Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của β-glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra giống (pangasianodon...

Tài liệu ảnh hưởng của β-glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá tra giống (pangasianodon hypophthalmus)

.PDF
20
133
117

Mô tả:

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA β-GLUCAN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ TRA GIỐNG (Pangasianodon hypophthalmus) Sinh viên thực hiện VÕ THIỆN MỸ MSSV: 0953040022 LỚP: NTTS Khóa 4 Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA β-GLUCAN LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CÁ TRA GIỐNG (Pagasianodon hypophthalmus) Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. Nguyễn Thành Tâm Võ Thiện Mỹ Ths. Võ Thị Kim Phúc Lớp: NTTS Khóa 4 MSSV: 0953040022 Cần Thơ, 2013 2 LỜI CẢM TẠ Trước hết, xin bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình: Ba mẹ và các anh chị đã quan tâm lo lắng, hết lòng động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi được học tập và thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Thành Tâm và cô Võ Thị Kim Phúc, đã tận tình chỉ dạy cho em trong quá trình học tập và hướng dẫn chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô - Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học và quan tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Sau cùng chân thành cảm ơn các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản K4 đã cùng tôi đoàn kết vượt qua khó khăn tình trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ ! VÕ THIỆN MỸ 3 TÓM TẮT Đề tài ảnh hưởng của β-glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) được thực hiện nhằm đánh giá sự bổ sung βglucan vào thức ăn với các liều lượng khác nhau lên khả năng tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giống. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT) khác nhau và mỗi nghiệm thức được lặp lại3lần: ĐC (không bổ sung β- glucan trong thức ăn), NT1 (bổ sung 1,00g β-glucan/kg thức ăn), NT2 (bổ sung 2,00g β-glucan/kg thức ăn), NT3 (bổ sung 3,00g β-glucan/kg thức ăn). Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn công nghiệp. Thời gian thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần. Cá Tra giống sử dụng cho thí nghiệm có khối lượng trung bình từ 2,73 g/con và được ương trong giai có diện tích 1 x 1 x 1,5m, với mật độ 30 con/giai. Kết quả cho thấy, ở NT3 tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất (65,6%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với NTĐC. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá ở NT3 cao nhất 0,46 g/ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với NTĐC, NT1 và NT2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ở NT3 đạt 0,39 cm/ngày và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) với NTĐC và NT1. Như vậy, cho cá ăn thức ăn có bổ sung 3,0g β-glucan/kg thức ương cá Tra giống làm tăng tỷ lệ sống và thúc đẩy quá trình tăng trưởng nhanh hơn khi ương cá giống. Từ khóa: Cá Tra giống, Pangasianodon hypophthalmus, β-glucan, sự tăng trưởng, tỷ lệ sống. 4 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ........................................................................................................ i TÓM TẮT.............................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................iii DANH SÁCH BẢNG............................................................................................. v DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT............................................................................. vi CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................. 1 1.1 Giới thiệu.......................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1 1.3 Nội dung nghiên cứu......................................................................................2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...............................................................3 2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của cá Tra........................................................3 2.1.1 Vị trí phân loại........................................................................................ 3 2.1.2 Đặc điểm phân bố................................................................................... 3 2.1.3 Đặc điểm hình thái.................................................................................. 4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng.............................................................................. 4 2.2 Tình hình dịch bệnh trong nuôi cá Tra .......................................................... 4 2.3 Tình hình sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi cá Tra.........................5 2.4 Các nghiên cứu sử dụng β-glucan nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch cho động vật thủy sản............................................................................................... ..6 2.4.1 Nguồn gốc β-glucan................................................................................ 6 2.4.2 Tác dụng của β-glucan đối với cuộc sống ............................................... 6 2.4.3 Những nghiên cứu và kết quả của việc sử dụng β-glucan trong thủy sản. 7 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 10 3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành.................................................................... 10 3.2 Vật liệu nghiên cứu....................................................................................... 10 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................10 3.2.2 Dụng cụ và hóa chất.............................................................................. 10 3.3 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................10 3.3.1 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm................................................................10 3.3.2 Bố trí thí nghiệm................................................................................... 11 3.3.3 Chăm sóc và cho ăn...............................................................................11 3.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi..............................................................................12 3.3.5 Xử lý số liệu..........................................................................................13 5 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN............................................................. 14 4.1 Các chỉ tiêu môi trường nước........................................................................ 14 4.2 Ảnh hưởng β-glucan lên tỷ lệ sống của cá..................................................... 15 4.3 Tăng trưởng của cá Tra sau 4 tuần thí nghiệm............................................... 16 4.3.1 Tăng trưởng khối lượng ..................................................................... 16 4.3.2 Tăng trưởng chiều dài.........................................................................18 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT...........................................................21 5.1 Kết luận........................................................................................................ 21 5.2 Đề xuất......................................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 22 PHỤ LỤC A......................................................................................................... A PHỤ LỤC B......................................................................................................... B PHỤ LỤC C......................................................................................................... C 6 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Mô tả cách bố trí thí nghiệm............................................................... 11 Bảng 4.1: Biến động các chỉ tiêu môi trường nước............................................. 14 Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá Tra giống sau khi kết thúc thí nghiệm....................15 Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Tra giống thí nghiệm........ 16 Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá Tra giống..............................18 7 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Ctv: Cộng tác viên CFU: Cell Forming Unit ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐVTS: Động vật thủy sản ĐC: Đối chứng NT: Nghiệm thức NT1: Nghiệm thức 1 NT2: Nghiệm thức 2 NT3: Nghiệm thức 3 NTTS: Nuôi trồng thủy sản NXB: Nhà xuất bản KCN: Khu công nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TT-BNN: Thông tư - Bộ Nông nghiệp IHNV: Infectious hematopoietic necrosis virus WSSV: White spot syndrome virus 8 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Ngày nay, nuôi thủy sản đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Nhiều đối tượng có giá trị được đưa vào nuôi với nhiều hình thức nuôi khác nhau, trong đó nghề nuôi cá Tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang phát triển (Lê Thị Nga và ctv., 2009). Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến hết ngày 31/12/2012, tổng lượng giống cá Tra sản xuất trong toàn vùng đạt gần 4,60 tỷ con cá giống (tăng gần gấp2lần so với năm 2011), diện tích nuôi đạt 5.910 ha, sản lượng cá thu hoạch đạt 1.255.500 tấn, tăng hơn so với tháng 10/2011, diện tích nuôi cá 5.140 ha, sản lượng cá thu hoạch 1.100.000 tấn, nhiều nhất là tại An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thế giới đang rất quan tâm đến việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sạch. Do vậy, việc nâng cao năng suất, tạo nguồn cá sạch là vấn đề sống còn của nghề nuôi thủy sản nước ta. Hiện nay, việc nuôi thâm canh cá Tra ngày càng cao và không có quy hoạch dẫn đến thiệt hại do dịch bệnh và ô nhiễm môi trường ngày càng tăng (Từ Thanh Dung và ctv., 2004). Những năm gần đây xu hướng phòng trị bệnh bằng phương pháp an toàn sinh học như: vắc xin, vi khuẩn có lợi, thảo dược trong chữa trị bệnh trên động vật thủy sản (ĐVTS) được xem như một giải pháp an toàn trong bảo quản, điều trị bệnh nấm và vi khuẩn gây ra trên ĐVTS. Theo Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2012), nghiên cứu khi bổ sung β-glucan vào thức ăn ương cá Lóc bông (Channa micropeltes) giúp làm tăng tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng chiều dài và khối lượng và hệ số miễn dịch của cá. Theo nghiên cứu Kumari (2006), về khả năng miễn dịch bẩm sinh và khả năng kháng bệnh ở cá da trơn có chế độ ăn β - 1,3 glucan. Theo Welker (2007), nghiên cứu về phản ứng miễn dịch chống lại căng thẳng và vi khuẩn E. ictaluri ở cá Nheo có chế độ ăn chứa đựng men thương mại hoặc thành phần men phụ có sự pha trộn β-glucan. Vì vậy, việc phòng bệnh cho ĐVTS bằng cách bổ sung các chất kích thích miễn dịch không đặc hiệu được sử dụng trong thức ăn thủy sản ngày càng phổ biến vừa có tác dụng cung cấp dinh dưỡng vừa tăng khả năng miễn dịch. Từ đó, đề tài “Ảnh hưởng của β-glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện. 9 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá ảnh hưởng của β-glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giống. 1.3 Nội dung nghiên cứu Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Tra giống trong quá trình ương. Theo dõi các chỉ tiêu môi trường: nhiệt độ môi trường nước, pH nước và Oxy hòa tan trong môi trường nước,... trong quá trình ương. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng