Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của giá thể lên tăng trưởng tỷ lệ sống của cá leo (wallago attu) ương ...

Tài liệu ảnh hưởng của giá thể lên tăng trưởng tỷ lệ sống của cá leo (wallago attu) ương trong bể

.DOCX
91
89
116

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THANH SỬ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ LÊN TĂNG TRƯỞNG TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ LEO (Wallago attu) ƯƠNG TRONG BỂ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2009 37 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THANH SỬ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ LÊN TĂNG TRƯỞNG TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ LEO (Wallago attu) ƯƠNG TRONG BỂ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. LAM MỸ LAN Ths. BÙI CHÂU TRÚC ĐAN 2009 38 LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức trong thời gian qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ts. Lam Mỹ Lan, Ts. Dương Nhựt Long, Ts. Bùi Minh Tâm, Th.s. Nguyễn Bạch Loan, Th.s Bùi Châu Trúc Đan và K.s Nguyễn Hoàng Thanh đã tận tình dìu dắt, động viên và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học cũng như khi thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ đã dạy và truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Xin cảm ơn những người bạn chân thành, nhiệt tình đã giúp đỡ tôi vượt qua chặn đường học tập cũng như hoàn thành luận văn. Sau cùng, xin tỏ lòng biết ơn thầm kín đến cha, mẹ, những người thân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học này. Cần Thơ, ngày…. tháng…. năm 2009 Người cảm tạ Nguyễn Thanh Sử 39 TÓM TẮT Đề tài “Ảnh hưởng của giá thể lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo (Wallago attu) ương trong bể” được tiến hành từ 04/04/2009 và kết thúc vào 17/06/2009 với 3 thí nghiệm được thực hiện tại Trại Cá Thực Nghiệm của Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ nhằm xác định loại giá thể và tỷ lệ giá thể thích hợp để ương cá Leo đạt hiệu quả cao. Ở thí nghiệm 1: mật độ 95 con/m2, thể tích nước 300 lít với giá thể bằng dây nylon được bố trí vào 3 nghiệm thức, thì nghiệm thức 25% giá thể che phủ trên mặt nước (1 bó 21,5 g) cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nghiệm thức 50% và 75% giá thể. Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức 75% giá thể. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống không có sự khác biệt (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Ở thí nghiệm 2: mật độ 500 con/m2, thể tích nước 500 lít, với giá thể bằng dây nylon được bố trí vào 4 nghiệm thức thì nghiệm thức 75% giá thể (3 bó) cho tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nghiệm thức 0%, 25% và 50% giá thể. Tỷ lệ sống nghiệm thức 0% giá thể cao hơn các nghiệm thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Ở thí nghiệm 3 với 3 nghiệm thức: giá thể bằng dây nylon, rong, không giá thể đều cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Thực nghiệm cho thấy: ương cá Leo trong bể xi măng hay bể nhựa có giá thể thì cá sẽ tăng nhanh về khối lượng và chiều dài so với không có giá thể. Lượng giá thể (21,5 g) che phủ 25% diện tích mặt nước bể ương thì ương cá Leo trong bể xi 40 măng sẽ cho tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống hiệu quả. Dây nylon hay rong đều có thể làm giá thể tốt trong việc ương cá Leo trong bể nhựa. 41 MỤC LỤC Lời cảm tạ ................................................................................. i Tóm tắt .................................................................................... ii Mục lục ................................................................................... iii Danh sách bảng........................................................................ v Danh sách hình ....................................................................... vi Chương 1: Đặt vấn đề .............................................................. 1 1.1. Giới thiệu ............................................................... 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................... 2 1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài .............................. 2 1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................... 2 Chương 2: Tổng quan tài liệu .................................................. 3 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cá Leo ................ 3 2.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại cá Leo...... 3 2.1.2. Đặc điểm về phân bố .................................. 5 2.1.3. Đặc điểm về dinh dưỡng............................. 5 2.1.4. Đặc điểm về sinh trưởng............................. 6 2.1.5. Đặc điểm thành thục và sinh sản cá Leo ..... 7 2.1.6. Tình hình ương cá Leo bột ......................... 8 2.2. Những vật liệu có thể làm giá thể trong ương nuôi các loài thủy sản ....................................................... 9 2.2.1. Dây nylon ....................................................... 9 2.2.2. Rong............................................................. 10 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.................... 11 42 3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................... 11 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................... 11 3.2.1. Bố trí thí nghiệm .......................................... 11 3.2.2. Chăm sóc và quản lý bể thí nghiệm .............. 13 3.2.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu ......................................................................... 14 Chương 4: Kết quả và thảo luận............................................. 16 4.1. Một số yếu tố môi trường được theo dõi trong thí nghiệm ....... 16 4.1.1. Một số yếu tố môi trường ở thí nghiệm 1 ..... 16 4.1.2. Một số yếu tố môi trường ở thí nghiệm 2 ..... 17 4.1.3. Một số yếu tố môi trường ở thí nghiệm 3 ..... 17 4.2. Ảnh hưởng của giá thể đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo ương trong bể .......................... 18 4.2.1. Ương cá Leo trong bể xi măng ở mật độ 95 con/m2 (thí nghiệm 1)..................................... 18 4.2.2. Ương cá Leo trong bể xi măng ở mật độ 500 con/m2 (thí nghiệm 2)..................................... 24 4.2.3. Ương cá Leo trong bể nhựa (thí nghiệm 3)... 28 Chương 5: Kết luận và đề xuất............................................... 33 5.1. Kết luận................................................................. 33 5.2. Đề xuất.................................................................. 33 Tài liệu tham khảo ................................................................. 34 Phụ lục ....... ........................................................................... 37 43 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1. Thức ăn và thời gian cho ăn trong thí nghiệmtrang 14 Bảng 4.1. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1 ............................................................................................. 16 Bảng 4.2. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 2 ............................................................................................. 17 Bảng 4.3. Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 3 ............................................................................................. 18 Bảng 4.4. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 1 ............................................................................................... 20 Bảng 4.5. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 1 22 Bảng 4.6. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 2 ............................................................................................... 25 Bảng 4.7. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 2 27 Bảng 4.8. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 3 ............................................................................................... 29 Bảng 4.9. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 3 31 44 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1. Hình thái bên ngoài cá Leo (Wallago attu)...... trang 4 Hình 3.1. Giá thể dây nylon ................................................... 12 Hình 3.2. Rong thí nghiệm..................................................... 12 Hình 3.3. Hệ thống bể xi măng ương cá Leo thí nghiệm 1 và 2 ............................................................................................... 13 Hình 3.4. Hệ thống bể nhựa ương cá Leo thí nghiệm 3.......... 13 Hình 4.1. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 1 ............................................................................................... 19 Hình 4.2. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 1 . 21 Hình 4.3. Tỷ lệ sống của cá Leo thí nghiệm 1........................ 23 Hình 4.4. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 2 ............................................................................................... 24 Hình 4.5. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 2 . 26 Hình 4.6. Tỷ lệ sống của cá Leo thí nghiệm 2........................ 28 Hình 4.7. Tăng trưởng về khối lượng của cá Leo thí nghiệm 3 ............................................................................................... 29 Hình 4.8. Tăng trưởng về chiều dài của cá Leo thí nghiệm 3 . 30 Hình 4.9. Tỷ lệ sống của cá Leo thí nghiệm 3........................ 32 45 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu Từ đầu những năm của thập kỷ 90 Việt Nam thường xuyên đứng hàng thứ 7 trên thới giới về tổng sản lượng sản phẩm thủy sản. Từ năm 2000, Việt Nam trở thành một trong 20 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD và đứng hàng thứ 29 về sản lượng thủy sản xuất khẩu trên thới giới (Lê Xuân Sinh, 2005). Có được tiếng vang đó, một phần nhờ sự đóng góp to lớn của ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt, với những đối tượng nuôi truyền thống như cá Tra, cá Basa, cá Lóc đồng, cá Rô đồng, tôm Càng xanh ở những vùng nuôi nổi tiếng như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ… Những năm gần đây thị trường sản phẩm thủy sản của Việt Nam có nhiều biến động, các vụ kiện bán phá giá cá da trơn mà chủ yếu là cá Tra (2003) và tôm (2004) đã từng làm cho nghề nuôi hai đối tượng chủ lực này lao đao trong thời gian qua (Lê Xuân Sinh, 2005). Vì thế, việc tìm những đối tượng nuôi mới đem lại lợi nhuận kinh tế cao, ổn định đầu vào và đầu ra nhằm tăng thu nhập cho người dân, góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, tăng tính cạnh tranh trên thị trường thới giới đang được quan tâm. Cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) là loài có kích thước lớn, phẩm chất thịt ngon, được nhiều người ưa thích (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Từ đó, cho thấy cá Leo là loài có giá trị kinh tế, có tiềm năng triển vọng lớn để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Tuy là loài có giá trị kinh tế cao, nhưng hiện nay nguồn lợi cá Leo đánh bắt từ tự nhiên là chủ yếu, không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, nguồn cá tự nhiên đang suy giảm mạnh cần được bảo vệ (Mai Đình Yên, 1992, Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Từ năm 1945 đến năm 2006 đã có 84 tài liệu nghiên cứu liên quan đến loài Wallago attu được công bố (Fishbase, (2006), trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Tuy nhiên, đến năm 2004, cá Leo mới được cho sinh sản nhân 46 tạo tại một trại cá ở Malaysia (Fishbase, (2005), trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Để nhân rộng một đối tượng nuôi cho người dân thì việc đảm bảo chủ động nguồn giống là rất quan trọng. Năm 2008, Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ đã thành công trong việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Leo (Wallago attu). Tuy nhiên, việc ương cá Leo từ cá bột lên cá giống đang gặp nhiều khó khăn do chưa am hiểu sâu về đặc điểm sống của loài cá này dẫn đến tỷ lệ sống chưa cao. Trước sự khó khăn trên, để có một qui trình sản xuất giống cá Leo (Wallago attu) hoàn chỉnh từ khâu chọn cá bố mẹ, nuôi vỗ, thụ tinh nhân tạo, ương từ cá bột lên cá giống một cách hoàn thiện, hiệu quả đề tài “Ảnh hưởng của giá thể lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo (Wallago attu Bloch and Schneider, 1801) ương trong bể” được tiến hành. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định loại giá thể và tỷ lệ giá thể thích hợp để ương cá Leo đạt hiệu quả cao. 1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài  Theo dõi một số yếu tố môi trường ương.  Theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ương trong bể có sử dụng giá thể.  So sánh tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ương khi sử dụng loại giá thể và lượng giá thể khác nhau. 1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài Thời gian: Đề tài được thực hiện từ 04/04/2009 và kết thúc vào 17/06/2009 với 3 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 từ 04/04/2009 đến ngày 16/05/2009. Thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 được thực hiện cùng thời gian từ 18/05/2009 đến ngày 17/06/2009. Địa điểm: tại Trại Cá Thực Nghiệm của Bộ Môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. 47 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cá Leo 2.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại cá Leo Cá Leo thuộc họ cá Trèn (Siluridae) là một trong 8 họ thuộc bộ cá Trơn (Siluriformes). Siluridae bao gồm 7 giống là: Belodontichthys, Hemisilurus, Kryptopterus, Micronima, Ompok, Silurichthys và Wallago. Các loài cá thuộc giống Wallago có những đặc điểm chung như: miệng rộng, mắt không nằm dưới da, vi lưng có 5 tia vi, vi đuôi chẻ hai, rãnh chẻ sâu (Rainboth, 1996; Fishbase, 2006 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Trên thế giới, có 5 loài cá thuộc giống Wallago đã được xác định là: Wallago attu, W. Leerii, W. hexanema, W. maculates, W. russelli và W. miropogon (Fishbase, 2004; Fishbase, 2006). Loài cá Leo (Wallago attu) đã được Bloch & Schneider định danh và công bố vào năm 1801 với tên khoa học ban đầu Silurus attu. Sau đó Smith (1945), Taki (1974), Mai Đình Yên và ctv (1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cùng nhận thấy rằng xếp loài cá Leo vào giống Wallagonia sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên, Rainboth (1996), Fishbase (2005, 2006) lại không thống nhất với các tác giả trên và cùng xếp loài cá này vào giống Wallago. Hiện nay, hầu hết các báo cáo về cá Leo đều sử dụng tên khoa học là Wallago attu (trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Theo báo cáo của Nguyễn Bạch Loan (2008) cá Leo được phân loại như sau: Giới: Animalia Ngành: Chordata Lớp: Osteithyes Lớp phụ: Actinopterygii Bộ: Siluriformes 48 Họ: Siluridae Giống: Wallago Loài: Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) Hình 2.1. Hình thái bên ngoài cá Leo Cá Leo (Wallago attu) có tên tiếng Anh là Freshwater shark hay Giant sheatfish (Nguyễn Bạch Loan, 2008) . Ở Việt Nam, cá Leo có một số tên gọi khác như cá Leo ở Miền Nam và cá Nheo ở miền Bắc (Mai Đình Yên, 1978). Ở Cambodia thường gặp 2 loài cá Leo: Wallago attu và Wallago leeri (Rainboth, 1996, trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Cá Leo (Wallago attu) có thân thon dài, dẹp bên (Kawamoto et al, 1972; Mai Đình Yên, 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Bạch Loan, 2008). Đầu dẹp bằng, ngắn. Miệng rất rộng và không co duỗi được, rạch miệng hướng lên trên và kéo dài qua khỏi đường thẳng đứng kẻ từ bờ sau của mắt. Răng hàm bén nhọn và có nhiều răng chó. Có hai đôi râu : râu mép dài đến gốc vi hậu môn, râu hàm kéo dài đến gốc miệng. Mắt nhỏ, hình bầu dục, khoảng cách giữa hai mắt rộng. Lỗ mang rộng, màng mang không dính với eo mang. Có 28–36 lược mang trên cung mang thứ nhất (Nguyễn Bạch Loan, 2008). Thân và đầu cá Leo không có vẩy (Nguyễn Bạch Loan, 2008) . Đường bên, bắt đầu từ sau bờ trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi. Vi lưng nhỏ (D.I.4), tia vi lưng thứ nhất dài tương đương 2 lần tia vi lưng thứ hai (Nguyễn Bạch Loan, 2008). Cá Leo (Wallago attu) không có gai lưng, không có vi mỡ lưng (Phan Phương Loan, 2006). Theo Mai Đình Yên (1992), cá Leo (Wallago attu) có màu xanh thẫm, bụng trắng nhạt, các vi có màu hơi vàng. Trong khi Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993); Nguyễn Bạch Loan (2008) cho rằng mặt lưng của thân và đầu cá Leo (Wallago attu) có màu xám đen, ánh xanh lá cây và nhạt dần 49 xuống hai bên bụng. Bụng có màu trắng bạc, vi hậu môn, vi đuôi, vi ngực có màu xám đen. 2.1.2. Đặc điểm về phân bố. Cá Leo (Wallago attu) có giá trị kinh tế, là một trong 97 loài cá kinh tế nước ngọt được thống kê ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở Nam Bộ (Trần Tấn Trịnh et al., 1996 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Đây, là một trong những loài cá phân bố rộng. Theo Bloch and Schneider (1801), nhiệt độ thích hợp cho cá Leo sinh sống 19–290C, pH = 6–7 (trích bởi Phan Phương Loan, 2006). Có thể bắt gặp cá Leo (Wallago attu) ở nhiều quốc gia ở Nam và Đông Nam châu Á như: Pakistan, Ấn Độ, Sri Lanka, Afganistan, Nepal, Bangladesh, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào, Cambodia, Trung Quốc và Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Fishbase, 2004 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Cá Leo (Wallago attu), là loài cá nội địa, phân bố chủ yếu ở các con sông lớn, các hồ lớn. Ngoài ra, có thể bắt gặp loài cá này ở những dòng suối, ở vùng cao. Cá trưởng thành, thường sống ở những nơi có mức nước sâu thuộc các con sông chính hoặc các nhánh sông lớn. Khi mùa lũ đến, chúng sẽ di cư lên những nơi nước đứng hoặc chảy chậm với nền đáy phủ lớp bùn hay lớp phù sa như những cánh đồng, các vùng đất ngập nước sâu ở hai bên bờ sông, kênh, rạch . Cá Leo sẽ ở lại đây trong suốt mùa lũ để tìm mồi và sinh sản. Khi mùa lũ qua đi, cũng là lúc mực nước của dòng sông Mekong giảm xuống, cá Leo sẽ trở về trú ẩn ở những vực nước sâu thuộc sông Mekong hay các phụ lưu lớn và chúng sẽ sống tại đây suốt cả mùa khô (Fishbase, 2006 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). 2.1.3. Đặc điểm về dinh dưỡng Cấu tạo và chức phận của cơ quan bắt mồi và tiêu hóa có liên hệ chặt chẽ với sự khác biệt về thức ăn của cá. Theo Nikoloxki (1964), cá ăn thịt có miệng kiểu vồ bắt, với đặc điểm là miệng rộng, răng sắc trên xương hàm, xương lá mía và xương khẩu cái. Chiều dài của ruột có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm dinh dưỡng của cá, những loài cá thiên về động vật sẽ có chỉ số Li/L 0 <= 1 (tỷ lệ của chiều dài ống tiêu hóa và chiều dài thân), cá ăn tạp có chỉ số Li/L0 = 1-3 và cá ăn tạp thiên về thực vật có chỉ số Li/L0 > 3 (trích bởi Phan Phương Loan, 2006). 50 Hầu hết các loài cá trơn đều có tập tính bắt mồi chủ động (Leygendre, 1994; Buttle, 1994, được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Kiểm, 1997). Cá trơn có khả năng sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau và sinh trưởng của cá có phần không tăng khi thành phần protein vượt quá 45% (Nguyễn Văn Kiểm, 1997 trích bởi Phan Phương Loan, 2006). Theo Nguyễn Bạch Loan (2008) Cá Leo (Wallago attu) là loài cá dữ điển hình với miệng rất rộng, răng hàm và răng khẩu cái có nhiều răng chó dài, vách thực quản rất dày, dạ dày dạng túi và rất lớn, ruột thẳng và ngắn (chiều dài ruột trên chiều dài thân = 0,61), thức ăn của cá Leo trưởng thành gồm có: cá (98,18– 98,81%), nhuyễn thể, mùn bã hữu cơ, giun, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh. Điều này, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Fishbase (2004) là: “ Cá Leo là loài cá ăn động vật, thức ăn của loài cá này gồm cá con, giáp xác và nhuyễn thể.” Nhóm thức ăn thường gặp của cá Leo là các loài cá thuộc họ cá Chép nhất là loài cá Cirrhinus spp. Ở cá giống và trưởng thành cá Leo đều bắt mồi chủ động (Roberts, 1993 được trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Cá Leo (Wallago attu) có thể nhịn ăn một thời gian sau khi đã no. Ngoài tự nhiên, thức ăn thường ngày của cá Leo chủ yếu là các loài cá thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) như các loài cá Lòng tong, Mè vinh, cá Linh…(Fishbase, 2006 trích bởi Nguyễn Bạch Loan, 2008). Lilabati và Viswanath (1996) đã nghiên cứu cơ thịt cá Leo ở vùng Manipur, Ấn Độ cho thấy hàm lượng nước, protein, chất béo và tro của thịt cá Leo lần lượt là 79,43; 1,98 và 1,23%. Với kết quả này, tác giả nhận định cho phép xếp cá Leo vào loại có giá trị dinh dưỡng cao. 2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng Theo Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo (1994), trích dẫn bởi Phan Phương Loan (2006), cá Leo (Wallago attu) cái sinh trưởng nhanh nhất vào năm đầu, sau đó giảm dần. Sự sinh trưởng của cá Leo cái đạt tốc độ cao nhất vào năm thứ 3 – 4 còn ở cá đực thì điều này xảy ra vào năm thứ 3, sớm hơn cá cái. Tuy nhiên, theo Nguyễn Bạch Loan (2008) thì tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của cá Leo (kích thước 23–78 cm) thể hiện chặt chẽ qua phương trình hồi qui W = 0,0032L3,2074 với hệ số tương quan R2 = 0,9661. Khi 1 tuổi, cá Leo (Wallago attu) có thể đạt kích cỡ khoảng 71,29 cm, đến 2 tuổi thì chiều dài cá có thể lên đến 78,17 cm và khi cá được từ 3–7 tuổi thì chiều 51 của cá ít biến động và đạt từ 80,08–80,82 cm. Lúc cơ thể cá đạt chiều dài cực đại 80,82 cm thì tốc độ tăng trưởng của cá Leo sẽ bị chậm lại. Cá Leo (Wallago attu) là loài có kích thước lớn. Theo Mai Đình Yên (1992), Rainboth (1996), kích thước tối đa của cá Leo đã tìm thấy là 200 cm, nặng 25 kg . Tuy nhiên, ngư dân ở Ấn Độ đã tìm thấy cá Leo có trọng lượng 45 kg ở sông Kishna và sông Godavari, ngư dân Nepal cũng bắt được con cá Leo có chiều dài 150 cm (Nguyễn Bạch Loan, 2008) và thực tế những con cá Leo có kích cỡ 180 cm chiều dài là rất hiếm (Rainboth, 1996, Chandrashekhariah et al, 2000 trích bởi Phan Phương Loan, 2006). 2.1.5. Đặc điểm thành thục và sinh sản của cá Leo Cá Leo (Wallago attu) trưởng thành phải đạt kích thước trên 90 cm chiều dài và có khối lượng trên 2 kg (Poulsen et al, 2005 trích dẫn bởi Phan Phương Loan, 2006). Sức sinh sản của cá trơn thường rất lớn và thay đổi tùy theo loài. Chẳng hạn như sức sinh sản tương đối của cá Tra dao động từ 130000–150000 trứng/kg cá cái; ở cá Kết là 9200–69000 trứng/kg cá cái; ở cá Ngát là 1414–1560 trứng/kg cá cái (Nguyễn Văn Triều và cộng tác viên, 2006) ở cá Leo là 46520–142000 trứng/kg cá cái (Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh, 2008). Đặc điểm hình thái bên ngoài của cá Leo (Wallago attu) cái, đực được Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh nhận dạng: cá Leo cái có tuyến sinh dục phát triển, bụng thường to hơn bụng cá đực và khi cá cái thành thục lỗ sinh dục có điểm ửng hồng khá rõ ràng. Trong khi đó, cá đực thường có kích cỡ nhỏ, bụng ốm và thon dài hơn cá cái và khi cá đực thành thục thường có gai sinh dục kéo dài về phía đuôi và nhọn. Cá Leo (Wallago attu) là loài cá đẻ trứng và đẻ vào khoảng thời gian mùa hè trước gió mùa (Ranier Froese và Daniel Pauly, 2006). Ngoài tự nhiên cá Leo (Wallago attu) sinh sản vào mùa mưa, trùng với mùa mưa lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, tập trung từ tháng 6–8 và hệ số thành thục đạt cao nhất vào tháng 6 (theo Nguyễn Bạch Loan, 2008). Còn ở miền Bắc Thái Lan từ tháng 6–7 là thời điểm những con cá Leo nặng trên 2 kg đến những chỗ nước nong trên những cánh đồng cỏ ngập nước để đẻ trứng, những trứng này dính trên nền đáy, bám vào cây cỏ và nở trong vòng 3 ngày. Theo Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008), cá Leo (Wallago attu) sau 3 tháng nuôi vỗ với thức ăn là cá tạp nước ngọt, khẩu phần ăn dao động 1,5–2% trọng lượng cơ thể, cá Leo hoàn toàn có khả năng thành thục sinh dục trong ao đất. 52 Kích dục tố HCG, LHRHa + DOM và HCG + não thùy cá Chép cho hiệu quả kém trong việc kích thích cá Leo (Wallago attu) sinh sản. Tuy nhiên, khi sử dụng hoàn toàn bằng não thùy cá Chép với liều lượng 10 mg/kg thì việc kích thích cá Leo (Wallago attu) sinh sản lại đạt hiệu quả cao nhất, sức sinh sản đạt 120952 trứng/kg, tỷ lệ thụ tinh đạt 89%, tỷ lệ nở đạt 94% (theo Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh, 2008). Thời gian nở của cá Leo sau khi thụ tinh ở nhiệt độ 28–29 0C là 18 giờ 15 phút (Lê Đức Duy, 2008) nhanh hơn so với các loài cá da trơn khác như cá Tra có thời gian nở 26–28 giờ, cá Trê có thời gian nở 26–28 giờ và cá Kết khoảng 22 giờ 15 phút (Trịnh Hoàng Hảo, 2006) 2.1.6. Tình hình ương cá Leo bột Giri và ctv (2002) trích bởi Ngô Vương Hiếu Tính, (2008) đã công bố công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng, quang kỳ và thức ăn lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá Leo bột. Các tác giả kết luận rằng tỉ lệ sống và tăng trưởng của cá Leo bột đạt mức cao nhất khi ương trong điều kiện cung cấp ánh sáng màu đỏ (red light) liên tục và ăn thức ăn tự nhiên (phiêu sinh động vật) kết hợp với thức ăn tổng hợp. Theo Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008) thì kết quả bước đầu ương cá Leo bột sau 30 ngày đã thu được: Ở mật độ 100 cá bột/m 2 cho kết quả tỷ lệ sống cao nhất 12%, trọng lượng trung bình cá đạt 17 g/con. Ở mật độ 200 cá bột/m2 cho kết quả tỷ lệ sống 4%, trọng lượng trung bình cá đạt 17,53 g/con. Ở mật độ 300 cá bột/m2 thu được tỷ lệ sống 2%, trọng lượng trung bình cá đạt 18,28 g/con. Với kết quả thực nghiệm trên ta thấy: mật độ ương giống càng cao sẽ làm tăng tính cạnh tranh về dinh dưỡng và tăng cơ hội ăn lẫn nhau càng dữ nên dẫn đến tỷ lệ sống càng thấp. Để khắc phục nhược điểm trên, Nguyễn Hồ Nam đã tiến hành thí nghiệm “Thử nghiệm ương cá Leo với mật độ và tỷ lệ giá thể khác nhau” đã thu được những kết quả khả quan: Mật độ ương 2 con/lít cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và đạt tỷ lệ sống cao nhất so với mật độ ương 3 con/lít và 4 con/lít. Cá ương trong nghiệm thức không có giá thể tăng trưởng nhanh hơn trong nghiệm thức giá thể 25% và 50%. Tuy nhiên, với tỷ lệ giá thể 50% diện tích cho tỷ lệ sống cao nhất (32,22%) so với nghiệm thức có giá thể 25% (tỷ lệ sống đạt 29,44%) và nghiệm thức không có giá thể (tỷ lệ sống đạt 26,11%). Điều này, được tác giả khẳng định: “giá thể giúp nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình ương cá Leo trong bể”. 53 Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Ngô Vương Hiếu Tính (2008) cho rằng: Tỷ lệ sống của cá Leo giảm dần qua từng giai đoạn ương, trong 10 ngày đầu tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất (65,4–91,2%) sau đó giảm dần đến ngày thứ 30 chỉ đạt ở mức 14,87–51,33%. Sau 30 ngày ương, nghiệm thức có tỷ lệ sống đạt cao nhất là nghiệm thức cho ăn hoàn toàn bằng trùn chỉ (51,33 %) tương ứng với khối lượng lúc này đạt 2,63 g/con, kế đến là nghiệm thức cho ăn Moina (25,47%) tương ứng với khối lượng 2,99 g/con và thấp nhất là nghiệm thức cho ăn Artemia (18,47%) tương ứng với khối lượng 4,02 g/con. Nguồn thức ăn là Artemia không phù hợp cho việc sử dụng ương cá Leo giai đoạn 10 ngày tuổi. Có thể sử dụng moina kết hợp với trùn chỉ để ương cá Leo bột ngay từ giai đoạn đầu. Sự kết hợp này khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với cho ăn hoàn toàn bằng Trùn chỉ (p>0,05). 2.2. Những vật liệu có thể làm giá thể trong ương nuôi các loài thủy sản 2.2.1. Dây Nylon Khởi đầu Nylon là tên thương mại của loại tơ sợi tổng hợp được sản xuất từ nhựa Polyhexamethylene adipamide thuộc nhóm nhựa Polyamide gọi tắt là nhựa PA, do Công ty hóa chất DuPont (Mỹ) đặt tên và đăng ký phát minh tại Mỹ vào ngày 20/09/1938 (U.S Patent No2,130,523; No 2,130,947 và No 2,130,948) sau đó được bổ sung gọi là Nylon 66 để phân biệt với Nylon 6 được tìm ra sau đó cũng là một loại nhựa PA nhưng khác nhau về cấu trúc nguyên tử carbon trong phân tử (thesaigontimes.vn). Polyhexamethylene adipamide được giáo sư Wallace Hume Carothers thuộc phòng nghiên cứu tơ sợi của DuPont điều chế thành công lần đầu tiên ngày 28/02/1935 từ các hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ (thesaigontimes.vn). Từ năm 1941 - 1945 nước Mỹ độc quyền phát triển và ứng dụng nylon vào sản xuất các sản phẩm phục vụ quân đội như vải quân dụng chống nước, chống đạn, dù, dây thừng... Từ đó, nylon cũng được phổ cập khắp các nơi (thesaigontimes.vn). Ở Việt Nam, trong nuôi trồng thủy sản, dây nylon được nghiên cứu dùng làm giá thể cho một số loài thủy sinh vật trú ẩn: Theo Đỗ Thị Thanh Hương và ctv (2008), khi sử dụng giá thể là dây nylon cột thành chùm treo trong bể với mực nước 40-50 cm. Sau 3 tháng nuôi vỗ tỷ lệ thành thục của Lươn cái tăng lên rất rõ, chiếm 84,62% trong tổng số Lươn thu được. Tương tự , tỷ lệ thành thục của Lươn đực cũng được tăng lên sau khi nuôi vỗ và tỷ lệ thành thục của Lươn đực trong bể có giá thể dây nylon cao hơn so với Lươn đực nuôi vỗ trong bể đất. 54 Ngoài ra, Theo Trần Ngọc Hải và Trần Minh Nhứt (2008) khi nghiên cứu ương ấu trùng ghẹ xanh với các mật độ ấu trùng và giá thể khác nhau thì kết quả cho thấy đặt giá thể trong cột nước bằng chùm nylon và giá thể đáy bằng lưới cho kết quả tốt nhất. Cowan (1984) cho rằng, 2 hoặc 3 ngày sau khi ấu trùng ghẹ (Portunus trituberculatus) biến thái từ Zoae sang Megalopa ấu trùng thường bám thành bể và đáy bể. Vì thế, các trại thường dùng lưới treo vào bể. Ngoài việc hạn chế hiện tượng ăn nhau, giá thể còn làm cho thức ăn ở trạng thái lơ lửng giúp ấu trùng ghẹ dễ bắt mồi. Trong các nghiên cứu ương nuôi ấu trùng cua biển, các giá thể thường dùng cũng gồm chùm nylon, lưới, vỏ nghêu sò (Trần Ngọc Hải, 1997; Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa, 2004). 2.2.2. Rong a. Họ rong đuôi chó (Ceratophyllaceae): Thân thảo, mềm, không có rễ, dài 30 - 50 cm, phân nhánh nhỏ dài, mọc lơ lửng trong nước. Lá mọc vòng 4-12, vò ra có mùi khét đặc biệt, phiến lá chia nhỏ ra thành bản hình sợi chỉ có gai. Ở Việt Nam, rong đuôi chó mọc ở các ao, hồ, mương máng. Phát triển mạnh nhất vào tháng 6-7 và từ tháng 9 thì lụi dần (vi.wikipedia.org). Sự phân chia họ này thành các loài vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, nhưng người ta cho rằng có ít nhất là 5 loài chính (images.google.com.vn) Ceratophyllum demersum (rong đuôi chó cứng) Ceratophyllum echinatum (rong đuôi chó không gai) Ceratophyllum muricatum (rong đuôi chó gai) Ceratophyllum platycanthum (rong đuôi chó gai) Ceratophyllum submersum (rong đuôi chó mềm) b. Rong đuôi chồn (Hydrilia verticillata): thuộc họ Hydrocharitaceace và bộ Hydrocharitables. Cây nhiều năm có đặc điểm: thân khúc, chiều cao khoảng 80 cm, đường kính tán khoảng 60 cm, lá đơn đều hình mũi ghe, chiều dài phiến lá 1,5 cm, rộng 0,2 cm, mép lá có răng cưa nhỏ, không cuống, rễ bất định. Cây sống dưới nước, thường có trong các ao và trong ruộng (vi.wikipedia.org). 55 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu Cá Leo bột Bể xi măng: 12 bể 1m2 (dài x rộng x cao = 1m x 1m x 0,6m) Bể nhựa: 9 bể 60 lít Loại giá thể: dây nylon, rong Cối nghiền, kim tiêm, dao, kéo, pen Cân điện tử, kính lúp, thước đo Nhiệt kế, thau, vợt, khay nhựa Các bộ test của Đức: O2 , pH, N-NH4+, NO2Thức ăn: Moina, Trùn chỉ, Tép Hóa chất: Chlorine, muối, Formol Hệ thống sục khí Một số vật dụng cần thiết khác 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Bố trí thí nghiệm Bể xi măng, bể nhựa được rửa sạch và khử trùng bằng Chlorine 200 ppm để diệt vi khuẩn và mầm bệnh. Sau đó cấp nước vào bể, sục khí và ngâm 3 ngày rồi xả nước ra, rửa sạch bể lần 2, phơi thoáng đáy bể 2 ngày rồi cấp nước vào bể theo thể tích nước thích hợp. Cá bột, sau khi nở được 2 ngày tuổi thì được đếm và bố trí vào bể thí nghiệm ở mật độ, giá thể và thể tích nước thích hợp cho từng thí nghiệm. Dây Nylon được mua từ chợ về, sau đó ngâm trong nước 3–4 ngày, rửa sạch bằng nước máy rồi phơi nắng khoảng 2 ngày, sau đó xé nhỏ rồi bó lại với lượng 21,5 g/bó có thể che phủ khoảng 25% diện tích bể, dùng đá dìm ở một đầu, rồi bố trí vào bể ương ngay sau khi bố trí cá bột xong. Rong, lấy từ bể nuôi Lươn của Trại Cá Thực Nghiệm – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ. Chọn những cây còn tươi tốt, thân dài, màu xanh, 56
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng