Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của khối lượng trứng và chỉ số hình dáng lên tỉ lệ ấp nở của gà ross 3...

Tài liệu ảnh hưởng của khối lượng trứng và chỉ số hình dáng lên tỉ lệ ấp nở của gà ross 308

.PDF
68
339
92

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN KIM BA ẢNH HƢỞNG CỦA KHỐI LƢỢNG TRỨNG VÀ CHỈ SỐ HÌNH DÁNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GÀ ROSS 308 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y Cần Thơ, 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN KIM BA ẢNH HƢỞNG CỦA KHỐI LƢỢNG TRỨNG VÀ CHỈ SỐ HÌNH DÁNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GÀ ROSS 308 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PGS.TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung Cần Thơ, 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y ẢNH HƢỞNG CỦA KHỐI LƢỢNG TRỨNG VÀ CHỈ SỐ HÌNH DÁNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GÀ ROSS 308 Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 DUYỆT CỦA BỘ MÔN PGS.TS.Nguyễn Nhựt Xuân Dung Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD ……………………………………………………….. LỜI CẢM TẠ Con xin tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, ngƣời đã sinh thành, nuôi dạy con khôn lớn và đã hi sinh cho con cả cuộc đời. Xin gửi lời chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Chăn Nuôi - Thú Y, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu. Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã hết lòng quan tâm, dạy bảo và hƣớng dẫn em trong quá trình học cũng nhƣ hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn cố vấn học tập thầy Trƣơng Chí Sơn đã tận tình dạy bảo cho tôi trong suốt quá trình học ở trƣờng đại học Cần Thơ. Tôi xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thành Phi Long là ngƣời hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài ở nhà máy ấp. Tôi cũng xin cảm ơn Anh Trần Thanh Tuấn, anh Đức, Cao Văn Thƣơng và cùng toàn thể anh em trong trại là những ngƣời đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm việc tại trại. Chân thành cảm ơn các anh chị và tất cả các bạn đã ủng hộ tôi, sát cánh bên tôi. Cuối cùng, xin chúc mọi ngƣời nhiều sức khỏe! Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Kim Ba i TÓM TẮT Đề tài: “Ảnh hưởng của khối lượng trứng và chỉ số hình dáng của trứng đến tỉ lệ nở của gà Ross 308” nhằm đánh giá ảnh hưởng của khối lượng và chỉ số hình dáng đến tỉ lệ nở của gà Ross 308 để góp phần nâng cao kết quả ấp nở và đảm bảo chất lượng của đàn giống. Thí nghiệm được thực hiện trên 2 đàn gà 52 - 57 tuần tuổi (đàn lớn) và 30 - 35 tuần tuổi (đàn nhỏ). Cả hai đàn được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số 2 nhân tố, nhân tố 1 là khối lượng trứng (đàn lớn có 3 loại khối lượng: (>74 g (trứng lớn), 69 - 73 g (trứng vừa), 60 - 68 g (trứng nhỏ)); đàn nhỏ có 3 loại khối lượng: (>66 g (trứng lớn), 61 - 65 g (trứng vừa), <60 g (trứng nhỏ)). Nhân tố 2 là chỉ số hình dáng có 3 loại: >76% (trứng tròn), <72% (trứng nhọn) và từ 72- 76% (trứng vừa). Thí nghiệm được lặp lại 6 lần tương ứng với 6 đợt ấp. Đối với đàn gà lớn tỉ lệ nở chiếm cao nhất và tương đương nhau ở trứng nhỏ và trứng vừa lần lượt là 87,50%, 87,17%, thấp nhất là trứng lớn với tỉ lệ nở là 80,29%. Khối lượng gà con 1 ngày tuổi cao hơn được tìm thấy ở trứng lớn có khối lượng gà con là 52,31 g, kế đến là trứng vừa với có khối lượng gà con là 45,87 g và cuối cùng là trứng nhỏ với 41,72 g. Đối với đàn gà nhỏ có tỉ lệ nở cao hơn đàn gà lớn, cụ thể là: trứng lớn, trứng vừa và trứng nhỏ lần lượt là: 90,21%, 93,09% và 93,65%. Trong đó tỉ lệ nở cao nhất ở hai nhóm trứng có khối lượng vừa và nhỏ. Khối lượng gà con 1 ngày tuổi là 43,08 g (trứng lớn), 40,03 g (trứng vừa) và 38,01 g (trứng nhỏ). Chỉ số hình dáng trứng ở cả 2 đàn chỉ có ảnh hưởng đến khối lượng trứng ấp đầu kì và khối lượng trứng ấp 18 ngày (P<0,01) và hầu như không ảnh hưởng (P>0,05) đến các chỉ tiêu ấp nở như: khối lượng gà con 1 ngày tuổi, tỉ lệ nở, tỉ lệ nước bốc hơi, tỉ lệ trứng có phôi, tỉ lệ trứng chết phôi, tỉ lệ trứng bể, tỉ lệ trứng sát. Tỉ lệ nước bốc hơi ở 2 đàn chịu ảnh hưởng bởi khối lượng trứng ấp. Tỉ lệ nước bốc hơi cao nhất ở trứng nhỏ, kế đến là trứng vừa và cuối cùng ít bốc hơi nhất là trứng lớn. Tỉ lệ nước bốc hơi nước ở khoảng 11-13% là tốt nhất. Trứng có khối lượng trung bình là cho kết quả ấp nở tốt nhất. Khối lượng trứng là nhân tố ảnh hưởng lên tỉ lệ ấp nở, khối lượng gà con 1 ngày tuổi trong khi chỉ số hình dáng không tác động lên các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà. ii LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và các thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi. Tôi tên: Nguyễn Kim Ba (MSSV: 3108168) là sinh viên lớp Chăn Nuôi Thú Y khóa 36 (2010 – 2014). Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Khoa và Bộ môn. Tác giả luận văn Nguyễn Kim Ba iii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i TÓM TẮT ...................................................................................................... ii LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... vii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. viii CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................1 CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...........................................................2 2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về gà Ross 308 .............................................................2 2.2 Thành phần và cấu tạo của trứng ...............................................................5 2.2.1 Màng nhầy (màng mỡ) ...........................................................................5 2.2.2 Vỏ cứng ..................................................................................................5 2.2.3 Màng vỏ .................................................................................................6 2.2.4 Lòng trắng ..............................................................................................6 2.2.5 Lòng đỏ ..................................................................................................6 2.3 Ấp trứng gia cầm .......................................................................................7 2.3.1 Yêu cầu trứng đƣa vào ấp .......................................................................7 2.3.2 Bảo quản và vận chuyển trứng ấp ...........................................................7 2.3.3 Điều kiện để ấp trứng gia cầm ................................................................8 2.3.4 Qui trình ấp ............................................................................................9 2.4 Qúa trình phát triển của phôi .....................................................................9 2.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở ................................................................................................................. 10 2.5.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ ........................................................................ 10 2.5.2 Ảnh hƣởng của ẩm độ ........................................................................... 11 2.5.3 Ảnh hƣởng của độ thông thoáng ........................................................... 12 2.5.4 Ảnh hƣởng của việc đảo trứng .............................................................. 13 2.5.5 Khối lƣợng trứng .................................................................................. 13 2.5.6 Chỉ số hình dáng ................................................................................... 15 2.5.7 Ảnh hƣởng của việc thu lƣợm trứng .................................................... 16 2.5.8 Bảo quản trứng ấp ................................................................................ 17 2.5.9 Những ảnh hƣởng khác ......................................................................... 17 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............ 19 3.1 Phƣơng tiện thí nghiệm............................................................................ 19 3.1.1 Thời gian thí nghiệm ............................................................................ 19 3.1.2 Địa điểm thí nghiệm ............................................................................. 19 3.1.3 Tổng quan nhà máy ấp .......................................................................... 19 3.1.4 Giống gà thí nghiệm ............................................................................. 19 3.1.5 Đối tƣợng thí nghiệm............................................................................ 20 3.1.6 Máy ấp .................................................................................................20 3.1.7 Máy nở .................................................................................................21 3.1.8 Phòng trữ trứng..................................................................................... 21 3.1.9 Dụng cụ thí nghiệm .............................................................................. 21 3.2 Phƣơng pháp thí nghiệm .......................................................................... 21 iv 3.2.1 Bố trí thí nghiệm................................................................................... 21 3.2.2 Qui trình ấp .......................................................................................... 22 3.2.3 Qui trình giao gà ................................................................................... 25 3.2.4 Qui trình sát trùng................................................................................. 25 3.2.5 Qui trình vệ sinh ................................................................................... 26 3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 27 3.4 xử lý số liệu ............................................................................................. 29 CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................... 30 4.1 Nhận xét tổng quát .................................................................................. 30 4.2 Kết quả ấp nở của đàn gà tuần tuổi 52-57 ................................................ 30 4.2.1 Ảnh hƣởng của khối lƣợng trứng .......................................................... 30 4.2.2 Ảnh hƣởng của chỉ số hình dáng ........................................................... 32 4.2.3 Ảnh hƣởng của khối lƣợng và chỉ số hình dáng .................................... 33 4.3 Kết quả ấp nở của đàn gà tuần tuổi 30-35 ................................................ 37 4.3.1 Ảnh hƣởng của khối lƣợng trứng .......................................................... 37 4.3.2 Ảnh hƣởng của chỉ số hình dáng ........................................................... 38 4.3.3 Ảnh hƣởng của khối lƣợng và chỉ số hình dáng .................................... 41 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................... 47 5.1 Kết luận ................................................................................................... 47 5.2 Đề nghị .................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 48 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Nhu cầu dƣỡng chất của gà Ross 308 nuôi thịt .............................. 4 Bảng 2.2 Tỉ lệ (%) thành phần cấu tạo và hóa học của trứng gà .................... 7 Bảng 2.3 Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến tỉ lệ ấp nở trứng gà ......................... 12 Bảng 4.1 Ảnh hƣởng của KL trứng lên tỉ lệ nƣớc bốc hơi, tỉ lệ loại thải và tỉ lệ nở của đàn gà 52-57 tuần tuổi .................................................. 33 Bảng 4.2 Ảnh hƣởng của CSHD lên tỉ lệ nƣớc mất, tỉ lệ loại thải và tỉ lệ nở của đàn gà 52 - 57 tuần tuổi ........................................................................ 35 Bảng 4.3 Ảnh hƣởng của KL trứng và CSHD lên KL trứng ấp và KL gà 1 ngày tuổi của đàn gà từ 52 - 57 tuần tuổi ................................................... 37 Bảng 4.4 Ảnh hƣởng của CSHD và KL trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà từ 52 - 57 tuần tuổi................................................................................ 38 Bảng 4.5 Ảnh hƣởng của KL trứng lên tỉ lệ nƣớc mất, tỉ lệ loại thải và tỉ lệ nở của đàn gà 30-35 tuần tuổi ..................................................................... 40 Bảng 4.6 Ảnh hƣởng của CSHD lên tỉ lệ nƣớc mất, tỉ lệ loại thải và tỉ lệ nở của đàn gà 30 - 35 tuần tuổi ........................................................................ 42 Bảng 4.7 Ảnh hƣởng của CSHD và KL trứng lên KL trứng ấp và KL gà 1 ngày tuổi của đàn gà từ 30-35 tuần tuổi ...................................................... 44 Bảng 4.8 Ảnh hƣởng của CSHD và KL trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của đàn gà từ 30 - 35 tuần tuổi ............................................................................... 46 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Gà Ross 308..................................................................................... 2 Hình 2.2 Cấu tạo trứng gia cầm ...................................................................... 5 Hình 3.1 Tổng quan nhà máy ấp ................................................................... 20 Hình 3.2 Gà Ross 308................................................................................... 21 Hình 3.3 Nhận trứng qua ô cửa ..................................................................... 23 Hình 3.4 Trứng trong xe ấp .......................................................................... 24 Hình 3.5 Soi trứng lúc 18 ngày ..................................................................... 24 Hình 3.6 Rút trứng từ máy ấp sang qua máy nở ............................................ 25 Hình 3.7 Rút khay nở trong xe nở................................................................. 26 Hình 3.8 Cho gà con vào khay gà ................................................................. 26 Hình 3.9 Cổng sát trùng................................................................................ 27 Hình 3.10 Phòng sát trùng ............................................................................ 27 Hình 4.1 Biểu đồ so sánh ảnh hƣởng của khối lƣợng lên khối lƣợng trứng ấp và tỉ lệ nở ................................................................................................. 33 Hình 4.2 Biểu đồ so sánh ảnh hƣởng của chỉ số hình dáng trứng lên khối lƣợng trứng ấp và tỉ lệ nở ............................................................................. 35 Hình 4.3 Biểu đồ so sánh ảnh hƣởng của khối lƣợng trứng lên khối lƣợng ấp đầu kì và tỉ lệ nở ...................................................................................... 40 Hình 4.4 Biểu đồ so sánh ảnh hƣởng của CSHD trứng lên khối lƣợng ấp đầu kì và tỉ lệ nở ................................................................................................. 42 vii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Al BKC Ca CO2 CSHD CSLĐ Fe H2S KL KMnO4 Met + Cys Mg Na O2 P P SEM Si TL Giải thích Nhôm Benzalkonium Chloride Canxi Cacbonđioxit Chỉ số hình dáng Chỉ số lòng đỏ Sắt Đihidrosunfua Khối lƣợng Thuốc tím Methionine + Cystein Magie Natri Oxi Giá trị xác suất Phosphor Sai số chuẩn Silic Tỉ lệ viii CHƢƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay, chăn nuôi là ngành giữ vai trò và vị trí quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nƣớc ta nói riêng và cơ cấu kinh tế thế giới nói chung. Sự phát triển của ngành chăn nuôi là chỉ tiêu, thƣớc đo cho một nền nông nghiệp tiên tiến. Với tốc độ dân số tăng nhanh thì nhu cầu thịt, trứng, sữa ngày càng trở nên thiết yếu. Và trứng là một trong những thực phẩm hoàn hảo nhất đƣợc biết đến với sự cân bằng tuyệt vời các thành phần protein, mỡ, carbohydrate, khoáng và vitamin. Làm thế nào để nhân nhanh đàn giống gia cầm và nâng cao chất lƣợng con giống cũng nhƣ đáp úng tốt nhu cầu về sản phẩm thịt, trứng, sữa của ngƣời tiêu dùng. Nâng cao khả năng sinh sản và cải tiến qui trình ấp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, từ đó tạo ra số lƣợng lớn con giống có phẩm chất tốt là một trong những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Ấp trứng là giai đoạn diễn ra trong một thời gian ngắn nhƣng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng đàn giống. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tỉ lệ ấp nở nhƣ con giống, tuổi gà mái đẻ, trọng lƣợng trứng, chỉ số hình dáng. Khối lƣợng trứng là một chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lƣợng và sản lƣợng trứng. Khối lƣợng trứng là một đặc tính có liên quan đến tỉ lệ ấp nở (Bùi Đức Lũng, Nguyễn Xuân Sơn, 1993). Hình dạng quả trứng rất quan trọng trong chọn trứng ấp, ảnh hƣởng tới vị trí và sự phát triển của phôi đến quá trình ấp nở của gia cầm và thị trƣờng tiêu thụ. Có nhiều cách phân chia CSHD, Theo Võ Bá Thọ (1996) thì CSHD đƣợc chia nhƣ sau: trứng có CSHD nhỏ hơn 65 là trứng nhọn, trứng có CSHD từ 65 đến 75 là trứng đạt tiêu chuẩn và trứng có CSHD lớn hơn 75 là trứng tròn. Nhƣng nhìn chung thì CSHD thƣờng đƣợc chia thành 3 loại là trứng nhọn, trứng tròn và trứng đạt chuẩn. Theo Ebubekir Altuntas (2008) CSHD cũng đƣợc chia thành 3 loại: trứng có CSHD nhỏ hơn 72 là trứng nhọn, trứng có CSHD từ 72 đến 76 là trứng đạt tiêu chuẩn và trứng có CSHD lớn hơn 76 là trứng tròn. Kết quả ấp nở sẽ cao đối với những quả trứng có khối lƣợng và hình dạng bình thƣờng, cân đối, đúng “chuẩn” và ngƣợc lại sẽ cho tỉ lệ ấp nở thấp. Để hoàn thiện hơn về qui trình ấp lên tỉ lệ ấp nở, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Ảnh hưởng của khối lượng trứng và chỉ số hình dáng lên tỉ lệ ấp nở của gà Ross 308” với mục tiêu: đánh giá sự ảnh hƣởng của khối lƣợng và chỉ số hình dáng đến tỉ lệ ấp nở nhằm tìm ra những trứng cho khả năng ấp nở tốt nhất, nâng cao năng suất, chất lƣợng đàn giống cũng nhƣ về hiệu quả kinh tế. 1 CHƢƠNG 2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu sơ lƣợc về gà Ross 308 Gà Ross 308 là giống gà chuyên thịt có năng suất cao trên thế giới, thời gian nuôi ngắn, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn trên đơn vị sản phẩm thấp (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). Gà Ross 308 có ngoại hình của giống gà chuyên thịt, thân hình cân đối, ngực sâu rộng, chân chắc, ức phát triển và có thiết diện vuông. Qua quan sát gà từ giai đoạn gà 1 ngày tuổi thấy gà Ross 308 mới nở có màu lông trắng, chân và mỏ có màu vàng nhạt, trong quá trình nuôi có thể phân biệt con trống, mái bằng tốc độ mọc lông. Gà trƣởng thành có màu lông trắng tuyền, mào cờ, tích tai phát triển có màu đỏ tƣơi, da và chân có màu vàng nhạt (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). Hình 2.1 Gà Ross 308 Tỉ lệ nuôi sống của gà Ross 308 giai đoạn hậu bị đạt tỉ lệ nuôi sống cao. Ở 24 tuần tuổi gà mái đạt tỉ lệ 92,86%, gà trống đạt 93,50% (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). Ở giai đoạn 6 tuần tuổi tỉ lệ nuôi sống của gà Ross 308 đạt 94% - 95% là tƣơng đối cao và tƣơng đƣơng với các giống gà màu địa phƣơng. Đây là thời điểm rất quan trọng để đánh giá khả năng thích nghi của gà vì đây là giai đoạn chuyển loại thức ăn, đồng thời cơ thể chƣa có khả năng thích nghi cao, sức đề kháng thấp (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). 2 Khả năng sinh trƣởng tuyệt đối của gà tăng dần theo tuần tuổi, từ tuần tuổi 1-8 và đạt đỉnh cao nhất từ tuần tuổi thứ 5-8, con trống đạt 25,71 g/con/ngày, con mái đạt 21 g/con/ngày. Đây là giai đoạn phát triển mạnh của gà và cũng là giai đoạn nhạy cảm với các bệnh. Nên lƣợng thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này tăng nhằm nâng cao sức đề kháng (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). Khả năng sinh trƣởng tƣơng đối của gà Ross 308 bố mẹ từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi tuân theo qui luật chung của gia súc gia cầm. Sinh trƣởng tƣơng đối đạt cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 1 tuần tuổi với con trống là 90,91%, con mái là 100%, sau đó giảm mạnh qua các tuần tuổi. Sinh trƣởng tƣơng đối của gà Ross 308 giảm dần cùng với sự tăng lên về tuổi (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). Lƣợng thức ăn của gà tiêu thụ tăng dần qua các tuần tuổi. Gà mái ở tuần tuổi đầu tiên tiêu thụ bình quân 26,80 g/con/ngày, đến tuần tuổi thứ 6 tiêu thụ 50 g/con/ngày. Gà trống tuần tuổi đầu tiên tiêu thụ 37,50 g/con/năm, tuần tuổi thứ 6 tiêu thụ 70 g/con/ngày. Gà giai đoạn hậu bị thấp hơn, đối với gà trống tiêu tốn 13.969,9 g/con, con mái 11.186,98 g/con (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). Tập đoàn Aviagen chuyên cung cấp các giống gà công nghiệp chuyên thịt nhƣ Arbor Acres, Lohmann Meat, Ross 308, Ross 708 và Ross PM3. Nhu cầu về dƣỡng chất theo từng giai đoạn ngày tuổi của giống gà Ross 308 (nuôi theo hình thức không phân biệt trống mái và trọng lƣợng xuất chuồng từ 2-2,5 kg/con) đƣợc khuyến cáo nhƣ sau: 3 Bảng 2.1 Nhu cầu dƣỡng chất của gà Ross 308 nuôi thịt Dƣỡng chất Năng lƣợng ME Protein thô Lysine Met + Cys Methionine Threonine Valine Isoleucine Arginine Tryptophane Ca P hữu dụng Linoleic aicd Đơn vị 0 - 10 ngày tuổi 11 - 24 ngày tuổi 24 ngày tuổi đến xuất chuồng 3025 3150 3200 22 -25 1,43 1,07 0,51 0,94 1,09 0,97 1,45 0,24 1,05 0,50 1,25 21 - 23 1,24 0,95 0,45 0,83 0,96 0,85 1,27 0,20 0,90 0,45 1,20 19 - 23 1,09 0,86 0,41 0,74 0,86 0,76 1,13 0,18 0,85 0,42 1,00 kcal /kg thức ăn % % % % % % % % % % % % Nguồn: Công ty giống gia cầm Aviagen (2007) Gà chết do mắc bệnh thấp, với gà mái chết 6,07%, gà trống 5,00%. Gà Ross 308 thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). Tỉ lệ loại thải giai đoạn hậu bị thấp, với gà trống 5,2%, gà mái 4,94%, điều này cho thấy tỉ lệ đồng đều của đàn gà Ross 308 (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). Tỉ lệ trứng loại 1 cũng tăng theo tuổi của gà và đạt tỉ lệ cao trên 90%, cao nhất ở tuần tuổi 51 đạt 96,99% (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). Tỉ lệ trứng có phôi của gà thí nghiệm đạt cao 92-94%. Tỉ lệ nở trung bình đạt 86 - 87% trên tổng trứng (Tập đoàn AVIAGEN, 2007). 4 2.2 Thành phần và cấu tạo của trứng Trứng gia cầm đi từ trong ra ngoài gồm các phần: lòng đỏ, lòng trắng, màng dƣới vỏ, vỏ cứng và có một lớp nhầy (màng mỡ) bao bọc, phủ ngoài vỏ trứng khi đƣợc đẻ ra. Mỗi phần của chúng đều có chức năng riêng biệt. Hình 2.2 Cấu tạo trứng gia cầm (Nguồn: http://yeuga.blogspot.com/2012/09/cau-tao-co-ga.html) 2.2.1 Màng nhầy (màng mỡ) Theo Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm (2001). Khi vừa đẻ ra trên bề mặt vỏ trứng có một lớp màng nhầy bảo vệ để tránh các vi khuẩn vào bên trong phá hoại và gây thối trứng. Màng nhầy này có cấu tạo từ protein (sợi Muxin) có những hạt mỡ nhỏ li ti. Độ dầy của màng nhầy trong khoảng từ 0,005 - 0,01 mm. Ngoài tác dụng hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bên trong vỏ trứng, nó còn có tác dụng giảm ma sát khi đẻ, hạn chế sự bốc hơi nƣớc từ trứng. Thời gian bảo quản trứng càng lâu thì độ bóng và tác dụng của màng nhày càng giảm (Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm, 2001). 2.2.2 Vỏ cứng Trong tử cung của gia cầm có tuyến vôi tiết ra một lớp dịch nhờn và trắng, dịch này tạo ra từ Cacbonat canxi và cabo protein chất này nhanh chóng cứng lại tạo thành lớp vỏ bao quanh trứng. Vỏ cứng đƣợc tạo thành bởi 93,5% muối canxi (Cacbonat canxi); 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2% nƣớc; 0,55% oxit Mg; 0,25% photpho; 12% bioxit Si; 0,03% Na; 0,08% K và các Fe, 5 Al. Chức năng của vỏ là bảo vệ các thành phần bên trong của trứng, đồng thời cung cấp chất can xi cho phôi để tạo xƣơng, thời gian tạo vỏ là một quá trình kéo dài 9 - 12 giờ. Để hình thành xƣơng, phôi nhận 75% canxi từ vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng. Trên bề mặt của vỏ có các lỗ khí kích thƣớc rất nhỏ, ngƣời ta đã đếm đƣợc 7000 - 7600 lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng, độ dày vỏ cứng của từng loại gia cầm không giống nhau, vỏ trứng gà có độ dày vỏ khoảng 0,2 - 0,4 mm, trứng có vỏ dày độ chịu lực cao hơn trứng có vỏ mỏng (Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm, 2001). 2.2.3 Màng vỏ Theo Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm (2001).Có hai lớp màng vỏ đƣợc cấu tạo từ sợi Keratin đan chéo vào nhau. Một lớp dính sát vào vỏ còn lớp bên trong dính sát vào lớp lòng trắng ngoài. Độ dày của hai lớp màng này khoảng 0,057 - 0,069 mm cả hai lớp đều có lỗ cho không khí đi vào bên trong giúp cho phôi hô hấp, phát triển. Hai lớp màng dính sát vào nhau chỉ tách ra ở đầu tù của trứng gọi là buồng khí nơi cung cấp oxi cho phôi. Khi trứng vừa mới đẻ ra chƣa có buồng khí, chỉ sau 6 - 60 phút sau buồng khí mới đƣợc hình thành và rộng dần do bay hơi nƣớc từ trứng. 2.2.4 Lòng trắng Theo Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm (2001), lòng trắng trứng bao bọc bên ngoài lòng đỏ, có độ quánh khác nhau. Thành phần hóa học của lòng trắng chủ yếu là albumin hòa tan trong nƣớc và trong muối trung tính, chứa ion sắt,...Lòng trắng có chức năng tạo môi trƣờng hoạt động của các enzyme, bên cạnh đó còn cung cấp năng lƣợng, cung cấp nƣớc, khoáng,...cho sự phát triển của phôi. Lòng trắng đƣợc chia làm 4 lớp gồm lớp trong cùng sát lòng đỏ là một lớp lòng trắng đặc, bên trong lớp này có sợi dây giữ hai đầu lòng đỏ bằng trục ngang gọi là dây chằng. Tác dụng của dây chằng giữ cho lòng đỏ khỏi bị ảnh hƣởng do những tác động bên ngoài và giúp lòng đỏ khỏi dính vào vỏ, lớp này chiếm 2,7% trọng lƣợng lòng trắng. Lớp lòng trắng loãng trong tiếp chiếm 16,8% và hầu nhƣ không chứa sợi Muxin. Lớp lòng trắng đặc giữa chiếm 50 57% có chứa nhiều sợi nhầy, là lớp đệm của lòng đỏ. Lớp lòng trắng loãng ngoài chiếm 23% khối lƣợng lòng trắng. 2.2.5 Lòng đỏ Theo Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm (2001), lòng đỏ là một tế bào trứng đặc biệt có cấu tạo không đồng nhất mà gồm nhiều vòng tròn 6 đồng tâm khác nhau. Lòng đỏ đƣợc bao bọc bên ngoài bằng màng lòng đỏ mỏng, có tính đàn hồi cao nhờ vậy mà lòng đỏ không lẩn vào lòng trắng và luôn giữ đƣợc hình tròn. Trên bề mặt của lòng đỏ là đĩa phôi. Trong quả trứng lòng đỏ là phần giàu dinh dƣỡng nhất. Bảng 2.2 Tỉ lệ (%) thành phần cấu tạo và hóa học của trứng gà Lòng trắng (%) Lòng đỏ (%) Vỏ (%) Nƣớc (%) Protein (%) Mỡ (%) Khoáng (%) 58,62 31,04 10,34 73,6 12,8 11,8 1,09 (Nguồn: Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm, 2001) 2.3 Ấp trứng gia cầm 2.3.1 Yêu cầu trứng đƣa vào ấp Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), nên thu mua trứng từ những đàn gà đã trƣởng thành, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Những con gia cầm này đã đẻ đƣợc 40 - 50% trở lên, vì lúc đó trở đi mới có nhiều trứng đạt khối lƣợng để ấp. Theo Lã Thị Thu Minh (2000) khi chọn trứng cần lƣu ý các chỉ tiêu sau: sự cân đối của quả trứng (CSHD): 71 – 75, kết cấu vỏ vôi trơn láng, đều đặn, không có lỗi, vỏ vôi sạch sẽ, trứng gà sạch hoàn toàn. Màu của vỏ vôi làm màu đặc trƣng của giống, độ cao của buồng khí: 5 - 6mm. 2.3.2 Bảo quản và vận chuyển trứng ấp Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), trứng gà đƣợc thu nhặt ngay sau khi gà đẻ thƣờng vào buổi sáng, số ít vào buổi chiều. Phải thu trứng ngay sau khi đẻ, vì tránh gà mái nằm ủ lâu làm hỏng trứng, trứng bị nhiễm bệnh. Nhặt trứng và đặt trứng lên nhẹ nhàng, khi xếp vào khay để đầu to lên trên. Giữ nhiệt độ trong phòng không quá 28oC vào mùa hè và không quá 20oC vào mùa đông xuân. Để đạt đƣợc nhiệt độ này phòng bảo quản trứng phải có trần, trên mái phải có cây làm bóng mát. Nếu trời nóng, khô nên phun nƣớc trên nền và quanh bên ngoài phòng trứng. Không đặt vật liệu khác trong phòng bảo quản trứng. Có thể bảo quản trứng không quá 3 - 4 ngày vào mùa hè và 6 - 7 ngày vào mùa đông. Nếu trứng đẻ ra đƣợc ấp ngay thì càng tốt. 7 Ẩm độ trong phòng cũng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng trứng giống thích hợp nhất là trong phòng có ẩm độ 70 - 80%. Độ ẩm trên 80% làm vỏ trứng ẩm ƣớt, tạo điều kiện nấm và vi sinh vật trên vỏ trứng phát triển, sau đó xâm nhập vào trứng, trứng bị mang mầm bệnh. Nếu độ ẩm quá thấp dƣới 60% nƣớc trong trứng bốc hơi qua các lỗ khí làm trứng giảm khối lƣợng và thiếu nƣớc cung cấp cho phôi phát triển trong quá trình ấp sau này, gia cầm con nở bị sát vỏ, lông xù. Phòng trứng phải ngăn lƣới ở các ô cửa để chuột và các loài gặm nhấm, côn trùng khác không vào đƣợc. Đặc biệt đề phòng chuột ăn và tha trứng, gây ô nhiễm (truyền bệnh) trong phòng bảo quản trứng. Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), mùa hè nên chuyển trứng vào buổi sáng hoặc 16 - 17 giờ, để tránh nắng nóng. Khi trứng đến phòng ấp, phải dỡ ngay và đặt trong phòng ấp 12 - 24 giờ mới đƣa vào ấp (mục đích để lòng đỏ và lòng trắng trứng ổn định vị trí). 2.3.3 Điều kiện để ấp trứng gia cầm Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), điều kiện ấp trứng tự nhiên (gà mẹ tự ấp) phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện môi trƣờng tự nhiên và sự khéo léo điều khiển nhiệt độ trong khi ấp của con mái. Tuy nhiên để nở đƣợc, nhiệt độ của con mẹ cung cấp cho trứng ấp cũng phải đạt yêu cầu cho sự phát triển sinh lý của phôi biến động 37 - 39oC, đôi khi nhiệt độ này không đảm bảo đƣợc, do nhiệt độ môi trƣờng quá cao hoặc quá thấp. Cho nên tỉ lệ ấp nở phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ, ẩm độ của môi trƣờng. Thƣờng tỉ lệ ấp nở rất thấp, chỉ đạt 60 - 70%, ở mùa hè hoặc mùa đông. Vì vậy ở các nƣớc tiên tiến có nền chăn nuôi gia cầm công nghiệp đã chế tạo ra máy ấp để ấp trứng nhân tạo. Điều kiện môi trƣờng trong quá trình ấp trứng là: Nhiệt độ: nhiệt độ môi trƣờng để ấp trứng là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quiết định đến khả năng nở, phát triển, sức sống của phôi. Nhiệt độ ấp trong máy tối ƣu phụ thuộc vào giai đoạn phát triển phôi, vào loại gia cầm và môi trƣờng trong phòng ấp. Nhƣng bình thƣờng phải đạt 37oC. Đến nay nhiều tác giả nghiên cứu đã đƣa vào qui trình ấp nhiệt độ thích hợp là 37,5 - 39oC. Độ ẩm: độ ẩm không khí cần thiết để điều chỉnh sự thải nhiệt của trứng qua thời gian ấp, nó tạo ra môi trƣờng cân bằng cho quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra của phôi thai. Nếu độ ẩm không đạt (cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn) làm trứng tích trữ hoặc mất nƣớc nhiều, làm cho phôi phát triển yếu, gà nở muộn, gà nhỏ hoặc nặng bụng. Tỉ lệ nở kém do trứng sát và chết phôi nhiều. 8 Qua nghiên cứu, các nhà kĩ thuật đã đƣa thành qui trình về độ ẩm trong máy ấp là 55 - 60% (ngày đầu) đến 70 - 75%, còn qua nửa cuối chu kỳ đặc biệt vài ngày cuối, ẩm độ phải bảo đảm 70 - 75%. 2.3.4 Qui trình ấp Hiện nay trên thế giới lƣu hành nhiều loại máy khác nhau, có những công suất khác nhau. Sau đây là các loại máy ấp đƣợc lƣu hành thông dụng: GX.10.000 của Hungaria có công suất 10.000 trứng, Victoria của Cuba có công suất 54.000 trứng và PT100 của Thái Lan có công suất 90.720 trứng. Tất cả các máy có cấu tạo nhƣ sau: bộ phận điều chỉnh nhiệt độ, nguồn nhiệt, lỗ thông khí, bộ phận đảo trứng, quạt đảo khí và điều hòa nhiệt độ, trục chứa vỉ ấp, vỉ ấp, kệ chứa vỉ nở, vỉ nở, khay đựng nƣớc, nhiệt độ và ẩm độ kế. Qui trình ấp: theo Lã Thị Thu Minh (2000), qui trình ấp trứng nhân tạo đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau: Vệ sinh máy ấp: quét dọn, lau chùi máy, sát trùng mày ấp, có thể xông hơi bằng Formol 24ml = 16,6 g KMnO4 cho một thể tích 1m3. Đổ nƣớc vô khay chứa nƣớc, điều chỉnh nhiệt độ của máy ấp, nhiệt độ cho tỉ lệ ấp nở cao nhất là 37 - 38oC. Xếp trứng vào vỉ ấp theo hàng, đầu lớn lên trên, đầu nhỏ xuống dƣới. Hằng ngày kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ (ẩm độ tốt nhất 75 - 80%). Đảo trứng 2 - 3 giờ/lần, soi trứng bằng đèn soi để kiểm tra tỉ lệ trứng không phôi, chết phôi, nhằm loại thải tránh ô nhiễm môi trƣờng do trứng thối. 2.4 Qúa trình phát triển của phôi Theo Bùi Xuân Mến (2007), sự phát triển cấu trúc của phôi bắt đầu ngay khi đậu phôi và tiếp tục phát triển trong thời kì ấp. Phôi đƣợc phân biệt rõ qua sự hình thành 3 lớp tế bào riêng biệt, trong đó có các cơ quan và hệ thống khác nhau của cơ thể theo thứ tự phát triển. Ngay sau sự thụ tinh sự phân chia tế bào vẫn tiếp tục xảy ra. Phôi bì nở rộng trên lòng đỏ và đƣợc phân biệt thành 2 lớp tế bào bằng một quá trình đƣợc gọi là sự hình thành phôi dạ (gastrulation). Ngoại bì là lớp đầu tiên hình thành da lông, mỏ, móng vuốt, hệ thần kinh, thấu kính và võng mạc của mắt và niêm mạc lót trong miệng và hậu môn. Nội phôi bì là lớp thứ nhì, sinh ra niêm mạc đƣờng tiêu hóa, hô hấp và các cơ quan bài tiết. Ngay sau ấp, một lớp mầm phôi thứ 3 và trung bì hình thành. Nó làm tăng sinh xƣơng, cơ, máu và các cơ quan sinh sản bài tiết. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng