Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau trong sinh sản cá tứ vân (puntius tetra...

Tài liệu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau trong sinh sản cá tứ vân (puntius tetrazona bleeker, 1855)

.PDF
40
251
88

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ THỊ MAI TRINH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU TRONG SINH SẢN CÁ TỨ VÂN (Puntius tetrazona Bleeker, 1855) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÊ THỊ MAI TRINH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU TRONG SINH SẢN CÁ TỨ VÂN (Puntius tetrazona Bleeker, 1855) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. BÙI MINH TÂM 2013 LỜI CÁM ƠN Xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Thủy Sản- Trường đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành đến thầy hướng dẫn, Tiến sĩ Bùi Minh Tâm đã tận tình hướng dẫn, định hướng nghiên cứu, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Xin cảm ơn anh Nguyễn Hồng Quyết Thắng và các bạn ở Trại cá nước ngọt- Khoa Thủy Sản đã sẵn lòng giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài. Đồng thời gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Liên thông Nuôi trồng thủy sản K37 đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập. Xin chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Đề tài “Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau trong sinh sản cá tứ vân (Puntius tetrazona Bleeker, 1855)” được thực hiện từ tháng 3/2013 đến 5/2013 tại Trại cá nước ngọt- Khoa Thủy Sản trường đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được tiến hành trên cá tứ vân (Puntius tetrazona) với 3 nghiệm thức trùn chỉ, trứng nước, thức ăn công nghiệp nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn lên hiệu quả sinh sản. Kết quả cho thấy trong ba loại thức ăn trên thì cá được cho ăn trùn chỉ cho sức sinh sản cao nhất (68,34±8,82 trứng/g), tỷ lệ thụ tinh đạt 81,16±4,98%, tỷ lệ nở là 76,93±4,64%, thời gian tái thành thục ngắn nhất dao động từ 11-16 ngày. Cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp cho kết quả thấp nhất: sức sinh sản là 49,34±5,56 trứng/g, tỷ lệ thụ tinh 78,76±3,56%, tỷ lệ nở 70,37±7,58%, thời gian tái thành thục dao động từ 13-18 ngày. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i TÓM TẮT ................................................................................................................ ii NH S CH BẢN .............................................................................................. v NH S CH H NH................................................................................................ vi CHƯƠN I .............................................................................................................. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................... 1 1.1 iới thiệu............................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 2 1.3 Nội dung đề tài ................................................................................................... 2 CHƯƠN II ............................................................................................................. 3 TỔN QU N TÀI LIỆU ........................................................................................ 3 2.1 Đặc điểm sinh học cá Tứ Vân ............................................................................ 3 2.1.1 Hệ thống phân loại ....................................................................................... 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái ....................................................................................... 4 2.1.3 Phân bố ......................................................................................................... 4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................... 4 2.1.5 Đặc điểm sinh sản ........................................................................................ 5 2.2 Một số loại thức ăn được sử dụng trong ương nuôi cá cảnh .............................. 5 2.2.1 Trùn chỉ (Turbifex) ...................................................................................... 5 2.2.2 Trứng nước (Moina) ..................................................................................... 6 2.2.3 Thức ăn công nghiệp .................................................................................... 6 2.3 Ảnh hưởng của một số yếu tố lên sự thành thục và sinh sản của cá .................. 6 2.3.1 Thức ăn ......................................................................................................... 6 2.3.2 inh dưỡng................................................................................................... 7 2.3.3 Nhiệt độ ........................................................................................................ 8 2.3.4 pH nước ........................................................................................................ 8 2.3.5 Tính mùa vụ ................................................................................................. 8 2.4 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự tái thành thục của cá ......................................... 9 CHƯƠN III ........................................................................................................... 10 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠN PH P N HIÊN CỨU ................................................. 10 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 10 3.2 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 10 iii 3.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10 3.3.1 Nguồn cá bố mẹ ........................................................................................... 10 3.3.2 Chọn cá bố mẹ .............................................................................................. 10 3.3.3 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 11 3.3.4 Chăm sóc và quản lý .................................................................................... 12 3.3.5 Ấp trứng ....................................................................................................... 12 3.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 13 3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 14 CHƯƠN IV ........................................................................................................... 15 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠN PH P N HIÊN CỨU ................................................. 15 4.1 Điều kiện môi trường trong quá trình thí nghiệm .............................................. 15 4.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau trong sinh sản cá tứ vân ................ 16 4.2.1 Sức sinh sản thực tế...................................................................................... 16 4.2.2 Tỷ lệ thụ tinh ................................................................................................ 18 4.2.3 Tỷ lệ nở ....................................................................................................... 18 4.2.4 Thời gian tái thành thục ............................................................................... 19 4.2.5 Các giai đoạn phát triển phôi cá tứ vân ........................................................ 20 CHƯƠN V............................................................................................................. 22 K T LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................................... 22 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 22 5.2 Đề xuất ............................................................................................................... 22 TÀI LIỆU TH M KHẢO ........................................................................................ 23 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 25 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1 Trung bình nhiệt độ và pH trong thí nghiệm “Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau trong sinh sản cá tứ vân” ........................................................... 14 Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sức sinh sản cá Tứ vân ................................................................................................................ 16 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ thụ tinh của cá tứ vân ................................................................................................................ 17 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tỷ lệ nở của cá tứ vân ................................................................................................................ 18 Bảng 4.5 Kết quả ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến thời gian tái phát dục cá tứ vân..................................................................................................... 18 Bảng 4.6 Thời gian phát triển phôi .......................................................................... 21 v DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá tứ vân .................................................................. 3 Hình 3.1 Hình dạng bên ngoài cá tứ vân bố mẹ ....................................................... 11 Hình 3.2 Bể cá đã bố trí ........................................................................................... 12 vi CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam – một trong 3 vùng nuôi cá cảnh nổi tiếng trên thế giới (Nam Mỹ, Châu Phi và Đông Nam ) – có khí hậu ấm áp quanh năm nên có nhiều tiềm năng để phát triển các loài cá cảnh nhiệt đới và cận nhiệt đới. Với khí hậu nhiệt đới quanh năm ấm áp và chủng loại phong phú nên nghề nuôi cá cảnh nước ta sẽ mở ra một triển vọng to lớn. Bên cạnh nhu cầu nuôi cá cảnh trong nước tăng cao thì nhu cầu cá cảnh cho xuất khẩu cũng rất lớn. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, xuất khẩu cá cảnh đạt 482,3 tỷ đồng. Với các thị trường tiêu thụ cá cảnh rất lớn như Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Trong đó EU là thị trường nhập khẩu cá cảnh lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh cả nước. Về chủng loại cá xuất khẩu hiện nay chủ yếu là cá nước ngọt chiếm 90% và số lượng chiếm 80% giá trị buôn bán. Nguồn cá nước ngọt xuất khẩu chỉ có 20% từ bể nuôi, còn lại là do bẫy, bắt ngoài tự nhiên (Bùi Minh Tâm, 2010). Hầu hết các loài cá cảnh đều gặp phải khó khăn này trong đó có cá tứ vân. Để giải quyết vấn đề này thì việc nghiên cứu cho sinh sản cá cảnh nhằm đáp ứng con giống cho thị trường cá cảnh là việc cần thiết, đồng thời cũng góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cá tứ vân (Puntius tetrazona) một trong các loài cá cảnh được nhiều người chơi cá cảnh ưa chuộng. Nhờ vào hình dạng bên ngoài màu sắc đa dạng, hoa văn khá nổi đặc biệt là tính hiếu động sống thành đàn sẽ góp phần làm sinh động thêm cho bể cá cảnh, bể thủy sinh của chúng ta. Cá tứ vân dễ nuôi giá cả phù hợp với khả năng của nhiều tầng lớp xã hội nên dễ thâm nhập vào quần chúng nhân dân yêu thích cá cảnh. Nhưng hiện nay các nghiên cứu về loài cá này ở Việt Nam còn rất ít. o đó vấn đề sinh sản loài cá này ngày càng được nhiều người quan tâm nhất là các nhà cung cấp cá cảnh. Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài “Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau trong sinh sản cá tứ vân (Puntius tetrazona Bleeker, 1855)” cần được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu xác định loại thức ăn thích hợp cho sự sinh sản của cá tứ vân, làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo. 1 1.3 Nội dung đề tài Theo dõi các chỉ tiêu sinh sản của cá được cho ăn bằng các loại thức ăn khác nhau: trùn chỉ, trứng nước, thức ăn công nghiệp. Theo dõi thời gian và các chỉ tiêu sinh sản ở hai lần tái phát dục của cá tứ vân. 2 CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá Tứ Vân 2.1.1 Hệ thống phân loại Ngành: Chordata Lớp: ctinopterygii Bộ: Cypriniformes Họ: Cyprinidae iống: Puntius Loài: Puntius tetrazona (Bleeker,1855) (Theo http://www.en.wikipedia.org/wiki/Tiger_barb) Hình 2.1 Hình thái bên ngoài cá tứ vân Nguồn http://www.aquariumdomain.com Tên đồng danh: Barbus tetrazona (Bleeker, 1855) Barbodes tetrazona (Bleeker, 1855) Capoeta tetrazona (Bleeker, 1855) Capoeta sumatraus (Bleeker, 1855) Tên tiếng Việt: tứ vân, mè hổ Tên tiếng nh: tiger bard 3 Tên khoa học trước đây của cá tứ vân là Capoeta tetrazoma. Nhưng đến năm 1855 nhà phân loại học người Đức tên là Bleeker mô tả cá này dưới tên là Barbus tetrazoma. Năm 1869, ông dung tên Capoeta sumatrusus khi mô tả nguồn gốc của loài này. Cuối thập niên 1930, sự sai lầm được phát hiện và đặt trở lại tên Barbodes tetrazoma bởi ldred (1963). ần đây, Ts. L.P.Schultz xếp cá này vào nhóm cá mè (Axlerod và Sweeney, 1992). Tuy nhiên, Zakaria Ismail (1993) đặt tên cá này là Puntius. Ngày nay, trong các tài liệu về cá cảnh tên khoa học Puntius, Barbodes và Capoeta đều được dung để chỉ giống cá này (Bùi Minh Tâm, 2010). 2.1.2 Đặc điểm hình thái Cá tứ vân có 4 sọc chạy song song từ đầu đến bụng. Sọc thứ nhất chạy xuyên mắt, sọc thứ hai từ đầu vây lưng đến sau vây ngực. Sọc thứ ba từ sau vây lưng đến đầu vây hậu môn, sọc cuối ở cuốn vây đuôi (Bùi Minh Tâm, 2010). Ngoài tự nhiên cá có thể phát triển đến 7 cm chiều dài và 3 cm chiều cao thân. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi giữ kích thước thường nhỏ hơn, chiều dài khoảng 5 cm. Về màu sắc, lưng cá có màu vàng kin, bụng màu trắng, có bốn vết đen vòng quanh thân như da hổ (nhìn một bên vết đen như thẳng đứng). Trên vây lưng cá đực có màu đỏ nhạt, cá cái có màu đỏ đậm hơn (Trần Văn Bảo, 2000). Màu sắc cá tứ vân rất đa dạng dựa vào màu sắc của chúng mà ta có các loại: cá Tứ vân xanh ( reen tiger barb), Tứ vân vàng ( olden tiger barb), Tứ vân bạch tạng (Albino tiger barb). 2.1.3 Phân bố Cá tứ vân là loài cá nước ngọt phân bố tự nhiên ở các thủy vực thuộc vùng Đông Nam như Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Sumatra, Borneo (Indonesia) và Việt Nam. Cá sống trong môi trường nước sạch, cạn đục, dòng chảy nhẹ và các đầm lầy. Ở Malaysia cá được tìm thấy trong môi trường nước cứng hơn 40ppm. Chất lượng nước cho cá sống là độ cứng từ 100-220ppm, pH: 6,5-7,5. Nhiệt độ thích hợp cho loài cá này là 22-250C (Bùi Minh Tâm, 2010). 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá tứ vân là loài ăn tạp, ăn được rất nhiều loại thức ăn dành cho cá cảnh. Lợi dụng đặc tính này, khi sản xuất hay chơi cá tứ vân nên đa dạng loại thức ăn để cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, cá sẽ khỏe và có màu sắc, hoa văn đặc trưng hơn, sặc sỡ hơn. Theo Trần Văn Bảo (2000), thức ăn của cá tứ vân gồm có chân chèo, râu ngành, trùng bánh xe, giun, lăng quăng, thức ăn tổng hợp. 4 Thành phần dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, tạo màu và kháng bệnh. Khi nuôi cá mật độ cao điều quan trọng là khẩu phần ăn phải chứa protein, lipid, tinh bột, vitamine và khoáng. Mặc dù cá tứ vân là loài ăn tạp nhưng qua phân tích ống tiêu hóa của cá ngoài tự nhiên thấy cá thích ăn thực vật thủy sinh. Ngoài ra ống tiêu hóa còn có 15 loài thực vật phiêu sinh, 4 loài động vật phiêu sinh và côn trùng thủy sinh trên cạn. Trong điều kiện nuôi, khẩu phần của cá cần protein 28-32%, các amono acid cần thiết và các acid béo (Bùi Minh Tâm, 2010). 2.1.5 Đặc điểm sinh sản Cá thành thục sinh dục khoảng 3-5 tháng tuổi, cỡ chiều dài thân khoảng 20-30 mm. Các đặc điểm để phân biệt cá đực và cá cái không rõ ràng. Đến thời kỳ phát dục cá đực thường các tia vây và mũi đỏ hơn. Trong khi đó cá cái có khuynh hướng thân tròn và vùng bụng to hơn. Tỷ lệ ghép cá đực, cái trong bể là 1:1. Bể đẻ thường sử dụng rong chìm hay các sợi nylon chìm ở đáy bể. Hoặc có thể dùng lưới nylon có kích thước mắt lưới lớn để trứng cá có thể chìm xuống đáy bể xuyên qua lớp lưới này. Cá đẻ trứng dính kích thước khoảng 1,18 mm. Mỗi lần đẻ khoảng 300-500 trứng, cá đẻ xong phải vớt cá bố mẹ ra kịp thời nếu không chúng sẽ ăn hết trứng. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt cá có thể tái thành thục sau khoảng 2-3 tuần. Ở nhiệt độ khoảng 26-280C, trứng sẽ nở sau 2-3 ngày. Cá mới nở có kích thước nhỏ (4 mm) và nằm yên dính vào giá thể. Sau 2-3 ngày cá sẽ bơi lội tự do, lúc này nên cho cá ăn luân trùng, tảo xanh hay ấu trùng rtemia (Bùi Minh Tâm, 2010). Theo Trần Văn Bảo, (2000) khi bắt cặp sinh sản cá đực dùng mõm và đuôi cặp sát đưa cá cái vào giữa lùm cây thủy sinh để phóng trứng. Mới đầu chỉ khoảng 70-80 trứng và sau là vài trăm trứng. Khoảng 30 giờ sau khi đẻ trứng sẽ nở. 2.2 Một số loại thức ăn được sử dụng trong ương nuôi cá cảnh Theo Việt Chương và Nguyễn Sô (2002), thức ăn là yếu tố có tính chất quyết định đến sinh trưởng và sinh sản của cá. 2.2.1 Trùn chỉ (Turbifex) Là loại thức ăn rất phổ biến trong ương nuôi các loại cá cảnh do có giá trị dinh dưỡng cao, hầu hết các loài cá điều thích ăn do tính ngon miệng. Nhưng do chúng thường sống ở nơi nhiễm bẩn, cống rãnh nên dễ mang mầm bệnh khả năng gây nhiễm bệnh cho cá là rất cao. Trước khi cho cá ăn nên để trùn chỉ trong thau hay bể chảy tràn khoảng 24-48 giờ để giúp chúng sạch hơn, hạn chế mầm bệnh (Bùi Minh Tâm, 2010). 5 Theo kết quả nghiên cứu trên cá dĩa (Symphysonodon spp) của Nguyễn Minh Khải (2010), khi cho cá dĩa ăn bằng trùn quế sẽ cho sức sinh sản cao nhất trong bốn loại thức ăn: trùn chỉ, trùn quế, gan bò và thức ăn nhân tạo. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Sang (2011), trên cá ông tiên (Pterophyllum scalare) cá được cho ăn bằng trùn chỉ thời gian tái phát dục ngắn nhất trong ba loại thức ăn: trùn chỉ, gan bò, thức ăn viên. 2.2.2 Trứng nước (Moina) Trứng nước còn gọi là bọ đỏ, bo bo hay moina là một loài thuộc lớp giáp xác râu ngành (Cladocera). Moina phân bố chủ yếu ở nước ngọt, phát triển mạnh ở thủy vực giàu chất hữu cơ đang phân hủy, môi trường nước trung tính hoặc hơi kiềm. Chúng không những được sử dụng rộng rãi trong ương nuôi các loài cá làm thực phẩm mà còn rất phổ biến trong nghề nuôi cá cảnh. Theo Trần Sương Ngọc và ctv (2007), moina có kích cỡ nhỏ, hàm lượng dinh dưỡng cao (đạm 50-70% trọng lượng khô), chứa nhiều enzyme tiêu hóa giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn nên rất cấn thiết cho cá con. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cá con vì hệ tiêu hóa của chúng chưa phát triển đầy đủ (Bùi Minh Tâm, 2010). 2.2.3 Thức ăn công nghiệp Ngày nay thức ăn công nghiệp ngày càng phong phú về chủng loại, hàm lượng đạm, kích cỡ đa dạng phù hợp cho từng loài, từng giai đoạn phát triển của cá (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thức ăn công nghiệp cho cá cảnh dễ bảo quản và luôn có mặt trong các cửa hàng cá cảnh nên rất tiện lợi cho người nuôi cá cảnh. Nhưng điểm hạn chế ở loại thức ăn này là hầu hết các loài cá cảnh phải được tập cho ăn một thời gian trước khi chúng có thể sử dụng tốt loại thức ăn này. Tuy nhiên, một số loài cũng tỏ ra không hứng thú lắm với loại thức ăn này vì chúng thường không có mùi hấp dẫn như thức ăn tươi sống. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn nh Tuấn (2009) thức ăn công nghiệp có thể bảo quản lâu, chi phí bảo quản và vận chuyển thấp. Sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ giảm rủi ro cho động vật nuôi do ít nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, do giá thảnh sản xuất cao, một số loài không thích sử dụng do tính ngon miệng và tập tính ăn của loài. Ngoài ra, chất lượng thức ăn cũng rất biến động theo từng nhà máy sản xuất. 2.3 Ảnh hưởng của một số yếu tố lên sự thành thục và sinh sản của cá 2.3.1 Thức ăn Thức ăn là vật chất chứa các chất dinh dưỡng mà động vật thủy sản có thể ăn, tiêu hóa và hấp thu được các chất dinh dưỡng đó để duy trì sự sống, xây dựng 6 cấu trúc cơ thể. Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của động vật thủy sản. Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất, khi đó động vật sẽ chết. Thức ăn có vai trò quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng hiệu quả nghề nuôi thủy sản. Tùy theo điều kiện nuôi và mức độ đầu tư khác nhau mà hiệu quả nuôi cũng khác nhau. Trong nuôi thủy sản thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí chung từ 50-80%. Chính vì vậy vấn đề thức ăn cần được quan tâm vì nếu lựa chọn được thức ăn tốt, phương pháp cho ăn hợp lý sẽ giảm được cho phí nâng cao hiệu quả cho người nuôi (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn nh Tuấn, 2009). Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2009), thức ăn có liên quan chặt chẽ đến sự sinh trưởng và thành thục của cá vì thức ăn vừa là nguồn vật chất cung cấp chất dinh dưỡng cho sinh trưởng đồng thời còn là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sự phát triển tạo sản phẩm sinh dục và những hoạt động sinh sản. Chất lượng thức ăn có liên quan mật thiết đến phẩm chất sinh dục và khả năng sinh sản của cá. Khi môi trường thiếu thức ăn, sự thành thục của cá bị ảnh hưởng xấu như hệ số thành thục, tỷ lệ thành thục thấp đặc biệt mức độ phát triển không đồng đều của noãn bào cũng như khả năng rối loạn thành thục của cá tăng lên mặc dù các điều kiện khác của môi trường sống thuận lợi. Trong quá trình tạo noãn hoàng nếu cá bị đói trong thời gian dài thì buồng trứng có thể bị thoái hóa và tiêu biến. Khi nuôi vỗ cá bố mẹ phải cung cấp thức ăn đủ thành phần, đúng tỷ lệ, đúng nhu cầu dinh dưỡng. Khi được cung cấp đầy đủ thức ăn ngoài vấn đề nâng cao được sức sinh sản còn có tác dụng rút ngắn chu ky sinh sản (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). 2.3.2 Dinh dưỡng inh dưỡng có vai trò đặc biệt đối với sự thành thục của cá. Đó không chỉ là nguồn cung cấp vật chất cho sự sinh trưởng, năng lượng cho quá trình trao đổi chất mà còn là nguyên liệu cho sự hình thành sản phẩm sinh dục. Sự thiếu hụt thức ăn hoặc thức ăn không bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng có thể dẫn đến sự thành thục kém hoặc không thành thục (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn nh Tuấn (2009), nhu cầu dinh dưỡng của động vật thủy sản được xác định không chỉ dựa vào các thành phần cơ bản của thức ăn là protein, glucid, lipid mà còn dựa vào các thành phần vi lượng khác như các loại vitamin và khoáng vi lượng. Các chất dinh dưỡng được huy động nhiều nhất cho sự phát triển tuyến sinh dục là protein và lipid. Trong từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, cá có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Ở giai đoạn đầu của quá trình tạo trứng, cá cần những loại thức ăn có năng lượng cao, giai đoạn sau cần hàm lượng protein cao. Các 7 loại vitamin, các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng lớn trong suốt quá trình phát triển tuyến sinh dục (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Ngoài ra trong giai đoạn sinh sản các loài động vật thủy sản cũng cần một lượng lớn vitamin , C, E (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn nh Tuấn, 2009). 2.3.3 Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thuỷ sinh vật. Ảnh hưởng của nó ở vị trí quyết định đến quá trình phát sinh, phát triển và thoái hóa của các sản phẩm sinh dục. Tốc độ tăng trưởng của cá gia tăng theo sự gia tăng của nhiêt độ. Quy luật chung là trong giới hạn nhiệt độ thích nghi cường độ trao đổi chất tăng 2-4 lần khi nhiệt độ môi trường nước tăng 100C. Ở miền Bắc nước ta, nhiệt độ thấp vào mùa đông đã cản trở sự phát triển của các sản phẩm sinh dục và thành thục của cá rô phi, nhiều trường hợp gây chết vào những đợt rét đậm. Còn ở miền Nam (Đồng bằng sông Cửu Long) nhiệt độ cao vào mùa khô (tháng 3-4), lên đến 36-380C ở tầng mặt đã ảnh hưởng xấu đến sự thành thục của cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 2.3.4 pH nước pH là một trong những nhân tố môi trường có sự biến động lớn có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, dinh dưỡng và sinh sản. Cá sống trong môi trường có pH thấp sẽ chậm phát dục, nếu pH quá thấp cá sẽ không đẻ hoặc đẻ ít (Trương Quốc Phú, 2005). Khả năng thích ứng của cá với giá trị độ pH khác nhau theo loài, pH thường từ 78 là thích hợp cho các loài cá nuôi. Ngoài giá trị này sự thành thục của cá bố mẹ sẽ chịu ảnh hưởng xấu, nếu thời gian kéo dài thì sự phát triển của các sản phẩm sinh dục rất kém và hệ số thành thục của cá thấp, thậm chí có thể gây chết cá bố mẹ một số loài (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 2.3.5 Tính mùa vụ Sự biến đổi của những yếu tố khí hậu, kéo theo những biến đổi về thức ăn, lưu tốc dòng chảy, độ trong,…theo mùa trong năm. Những biến đổi đó đã tạo cơ sở hình thành các nhịp sinh học, các mùa sinh học. Cá là động vật biến nhiệt cũng tuân theo quy luật đó. Những biến đổi của điều kiện môi trường theo quy luật mùa đã hình thành tập tính sinh sản theo mùa của cá. Cá sinh sản vào những thời điểm, những mùa có điều kiện môi trường thuận lợi cho sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của phôi và cá con. Các yếu tố môi trường chi phối nhiều đến các quá trình này thuộc về chất lượng nước ôxy và nhiệt độ cho phát triển phôi, thức ăn cho ấu trùng tôm cá. o đặc tính đó mà ở nước ta, màu vụ sinh sản của cá không 8 đồng nhất giữa các vung khí hậu mà điển hình là ở hai đồng bằng lớn nhất nước. Ở đồng bằng sông Hồng (miền Bắc), cá tập trung sinh sản vào cuối mùa xuân, đầu hè (cuối tháng 3 đến tháng 4). Ở đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam) cá tập trung sinh sản vào đầu mùa mưa (tháng 5). Tuy nhiên, do đặc tính khí hậu nhiệt đới của nước ta (nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long) nên vào những mùa khác vẫn thấy cá sinh sản nhưng đó không phải là mùa sinh sản chính, năng suất và hiệu quả không cao như cá chép, rô phi… (Phạm Minh Thành và Nuyễn Văn Kiểm, 2009). 2.4 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự tái thành thục của cá Trong nuôi vỗ cá bố mẹ, cá cần được cung cấp một lượng thức ăn rất lớn cho quá trình phát triển của buồng trứng. Các chất dinh dưỡng của thức ăn được cá hấp thụ để sử dụng cho các hoạt động sống hằng ngày và cho quá trình tạo sản phẩm sinh dục (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). o đó phải cung cấp thức ăn đủ về số lượng, thành phần dinh dưỡng nhất là hàm lượng protein và lipid. Khi nuôi vỗ tái phát dục cũng gồm hai giai đoạn. iai đoạn đầu cá cũng cần cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống hằng ngày, năng lượng tiêu tốn cho quá trình sinh sản lần trước, năng lượng cho quá trình tạo trứng cho lần đẻ tái phát. iai đoạn sau thức ăn phải có hàm lượng đạm cao, đầy đủ vitamin và các nguyên tố vi lượng để tạo phẩm chất sinh dục tốt. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), hàm lượng đạm khi nuôi vỗ cá mè vinh, he vàng ở giai đoạn đầu là 25% ở giai đoạn sau là 30%. Khi cá bố mẹ được cung cấp đầy đủ thức ăn sẽ nâng cao được sức sinh sản và rút ngắn chu kỳ sinh sản (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). 9 CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian từ tháng 12/2012 đến 05/2013 tại Trại cá nước ngọt- Khoa Thủy sảnĐại học Cần Thơ. 3.2 Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: cá tứ vân Bể kính: 9 bể cho cá đẻ kích thước (40x20x30)cm Nhiệt kế, test pH, đĩa petri iá thể: rong chìm, lưới kẽm hay lưới nylon có mắc lưới lớn Các dụng cụ khác: kính hiển vi, vợt, thau, xô nhựa… Thức ăn: Trùn chỉ, trứng nước, thức ăn công nghiệp 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nguồn cá bố mẹ Cá bố mẹ dùng trong bố trí thí nghiệm được mua từ cửa hàng cá cảnh trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Cá đực và cá cái có khối lượng từ 2-3,5g 3.3.2 Chọn cá bố mẹ Cá bố mẹ dùng cho thí nghiệm phải khỏe mạnh, không xây xát, không dị tật. Cá bố mẹ có cùng độ tuổi và đồng cỡ. Khi thành thục, cá cái thường to hơn cá đực cùng lứa tuổi. Cá cái có bụng tròn hơn, vây lưng màu đen, vây bụng màu đỏ nhạt bình thường. Cá đực thì có mũi màu đỏ sáng, sặc sỡ hơn bình thường, vây lưng có một đường đỏ sáng, các tia vây có màu đỏ hơn. 10 Cá cái Cá đực Hình 3.1 Hình dạng bên ngoài cá tứ vân bố mẹ 3.3.3 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần, như sau: Nghiệm thức 1: trùn chỉ Nghiệm thức 2: trứng nước Nghiệm thức 3: thức ăn công nghiệp (TACN). Trùn chỉ tươi sống được thu mua từ cơ sở cá cảnh và bảo quản sống trong thau nước khoảng 1 – 2 ngày có dòng chảy liên tục để cho cá ăn dần, trứng nước được thu mua từ các cơ sở cá cảnh và khu I (Đại học Cần Thơ) và thức ăn công nghiệp (40% đạm) hiệu robest được mua ở cửa hàng thức ăn thủy sản. Nguồn cá bố mẹ và thức ăn dùng cho thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 9 bể kính có kích thước (40x20x30)cm, mỗi bể thả một cặp cá bố mẹ. Các bể thí nghiệm được đặt trong nhà có mái che, nơi yên tĩnh cho cá sinh sản. Nguồn nước cho cá đẻ là nước máy được chứa trong bể lắng, sục khí 24 giờ trước khi sử dụng. Cá bố mẹ mua từ cửa hàng cá cảnh về được nuôi vỗ chung theo từng nghiệm thức và cho ăn bằng thức ăn nuôi vỗ trong 2 tuần thì tiến hành bố trí vào hệ thống thí nghiệm. Tiến hành tập cho cá ăn với cá loại thức ăn thí nghiệm bằng cách tăng dần lượng thức ăn thí nghiệm và giảm dần lượng thức ăn ban đầu. Vì cá có đặc tính ăn trứng, nên bể đẻ có đặt lưới có kích thước mắt lưới lớn (0,5x0,5cm) cách đáy bể khoảng 3cm để trứng cá chìm xuống đáy bể xuyên qua lớp lưới này. 11  Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sự tái phát dục Cá tứ vân sau khi sinh sản được nuôi vỗ tái phát với các loại thức ăn, chế độ cho ăn, chăm sóc, quản lý giống như lần sinh sản đầu. Cá được cho đẻ tái phát 3 lần để theo dõi các chỉ tiêu sinh sản và thời gian cá tái phát dục. Hình 3.2 Bể cá đã bố trí 3.3.4 Chăm sóc và quản lý Cá bố mẹ được cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng lúc 7h30, buổi chiều 16h30. Lượng thức ăn được điều chỉnh và cho ăn theo nhu cầu của cá. Xiphon thức ăn thừa và thay 20% nước mỗi ngày Theo dõi môi trường: nhiệt độ và pH được theo dõi thường xuyên 2 lần/ngày vào buổi sáng lúc 7h và buổi chiều lúc 16h trong suốt quá trình thí nghiệm. 3.3.5 Ấp trứng Sau khi cá đẻ xong, tiến hành vớt cá bố mẹ sang bể khác, trứng được tiếp tục ấp trong bể. Lắp sục khí đảm bảo đầy đủ oxy cho trứng phát triển tốt. Ở nhiệt độ 26-280C, khoảng 48-72 giờ thì trứng nở. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng