Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lôn...

Tài liệu Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lông xước bố mẹ giai đoạn 24 40 tuần tuổi

.PDF
82
1
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––– ĐÀO PHƯƠNG TUẤN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LÔNG XƯỚC BỐ MẸ GIAI ĐOẠN 24 – 40 TUẦN TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI THÁI NGUYÊN - 2021 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------- ĐÀO PHƯƠNG TUẤN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỶ LỆ PROTEIN TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ LÔNG XƯỚC BỐ MẸ GIAI ĐOẠN 24 – 40 TUẦN TUỔI Ngành: Chăn nuôi Mã ngành: 8 62 01 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHĂN NUÔI Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Thị Bích Ngọc THÁI NGUYÊN - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lông Xước bố mẹ giai đoạn 24 - 40 tuần tuổi” được triển khai tại trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu Giống cây trồng và vật nuôi – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Các số liệu công bố trong luận văn là trung thực, chính xác và có trích dẫn rõ ràng. Tác giả xin chịu trách nhiệm về nội dung và các công bố trong luận văn. Tác giả Đào Phương Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu nhà trường, Bộ phận Sau Đại học phòng Đào tạo, khoa Chăn nuôi Thú y và giảng viên hướng dẫn tôi đã hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, bộ phận Sau Đại học trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của PGS.TS. Lê Minh đã cộng tác, tạo điều kiện để bố trí thí nghiệm, tiến hành đề tài thuận lợi và các em sinh viên K48 Chăn nuôi và Thú y, giúp đỡ trong quá trình tiến hành, theo dõi các thí nghiệm. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Hồ Thị Bích Ngọc đã tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2021 Tác giả Đào Phương Tuấn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vi MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2 3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3 1.1.1. Khả năng sinh sản của gia cầm ............................................................... 3 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng của gia cầm sinh sản ............................................................................................ 5 1.1.3. Protein trong chăn nuôi gia cầm sinh sản ............................................. 15 1.2. Một số thông tin về gà Lông Xước .......................................................... 18 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 19 1.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 19 1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 20 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 24 2.1. Đối tượng ................................................................................................. 24 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 24 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 24 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 2.4.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................. 24 iv 2.4.2. Phương pháp và các chỉ tiêu theo dõi ................................................... 27 2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 31 3.1. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến tỷ lệ loại thải và khối lượng của gà lông Xước bố mẹ ..................................................... 31 3.2. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến năng suất sinh sản của gà lông Xước bố mẹ giai đoạn 24 -40 tuần tuổi ...................... 33 3.2.1. Tỷ lệ đẻ .................................................................................................. 33 3.2.2. Năng suất trứng ..................................................................................... 35 3.2.3. Khối lượng trứng ................................................................................... 38 3.2.4. Tỷ lệ trứng giống ................................................................................... 40 3.2.5. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà lông Xước bố mẹ giai đoạn 24-40 tuần tuổi................................................................................................. 41 3.3. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến chất lượng trứng của gà lông Xước bố mẹ .............................................................. 46 3.4. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến kết quả ấp nở trứng gà lông Xước bố mẹ giai đoạn 24-40 tuần tuổi ........................... 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 60 1. Kết luận ....................................................................................................... 60 2. Đề nghị ........................................................................................................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT cs Cộng sự CP ME Nxb Nhà xuất bản TA Thức ăn TTTA Tiêu tốn thức ăn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ........................................................................ 25 Bảng 2.2. Khẩu phần thức ăn cho gà lông Xước thí nghiệm ............................... 25 Bảng 3.1. Tỷ lệ loại thải và khối lượng gà thí nghiệm ........................................ 31 Bảng 3.2. Tỷ lệ đẻ của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi ......................... 34 Bảng 3.3. Năng suất trứng của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi (quả/mái/tuần) ..................................................................................... 36 Bảng 3.4. Khối lượng trứng của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi............... 38 Bảng 3.5. Tỷ lệ trứng giống (%) của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi ........ 40 Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi ............................................................................................... 42 Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cho 10 trứng giống của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi .................................................................................... 44 Bảng 3.8a. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến chất lượng trứng của gà thí nghiệm ở 28 tuần tuổi ............................................... 47 Bảng 3.8b. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến chất lượng trứng của gà thí nghiệm ở 32 tuần tuổi ............................................... 49 Bảng 3.8c. Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến chất lượng trứng của gà thí nghiệm ở 38 tuần tuổi ............................................... 51 Bảng 3.9a. Kết quả phân tích thành phần hóa học của trứng gà thí nghiệm ở 28 tuần tuổi .......................................................................................... 52 Bảng 3.9b. Kết quả phân tích thành phần hóa học của trứng gà thí nghiệm ở 32 tuần tuổi .......................................................................................... 53 Bảng 3.9c. Kết quả phân tích thành phần hóa học của trứng gà thí nghiệm ở 38 tuần tuổi .......................................................................................... 54 Bảng 3.10a. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein đến tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp của trứng gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi. ................................... 55 Bảng 3.10b. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein đến tỷ lệ nở/trứng có phôi của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi........................................................ 56 Bảng 3.10c. Ảnh hưởng của tỷ lệ protein đến tỷ lệ gà loại 1/trứng ấp của gà thí nghiệm giai đoạn 24-40 tuần tuổi. ................................................. 58 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chúng ta biết rằng, bên cạnh việc chọn lọc và cải tạo giống, thức ăn và nuôi dưỡng là yếu tố môi trường tác động lớn trong việc cải thiện chất lượng vật nuôi. Thức ăn ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống và sức sản xuất, mức độ hoàn hảo của thức ăn tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và khả năng sản xuất của vật nuôi. Số lượng, chủng loại và chất lượng thức ăn đặc biệt là thức ăn giàu protein, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm của ngành chăn nuôi. Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất trong thức ăn của gia súc gia cầm, vì đó là chất chủ yếu trong thành phần các chất tạo nên tế bào và mô, nó cung cấp một phần năng lượng cho cơ thể, có tác dụng phát huy hiệu lực dinh dưỡng của các chất khác. Vai trò của các protein trong cơ thể gia cầm rất to lớn và đa dạng, chúng là phần chức năng cấu trúc trước nhất của các mô khung và bảo vệ: của xương, sụn, da, lông… Không có các protein - enzyme làm tăng nhanh tất cả các quá trình chuyển hóa sinh học trong cơ thể thì quá trình trao đổi chất sẽ không thể diễn ra bình thường. Sự tiêu hóa thức ăn, sự hấp thu chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa và việc sử dụng chúng tiếp theo được thực hiện trong sự tham gia nhất thiết của nhiều enzyme. Trong cơ thể có tạo ra các protein bảo vệ đặc biệt hoặc là các protein miễn dịch, ngăn ngừa tác động của các protein lạ hoặc vi sinh vật xâm nhập vào bên trong cơ thể. Hiện tượng này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự đấu tranh của cơ thể gia cầm chống lại các vi sinh vật và virut gây bệnh. Trong cơ thể gia cầm, phần protein chiếm gần 18 - 22% khối lượng của tất cả các chất trong cơ thể, các protein chỉ có thể được tổng hợp khi nào trong thức ăn gia cầm chứa đầy đủ số lượng và chất lượng nhất định. Trong các sản phẩm chăn nuôi gia cầm: thịt, trứng, lông vũ…hàm lượng protein đạt tới 50% trở lên khối lượng chất khô. Trong cơ thể, khi không có đủ các protein trong thức ăn thì trao đổi chất bị phá hủy, sinh trưởng chậm lại, sản lượng cũng như khả năng chống chịu bệnh đều giảm. Thức ăn quá thừa protein cũng thể hiện xấu ở sức khỏe gia cầm. Điều này được giải thích là khi thừa protein trong khẩu phần thì trong cơ thể tích lũy một 2 lượng đáng kể các sản phẩm độc như amoniac, các muối amon, axit uric, ure, các amin và các chất khác. Trong những năm qua, thành phần của khẩu phần ăn cho gà mái đẻ có nhiều thay đổi. Khẩu phần ăn có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như dòng giống, sản lượng, độ tuổi và điều kiện thời tiết (Shim và cs., 2013). Mức độ protein trong khẩu phần ăn gà mái là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất trứng và khối lượng trứng. Một số nhà nghiên cứu báo cáo xu hướng chung là tăng sản lượng trứng và khối lượng trứng với sự tăng tỷ lệ protein trong khẩu phần ăn (MohitiAsli và cs., 2012; Shim và cs., 2013). Gà mái đẻ sử dụng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn để tạo ra trứng nên chất lượng khẩu phần ăn hợp lý rất quan trọng đối với chăn nuôi gia cầm đẻ, đặc biệt khi 65 đến 75% chi phí để sản xuất trứng là do chi phí thức ăn (Bell và Weaver, 2002). Vì vậy, nó ngày càng trở nên quan trọng để các nhà chăn nuôi tìm ra lượng dinh dưỡng thích hợp trong khẩu phần để cân bằng giữa thức ăn và chi phí ít nhất trong suốt chu kỳ đẻ của chúng để tối đa hóa lợi nhuận (Shim và cs., 2013). Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các tỷ lệ protein trong khẩu phần đến khả năng sản xuất của gà lông Xước bố mẹ giai đoạn 24 - 40 tuần tuổi” 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được tỷ lệ protein thích hợp trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng trứng của gà lông Xước bố mẹ giai đoạn 24 – 40 tuần tuổi. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1.Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc xây dựng công thức thức ăn cho gà đẻ bố mẹ lông Xước. - Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy và các nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Hoàn thiện, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà lông Xước bố mẹ. - Góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà lông Xước bố mẹ và phát triển vùng sản xuất gà lông Xước chất lượng cao. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Khả năng sinh sản của gia cầm 1.1.1.1. Cơ sở khoa học của năng suất trứng Sinh sản là một quá trình để tạo ra thế hệ sau, sự phát triển hay hủy diệt của một loài, trước tiên phụ thuộc vào khả năng sinh sản của loài đó. Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện bởi các chỉ tiêu về năng suất trứng, khối lượng, hình dạng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh và ấp nở. Đối với các giống gia cầm khác nhau thì khả năng sinh sản của chúng cũng rất khác nhau. Năng suất trứng là số lượng trứng đẻ ra của một gia cầm mái trong một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm đẻ trứng thì đây là chỉ tiêu năng suất quan trọng nhất, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh và cũng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ, điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng có mối tương quan nghịch chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng sớm, do đó trong chăn nuôi gà sinh sản người ta thường quan tâm đến việc cho gà ăn hạn chế trong các giai đoạn cuối gà con, giai đoạn gà dò - hậu bị để đảm bảo cho năng suất trứng cao trong giai đoạn đẻ trứng. Theo Bùi Thị Oanh, (1996) thì năng suất trứng còn phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của thức ăn, đặc biệt là mức năng lượng trao đổi, hàm lượng protein và các axit amin thiết yếu trong khẩu phần thức ăn của gia cầm sinh sản. Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao, nhưng lại dao động lớn. Nguyễn Văn Thiện, (1995) cho biết hệ số di truyền năng suất trứng của gà là 0,12 - 0,3. Đối với tính trạng năng suất trứng, để cải thiện năng suất cần áp dụng phương pháp lai, kết hợp với chọn lọc cá thể, nếu chỉ áp dụng chọn lọc thì việc nâng cao năng suất trứng ít có hiệu quả. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng có liên quan chặt chẽ với nhau, tỷ lệ đẻ trứng được tính theo tuần, tháng, năm, đó cũng thể hiện cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian. Cường độ đẻ trứng phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ đẻ trứng, 4 chu kỳ đẻ trứng chính là thời gian gia cầm đẻ liên tục không bỏ ngắt quãng còn được gọi là trật đẻ. Cường độ đẻ trứng có tương quan dương và chặt chẽ với sản lượng trứng ấy là tính trạng có hệ số di truyền cao, thường được sử dụng để chọn lọc nâng cao năng suất trứng. (Wegner, 1980) cho biết hệ số di truyền về cường độ đẻ trứng của gà vào loại cao h2 = 0,66. 1.1.1.2. Chất lượng trứng Trứng gia cầm gồm 3 phần cơ bản đó là vỏ trứng, lòng đỏ và lòng trắng. Vương Đống, (1968) cho biết tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng thì vỏ chiếm 10 - 11,6%; lòng trắng 57- 60%; lòng đỏ 30 - 32%. Thành phần hóa học của trứng không vỏ: nước chiếm 73,5 - 74,4% ; protein 12,5 - 13%; mỡ 11 - 12%; khoáng 0,8 - 1,0%. - Chỉ số hình thái: Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình thái của trứng là một chỉ tiêu để xem xét chất lượng của trứng, đặc biệt là trứng ấp, những quả trứng dài hoặc quá tròn đều cho tỷ lệ ấp nở thấp. Trứng của mỗi giống gia cầm đều có chỉ số hình thái riêng. Chỉ số hình thái của trứng gà biến thiên từ 1,34 - 1,36; chỉ số này ở gà Ri là 1,30 và gà Ri lai (Ri x Sasso x Lương Phượng) là 1,32 (Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng, 2016), gà Đông Tảo là 1,31 và gà F1 (Đông Tảo x Lương Phượng) là 1,34. Trứng gà Tam Hoàng có chỉ số hình thái trứng trung bình 1,24 - 1,39 cho kết quả ấp nở cao hơn so với nhóm trứng có chỉ số hình thái nằm ngoài biên độ này (Nguyễn Văn Duy và cs, 2020); (Nguyễn Quý Khiêm, 2003). - Độ dày và độ bền vỏ trứng: độ dày, độ bền hay độ chịu lực của vỏ trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với trứng gia cầm, có ảnh hưởng tới kết quả ấp nở và bao gói vận chuyển, nó phụ thuộc vào giống, tuổi, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và nhiệt độ chuồng nuôi, tuổi già hay stress đều làm giảm độ dày và sức bền vỏ trứng. Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước đo độ dày khi đã bóc lớp màng vỏ dai trắng. Độ dày vỏ trứng có tương quan dương với độ bền và ảnh hưởng đến kết quả ấp nở, thường trứng có vỏ quá dày hoặc quá mỏng đều cho tỷ lệ nở kém. Vỏ trứng quá dày làm hạn chế sự bốc hơi nước của trứng, cản trở quá trình phát triển của phôi, gia cầm con khó đạp vỡ vỏ khi nở. Nếu vỏ trứng quá mỏng làm quá trình bay hơi nước diễn ra nhanh, khối lượng trứng giảm nhanh, dễ chết phôi, sát vỏ, gia cầm con nở ra yếu và tỷ lệ chết cao, độ dày lý tưởng của vỏ trứng từ 0,26 5 - 0,34 mm. Ngoài ra độ dày vỏ trứng còn chịu ảnh hưởng của môi trường như thức ăn, tuổi gà, nhiệt độ xung quanh, stress và nhiều yếu tố khác. - Chỉ số lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh: Khi đánh giá chất lượng trứng giống cũng như trứng thương phẩm người ta đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu này, các chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng trứng càng tốt và tỷ lệ nở càng cao. Chỉ số lòng đỏ: chất lượng lòng đỏ được xác định bởi chỉ số lòng đỏ, mà chỉ số này là tỷ số giữa chiều cao lòng đỏ với đường kính của nó. Chỉ số lòng đỏ của trứng gà tươi nằm giữa 0,4 - 0,42. Trứng có chỉ số lòng đỏ càng lớn thì chất lượng trứng càng tốt. Chỉ số lòng trắng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số này được tính bằng tỷ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của nó, chỉ số này lớn thì chất lượng lòng trắng càng cao. Chỉ số lòng trắng bị ảnh hưởng bởi giống, tuổi và chế độ nuôi dưỡng. Đơn vị Haugh được sử dụng để đánh giá chất lượng trứng, phụ thuộc vào khối lượng và chiều cao lòng trắng đặc. Đơn vị Haugh càng cao thì chất lượng trứng càng tốt, đơn vị Haugh chịu ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm mái (gà càng già trứng có đơn vị Haugh càng thấp) bệnh tật, nhiệt độ, thay lông (sau thay lông đơn vị Haugh cao hơn trước khi thay lông) và giống gia cầm. Chất lượng trứng rất tốt có đơn vị Haugh 80 – 100; tốt: 65 – 79; trung bình: 55 - 64 và xấu là dưới 55. Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng, (2016) nghiên cứu chất lượng của trứng gà Ri và gà Ri lai (Ri x Sasso x Lương Phượng) thu được kết quả lúc 38 tuần tuổi có chỉ số Haugh là 80,90 và 81,56. Trương Văn Phước, (2021) nghiên cứu trên trứng gà Ác ở tỷ lệ axit amin khác nhau trong khẩu phần có chỉ số Haugh dao động từ 71,02- 76,95. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng của gia cầm sinh sản 1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng trứng Sản lượng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chất lượng và số lượng của thức ăn, lượng nước uống vào, cường độ và thời gian chiếu sáng, sự xâm nhập của ký sinh trùng, bệnh tật, và nhiều yếu tố sinh lý, quản lý và môi trường khác.... 6 * Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến sản lượng trứng trong chu kỳ đẻ đầu và các chu kỳ đẻ tiếp theo. Đồ thị đẻ trứng của gia cầm đạt đến đỉnh cao nhanh chủ yếu là do tuổi thành thục về tính của từng cá thể trong đàn sớm. Gà thành thục về tính sớm sẽ đẻ nhiều trứng hơn trong một năm sinh học. Nhưng nếu gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ kéo dài. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến sản lượng trứng/năm. Chu kỳ đẻ của gà thường khoảng 12 tháng. Quá trình sản xuất trứng bắt đầu khi gà đạt khoảng 18–22 tuần tuổi, tùy thuộc vào giống và mùa vụ. Sản lượng trứng tăng mạnh và đạt đỉnh cao khoảng 90% sau 6–8 tuần. Sản xuất trứng giảm dần xuống còn khoảng 65% sau 12 tháng. Gà có thể sống nhiều năm và tiếp tục đẻ trứng trong nhiều năm. Tuy nhiên, sau hai hoặc ba năm nhiều gà mái giảm năng suất đáng kể. Khi gia cầm đẻ năm thứ hai thì sản lượng trứng giảm 10-20% (Jacqueline Jacob, 2014). * Ảnh hưởng của sự thay lông đến sản lượng trứng Gà mái đẻ tốt trong khoảng 50 đến 60 tuần và sau đó có một khoảng thời gian thay lông. Gà đẻ kém và gà mái già sẽ thay lông thường xuyên và đẻ ít hơn (Jacqueline Jacob, 2014). Sự thay lông là một quá trình sinh lý học tự nhiên. Ở gia cầm hoang thì thời gian thay lông thường phụ thuộc vào mùa. Thông thường, chúng thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài thì sản lượng trứng càng thấp. Sự thay lông là kết quả hoạt động tương tác phức hợp của các hormone gonadotropin. Các hormone khác như thyroxine và prolactin cũng hoạt động tương tác với hormone gonadotropin (Rose, 1997). Sức đẻ trứng giảm ngay khi gà rụng lông. Thời gian rụng lông kéo dài trong vòng 10 ngày và sau khoảng 15 ngày thì lông mới được mọc ra. Gia cầm có thể đẻ trở lại trước khi bộ lông mới mọc đầy đủ. * Ảnh hưởng của bệnh đến sản lượng trứng Nội ký sinh trùng có thể gây ra tình trạng sử dụng thức ăn kém hiệu quả, sinh trưởng kém, giảm sản lượng trứng và chết khi nhiễm bệnh nặng. Gà bị nhiễm bệnh cũng có thể dễ mắc các bệnh kế phát. Bệnh cầu trùng khiến cho gà gầy hốc hác, giảm rõ rệt lượng thức ăn tiêu thụ, gà bị tiêu chảy và giảm sản lượng trứng, tỷ lệ chết cao. Gà đẻ mắc bệnh CRD có các triệu chứng đặc trưng như thở hổn hển, hắt 7 hơi, ho và sản lượng trứng giảm rõ rệt. Chất lượng trứng cũng ảnh hưởng xấu. Chất lượng trứng thấp và vỏ không đều, vỏ mềm hoặc sai lệch hình dạng. Bệnh Newcastle gây nên hiện tượng bỏ ăn, giảm tiêu thụ nước và sự sụt giảm đáng kể sản lượng trứng. Như vậy, tình trạng bệnh tật ở gia cầm làm giảm đầu con, giảm khả năng đẻ trứng (Jacqueline Jacob, 2014). * Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến sản lượng trứng Chỉ số nhiệt độ-độ ẩm (THI) được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện môi trường đối với cơ chế điều hòa nhiệt độ của động vật và để ngăn ngừa stress nhiệt độ. Cả nhiệt độ môi trường và độ ẩm tương đối (RH) đều được sử dụng làm biến số để tính toán các giá trị THI, trong đó nhiệt độ được coi là đóng góp nhiều hơn vào giá trị THI so với độ ẩm (Da-Hye Kim và cs., 2021). Gia cầm trưởng thành chịu đựng nhiệt độ thấp tốt hơn với nhiệt độ cao. Sự thay đổi nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu tốn thức ăn. Khi gia cầm được nuôi trong điều kiện nhiệt độ trung bình (200C) thì nhu cầu về năng lượng là thấp nhất. Sự thay đổi nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn liên quan đến sự thay đổi hoạt động của tuyến giáp trạng. Nhiệt độ cao hoặc thấp ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu tốn thức ăn. Ở nhiệt độ thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, lượng thức ăn này được sử dụng cho việc sưởi ấm của cơ thể, do vậy tiêu tốn thức ăn cho việc sản xuất ra một quả trứng là cao. Trong khi đó nhiệt độ cao sẽ làm giảm mức tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và như vậy sản lượng trứng sẽ bị giảm đi. Môi trường là nền tảng cho quá trình trao đổi chất, sinh lý và các hoạt động nội tiết kết nối với toàn bộ quá trình sản xuất trứng. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh lý của gia cầm đẻ trứng. Sản lượng trứng giảm khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể gà. Nhiệt độ môi trường từ 90 °F (32,2 °C) trở lên, cơ chế điều chỉnh nhiệt độ của gia cầm không thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể trong phạm vi bình thường và do vậy nó tăng lên. Sự gia tăng này tạo ra sự tăng thân nhiệt, làm rối loạn sinh lý bình thường gây ra sự suy giảm hoặc ngừng sản xuất trứng (Oguntunji và Alabi, 2010). Nhiệt độ gây stress nhiệt ảnh hưởng đến năng 8 suất và sinh lý của gà đẻ (Yahav và cs., 2000). Gà đẻ được nuôi ở 30 °C có năng suất kém hơn và thể hiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng bị thay đổi so với gà mái được nuôi ở 24 °C (Cai và cs., 2020). Tương tự, Kim và cs., (2020) cũng cho biết ảnh hưởng tiêu cực của stress nhiệt đối với gà đẻ khi chúng tiếp xúc với nhiệt độ 32 °C so với 27 °C. Cơ chế điều tiết nhiệt liên quan đến giảm hiệu quả sinh sản của gà mái. Gà mái tăng thân nhiệt làm suy giảm chức năng buồng trứng như giảm đáng kể khối lượng buồng trứng và số lượng lớn nang trứng ở gà mái Leghorn bị stress (42°C) so với nhiệt độ môi trường ôn hòa (24 đến 26°C). (Rozenboim và cs., 2007). Nhiệt độ môi trường cao làm suy giảm sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng, dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể trong ngành công nghiệp trứng toàn cầu (Wang và cs., 2019). Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng bị ướt, tạo thành một lớp hơi nước bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp của gia cầm và làm ảnh hưởng đến năng suất và tiêu tốn thức ăn. Độ ẩm quá thấp sẽ làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất. * Ảnh hưởng của mùa vụ và ánh sáng đến sản lượng trứng Trong tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Đối với gia cầm đẻ thì chế độ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính. Ánh sáng ảnh hưởng đến bộ máy sinh dục của gia cầm theo cơ chế sau: ánh sáng tác động lên mắt, thông qua dây thần kinh lên não bộ từ đó tác động lên vùng dưới đồi giải phóng hormone LH đồng thời kích thích sự giải phóng hormone gonandotropin. Một mặt các hormone này kích thích sự phát triển của nang trứng, mặt khác còn điều tiết quá trình rụng trứng. Lợi dụng ảnh hưởng của ánh sáng, người ta đã áp dụng các chương trình chiếu sáng thích hợp để nhằm các mục đích sau: + Đạt được tuổi thành thục về tính theo yêu cầu (đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế lớn). + Làm tăng cường độ đẻ trứng 9 + Kéo dài thời gian đẻ trứng Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng do các hormone điều khiển trong chu kỳ 24 giờ sáng/tối. Khoảng cách giữa 2 lần rụng trứng thường dài hơn một chút chính vì vậy nếu gà đẻ vào sáng sớm hôm trước thì hôm sau sẽ đẻ muộn hơn một chút và cứ như vậy hôm sau lại muộn hơn hôm trước và cuối cùng sẽ có một ngày gà sẽ không đẻ trứng sau đó lại tiếp tục như vậy. Nếu gà đẻ hôm sau không muộn hơn hôm trước thì nó sẽ đẻ 365 trứng/năm theo lịch đúng với tiềm năng di truyền tối đa của chúng. Bằng phương pháp chọn lọc, ngày nay người ta đã tạo ra được những đàn gà thương phẩm có sản lượng trứng lên đến 300 trứng/năm hoặc có khi còn cao hơn nữa trong những điều kiện nuôi dưỡng tốt và môi trường thích hợp. Từ những đánh giá trên, người ta thấy có hai khả năng để làm tăng sản lượng trứng ở gia cầm là kéo dài chu kỳ đẻ trứng thông thường hoặc sử dụng gà mái qua 2, 3 hoặc 4 chu kỳ đẻ trứng và phá vỡ điểm giới hạn đẻ 1 trứng/ngày. Kéo dài chu kỳ đẻ trứng hoặc sử dụng gà đẻ nhiều chu kỳ sẽ kéo dài khoảng cách thế hệ. Để phá vỡ giới hạn hình thành trứng trong vòng 24 giờ yêu cầu cần thiết là làm thay đổi môi trường, chú trọng đến chế độ chiếu sáng. Thông thường có 4 chế độ chiếu sáng có thể sử dụng để làm thay đổi nhịp đẻ (khoảng cách giữa hai trứng): đó là chế độ chiếu sáng đơn giản (14 giờ sáng, 10 giờ tối), chế độ chiếu sáng liên tục, chế độ tối liên tục và chế độ luân phiên tối sáng. Theo Hiệp hội Kỹ thuật Bắc Mỹ (IESNA), một ngày khoảng thời gian chiếu sáng là 14 giờ để sản xuất trứng tối ưu và nếu hơn 17 giờ ánh sáng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trứng. Vì hệ thống thị giác của gà phản ứng với bức xạ ánh sáng trong quang phổ ở phạm vi 664740 nm, đèn được sử dụng nên phát ra ánh sáng trong phạm vi này. IESNA cũng khuyến nghị 10 lux là cường độ ánh sáng tối thiểu cho sản xuất trứng. Cường độ ánh sáng cao hơn 10 lux không mang lại bất kỳ lợi ích nào và trên thực tế có thể có tác động tiêu cực đến sản xuất trứng vì chúng có thể có hành vi hung hăng, hiếu động thái quá và cắn mổ đồng loại giữa những con gà mái (Jácome và cs., 2014). * Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến sản lượng trứng Cơ sở để xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm đẻ phải căn cứ vào khẩu phần ăn của tất cả các giai đoạn chăn nuôi trước đó. Để cải thiện sản lượng trứng, chế độ 10 cho ăn và khẩu phần ăn là rất quan trọng. Lượng thức ăn trong giai đoạn nuôi dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể, tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dưỡng mà còn ảnh hưởng đến tuổi đẻ quả trứng đầu tiên cũng như sản lượng trứng, khối lượng trứng, chất lượng trứng, khối lượng cơ thể và tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn gia cầm đẻ (Simeneh, 2019). Làm thế nào để có một khẩu phần ăn thích hợp đáp ứng đủ các yêu cầu trên đã được đặt ra cho các nhà chăn nuôi. Đối với gà chăn thả (gà nội) chỉ đẻ 25-30 trứng/năm thì ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng là không lớn lắm nhưng đối với gà nuôi nhốt thì nhu cầu dinh dưỡng lại cần được quan tâm chú ý. Nhu cầu dinh dưỡng của gà nuôi nhốt phải tăng gấp đôi về protein, cacbonhydrate, lipit và phải bổ sung thêm khoáng so với gà chăn thả. Hàm lượng protein, Ca, P và lipit trong máu gà đang đẻ trứng cao gấp 2,3, thậm chí đến 4 lần so với trong máu gà không đẻ trứng. Sự tăng lên về hàm lượng các chất này trong máu chứng tỏ gà cần protein để tạo noãn hoàng và lòng trắng; cần Ca, P để tạo vỏ trứng; cần lipit để tạo noãn hoàng. Khi gà ngừng đẻ thì hàm lượng các chất này trong máu lại giảm đi. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gà con, năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ và sự phát triển cơ thể của gà thịt (Wang và cs., 2017). Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản thì protein, năng lượng, axit amin, vitamin, khoáng vi lượng cần được chú ý quan tâm vì chúng là một trong những yếu tố ngoại cảnh quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng trứng. - Ảnh hưởng của năng lượng trong thức ăn đến sản lượng trứng Gia cầm đẻ cần năng lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể và tạo trứng, ngoài ra còn cần để phát triển. Năng lượng, một chất dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của gà đẻ, thường được cung cấp bởi ngũ cốc, nguồn protein và chất béo bổ sung. Mức năng lượng khẩu phần có thể ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất, bởi vì việc tăng mức năng lượng bằng cách bổ sung chất béo có thể làm giảm đáng kể lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng trứng và cải thiện chuyển hóa thức ăn (Grobas và cs., 1999). Mức năng lượng trong khẩu phần ăn không phải là yếu tố quyết định đầu tiên ảnh hưởng đến năng suất đẻ nhưng mức năng lượng cao hơn có thể làm tăng khối lượng cơ thể khi bắt đầu đẻ (Babiker và cs., 2011). Sự dư thừa 11 năng lượng ăn vào do thay đổi khẩu phần ăn chủ yếu dẫn đến tăng khối lượng cơ thể hơn là tăng sản lượng trứng. Xu hướng tiêu thụ quá nhiều năng lượng có tác động tích cực đến lượng thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng trứng và khối lượng trứng (Hwan Ku Kang và cs., 2018). Khi cho gà đẻ trứng ăn không giới hạn dẫn đến tiêu thụ quá nhiều năng lượng làm tăng tích tụ quá mức các lớp mỡ bụng, gà trở nên béo phì, dễ gây stress nhiệt, tỷ lệ què và tỷ lệ tử vong cao do rối loạn hệ xương (Oyedeji và cs., 2007). Trong chăn nuôi gia cầm đẻ trứng, nếu thiếu năng lượng thì giảm tốc độ phát triển, giảm sản lượng trứng và ảnh hưởng đến khối lượng trứng. Nhu cầu về năng lượng tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá thể và tuỳ thuộc từng giai đoạn đẻ. - Ảnh hưởng của protein trong thức ăn đến sản lượng trứng Gia cầm đẻ cần protein để duy trì hoạt động, sản xuất trứng và tăng khối lượng, đặc biệt là trong việc hình thành trứng. Khác với nhu cầu về năng lượng, nhu cầu về protein không thay đổi trong suốt giai đoạn đẻ. Thiếu protein thì gia cầm sẽ huy động protein của cơ thể để đáp ứng quá trình sản xuất dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình hình thành trứng. Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ và hợp lý các nhu cầu về năng lượng và protein thì việc thiếu các axit béo no và không no cũng có ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gia cầm. Gia cầm nhận được chất dinh dưỡng thông qua việc tiêu thụ thức ăn tự nhiên, nhưng một số axit amin thiết yếu chính (lysine, methionin, threonin và tryptophan) thường được cung cấp dưới dạng chất bổ sung tổng hợp (Ravindran, 2010). Axit amin như là chất dinh dưỡng sẽ cải thiện năng suất chăn nuôi gia cầm, bảo vệ sức khỏe của gia cầm và tăng cường khả năng miễn dịch. Cung cấp khẩu phần ăn giàu protein và giàu năng lượng cho gà đẻ trứng cho thấy những tác động tích cực đến khối lượng trứng và khối lượng lòng đỏ (Babiker và cs., 2011). - Ảnh hưởng của vitamin trong thức ăn đến sản lượng trứng Vitamin là chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như phát triển, tăng trưởng, duy trì và sinh sản. Vitamin có chức năng xúc tác tạo điều kiện tổng hợp chất dinh dưỡng, do đó kiểm soát quá trình trao đổi chất và ảnh hưởng đến năng suất và sức khỏe của gia cầm. Vitamin trong thức ăn gia cầm có hai nguồn có sẵn 12 trong nguyên liệu của thức ăn hoặc có thể được thêm vào như một chất bổ sung (Whitehead, 2002). Có nhiều loại vitamin: vitamin tan trong chất béo: A, D, E và K; và vitamin tan trong nước: B1 , B2 , B6 , B12 , axit folic, axit pantothenic, biotin, niacin và vitamin C… cần thiết cho sức khỏe gia cầm. Tỷ lệ thích hợp của các vitamin tan trong chất béo và sự kết hợp của bốn loại vitamin - A, D, E và C, như một dạng vitamin nhũ tương ảnh hưởng tích cực đến năng suất của gà thịt (Kamalzadeh và cs., 2009). Là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, vitamin E tối ưu hóa quá trình sinh sản và năng suất của vật nuôi. Hơn nữa, nó bảo vệ các nang buồng trứng khỏi bị tổn thương do oxy hóa và cũng có một chức năng quan trọng trong sản xuất trứng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng tiền chất trong lòng đỏ (vitellogenin) từ gan (Weber, 2009). Vì vậy, vitamin E hoạt động như chất chống oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch, khả năng sinh sản, tăng trưởng và phát triển ở gia cầm. Vitamin D3 là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của xương và có vai trò sinh học quan trọng như chức năng miễn dịch, cân bằng nội môi canxi (Ca), tăng sinh và biệt hóa tế bào (Holick, 2004). Ngoài ra, vitamin D có liên quan đến các quá trình sinh lý khác nhau, bao gồm hình thành xương và khoáng hóa, hấp thụ phốt pho (P) và canxi (Garcia và cs., 2013). Ở gà đẻ, vitamin D có vai trò trong chức năng tối ưu của hệ xương, giúp móng, mỏ và xương chắc khỏe. Nó cũng có tác động tích cực đến chất lượng vỏ trứng. Vitamin A cần thiết cho sự phát triển thị giác, tăng trưởng, sinh lý sinh sản và duy trì sự toàn vẹn của biểu mô và khung xương. Vitamin A trong khẩu phần đã cải thiện sự phát triển và tăng trưởng của hệ thống sinh sản, kích thích nang trứng (Weber, 2009). Abd El-Hack và cs. (2017) nhấn mạnh hiệu quả của vitamin A ở mức 16.000 IU/kg khẩu phần trong việc cải thiện các chỉ số năng suất. Các vitamin nhóm B có chức năng rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của gia cầm, vì hầu hết chúng đại diện cho các coenzyme kết hợp với các phân tử enzyme lớn hơn để đẩy nhanh nhiều quá trình trao đổi chất. Vitamin B1, B2, B6, biotin, axit pantothenic và niacin tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, nhưng axit folic và vitamin B12 phát huy hoạt động của chúng trong tế bào và duy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất