay ban đầu để mua ngôi nhà. Nói cách khác, số tiền đó không đủ để mua được số hàng hóa và dịch vụ như lúc ban đầu. Đó là tin vui cho Robert và Maria nhưng lại là tin xấu đối với những người cho họ vay tiền. Cũng tương tự như vậy, những ai có lương hưu cố định (hoặc nhận được các khoản tiền cố định khác theo một hợp đồng dài hạn) sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát, trong khi những người phải thanh toán theo yêu cầu của những hợp đồng đó lại có lợi. Những người để dành tiền và các nhà đầu tư cũng bị ảnh hưởng vì lạm phát làm giảm giá trị của số tiền của họ. Ngược lại, những người có thể phải trả nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng khác bằng đồng tiền bị lạm phát thì thường có lợi, trừ khi lãi suất và các khoản thanh toán khác được phép điều chỉnh theo mức lạm phát. Các quốc gia cần tiền tiết kiệm và các khoản tiền vay để đầu tư thêm cho tư liệu sản xuất – nhà xưởng, nhà máy và công nghệ mới. Do đó, bằng việc làm ảnh hưởng đến người tiết kiệm, lạm phát có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng về lâu dài của một quốc gia. Và thậm chí nhìn rộng ra, lạm phát làm cho hoạt động kinh doanh và kinh tế khó dự đoán hơn, do đó khiến cho đầu tư vào các nước khác có lạm phát thấp hoặc không có lạm phát trở nên hấp dẫn hơn. Liệu một công ty sẽ xây dựng một nhà máy ở một nước có tỷ lệ lạm phát không dự đoán được thay đổi trong khoảng từ 10% đến 15%, hay ở một địa điểm có tỷ lệ lạm phát trước đây ổn định trong khoảng từ 2% đến 5%? Câu trả lời là ở địa điểm sau. Như vậy, lạm phát làm cho số người bị thua thiệt trở nên nhiều hơn so với số người được lợi bằng cách phá hủy môi trường kinh tế đối với tất cả các cá nhân và doanh nghiệp. Vì tất cả những lý do này, chính sách ổn định giá của chính phủ phải cân bằng được giữa nhu cầu khuyến khích tăng trưởng kinh tế và sự đòi hỏi phải kiểm soát được lạm phát b/ Ảnh hưởng của lạm phát của các nền kinh tế khác tới nền kinh tế của Việt Nam. Khủng hoảng tài chính thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam trên sáu phương diện. Mọi biến động về tiền tệ và ngân hàng luôn được người dân quan tâm. Sự kiện một loạt các định chế tài chính Mỹ sụp đổ như: Lehman Brothers phá sản; Merill Lynch sát nhập với Bank of America; AIG được bơm 85 tỷ USD để khỏi chung số phận với Lehman Brothers; hai công ty thế chấp hàng đầu Fannie Mae và Freddie Mac lâm nạn; Goldman Sachs, Morgan Stanley phải chuyển thành ngân hàng thương mại để tiếp cận các khoản vay của FED (Federal Reserve System - Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ) Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều từ cơn bão tài chính tại Mỹ vì dù cho người Mỹ khủng hoảng đến đâu thì họ vẫn phải ăn cá basa nuôi của Việt Nam, phải mặc quần áo do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa lớn mạnh và có tác động đến nền kinh tế không nhiều. Tuy nhiên, ảnh hưởng là chắc chắn có vì tất cả các thị trường có quan hệ chặt chẽ với nhau, nguy cơ lan rộng sang châu Âu, Nhật… là rất lớn. Đặc biệt là mức độ ảnh hưởng do tâm lý, tính tức thì. Vốn tín dụng thương mại sẽ khó khăn hơn vì rất nhiều ngân hàng trong nước vay tiền của ngân hàng nước ngoài, khi ngân hàng nước ngoài khó khăn thì tín dụng trong nước sẽ bị thu hẹp. Như vậy, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp khó khăn ở những vấn đề sau: Thứ nhất, việc giải ngân ODA (Official Development Assistance - một hình thức đầu tư nước ngoài) sẽ chậm lại vì các nhà cung cấp vốn ODA lớn như Nhật, châu Âu, Mỹ đang gặp khó khăn thì đương nhiên sẽ hạn chế việc cấp vốn ODA. Tính đến nay, vốn ODA cam kết cho Việt Nam năm 2008 trên 40 tỷ USD, nhưng mới chỉ giải ngân được khoảng 7-8 tỷ USD. Thứ hai, nguồn vốn FDI ( Foreign Direct Investment - hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh ) cũng sẽ gặp khó khăn vì dù cho số lượng dự án đăng ký tăng cao, nhưng chắc chắn lượng vốn thực hiện sẽ không được dồi dào như trước vì các nhà đầu tư nước ngoài cũng thiếu tiền và gặp khó khăn trong việc vay các ngân hàng ở nước ngoài. Thứ ba, kiều hối sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì đa số kiều hối về Việt Nam xuất phát từ Mỹ. Mỗi năm Việt Nam nhận khoảng 3 tỉ USD kiều hối, số tiền này chắc chắn sẽ giảm khi nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn. Thứ tư, cán cân thanh toán sẽ gặp khó khăn khi các ngân hàng bị thiếu hụt tín dụng. Thứ năm, xuất khẩu sẽ bị tác động nặng nề nhất vì Mỹ, EU, Nhật đang là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thứ sáu, nhập siêu với Trung Quốc sẽ tăng nhanh vì hàng giá rẻ của Trung Quốc không vào được thị trường Nhật, Mỹ, EU thì sẽ đổ dồn sang Việt Nam. Để hạn chế bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường; đặc biệt chú trọng và tăng cường công tác dự báo. Cần xây dựng nhiều “kịch bản” và cách ứng phù hợp, để khi xảy ra trường hợp nào thì ứng phó được ngay. Về tiền tệ, cần tăng cường quản lý các hoạt động tài chính. Trong đó, các doanh nghiệp phải tự cứu mình bằng cách phát triển thị trường nội địa và tiếp tục phát triển xuất khẩu cho các thị trường mới ngoài Mỹ, EU và Nhật. IV/ Các biện pháp khắc phục và kiềm chế lạm phát phi mã và siêu lạm phát Do lạm phát phi mã và siêu lạm phát có ảnh hưởng rất xấu tới nền kinh tế nên cần có những biện pháp kiềm chế và khắc phục những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế. 1/ Các biện pháp khắc phục và kiềm chế lạm phát của các nước trên thế giới: Sau khi nắm rõ những nguuyên nhân gây lạm phát ta trình bày một số biện pháp như sau: Thứ nhất làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước, xác định kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu, kiềm chế lạm phát là vì cái chung, vì đại bộ phận nhân dân lao động và vì sự phát triển bền vững và lâu dài của kinh tế xã hội nước ta. Do đó, phải có sự chia sẻ của mọi người, phải chịu đựng khó khăn trước mắt và Chính phủ là người cần tiết kiệm đầu tiên, ngân sách nhà nước sẽ dành những khoản chi nhất định cho việc kiềm chế lạm phát. Vì vậy, cần phải chọn giải pháp ít tốn kém nhất, đừng lo ngại chính sách điều hành sẽ ảnh hưởng đến bộ phận này, bộ phận khác, bám mục tiêu đã thống nhất là kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu, cắt sốt trước tiên rồi mới điều trị tiếp, để sốt cao liên tục là vô cùng nguy hiểm. Sử dụng tổng hợp các biện pháp ngắn hạn mang tính cấp bách (chặng sốt) và dài hạn (giảm sốt và đi đến hết sốt) Tập trung giải quyết tốt các chủ trương chính sách của Chính Phủ đã ban hành và kịp thời tổng kết theo định kỳ để điều chỉnh giải pháp và liều lượng. Giải pháp ngắn hạn: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng dự trữ bắt buộc, giảm số nhân tiền tệ, tăng lãi suất chiết khấu- tái chiết khấu, tái cấp vốn, giảm cung tiền, kiểm soát dư nợ tín dụng, giảm giá USD theo tín hiệu thị trường quốc tế để hạn chế một phần tác động của lạm phát quốc tế cắt giảm và kiểm soát chi tiêu công một cach hiệu quả, chính phủ phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu thường xuyên, giảm chi phí đi lại, kiểm soát dòng vốn quốc tế, kiểm soát nợ ngắn hạn, trợ cấp những hộ nghèo khó khăn, trợ cấp hộ chăn nuôi, đảm bảo an ninh lương thực, kiểm soát nhập khẩu bằng nhiều giải pháp sắc với sự phối hợp với hệ thống NHTM với cơ quan thuế và Bộ Công thương, giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng chiến lược và những mặt hàng thực phẩm trong nước đang thiếu, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng chưa cần thiết (kiểm soát tín dụng thương mại quốc tế, mua hàng trả chậm), Chính phủ ban hành những Sắc lệnh mang tính cấp bách trong giai đoạn khó khăn (không tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu, dịch vụ giao thông đi lại…cho đến khi tình hình được kiểm soát), chống đến cùng các nhóm đầu cơ găm hàng làm giá, buôn lậu (tội phá hoại kinh tế). Trong điều hành kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần lưu ý đến bộ ba không thể có (Trinity Impossible): tỷ giá ổn định, tự do di chuyển vốn, chính sách tiền tệ độc lập. Giải pháp dài hạn là: việc làm thường xuyên: kiểm soát chi tiêu công một cách hiệu quả, cải cách thủ tục hành chính, chống tham nhũng thường xuyên và tích cực, chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ vốn cho tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát tín dụng lành mạnh, điều hành tỷ giá linh hoạt theo hướng mở rộng biên độ và theo tín hiệu thị trường, tiến tới hạn chế tối đa tình trạng đô la hóa tại VN, sử dụng có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế kiểm soát nhập siêu, đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất có chất lượng hàng thay thế hàng nhập khẩu: nhà máy lọc dầu, xi măng, phôi thép, phân bón, chất dẻo, thức ăn gia súc, vải, giấy,.. (đầu tư dài hạn và có chính sách hỗ trợ đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ), hỗ trợ xuất khẩu thông qua nhiều giải pháp đồng bộ chứ không phải duy nhất như chính sách tỷ giá (chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại hàng, hạ giá thành xuất khẩu, tài trợ tín dụng, hỗ trợ xúc tiến thương mại, chiến lược marketing quốc tế, chất lượng chế biến, uy tín đơn vị xuất khẩu.. ), cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc phát triển nông nghiệp- nông thôn, phòng trừ dịch họa và thiên tai, tăng cường công tác dự báo để có chính sách kịp thời, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất