Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN VÀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT ...

Tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN VÀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT THỊ XÃ UÔNG BÍ – TỈNH QUẢNG NINH

.DOC
7
421
64

Mô tả:

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN VÀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT THỊ XÃ UÔNG BÍ – TỈNH QUẢNG NINH Lê Văn Thiện - Khoa Môi trường,Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN SUMMARY INFLUENCE OF COAL EXPLOITING AND THERMAL PLANT ACTIVITIES ON ENVIRONMENTAl SOIL IN UONG BI, QUANG NINH Le Van Thien - Hanoi National University The article presents some results reflecting the impact of coal exploiting and thermal- electric plant activities on soil environment quality in Uongbi, Quangninh in order to appropriately use soil source. It can be seen that, almost soil in Uongbi are an acid characteristic, low nutrition composition (NPK) and Ca 2+, Mg2+ concentrations are too low. Uongbi soil quality is not polluted by heavy metals such as Pb, Hg, As based on Vietnamese standard (TCVN) 7209-2002 and some Europian countries standard. For the cadimium element, it is serious pollution. Almost soil samples contain a high concentration of Cd, which is over Vietnamese standard (TCVN 7209-2002) from 1.0 to 4.0 times. It is over from 0.7 to 2.6 times when comparing with Polland standard. There are traces of heavy metal accumulation in soil and sediment samples, which are directly impacted by exploiting, coal transporting and Uongbi thermal - electric plant activities. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thị xã Uông Bí được biết đến như một trung tâm của than và điện, sản lượng than khai thác hiện nay vào khoảng 3 triệu tấn/năm, công suất của nhà máy nhiệt điện Uông Bí là 300MW và nhà máy đang xây dựng mở rộng để đạt công suất 700MW. Tuy nhiên, chính nét đặc thù về sự phát triển các ngành công nghiệp này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên môi trường của thị xã, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước. Mặc dù trong quá trình hoạt động, chính quyền thị xã và các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ môi trường nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước của thị xã vẫn diễn biến rất phức tạp và khá nghiêm trọng. Tại một số khu đô thị tập trung đông dân cư, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh than và nhiệt điện, các khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản... tình trạng ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sức khoẻ của nhân dân và hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã [3,4,5,6,]. Nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác than và nhà máy nhiệt điện đến chất lượng môi trường đất thị xã Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh là việc làm thiết thực, mang tính thực tiễn cao nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong tình hình phát triển chung của thị xã. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Mẫu đất được lấy tại các địa điểm có tính điển hình cho từng khu vực và từng hoạt động sản xuất, chủ yếu do ảnh hưởng của hoạt động khai thác than và nhà máy nhiệt điện Uông Bí: đất các vùng lân cận của các bãi than, bãi thải, khu khai thác, đất ruộng gần đường vận chuyển than, trầm tích sông, đầm, hồ, quanh nhà máy nhiệt điện, khu vực nuôi trồng thuỷ sản chịu tác động của sông Uông và sông Sinh. Mẫu được lấy tại 2-3 điểm ở độ sâu 0-20 cm trên đất trồng lúa, rau màu, đất trầm tích sông, hồ và đầm nuôi tôm, sau 1 đó trộn đều, đưa về phân tích các chỉ tiêu cần thiết. Đặc điểm các điểm lấy mẫu được mô tả ở bảng 1. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp ngoài thực địa: Khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập mẫu vật và phỏng vấn trực tiếp người dân. Nội dung phỏng vấn chủ yếu tập trung vào cơ cấu hoạt động sản xuất, khai thác và chế biến than và hoạt động nhà máy nhiệt điện Uông Bí gây ô nhiễm tại địa bàn, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, các biện pháp phòng tránh để an toàn trong lao động sản xuất cũng như đảm bảo an toàn cho sản phẩm... Bảng 1. Đặc điểm các điểm lấy mẫu Ký hiệu mẫu Mẫu đất canh tác Mẫu đất trầm tích Vị trí mẫu Bãi Soi M1 N 21001’35.5” E106046’28.7" N 21000’23.6” M8 E106047’32.0” Xã Đầm Nối M9 N 21001’14.2” E106046’42.2” N 21001’41.5” M10 E106047’11” N 21001’41.5” M11 E106047’11” Xã Lạc Thanh M15 N 21001’25.2” E106046’12.2” N 21001’51.2” M17 E106045’49.4” Bãi Soi M3 N 21001’25.2” E106046’12.2” N 21000’23.6” M5 E106047’32.0” N 21000’23.6” M6 E106047’32.0” M7 Đặc điểm Ruộng trồng lúa, tưới nước tự nhiên của hồ Đầm Mây bên cạnh. Nằm bên phải đường, cách đường ra cảng Điền Công 15-20 m Ruộng lúa nằm cách mẫu M7 (300m), sử dụng nước tưới của sông Uông nên chịu tác động của các quá trình xả thải Ruộng lúa màu sử dụng nước tưới chủ yếu của hồ Yên Lập, không có ảnh hưởng của các nguồn xả thải Đất trồng rau, tưới nước theo hệ thống hồ Yên Lập. Ruộng thấp so với mặt bằng đất tại đó, gần đường vận chuyển than và bãi than của xí nghiệp Kho Sông Uông Mẫu đất ruộng trồng lúa dưới chân đường quốc lộ 6 về phía Hòn Gai, cách xí nghiệp Kho Sông Uông 0,5 km, gần xí nghiệp đóng gạch xi măng, chịu tác động tro xỉ Ruộng trồng rau muống, tưới nước trực tiếp từ hồ Đầm Phường, ruộng ngập nước, nước thông với sông Sinh Đất trồng đỗ, kề liền khu dân cư, tưới nước ở Khe Xanh chuyển về Trầm tích đầm tôm, cá, cách đường vận chuyển than ra cảng Điền Công 1km. Chịu sự điều tiết, thay đổi nước của các đầm bên cạnh và sông Sinh Trầm tích sông Uông, gần đầu cống thuộc rừng ngập mặn, chịu ảnh hưởng của dòng chảy từ đầm nuôi thuỷ sản Bên trong đầm (có bờ mương tự đắp), chịu sự điều tiết với sông khi thuỷ triều thay đổi. Tại đây nuôi trồng thuỷ sản dạng quảng canh và mọc nhiều cỏ nước 0 N 21 00’33.5” Đầm nuôi tôm, cá, có nhiều thực vật sống đặc biệt là cỏ năn. E106047’07.1” Cách sông Uông 1,5 km, là đầm thứ 2, có bờ ngăn, ít chịu ảnh hưởng từ sông Uông 2 Ký hiệu mẫu Vị trí mẫu Đặc điểm Xã Lạc Thanh, Đầm nuôi tôm, cá lấy nước từ sông Sinh, nhiều cỏ đước xóm Đông M12 sống ven bờ, cạnh bãi rác thải sinh hoạt của xã. Chịu tác N 21001’00” động trực tiếp từ nguồn nước sông Sinh. E106045’52” N 21001’11” Trầm tích sông Sinh, tiếp giáp với đầm mẫu 12, nước cạn, M13 0 E106 45’54” trầm tích nhiều cát, dòng chảy khá mạnh Xã Lạc Thanh, Đầm phường cung cấp cho toàn bộ rau màu xã Lạc đầm Phường Thanh, thường là nước tự nhiên nhưng vào mùa khô M14 0 N 21 01’18” người ta vẫn lấy nước từ sông Sinh vào qua 2 lần đầm 0 E106 45’43” nuôi tôm 2.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Các chỉ tiêu pH, CEC, N, P, K, Ca, Mg, KLN được phân tích tại Phòng phân tích Đất và Môi trường của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp bằng các phương pháp phân tích hiện đại, có độ tin cậy cao. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tác động của hoạt động khai thác than và nhà máy nhiệt điện đến một số tính chất lý hoá của đất khu vực nghiên cứu Bảng 2. Kết quả phân tích pH và cation trao đổi của đất Cation trao đổi (mgdl/100g đất) Ca2+ Mg2+ CEC M1 7,73 7,63 10,77 4,11 15,38 M8 4,64 4,04 2,35 1,49 5,16 Mẫu M9 4,67 4,01 2,85 1,13 8,54 đất M10 5,66 4,95 6,62 1,45 9,85 canh M11 6,14 5,52 8,20 1,85 10,35 tác M15 5,44 4,78 5,13 1,10 7,13 M17 5,91 5,50 5,39 0,49 8,13 M3 7,42 7,00 8,58 3,73 13,55 M5 4,25 3,91 4,86 3,93 8,73 Mẫu M6 4,22 3,61 4,46 2,89 8,43 đất M7 3,77 3,64 3,95 2,85 7,15 trầm M12 3,86 3,64 2,87 2,81 6,45 tích M13 5,56 5,43 2,16 2,49 8,23 M14 2,62 2,39 2,33 2,21 5,15 Kết quả nhận được bảng 2 cho thấy, đất khu vực nghiên cứu là đất chua đến rất chua. Giá trị pH ở các mẫu trầm tích sông, ao, đầm nuôi tôm (M5, M6, M7, M12, M14) và các mẫu đất trồng lúa (M8, M9) rất thấp, giá trị pH H2O và pHKCl nhỏ nhất ở mẫu M14 (tương ứng là 2,62 và 2,39). Giá trị pH của 2 mẫu đất M1, M3 là cao nhất, đất ở đây có tính chất trung tính. Đó là do các mẫu đất M1, M3 nằm ngay đường vận chuyển than ra cảng Điền Công nên chịu tác động trực tiếp của hoạt động vận chuyển than, có khả năng tích luỹ các kim loại kiềm và kiềm thổ, đặc biệt đất ở đây không được canh tác thường xuyên (bỏ hoá do không đảm bảo chế độ nước) nên việc mất các kim loại kiềm và kiềm Kí hiệu mẫu pHH2O pHKCl 3 thổ theo mùa màng cũng sẽ ít hơn. Hàm lượng Ca 2+ và Mg2+ tại các mẫu đất nghiên cứu có sự dao động rất rộng. Ca 2+ dao động từ 2,16 mgdl/100g đất (M13) đến 10,77 mgdl/100g đất (M1). Hàm lượng Ca 2+ trong các mẫu đất nghiên cứu nhìn chung đều biến đổi tuân theo quy luật biến đổi độ chua của đất. Đất mẫu M1 là đất trung tính (pH cao nhất) nên hàm lượng Ca2+ cũng cao nhất, tuy nhiên Ca2+ thấp nhất lại ở mẫu M13, do đây là mẫu trầm tích của sông Sinh có dòng chảy mạnh nên khả năng rửa trôi Ca 2+ cao. Các mẫu đất trồng lúa M8 (2,35 mgdl/100g đất), M9 (2,85 mgdl/100g đất) có hàm lượng Ca 2+ thấp, đó là do đất canh tác thường xuyên, không được bón đủ vôi, cây trồng lấy đi lượng Ca2+ đáng kể theo mùa màng. Nhìn chung hàm lượng Mg2+ tại các mẫu phân tích đều ở mức tương đối thấp, và thấp nhất ở mẫu M17 là 0,49 mgdl/100g đất, đây là mẫu đất ngay gần khu dân cư, người dân canh tác rau quả thường xuyên nên khả năng mất Mg 2+ theo mùa màng là rất có thể. CEC của đất biến đổi tuân theo quy luật biến đổi chung của Ca2+, Mg2+ và pH của đất. Kết quả thu được từ bảng 2 tiếp tục khẳng định thêm các quy luật này. CEC ở mẫu M1 có giá trị lớn nhất (15,38mgdl/100g đất) và mẫu M14 có giá trị CEC nhỏ nhất (5,15 mgdl/100g đất) tương ứng với pH và hàm lượng Ca2+ nhỏ ở trong đất. Bảng 3. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng NPK dạng tổng số và dễ tiêu trong đất Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g) Nts P2O5ts K2Ots Ndt P2O5dt K2Odt M1 1,84 0,081 1,12 1,68 4,0 24,9 M8 0,078 0,069 0,72 1,96 4,3 10,8 Mẫu M9 0,095 0,073 0,86 2,52 3,6 13,4 đất M10 0,197 0,164 1,17 2,80 5,8 16,3 canh M11 0,190 0,148 0,83 2,80 8,9 19,6 tác M15 0,140 0,114 0,52 2,52 13,2 7,8 M17 0,084 0,160 0,41 2,24 13,0 5,1 M3 0,078 0,085 1,24 1,40 5,2 29,4 M5 0,123 0,122 1,42 3,08 5,5 38,1 0,089 0,082 1,06 2,24 5,3 33,4 Mẫu M6 trầm M7 0,162 0,106 1,04 2,80 6,0 27,3 tích M12 0,117 0,112 1,44 2,52 6,4 34,2 M13 0,089 0,007 1,12 0,84 5,8 16,3 M14 0,044 0,069 0,91 1,68 3,2 8,3 Kết quả ở bảng 3 cho thấy, hàm lượng nitơ tổng số (Nts) ở các mẫu trầm tích đáy đều ở mức nghèo, trong khi đó hàm lượng Nts trên các mẫu đất canh tác ở mức trung bình, đó là do cung cấp phân đạm cho đất trong quá trình canh tác. Hàm lượng nitơ dễ tiêu (Ndt) trên tất cả các mẫu nghiên cứu đều ở mức nghèo. Trên các mẫu canh tác Ndt có sự biến đổi ổn định hơn trên các mẫu trầm tích, bởi vì Ndt ở các mẫu trầm tích chịu tác động mạnh của dòng chảy, mức độ ô nhiễm của nước ao, hồ... Hàm lượng phôtpho tổng số và dễ tiêu trong các mẫu nghiên cứu đều ở mức nghèo và biến đổi phụ thuộc vào chế độ canh tác, nước tưới và mức độ ô nhiễm của các đầm, ao hồ. Hầu hết các mẫu trầm tích đáy đều có hàm lượng phôtpho nhỏ hơn các mẫu đất canh tác, đó là do cung cấp thêm phân lân cho cây. Hàm lượng kali tổng số ở các mẫu nghiên cứu ở mức trung bình và nghèo, trong khi đó kali dễ tiêu trong các mẫu đất nghiên cứu lại ở mức rất giàu, trừ các Kí hiệu mẫu 4 mẫu M15 và M17 (đất trồng rau) ở mức nghèo, do cây trồng lấy đi kali theo mùa màng, chế độ phân bón chưa cân đối về kali. 3.1. Tác động của hoạt động khai thác than và nhà máy nhiệt điện đến sự tích luỹ các kim loại nặng (KLN) trong đất thị xã Uông Bí Kết quả ở bảng 4 cho thấy, hàm lượng Cd trong các mẫu đất nghiên cứu đều vượt ngưỡng cho phép của TCVN 7209–2002 khoảng 1,0 - 4,0 lần; còn theo tiêu chuẩn của Canada thì các mẫu nghiên cứu đều thấp hơn, chỉ có mẫu M3 là gần đến ngưỡng giới hạn; so với tiêu chuẩn của Áo thì chỉ có các mẫu M7, M8, M13, M17 là dưới mức cho phép, các mẫu còn lại đều vượt ngưỡng dưới hạn khoảng trên 0,5 lần; theo tiêu chuẩn của Ba Lan thì chỉ có mẫu M7 là thoả mãn giới hạn cho phép, còn các mẫu khác đều vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 0,7 - 2,6 lần. Tuỳ theo từng tiêu chuẩn cụ thể của các nước ở Châu Âu có thể thấy mức độ ô nhiễm Cd trong đất nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên hầu hết các mẫu đất nghiên cứu ở thị xã Uông Bí đã bị ô nhiễm nặng Cd, hàm lượng Cd cao nhất ở mẫu trầm tích đầm nuôi trồng thuỷ sản M3 (7,35 ppm) và thấp nhất ở mẫu trầm tích M7 (1,94 ppm). Hoạt động khai thác và vận chuyển than có ảnh hưởng đến sự tích luỹ Cd trong đất canh tác. Tại mẫu M1 (nằm cạnh đường vận chuyển than ra cảng Điền Công) và mẫu M10 (gần kho than của xí nghiệp Sông Uông) nên hàm lượng Cd ở đây cao hơn tất cả các mẫu đất canh tác khác. Hàm lượng Cd trong các mẫu trầm tích đáy chịu tác động của dòng chảy và mức độ nhận thải từ khai trường và nhà máy nhiệt điện nên có sự khác biệt giữa các mẫu nghiên cứu. Mẫu M7 ít chịu tác động nhất của hoạt động khai thác than và chế độ nuôi trồng thuỷ sản ở đây là quảng canh chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên nên hàm lượng Cd trong trầm tích đáy thấp nhất. Bảng 4. Hàm lượng một số KLN trong đất khu vực nghiên cứu Ký hiệu mẫu M1 M8 M9 M10 Mẫu đất M11 canh tác M15 M17 M3 M5 M6 M7 Mẫu trầm M12 tích M13 M14 Áo Tiêu chuẩn Ba lan Canada VN 7209 – 2002 As (ppm) 1,348 1,121 0,932 2,516 1,258 1,003 0,988 0,749 0,821 0,633 0,781 1,123 4,787 1,422 - Cd (ppm) 6,65 4,33 6,42 6,57 5,30 4,20 4,00 7,95 7,36 5,73 1,94 6,39 3,51 6,60 5 3 8 Hg (ppm) 0,324 0,100 0,146 0,391 0,156 0,256 0,167 0,439 0,274 0,196 0,133 0,342 1,247 0,207 5 5 0,3 Pb (ppm) 7,31 31,01 5,61 4,22 15,18 20,35 1,07 35,34 21,29 36,60 21,11 6,17 23,81 17,39 100 400 200 12 2 2 70 5 Hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng (KLN) khác như As, Hg và Pb trong các mẫu đất khu vực nghiên cứu đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam (TCVN 7209 -2002). Tuy nhiên, đã có dấu hiệu tích luỹ As trong đất canh tác nông nghiệp do sử dụng nước tưới ô nhiễm (nước sông Sinh và sông Uông nơi tiếp nhận các nguồn thải từ hoạt động khai thác than và nhà máy nhiệt điện). Tại mẫu đất trầm tích M13 (As = 4,8 ppm) và mẫu canh tác M10 (As = 2,5 ppm) đã có dấu hiệu tích luỹ As trong đất, cần có các biện pháp phòng ngừa tránh gây ô nhiễm As trong tương lai. Hàm lượng Hg tổng số tích luỹ ở mẫu đất M13 đến 1,247 ppm, cho thấy hoạt động khai thác than và nhà máy nhiệt điện đã có ảnh hưởng đến sự tích luỹ Hg trong trầm tích sông Sinh (nơi tiếp nhận các dòng thải). Theo tiêu chuẩn Canada thì hàm lượng Hg ở các mẫu M3, M10, M12, M13 đều vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 0,5 lần. Hàm lượng chì tổng số (Pbts) trong các mẫu đất canh tác đều dưới tiêu chuẩn cho phép (TCVN 7209–2002, Canada, Áo, Ba Lan) và thấp hơn các mẫu trầm tích đáy (Pbts tại các mẫu trầm tích vẫn thấp hơn tiêu chuẩn cho phép). Tuy nhiên, đã có sự tích luỹ Pb trong các mẫu đất trầm tích đáy nên cần được quan tâm hơn đến các nguồn thải. Cũng như hàm lượng Cd, hàm lượng Pb cao nhất ở trầm tích đáy M3 - 36,6 ppm, có thể là do sự giao thông nước với sông Sinh, đặc biệt khi lấy mẫu nước trong đầm đã được tháo cạn nên khả năng tích tụ các KLN là rất cao. Trong các mẫu đất canh tác thì hàm lượng Pb cao nhất ở mẫu M8 – 31,01 ppm, do nước tưới ở đây đang sử dụng nước sông Uông. 4. KẾT LUẬN 1. Đất thị xã Uông Bí chủ yếu là đất chua đến rất chua (pH dao động 2,39-5,52), chỉ có hai trong số 14 mẫu đất nghiên cứu có pH ở mức trung tính (M1, M3 có pH H2O tương ứng là 7,73 và 7,43; pHKCl = 7,63 và 7,0). Xét về hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (NPK) thì đất thị xã Uông Bí đều ở mức trung bình và nghèo, riêng chỉ tiêu kali dễ tiêu (K2Odt) nhìn chung ở mức giàu, trừ các mẫu M15, M17 nơi trồng rau bón phân kali không cân đối nên kali dễ tiêu ở mức nghèo. 2. Theo ngưỡng ô nhiễm kim loại nặng trong đất của TCVN 7209-2002 và tiêu chuẩn của một số nước Châu Âu thì đất ở Uông Bí chưa bị ô nhiễm các nguyên tố Pb, Hg, As. Riêng Cd đã có dấu hiệu ô nhiễm nặng, hầu hết ở các mẫu đất nghiên cứu hàm lượng Cd đều vượt quá TCVN 7209-2002 khoảng 1,0-4,0 lần; so với tiêu chuẩn của Ba Lan thì vượt 0,7 – 2,6 lần. Có dấu hiệu tích luỹ các KLN (As, Hg, Pb) trên các mẫu đất chịu tác động trực tiếp của hoạt động khai thác, vận chuyển than và nhà máy nhiệt điện Uông Bí. 3. Hàm lượng các kim loại nặng trong đất ở khu vực nghiên cứu có sự khác nhau giữa đất canh tác và trầm tích đáy đầm nuôi trồng thuỷ sản. Trên đất canh tác chúng chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ nước thải tưới và hoạt động khai thác, vận chuyển than. Đất sử dụng nước tưới từ hồ Yên Lập có mức độ ô nhiễm KLN thấp hơn đất sử dụng nước tưới sông Uông và sông Sinh. Đất bên cạnh đường vận chuyển than có sự tích luỹ KLN nhiều hơn. Trên các mẫu trầm tích đáy hàm lượng các KLN chịu tác mạnh của dòng chảy, mức độ ô nhiễm nước mặt, chế độ thuỷ triều và hình thức nuôi trồng thuỷ sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Khoa và cs. Phương pháp phân tích đất - nước - phân bón - cây trồng. Nxb. Giáo dục. 2000. 2. Trần Yêm, Nguyễn Xuân Hải. Báo cáo hiện trạng môi trường nước thị xã Uông Bí. UBND Thị xã Uông Bí, 2005. 6 3. UBND thị xã Uông Bí: Quy hoạch phát triển du lịch, dịch vụ thương mại thị xã Uông Bí đến năm 2010. Uông Bí, 12/2002. 4. Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động. Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy Điện Uông Bí. Hà Nội, 1997. 5. Viện Năng lượng. Đánh giá tác động môi trường NCKT mở rộng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. 1998. 6. Viện Môi trường và Phát triển Bền vững. Báo cáo đánh giá tác động môi trường Mỏ than Vàng Danh. Hà Nội, 1997. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan