Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng vime-lyte, vimekatplus và lactozyme lên năng s...

Tài liệu ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng vime-lyte, vimekatplus và lactozyme lên năng suất và chất lượng trứng gà hisex brown 40-50 tuần tuổi

.PDF
53
137
147

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG TRƯƠNG TẤN CHIẾN ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM DINH DƯỠNG VIME-LYTE, VIMEKATPLUS VÀ LACTOZYME LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HISEX BROWN 40-50 TUẦN TUỔI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y 2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG TRƯƠNG TẤN CHIẾN ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM DINH DƯỠNG VIME-LYTE, VIMEKATPLUS VÀ LACTOZYME LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG TRỨNG GÀ HISEX BROWN 40-50 TUẦN TUỔI CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS.ĐỖ VÕ ANH KHOA 2013 ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CHĂN NUÔI Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2013 Cần Thơ, ngày....tháng....năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN DUYỆT BỘ MÔN PGS.TS.ĐỖ VÕ ANH KHOA Cần Thơ, ngày........tháng.......năm 2013 DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả thu được do bản thân tôi trực tiếp theo dõi, thu thập với một thái độ hoàn toàn khách quan, trung thực. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Trương Tấn Chiến iv LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, được sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Bộ môn Chăn nuôi, tôi được giới thiệu về thực tập tại công ty TNHH MTV Chăn nuôi Vemedim thuộc ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị công nhân trong công ty Chăn Nuôi Vemedim. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Bộ môn Chăn nuôi cùng toàn thể Thầy Cô giáo trong khoa đã dạy bảo tôi tận tình trong suốt thời gian học tập, rèn luyện và thực tập tốt nghịêp. Đặc biệt sự hướng dẫn trực tiếp và tận tình của PGs.Ts.Đỗ Võ Anh Khoa, Bộ môn Chăn nuôi. Tôi xin chân thành biết ơn đến Thầy cố vấn học tập ThS.Trương Chí Sơn đã lo lắng, dạy dỗ chúng tôi trong những năm tháng qua. Tiếp đến, tôi xin gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo công ty Vemedim Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Cám ơn ThS. Huỳnh Hữu Chí đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại trại để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ quý báu đó. v TÓM LƯỢC Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức với 3 lần lặp lại mỗi lần lặp lại là 1 tầng. Tổngng cộng 12 đơn vị thí nghiệm với 2513 con gà mái. Gồm các nghiệm thức: Nghiệm thức đối chứng: KPCS (ĐC) Nghiệm thức 1: KPCS + Lactozyme (2g/kg thức ăn) (NT1) Nghiệm thức 2: KPCS + Lactozyme (2g/kg thức ăn) + Vime-Lyte (5 ml/1000ml nước) (NT2) Nghiệm thức 3: KPCS + Lactozyme (2g/kg thức ăn) + Vimekat Plus (5 ml/1000 ml) (NT3) : Trong giai đoạn nuôi từ 40-50 tuần tuổi tỷ lệ đẻ cao nhất ở hai nghiệm thức NT3 (90,76%) và NT2 (89,56%) kế tiếp là NT1 (84,45%) và thấp nhất là ĐC (80,26%), (P=0,01). Trọng lượng trứng giảm dần qua các nghiệm thức, cao nhất ở NT2 (60,28 g), NT3 (59,88 g), ĐC (58,60 g) và thấp nhất ở NT1 (58,28 g), (P=0,00). Tiêu tốn thức ăn g/gà/ngày ĐC (108,83 g/gà/ngày) là cao nhất nhất trong các nghiệm thức. Tiếp đến NT1 (106,92 g/gà/ngày), NT2 (106,18 g/gà/ngày) thấp nhất là NT3 (105,56 g/gà/ngày) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P=0,00). Tiêu tốn thức ăn/trứng ĐC (136,04 g/trứng) là cao nhất, thấp nhất là nghiệm thức NT3 (116,20 g/trứng), NT2 (118,92 g/trứng) và NT1 (126,83 g/trứng), (P=0,00). Màu lòng đỏ NT3 là đậm nhất (7,66), kế đến là NT2 (7,56), NT1 (7,56) và thấp nhất là ĐC (7,19), (P<0,02). cao hơn (12%24%) so với . Trong đó lợi hiệu qua cao nhất là NT3(24%). vi MỤC LỤC TÓM LƯỢC ........................................................................................... vi Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................... 1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................... 2 2.1 Đặc điểm gà đẻ Hisex Brown ............................................................................ 2 2.1.1 Nguồn gốc .................................................................................................. 2 2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình ............................................................................. 2 2.1.3 Phương thức nuôi ....................................................................................... 4 2. 2 Chọn lọc gà mái đẻ ........................................................................................... 5 2.3 Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm ................................................. 5 2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng ....................................... 6 2.4.1 Nhiệt độ ..................................................................................................... 6 2.4.3 Thời gian chiếu sáng .................................................................................. 7 2.4.4 Thông thoáng ............................................................................................. 7 2.4.5 Mật độ nuôi ................................................................................................ 7 2.4.6 Thức ăn và nuôi dưỡng gà sinh sản ........................................................... 7 2.5 Các chỉ tiêu và năng suất chất lượng trứng ..................................................... 11 2.5.1 Sản lượng trứng ....................................................................................... 11 2.5.2 Khối lượng trứng ..................................................................................... 11 2.5.3 Chất lượng trứng ...................................................................................... 12 2.5.4 Thành phần dinh dưỡng của trứng ........................................................... 13 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 16 3.1 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................... 16 3.1.1 Thời gian và địa điểm thực hiện .............................................................. 16 3.1.2 Động vật thí nghiệm ................................................................................ 16 3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ............................................................................ 17 3.1.4 Thức ăn, chế phẩm dinh dưỡng thí nghiệm ............................................. 18 3.2 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................. 22 3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 22 3.2.2 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng ............................................................. 22 3.2.3 Tiến hành thí ngiệm ................................................................................. 22 vii 3.2.4 Phương pháp lấy mẫu .............................................................................. 23 3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................ 23 3.3 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................. 24 3.4 Xử lý số liệu .................................................................................................... 24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................. 25 4.1. Nhận xét chung về đàn gà trong thời gian thí nghiệm ................................... 25 4.2 Kết quả thí nghiệm .......................................................................................... 25 4.2.1 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ .................................. 25 4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng ..................... 26 4.2.3 Ảnh hưởng của tuần tuổi thí nghiệm lên năng suất trứng........................ 27 ..... 28 4.2.5 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng ............. 28 4.2.6 Ảnh hưởng của tuần tuổi sản xuất lên chất lượng trứng .......................... 30 ... 31 4.2.8 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thí nghiệm ...................................... 32 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................... 34 5.1. Kết luận .......................................................................................................... 34 5.2. Đề nghị ........................................................................................................... 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 35 PHỤ LỤC ............................................................................................... 37 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown ............ 3 Bảng 2.2 Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà Hisex Brown ........................................................................................................... 3 Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown ..................................................... 4 Bảng 2.4 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu ............................ 5 Bảng 2.5 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và kém ................................. 5 Bảng 2.6 Quy trình phòng bệnh .................................................................................. 6 Bảng 2.7 Một số triệu chứng thiếu vitamin ................................................................. 8 Bảng 2.8 Nhu cầu vitamin của gà đẻ trứng thương phẩm ........................................... 9 Bảng 2.9 Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin của gà đẻ trứng thương phẩm . 11 Bảng 2.10 Thành phần cấu tạo trứng gà ................................................................... 16 Bảng 2.11 Tỷ lệ các thành phần của trứng gà (%) ..................................................... 16 Bảng 3.1 Quy trình tiêm phòng ................................................................................. 20 Bảng 3.2 Thực liệu của thức ăn cơ sở ....................................................................... 21 Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng trong KPCS ........................................................ 22 Bảng 3.4 Thành phần hóa hoc chế phẩm dinh dưỡng Lactozyme ............................ 22 Bảng 3.5 Thành phần hóa hoc chế phẩm dinh dưỡng Vime-Lyte ............................ 23 Bảng 3.6 Thành phần hóa hoc chế phẩm dinh dưỡng Vimekat-Plus ........................ 24 Bảng 3.7 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 25 Bảng 4.1 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên tỷ lệ đẻ .................................... 28 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thí nghiệm lên năng suất trứng ....................... 29 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của tuần tuổi thí nghiệm lên năng suất trứng .......................... 31 ...... 32 Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các khẩu phần thí nghiệm lên chất lượng trứng ............... 32 Bảng 4.6 Ảnh hưởng của tuần tuổi thí nghiệm lên chất lượng trứng ........................ 34 4.7 ... 35 Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần thức ăn thí nghiệm ........................... 36 ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Gà đẻ Hisex Brown ............................................................................ 2 3.1 ........................................ 19 Hình 3.2 Các dãy chuồng nuôi ....................................................................... 21 3.3 ..................................... 24 Hình 4.1 Tỷ lệ đẻ qua các tuần tuổi ................................................................. 29 Hình 4.2 Tiêu tốn thức ăn và trọng lượng trứng ............................................. 30 x DANH MỤC VIẾT TẮT CSHD Chỉ số hình dáng MLĐ KLT TLV TLLĐ TLLT ĐC Nghiệm thức đối chứng KPCS Khẩu phần cơ sở NT Ngiệm thức TTTĂ Tiêu tốn thức ăn xi Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi mức sống con người ngày càng được nâng cao thì yêu cầu về chất lượng sống ngày càng được chú trọng, đặc biệt là các nhu cầu về thực phẩm ngày càng được người tiêu dùng quan tâm. Đồi hỏi người chăn nuôi phải nâng cao chất lượng sản phẩm song song đó là năng suất chăn nuôi phải cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng, đối với người tiêu dùng thì ngoài việc đòi hỏi sản phẩm phải sạch thì một vấn đề không thể bỏ qua đó là sản phẩm đó phải đầy đủ và cân đối về mặt dưỡng chất. Hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm đã và đang được các nước chú ý đầu tư phát triển, nhằm cung cấp các sản phẩm protein có giá trị cao cho các bữa ăn hàng ngày và có nhu cầu xuất khẩu. Sản phẩm chủ yếu của gia cầm là thịt và trứng. Chúng là loại thực phẩm dễ chế biến, ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và được xem như là một trong những nguồn protein động vật quan trọng đối với con người. Đặc biệt trứng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và khá cân bằng về dưỡng chất. Ngoài protein, lipid và các chất khoáng khác nhau trong trứng còn có nhiều loại vitamin như: A, D, E, K và các vitamin nhóm B. Để nâng cao năng suất và chất lượng trứng, ngoài con giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại, khẩu phần,…thì các chế phẩm bổ sung cũng đóng vai trò quan trọng không kém. , axit xuất. “Ảnh hưởng của chế phẩm dinh dưỡng Vime-Lyte, Vimekat plus và Lactozyme lên năng suất và chất lượng trứng gà Hisex Brown 40-50 tuần tuổi” -Lyte, Vimekat. 1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm gà đẻ Hisex Brown 2.1.1 Nguồn gốc Gà hậu bị Hisex Brown được nhập vào Việt Nam 1997, có nguồn gốc ở Hà Lan được công ty Emivest nhập giống gà bố mẹ về nuôi nhân giống. Gà Hisex Brown bố mẹ được Công ty nuôi để sản xuất gà hậu bị đẻ lấy trứng thương phẩm. Gà con sản xuất ra dùng để thả nuôi ở các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số để bán ra thị trường. 2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình Gà đẻ hậu bị Hisex Brown là giống gà đẻ trứng cao sản, lông con mái màu nâu, con trống lông màu trắng (có di truyền chéo với cha mẹ) (Hình 2.1). (Nguồn: www.google.com.vn) Hình 2.1: Gà đẻ Hisex Brown Gà giống bố mẹ có khối lượng cơ thể đến 17 tuần là 1400 g, tỷ lệ nuôi sống 97%. Lượng thức ăn tiêu thụ từ 18–20 tuần 5,5 kg/con. Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50% ở 152 ngày. Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi 315 quả/mái, khối lượng trứng 63 g. Lượng thức ăn tiêu thụ từ 140 ngày tuổi là 116 g/con/ngày.Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng là 2,36 kg và cho 10 quả trứng là 1,49 kg. Khối lượng cơ thể vào cuối thời kỳ đẻ là 2150 g/mái. Gà mái đẻ thương phẩm đạt tỷ lệ đẻ 5% ở 20 tuần tuổi, đỉnh cao tỷ lệ đẻ khoảng 92%. Thời gian đạt tỷ lệ đẻ cao trên 90% kéo dài khoảng 10 tuần. Khối lượng trứng trong tuần đẻ đầu là 46 g và tăng dần cho đến khi kết thúc là 67 g. Sản lượng trứng đến 78 tuần tuổi là 307 quả/mái. Tỷ lệ chết trong thời kỳ đẻ trứng là 5,8%. Khối lượng gà mái khi kết thúc đẻ khoảng 2,15 kg/con. Lượng thức ăn tiêu thụ đến hết 78 tuần tuổi là 47 kg/con. 2 Bảng 2.1: Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown Trọng lượng cơ thể (g/tuần) Lượng thức ăn Tuần tuổi Ngày tuổi ăn vào (g/ngày) Nhỏ nhất Lớn nhất 0-7 11 65 68 1 8-14 17 110 120 2 15-21 25 195 210 3 22-28 32 285 305 4 29-35 37 380 400 5 36-42 42 470 500 6 43-49 46 560 590 7 50-56 50 650 680 8 57-63 54 740 775 9 64-70 58 830 865 10 71-77 61 920 960 11 78-84 64 1010 1050 12 85-91 67 1095 1140 13 92-98 70 1180 1230 14 99-105 73 1265 1320 15 106-112 76 1350 1410 16 113-119 80 1430 1505 17 120-126 84 1500 1600 18 A Hendrix Genetics Company, (2006) Bảng 2.2: Lượng thức ăn ăn vào, trọng lượng chuẩn và thời gian chiếu sáng đối với gà Hisex Brown Lượng thức ăn ăn Trọng lượng Thời gian chiếu sang Tuần vào (g/ngày) chuẩn (g) Chuồng kín tuổi Chuồng hở 18 84 1500 13 14 19 92 1560 14 14,5 20 98 1630 14,5 15 21 100 1700 15 15,5 22 104 1740 15,5 16 23 106 1780 16 16 24 108 1800 16 16 25 110 1815 16 16 26 112 1830 16 16 27 114 1840 16 16 28 115 1850 16 16 41 114 1930 16 16 51 113 1950 16 16 (Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011) 3 Bảng 2.3: Nhu cầu dinh dưỡng gà đẻ Hisex Brown Giai đoạn (tuần) TPDD ĐV 0−3 3−9 9−17 17−19 19−45 45−70 Protein % Năng lượng Kcal Xơ (max) 70− kt 20 20 15,5 16,5 16,7 16,2 15,3 2975 2750 2750 2775 2750 2725 % 297 5 3,5 3,5 6 6 5 5,5 5,5 Béo (max) % 6,5 6,5 6 6 8 8,5 8,5 Linoleic axit % 1,5 1,5 1,25 1,25 2,2 1,6 1,25 Axit amin tiêu hóa Methionine % 0,54 0,54 0,34 0,38 0,41 0,39 0,36 Methionine+ Cysteine Lysine % 0,92 0,92 0,61 0,68 0,75 0,69 0,63 % 1,2 1,2 0,75 0,8 0,8 0,75 0,7 Tryptophan % 0,23 0,23 0,14 0,15 0,17 0,16 0,15 Threonine % 0,78 0,78 0,49 0,52 0,56 0,53 0,5 Calcium % 1 1 0,9 2,2 3,7 4 4,2 Phosphor hữu dụng Sodium % 0,5 0,5 0,45 0,42 0,42 0,4 0,38 % 0,16 0,16 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15 Chloride % 0,22 0,22 0,22 0,22 0,22 0,20 0,19 Khoáng (Công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2011) 2.1.3 Phương thức nuôi Gà Hisex Brown có thể nuôi theo 2 phương thức: nuôi lồng và nuôi trên nền có lớp độn chuồng: Nuôi lồng thì có lợi cho việc phòng trừ dịch bệnh và tăng được mật độ nuôi cũng như tốc độ tăng trưởng, ít tốn nhân công, thao tác lượm trứng dễ và ít bị bể, nhưng khuyết điểm là ngực gà có thể bị chai và chi phí xây dựng cao. Nuôi trên nền thì chi phí cơ sở thiết bị ít nhưng mật đô nuôi thấp hơn, dễ đưa đến việc gà đè nhau gây chết khi hoảng sợ, dịch bệnh cũng dễ xảy ra hơn nhất là bệnh cầu trùng (Nguyễn Văn Quyên, 2000). 4 2. 2 Chọn lọc gà mái đẻ Trước khi đẻ khoảng 20–22 tuần tuổi phải chọn những con quá nhỏ so với trọng lượng bình quân để loại bỏ (trọng lượng bình quân 1,65–1,7kh/con). Ngoài ra những con dị tật thần kinh, mào teo và trắng bệch thì cũng phải loại thải (Nguyễn Xuân Bình, 2000). Bảng 2.4: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái hậu bị tốt và xấu Các bộ phận Gà mái tốt Gà mái xấu Đầu Rộng và sâu Hẹp dài Mắt To, lồi màu da cam Nhỏ, màu nâu xanh Mỏ Ngắn chắc, không vẹo mỏ Dài, mảnh Màu và tích tai Phát triển tốt, có nhiều mao mạch Nhỏ, nhợt nhạt Thân Dài, sâu, rộng Hẹp, ngắn, nông Bụng To, mềm, khoảng cách giữa cuối Nhỏ, không mềm, khoảng xương lườn và xương háng rộng cách giữa cuối xương lườn và xương háng hẹp Chân Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn Màu vàng, bóng, ngón chân ngắn Lông Mềm, sáng Mềm, sang ( http://www.cucchannuoi.gov.vn) Bảng 2.5: Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và kém Các bộ phận cơ thể Gà mái tốt Gà mái xấu Mào và tích tai To, mềm, màu đỏ tươi Nhỏ, nhợt nhat5, khô Khoảng cách giữa xương Rộng, đặt lọt 3–4 ngón tay háng Rộng, mềm, đặt lọt 3 ngón Khoảng cách giữa mỏm tay xương lưỡi hái và xương háng Ướt, to, cử động, màu nhạt Lổ huyệt Không thay lông cánh hàng thứ nhất Bộ lông Đã giảm màu vàng của mỏ, chân Hẹp, chỉ đặt lọt 1–2 ngón tay HẹpHẹp, chỉ đặt lọt 1–2 ngón tay Khô, bé, ít cử động, màu đậm Đã thay 5 hoặc nhiều lông cánh háng thứ nhất Màu sắc của mỏ, chân vẫn vàng Màu sắc mỏ, chân ( http://www.cucchannuoi.gov.vn) 2.3 Công tác phòng bệnh trong chăn nuôi gia cầm Trong chăn nuôi gà bên cạnh những vấn đề quan trọng như con giống, thức ăn còn có một khâu hết sức quan trọng là khâu phòng bệnh. Hiện nay, khâu này hầu như quyết định sự thành công hay thất bại của việc chăn nuôi gà. Để phòng bệnh có hiệu quả cần thực hiện chặt chẽ các khâu sau đây: sát trùng chuồng trại, dụng cụ, cách li trại, phòng bệnh bằng vaccin. Trong ba khâu trên thì sát trùng chuồng, dụng cụ rất quan trọng. Vì nếu không làm tốt khâu này thì dù có phòng vaccin cho gà thì bệnh vẫn có thể xảy ra. Sát trùng chuồng trại nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh có sẵn. Người ta thường sát trùng bằng hóa chất (Châu Bá Lộc, 1997). 5 Những dụng cụ máng ăn, uống đều phải được sát trùng trước khi sử dụng, ngoài ra lối đi xung quanh cần phải được sát trùng. Sau mỗi đợt nuôi, chuồng cần phải được bỏ trống ít nhất hai tuần để sát trùng và chuẩn bị cho đợt nuôi sau. Nên sử dụng nhiều loại thuốc sát trùng khác nhau ở mỗi đợt nuôi. Hạn chế tối đa người không nhiệm vụ và thú vật vào chuồng nuôi. Khi muốn vào chuồng thì trước đó phải tắm rửa sạch sẽ thay y phục của trại. Diệt chuột, ruồi vì nó là trung gian truyền bệnh (Bùi Xuân Mến, 2007). Bảng 2.6: Quy trình phòng bệnh Tuổi Bệnh 1 ngày Marek 1 ngày Viêm phế quản truyền nhiễm 7 ngày Newcastle 14 ngày Gumboro 35 ngày Newcastle 56 ngày Viêm phế quản truyền nhiễm 11 tuần Phù đầu 11 tuần Viêm phế quản truyền nhiễm 16 tuần Đậu 16 tuần Viêm thanh khí quản truyền nhiễm 16 tuần Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm, Gumboro Võ Bá Thọ ( 1995) 2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng 2.4.1 Nhiệt độ Nhệt độ của chuồng nuôi là điều kiện tiểu khí hậu quan trọng nhất. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và năng suất của đàn gà. Nhiệt độ nóng hay lạnh điều tác động trực tiếp đến cơ thể gà và khả năng hấp thu dinh dưỡng của chúng. Nhiệt độ lí tưởng trong chuồng là từ 20-250C (Võ Bá Thọ, 1996) 2.4.2 Ẩm độ Ẩm độ tương đối của không khí chuồng nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào kĩ thuật nuôi, mật độ nuôi, phương pháp cho uống và thể thức lưu thông khí của chuồng nuôi. Khi ẩm độ cao gà có biểu hiện khó thở dễ bị các bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng đến cơ chế điều tiết thân nhiệt của cơ thể gà. Ẩm độ cao còn gây bất lợi gián tiếp là tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển như: vi khuẩn, nấm mốc,...đặc biệt là cầu trùng. Mật độ nuôi càng cao thì ẩm độ càng cao (Võ Bá Thọ, 1996). Ẩm độ khô nhu cầu về nước uống của gà tăng lên đồng thời nhu cầu về thức ăn sẽ giảm, gà dễ bị mất nước, da khô, chuồng bụi,... Giữa nhiệt độ và ẩm độ tương đối có mối tương quan nghịch với nhau. Thông thường ẩm độ tốt nhất đối với gà là từ 65-75% (Dương Thanh Liêm, 1999). 6 2.4.3 Thời gian chiếu sáng Chương trình chiếu sáng phù hợp với từng giống gà, từng giai đoạn phát triển và nhất là trong thời kì đẻ sẽ cho phép tăng khối lượng bình quân của trứng và cải thiện độ cứng của vỏ trứng. Trong giai đoạn đẻ thời gian chiếu sáng trung bình là khoảng 16 giờ trong ngày với cường độ là 20-30 lux (Võ Bá Thọ, 1995). 2.4.4 Thông thoáng Yếu tố này phụ thuộc vào kết cấu và kiểu chuồng. Nếu gà sống trong điều kiện thông thoáng kém <0,9 m3 không khí/ giờ/ Kg thể trọng đàn gà đó có nguy cơ mắc bệnh hô hấp và bệnh Newcastle cao hơn bình thường. Nếu gà sống trong điều kiện có sự trao đổi không khí tốt >5 m3 không khí/giờ/Kg thể trọng thì khả năng mắc bệnh rất thấp (Lã Thị Thu Minh, 1997). 2.4.5 Mật độ nuôi Cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự thông thoáng. Mật độ nuôi có liên quan đến sức khoẻ và năng suất của gà. Mật độ nuôi phụ thuộc vào các yếu tố: tuổi, giống, phương thức nuôi, điều kiện khí hậu, trình độ trang thiết bị chuồng nuôi... 2.4.6 Thức ăn và nuôi dưỡng gà sinh sản Theo Nguyễn Đức Hưng, (2006) gà mái đẻ cần cho thức ăn hỗn hợp với dinh dưỡng đầy đủ. Trong 1 kg thức ăn hỗn hợp gà đẻ cần: Năng lượng trao đổi: 2700-2800 Kcal ( 11,29-11,71 MJ) Protein thô: 15-18%. Canxi: 2,1-3,2%; Phốt pho: 0,75-0,80%. Khẩu phần sản xuất: Khẩu phần sản xuất là khẩu phần thức ăn được sử dụng để sản xuất ra trứng và thịt. Muốn vậy khẩu phần sản xuất phải chứa đựng cả 3 loại: Khẩu phần duy trì, khẩu phần tăng trưởng của gia cầm mái còn non và khẩu phần sản xuất ra trứng (Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, 2007) 2.4.6.1 Nhu cầu Vitamin Vitamin là chất có hoạt tính sinh học cao cần thiết cho các quá trình trao đổi chất của cơ thể sống. Với nồng độ thấp nhưng vitmain có vai trò quyết định sự tồn tại của tất cả quá trình sống. Vitamin tham gia và cấu trúc của các nhóm enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong quá trình đồng hóa, dị hóa, quyết định sự sinh trưởng, sinh sản và tính kháng bệnh của gia cầm. Một vài vitamin có thể được vi sinh vật trong ruột tổng hợp nhưng rất ít nên cần thiết phải được bổ sung theo thức ăn hoặc nước uống. Bảng 2.7: Một số triệu chứng thiếu vitamin Vitamin Triệu chứng Vitamin A Giảm sản lượng trứng, chậm phát triển Vitamin D Mỏng vỏ trứng, giảm sản lượng trứng, chậm phát triển, còi xương Vitamin E Bị khoèo chân, gà bị bệnh thần kinh Vitamin K Máu chóng đông, máu chảy trong cơ Vitamin B1 Kích thích sự thèm ăn Vitamin B2 Liệt chân, sinh trưởng chậm và năng suất trứng thấp Pantothenic axit Viêm da và tổn thương vùng mỏ và chân 7 Niacin Choline Vitamin B12 Folic axit Biotin Chân cong, viêm lưỡi và mỏ Sinh trưởng chậm, gan to, giảm năng suất trứng Thiếu máu, sinh trưởng chậm, gây chết non (bào thai) Sinh trưởng chậm, thiếu máu, lông mọc chậm và năng suất trứng giảm Viêm chân, xung quanh miệng và mỏ http://www.cucchannuoi.gov.vn Bảng 2.8: Nhu cầu vitamin của gà đẻ trứng thương phẩm Chất dinh dưỡng Đơn vị Nhu cầu hàng ngày cho một gà mái (mg hoặc IU/kg) Thức ăn ăn vào Vitamin A Vitamin D3 Vitamin E Vitamin K Vitamin B12 Biotin Choline Folacin Niacin Pantothenic axit Pyridoxine Riboflavin Thiamin Gam IU ICU IU mg mg mg mg mg mg mg mg mg mg 110 330 33 0,55 0,055 0,0004 0,011 115 0,028 1,1 0,22 0,28 0,28 0,08 NRC (1994) 2.4.6.2 Nhu cầu protein, axit amin Ở gà đẻ nhu cầu protein và một số axit amin khá cao. Protein trong cơ thể gà đẻ được sử dụng để duy trì sự sống và tạo thành protit của trứng, còn ở gà tơ tuần đẻ đầu còn cần cho sinh trưởng. Để duy trì sự sống, cứ 1kg khối lượng cần 3 g protein. Để tạo 100 g trứng cần 28 g protein. Bởi vì trong 100 g trứng có 11,2 g protit, hiệu suất sử dụng protein thức ăn để tạo trứng vào khoảng 40%. Nhu cầu protein thay đổi tuỳ theo tuổi và sức đẻ của gà: 20-40 tuần tuổi sức đẻ 80-85% protein khẩu phần 17% H >40 tuần tuổi sức đẻ 70-75% protein khẩu phần 15% H >50 tuần tuổi sức đẻ 65% protein khẩu phần 13% Để đảm bảo dinh dưỡng protein bình thường gà đẻ cần thường xuyên nhận được cùng với protein thức ăn, tất cả các axit amin cần thiết cho nó, đặc biệt gà đẻ có nhu cầu Arginin rất cao. Nhu cầu các axit amin đặc biệt thiết yếu khi khẩu phần chứa 2700 kcal/kg năng lượng trao đổi như sau: (% trọng lượng không khí của thức ăn hỗn hợp): Arginin 0,90, Lysine 0,7, Methionin 0,32, Methionin + Xystin 0,60 và Triptophan 0,17. Axit amin là một trong những dưỡng chất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, tạo ra sản phẩm và nâng cao hiệu quả hiệu suất sử dụng thức ăn, việc xác định đúng nhu cầu axit amin cho từng đối tượng gia cầm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi dưỡng. 8 Nhu cầu về axit amin đối với gia cầm rất biến động, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống, tính biệt, môi trường, nuôi dưỡng ... Sự thiếu hụt các axit amin trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, năng xuất và hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm. Axit amin mà trong hỗn hợp thiếu nhiều nhất so với nhu cầu được gọi là axit amin giới hạn thứ nhất, axit amin tiếp theo ít thiếu hơn gọi là axit amin giới hạn thứ 2, 3... Thứ tự về mức độ, giới hạn của các axit amin trong khẩu phần phụ thuộc vào nhu cầu của từng đối tượng gia cầm về axit amin này và hàm lượng của chúng trong thành phần nguyên liệu để xây dựng nên khẩu phần. Trong khẩu phần thức ăn của gà với nguồn protein từ nguyên liệu thức ăn thực vật là chủ yếu. Thứ tự của các axit amin không thay thế là: Methionine, Lysine, Treonin… để khắc phục sự thiếu hụt các axit amin trong khẩu phần, trước hết phải bổ sung axit amin giới hạn thứ nhất đến mức yêu cầu, sau đó bổ sung các axit amin giới hạn tiếp theo. Khi ta bổ sung lần lượt sự thiếu hụt của các axit amin giới hạn thì hiệu quả của việc bổ sung này sẽ tốt hơn nhiều so với không bổ sung hay bổ sung không đúng thứ tự. Khi tính toán nhu cầu axit amin không thay thế, người ta thường chọn lysin làm axit amin so sánh và đưa ra cân bằng lý tưởng axit amin cho gia cầm (tuỳ theo hướng và mục đích sản xuất). Để tích luỹ nhiều nạc, gà cần mức lyzin cao hơn trong khẩu phần. Để nuôi gà đẻ trứng năng suất cao cần nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. Ngoài ra nhu cầu axit amin của gà còn phụ thuộc vào mức năng lượng và hàm lượng protein thô trong khẩu phần. Nếu hàm lượng axit amin trong khẩu phần là như nhau thì với khẩu phần có mức năng lượng thấp gà sẽ thu nhận được nhiều axit amin hơn. Vì vậy khi mức năng lượng trong khẩu phần tăng thì nhu cầu axit amin tính theo % trong khẩu phần cũng tăng lên. Nhu cầu axit amin tính theo % protein thô của khẩu phần sẽ giảm khi hàm lượng protein trong khẩu phần tăng. Mối tương quan này rất chặt chẽ đối với lyzin và các axit amin chứa lưư huỳnh. Sự tương quan này có thể áp dụng cho cả các axit amin không thay thế khác. Nó biểu diễn bằng phương trình: Y=7,23–0,131X Y: % Lysine trong khẩu phần X: % Protein thô trong khẩu phần Nhu cầu axit amin của gà còn bị ảnh hưởng bởi thành phần các chất dinh dưỡng có trong khẩu phần, đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh học cao nhu vitamin. Ví dụ: mối quan hệ giữa vitamin B12 với methionin. Vitamin B12 có trong thành phần coenzym của enzym methiltransferaza. Enzym này chuyển homocystein thành methionin. (Nguyễn Thị Mai và ctv, 2009) Bảng 2.9: Nhu cầu năng lượng, protein và axit amin của gà đẻ trứng thương phẩm Giai đoạn nuôi Chất dinh dưỡng Đơn vị 0-6 tuần tuổi 6-12 tuần tuổi 9 1-18 tuần tuổi 18TT -đẻ quả trứng đầu tiên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng