Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của bón kali, bã bùn và bón n theo bảng so màu lá lên năng suất và chấ...

Tài liệu ảnh hưởng của bón kali, bã bùn và bón n theo bảng so màu lá lên năng suất và chất lượng mía suphanburi 7 ở long mỹ - hậu giang

.PDF
79
152
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -o0o- NGUYỄN THỊ THANH HẰNG ẢNH HƢỞNG CỦA BÓN KALI, BÃ BÙN VÀ BÓN N THEO BẢNG SO MÀU LÁ LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG MÍA SUPHANBURI 7 Ở LONG MỸ - HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ KHOA HỌC ĐẤT 35 Cần Thơ - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ -o0o- NGUYỄN THỊ THANH HẰNG ẢNH HƢỞNG CỦA BÓN KALI, BÃ BÙN VÀ BÓN N THEO BẢNG SO MÀU LÁ LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG MÍA SUPHANBURI 7 Ở LONG MỸ - HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ KHOA HỌC ĐẤT 35 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS NGÔ NGỌC HƢNG Ths. NGUYỄN QUỐC KHƢƠNG Ks. TRƢƠNG THUÝ LIỄU Cần Thơ - 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Ảnh hƣởng của bón Kali, bã bùn và bón N theo bảng so màu lá trên năng suất và chất lƣợng mía suphanburi 7 ở Long Mỹ - Hậu Giang” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì tài liệu nào nghiên cứu trƣớc đây. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Hằng i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT  XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Ảnh hƣởng của bón Kali, bã bùn và bón N theo bảng so màu lá trên năng suất và chất lƣợng mía suphanburi 7 ở Long Mỹ - Hậu Giang” Do sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng, lớp Khoa Học Đất Khoá 35 thực hiện. Ý kiến đánh giá của cán bộ hƣớng dẫn: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày…tháng…năm… Giáo viên hƣớng dẫn Ngô Ngọc Hƣng ii TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT  XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT Xác nhận đề tài: “Ảnh hƣởng của bón Kali, bã bùn và bón N theo bảng so màu lá trên năng suất và chất lƣợng mía sunphanburi 7 ở Long Mỹ - Hậu Giang”. Do sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng, lớp Khoa Học Đất Khoá 35 thực hiện. Ý kiến đánh giá của bộ môn: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày…tháng…năm… Bộ môn iii TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT  XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp nhận đề tài: “Ảnh hƣởng của bón Kali, bã bùn và bón N theo bảng so màu lá trên năng suất và chất lƣợng mía suphanburi 7 ở Long Mỹ - Hậu Giang” Do sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng, lớp Khoa Học Đất K35 thực hiện. Luận văn tốt nghiệp đã đƣợc hội đồng đánh giá ở mức: ........................................... Ý kiến đánh giá của Hội đồng: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày…tháng…năm… Chủ tịch hội đồng iv TÓM TẮT LỊCH SỬ BẢN THÂN Phần I - LÝ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hằng Sinh ngày: 30/4/1991 Nguyên quán: Ấp 4 – Xã Thuận Điền – Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre Họ và tên cha: Nguyễn Hữu Đức Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Tuyết Phần II - QÚA TRÌNH HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN Năm 1996 – 2002: học tại trƣờng tiểu học Thuận Điền Năm 2002 – 2006: học tại trƣờng Trung Học cơ sở Thuận Điền Năm 2006 – 2009: học tại trƣờng Trung Học Phổ Thông Nguyễn Thị Định Năm 2009 – 2013: học tại trƣờng Đại học Cần Thơ, chuyên ngành Khoa Học Đất – Khóa 35 (2009 – 2013), Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng Phần III - ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ Ấp 4 – Xã Thuận Điền – Huyện Giồng Trôm – Tỉnh Bến Tre Điện thoại: 01666756165 Email: [email protected] v LỜI CẢM TẠ  Con thành kính biết ơn Cha Mẹ đã nuôi dƣỡng, dạy dỗ con thành tài, là ngƣời động viên và giúp đỡ con về mọi mặt trong suốt quá trình học tập của con. Mãi biết ơn Thầy Ngô Ngọc Hƣng đã tận tình hƣớng dẫn, đóng góp nh ng kiến qu báo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Sự tận tụy truyền đạt kiến thức từ Qu Thầy, Cô Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ. Qu Thầy, Cô và các Anh, Chị trong phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa Học Đất đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều để hoàn thành luận văn. Xin cám ơn chị Trƣơng Thúy Liễu, anh Nguyễn Quốc Khƣơng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin gửi lời cám ơn chân thành đến các bạn Nguyễn Văn Thảo, bạn Ngô Thị Hồng Thuỷ, bạn Vũ Ngọc Minh Tâm, bạn Nguyễn Thị Nhẫn, bạn Phạm Thị Thƣ, bạn Lê Minh Toàn, bạn Hà Thị Lập, bạn Nguyễn Mộng Đạt đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Sự động viên, cổ vũ, chia s và giúp đỡ của các bạn lớp Khoa học đất khoá 35 trong suốt khóa học và quá trình thực hiện luận văn. Chúc các bạn đƣợc nhiều sức khỏe và thành công trên con đƣờng học vấn của mình. Trân trọng kính chào !!! Nguyễn Thị Thanh Hằng vi Nguyễn Thị Thanh Hằng, 2012: “ Ảnh hƣởng của bón Kali, bã bùn và bón N theo bảng so màu lá trên năng suất và chất lƣợng mía suphanburi 7 ở Long Mỹ - Hậu Giang ” . Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Nông nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn Gs.TS. Ngô Ngọc Hƣng TÓM LƢỢC Hiện nay, việc cải tạo và sử dụng đất ph n đang là một xu hƣớng trong việc tối ƣu hoá nguồn tài nguyên đất đai. Đề tài nghiên cứu : “ Ảnh hƣởng của bón Kali, bã bùn và bón N theo bảng so màu lá trên năng suất và chất lƣợng mía suphanburi 7 ở Long Mỹ - Hậu Giang ” đƣợc thực hiện từ tháng 02 2012 đến tháng 11 2012 nhằm khảo sát ảnh hƣởng của bón bã bùn và mức kali cũng nhƣ áp dụng phƣơng pháp so màu lá để đánh giá năng suất chất lƣợng mía trồng trên đất ph n ở Long Mỹ-Hậu Giang. Đề tài gồm hai thí nghiệm: (i) Thí nghiệm 1 đƣợc bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố 3x2, gồm nhân tố mức độ kali (100K, 150K, 200K) và nhân tố bã bùn mía (có bón, không bón); (ii) Thí nghiệm 2 đƣợc bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố 3x2 gồm nhân tố phƣơng pháp bón đạm (bón đạm theo LCC và bón đạm định kỳ (KLCC) và nhân tố bã bùn mía (có bón, không bón). Thí nghiệm đồng ruộng đƣợc bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Mẫu cây đƣợc lấy vào ba giai đoạn sinh trƣởng (90, 150, 210 NSKT) để phân tích các N và K trong cây. Kết quả phân tích cho thấy việc bón kali ở mức độ 200 kg (K2O/ha) cho độ Brix cao hơn nh ng nghiệm thức bón 100, 150 kg (K2O/ha). Việc bón đạm bằng so màu lá với bảng so màu hàng tuần mặc dù đƣa đến hàm lƣợng đạm trong mía cao nhƣng năng suất mía không khác biệt so với bón N định kỳ. Việc bón bã bùn mía có thể cho năng suất đạt đến 120 tấn mía/ha so với không bón bã bùn mía (106 tấn mía/ha). Cần tiếp tục nghiên cứu chẩn đoán cây trồng bằng so màu lá kết hợp với đánh giá khả năng cung cấp dinh dƣỡng của đất để xác định liều lƣợng và thời điểm bón đạm thích hợp hơn trong canh tác mía trên đất ph n, đất phù sa. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO TÓM TẮT LỊCH SỬ BẢN THÂN LỜI CẢM TẠ TÓM LƢỢC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH SÁCH HÌNH DANH SÁCH BẢNG M Đ U Chƣơng 1 - LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 1.1.1 Thông tin sơ lƣợc 1.1.2 Vị trí 1.1.3 Địa hình 1.1.4 Khí hậu 1.2 Đặc tính của cây mía 1.2.1 Đặc điểm thực vật 1.2.2 Yêu cầu điều kiện sinh thái 1.2.3 Yêu cầu dƣỡng chất đạm, kali đến năng suất và phẩm chất cây mía 1.3 Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây mía 1.3.1 Nẩy mầm 1.3.2 Thời kỳ cây con 1.3.3 Thời kỳ đ nhánh 1.3.4 Thời kỳ vƣơn lóng 1.3.5 Thời kỳ chín công nghiệp 1.4 Độ Brix (Brix %) 1.5 Giống mía Sunphanburi 7 1.6 Bã bùn mía 1.6.1 Vai trò của bã bùn đối với cây trồng 1.6.2 Ƣu điểm của bã bùn sấy khô 1.6.3 Thành phần hóa học và vai trò bả bùn trong các lĩnh vực khác 1.7 Nh ng nghiên cứu của nƣớc ngoài thuộc lĩnh vực đề tài 1.8 Nh ng nghiên cứu của trong nƣớc thuộc lĩnh vực đề tài 1.9 Chẩn đoán đạm trên cây mía nhờ màu s c lá thông qua bảng so màu LCC Chƣơng 2 - PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 Thời gian và địa điểm 2.2 Phƣơng tiện viii Trang i ii iii iv v vi vii viii x xi xiii 1 2 2 2 2 2 2 3 3 5 6 8 8 8 8 9 9 9 10 10 10 11 11 12 13 15 18 18 18 2.3 Phƣơng pháp 2.3.1 Thí nghiệm 1 2.3.2 Thí nghiệm 2 2.4 Xử l và phân tích mẫu 2.4.1 Xử lí mẫu 2.4.2 Vô cơ hóa mẫu 2.4.3 Xác định hàm lƣợng kali bằng máy hấp thu nguyên tử với bƣớc sóng 267 2.4.4 Xác định hàm lƣợng đạm bằng phƣơng pháp chƣng cất Kjeldahl 2.5 Phân tích số liệu Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hƣởng của bón kali và bã bùn lên năng suất và chất lƣợng mía đƣờng 3.1.1 Chỉ tiêu phát triển 3.1.1.1 Chiều cao cây 3.1.1.2 Số lá xanh 3.1.1.3 Số chồi h u hiệu 3.1.2 Hàm lƣợng kali trong thân và lá mía 3.1.3 Sự tích lũy kali trong cây (thân + lá) 3.1.4 Năng suất lý thuyết (NSLT) 3.1.5 Độ Brix (%) mía 3.2 Ảnh hƣởng của bón N theo so màu lá và bã bùn lên năng suất và chất lƣợng mía đƣờng 3.2.1 Chỉ tiêu phát triển 3.2.1.1 Chiều cao cây 3.2.1.2 Chiều dài lá 3.2.1.3 Độ rộng lá 3.2.1.4 Số chồi h u hiệu 3.2.2 Hàm lƣợng đạm 3.2.2.1 Hàm lƣợng đạm trong thân (%N) 3.2.2.2 Hàm lƣợng đạm trong lá (%N) 3.2.3 Sự tích luỹ đạm của cây (kg N/ha) 3.2.4 Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Chƣơng 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận 4.2 Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ix 18 18 20 22 22 22 23 23 24 25 25 25 26 27 30 32 33 34 36 36 36 38 39 41 43 43 44 45 47 49 49 49 50 DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT Từ viết tắt BBM NSKT LCC KLCC Từ gốc Bã bùn mía Ngày sau khi trồng Bón theo so màu lá Không theo so màu lá x DANH SÁCH HÌNH Hình 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 2.1 2.2 2.3 2.4 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 3.15 3.16 Tựa hình Rễ mía Cấu tạo thân mía Cấu tạo lá mía Mía đ nhánh Hình ảnh các thành phần hoá học chính của bã mía. Bảng so màu lá Màu lá ở giai đoạn 50 và 90 NSKT Mẫu đƣợc xử l trong tủ sấy Chuẩn bị chƣng cất Dàn chƣng đạm tổng số Diễn biến chiều cao cây mía (a) có bón BBM, (b) không bón BBM giai đoạn 60-210 NSKT. Long Mỹ, tháng 8-2012 Diễn biến số chồi h u hiệu (a) có bón BBM, (b) không bón BBM giai đoạn 60-210 NSKT. Long Mỹ, tháng 8-2012 Diễn biến hàm lƣợng K (%) trong thân (a) có bón BBM, (b) không bón BBM và lá mía (c) có bón BBM (d) không bón BBM giai đoạn 90-210 NSKT Sự tích luỹ Kali (Kg K/ha) trong cây (thân+lá) mía (a) có bón BBM, (b) không bón BBM giai đoạn 90-210 NSKT. Long MỹHậu Giang Ảnh hƣởng của các mức Kali và phƣơng pháp bón lên năng suất mía tại huyện Long Mỹ- Hậu Giang Diễn biến độ brix mía (a) có bón BBM, (b) không bón BBM giai đoạn 270-310 NSKT. Long Mỹ - Hậu Giang Diễn biến chiều cao cây mía đƣờng (a) có bón BBM, (b) không bón BBM tại huyện Long Mỹ- Hậu Giang Ảnh hƣởng của phƣơng pháp bón BBM lên chiều cao cây mía đƣờng ở Long Mỹ- Hậu Giang Diễn biến chiều dài mía (a) có bón BBM, (b) không bón BBM tại huyện Long Mỹ-Hậu Giang Ảnh hƣởng của phƣơng pháp bón BBM lên chiều dài lá mía tại huyện Long Mỹ-Hậu Giang Diễn biến độ rộng lá mía (a) có bón BBM, (b) không bón BBM tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của phƣơng pháp bón BBM lên chiều rộng lá mía tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Diễn biến số chồi h u hiệu của mía (a) có bón BBM, (b) không bón BBM tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của phƣơng pháp BBM lên số chồi h u hiệu của mía tạị huyện Long Mỹ - Hậu Giang Diễn biến hàm lƣợng N (%) trong thân mía (a) có bón BBM, (b) không bón BBM tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của phƣơng pháp bón BBM lên hàm lƣợng đạm trong xi Trang 3 4 4 8 12 15 22 22 23 23 25 28 30 32 34 34 36 37 38 38 39 40 41 42 43 44 3.17 3.18 3.19 3.20 3.21 thân mía tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Diễn biến hàm lƣợng N (%) trong lá mía (a) có bón BBM, (b) không bón BBM tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của phƣơng pháp bón BBM lên hàm lƣợng đạm trong lá mía tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Sự tích luỹ N (kg N/ha) trong cây (thân+lá) mía (a) có bón BBM, (b) không bón BBM giai đoạn 90-210 NSKT. Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của phƣơng pháp bón BBM lên khả năng tích luỹ đạm của cây tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của phƣơng pháp bón đạm và phƣơng pháp bón BBM lên năng suất mía tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang xii 45 45 46 47 48 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 1.2 1.3 1.4 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 Tựa bảng Hàm lƣợng Nitrat trong đất Thang đánh giá kali trao đổi Thành phần bã bùn nhà máy đƣờng Phụng Hiệp và xí nghiệp đƣờng Vị Thanh tính trên chất khô Thành phần hóa học của bã bùn mía Nghiệm thức thí nghiệm Nghiệm thức bón N theo so màu lá trên bón bả bùn cho mía Thời gian và bộ phận lấy mẫu Ảnh hƣởng của các mức kali và phƣơng pháp bón phân lên chiều cao cây (cm) tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang. Ảnh hƣởng của các mức kali và phƣơng pháp bón phân lên số lá xanh của cây (lá) tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của các mức kali và phƣơng pháp bón phân lên số chồi h u hiệu tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của các mức kali và phƣơng pháp bón phân lên hàm lƣợng Kali (%) trong thân và lá mía tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của các mức kali và phƣơng pháp bón phân lên sự tích luỹ Kali trong cây (thân+lá) tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang Ảnh hƣởng của các mức kali và phƣơng pháp bón phân lên độ brix của mía tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang xiii Trang 7 8 10 11 19 20 21 26 27 29 31 33 35 MỞ ĐẦU Cây mía là một trong những cây công nghiệp quan trọng của nhiều nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là nguyên liệu của công nghiệp chế biến đường và nhiều ngành công nghiệp khác. Ở nước ta, nghề trồng mía đã có từ lâu đời. Ngành công nghiệp sản xuất mía đường luôn là một trong những ngành hàng quan trọng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Hậu Giang có tiềm năng cho mở rộng diện tích mía trên đất phèn. Tuy nhiên, tình trạng sản xuất mía nguyên liệu của địa phương thường bấp bênh vì tính cạnh tranh sản xuất với giá cả mía của nước ngoài thường thấp hơn. Kết quả điều tra tại 3 vùng trồng mía chính ở tỉnh Hậu Giang (Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thanh) cho thấy người nông dân bón đạm cho mía với lượng cách biệt rất lớn (150-480 kgN/ha) và phần lớn họ chỉ bón đạm và lân, nhưng rất nhiều hộ nhiều năm không sử dụng phân kali (Lê Xuân Tý, 2008). Điều này làm mất cân đối dinh dưỡng trong đất và cây trồng đưa đến năng suất mía thấp, chi phí đầu tư cao và sự bón thừa phân có thể đưa đến ô nhiễm môi trường. Một biện pháp cải thiện môi trường và chi phí đầu tư sản xuất là sử dụng bả bùn mía. Theo tính toán của các nhà khoa học, việc chế biến 10 triệu tấn mía để làm đường sinh ra một lượng phế thải khổng lồ: 2,5 triệu tấn bã mía. Trong Bã bùn có chứa một lượng dinh dưỡng cao như đạm, lân, lưu huỳnh và calci, sử dụng làm nguồn phân hữu cơ rất tốt nếu như được xử lý để loại bỏ mùi hôi (oai) (công ty mía đường Casuco, 2011) Nhiều nghiên cứu trước đây đã tập trung vào những vấn đề khảo nghiệm giống mía mới, tìm giống thích nghi và cho năng suất cao đối với từng vùng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón NPK trên sinh trưởng của mía đường vẫn còn hạn chế. Việc xác định lượng phân kali bón hợp lý nhằm nâng cao chất lượng mía và ứng dụng bảng so màu lá trong bón phân N nhằm giảm chi phí phân bón trong sản xuất mía của địa phương là rất cần thiết. Chính vì thế đề tài: “Ảnh hưởng của bón Kali, bã bùn và bón N theo bảng so màu lá trên năng suất và chất lượng mía suphanburi 7 ở Long Mỹ - Hậu Giang” được thực hiện nhằm mục đích: - Khảo sát ảnh hưởng của liều lượng K và bã bùn mía lên chất lượng mía - Ứng dụng phương pháp sử dụng bảng so màu lá trong bón phân đạm cho mía trên đất phèn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. 1 CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 1.1.1. Thông tin sơ lƣợc Diện tích: 1607.7 km2 Dân số: 799.114 người (2006) Bao gồm: Thị xã Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và 5 huyện: Vị Thuỷ, Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và Long Mỹ. 1.1.2. Vị trí Hậu Giang là tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ. Phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp Sóc Trăng và Bạc Liêu, phía Tây giáp Kiên Giang và Bạc Liêu, phía Bắc giáp Cần Thơ. Hậu Giang có địa hình tương đối bằng phẳng. 1.1.3. Địa hình Là tỉnh đồng bằng, địa hình Hậu Giang khá bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Có thể chia làm 3 vùng như sau: Vùng triều: là vùng tiếp giáp sông Hậu về hướng Tây Bắc. Diện tích 19.200 ha, phát triển mạnh về kinh tế vườn và kinh tế công nghiệp, dịch vụ. Vùng úng triều: tiếp giáp với vùng triều. Diện tích khoảng 16.800 ha, phát triển mạnh cây lúa, có tiềm năng công nghiệp và dịch vụ. Vùng úng: nằm sâu trong nội đồng. Phát triển nông nghiệp đa dạng (lúa, mía, khóm…). Có khả năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ… 1.1.4. Khí hậu Tỉnh Hậu Giang nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 04. Các đặc trưng của khí hậu: - Nhiệt độ trung bình là 27oC không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (35oC) là tháng 04 và thấp nhất vào tháng 12 (20,3oC). - Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 – 97% lượng mưa cả năm. - Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1.800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 09 (250,1 mm). 2 - Ẩm độ tương đối trung bình trong năm. Độ ẩm phân hóa theo mùa tương đối rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào tháng 03 và 04 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%. 1.2 ĐẶC TÍNH CỦA CÂY MÍA 1.2.1 Đặc điểm thực vật Cây mía có tên khoa học là Saccharum ssp Thuộc họ Graminaea (họ Hoà Thảo) Ngành có hạt Spermatophyta Lá đơn tử diệp Monocotyledneae Họ hòa bản Graminaea Giống Saccharum Loài Oficinarum, Sinense, Barberi. * Rễ mía Theo Trần Thị Kim Ba và ctv, (2008) mía thuộc loại rễ chùm, mọc từ các điểm trên đai rễ của hom hoặc ở chân mầm nơi tiếp giáp giữa các mầm và hạt. Mía trồng bằng hom khi mọc mầm có hai loại rễ là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh. - Rễ sơ sinh mọc ra từ đai rễ của hom trồng, có nhiệm vụ hút nước trong đất để giúp mầm mía mọc và sinh trưởng trong giai đoạn đầu (rễ tạm thời). Khi mầm mía phát triển thành cây con, thì các rễ thứ sinh mọc ra từ đai rễ của gốc cây con, giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng. Lúc này các rễ sơ sinh teo dần chết, cây mía sống nhờ vào rễ thứ sinh và không nhờ vào chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía nữa. Hình 1.1 Rễ mía - Rễ thứ sinh là rễ chính của cây mía, bám vào đất để giữ cho cây mía không bị đỗ ngã, đồng thời hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây trong suốt chu kỳ sinh trưởng (rễ vĩnh cữu). Rễ mía thuộc loại rễ chùm, ăn nông, tập trung ở tầng đất mặt 30-40cm, rộng 40-60cm. 3 * Thân mía Ở cây mía, thân mía làm nhiệm vụ mang lá, là đối tượng thu hoạch, là nơi dự trữ đường được dùng làm nguyên liệu chính để chế biến đường ăn. Thân cây mía cao trung bình 2-3m, một số giống có thể cao 4-5m. Thân mía được hình thành bởi nhiều lóng (đốt) hợp lại. Chiều dài mỗi dóng từ 15-20cm, trên mỗi lóng gồm có mắt mía (mắt mầm), đai sinh trưởng, đai rễ, sẹo lá… Thân mía có màu vàng, đỏ hồng hoặc đỏ tím. Tuỳ theo từng giống mà lóng mía có nhiều hình dạng khác nhau như: Hình trụ, hình trống, hình ống chỉ…(Trần Thị Kim Ba và ctv, 2008). Thân đơn độc, không có cành nhánh, trừ một số trường hợp bị sâu bệnh. Hình 1.2 Cấu tạo thân mía Lóng: Lóng là bộ phận nằm giữa hai đốt, thường có độ dài trung bình khoảng 10 – 18 cm (Trần Văn Sỏi, 2001). Ở phần gốc các lóng rất ngắn và bé, xếp khít nhau, càng lên trên lóng càng dài và ở ngọn lóng ngắn lại. Khi thu hoạch cây mía có từ 20 – 30 lóng. Đốt: Là nơi nối liền các lóng bao gồm vòng sinh trưởng, vòng rễ, nốt rễ, sẹo lá và mầm. * Lá mía Cây mía có bộ lá phát triển mạnh, chỉ số diện tích lá lớn và hiệu suất quang hợp cao, giúp cây tổng hợp một lượng đường rất lớn. Lá mía thuộc loại lá đơn gồm phiến lá và bẹ lá. Phiến lá dài trung bình từ 1,0-1,5m có một gân chính tương đối lớn. + Phiến lá có màu xanh thẩm, mặt trên có nhiều lông nhỏ và cứng, hai bên mép có gai nhỏ. + Bẹ lá rộng, ôm kín thân mía, có nhiều lông. Nối giữa bẹ và phiến lá là đai dày cổ lá. Ngoài ra còn có lá thìa, tai lá… Các đặc điểm của lá cũng khác nhau tuỳ vào giống mía. Hình 1.3 Cấu tạo lá mía * Hoa và hạt mía - Hoa mía (còn gọi là bông cờ): Mọc thành chùm dài từ điểm sinh trưởng trên cùng của thân khi cây mía chuyển sang giai đoạn sinh thực. Mỗi hoa có hình chiếc 4 quạt mở, gồm cả nhị đực và nhụy cái, khả năng tự thụ rất cao. Cây mía có giống ra hoa nhiều, có giống ra hoa ít hoặc không ra hoa. Khi ra hoa cây mía bị rỗng ruột làm giảm năng suất và hàm lượng đường. Trong sản suất người ta thường không thích trồng các giống mía ra hoa và tìm cách hạn chế ra hoa. - Hạt mía: Hình thành từ bầu nhụy cái được thụ tinh trông như một chiếc váy nhỏ, hình thoi và nhẵn, dài khoảng 1-1,2mm. Trong hạt có phôi và có thể nảy mầm thành cây mía con, dùng trong công tác lai tạo tuyển chọn giống, không dùng trong sản xuất. Cây mía từ khi nảy mầm đến thu hoạch kéo dài trong khoảng 8-10 tháng tuỳ điều kiện thời tiết và giống mía. 1.2.2 Yêu cầu điều kiện sinh thái * Khí hậu Nhiệt độ: Thích hợp trong phạm vi 20-25oC. Nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang hợp. Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con, nhiệt độ thích hợp từ 20-25oC. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6-9 lá), nhiệt độ thích hợp 20-30oC. Ở thời kỳ mía làm lóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để tăng cường quang hợp, tốt nhất là 30-32oC. Ánh sáng: Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu ánh sáng cây mía phát triển yếu, lóng cây, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị sâu bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 – 3.000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.200 giờ trở lên. Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70% khối lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 – 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng thời gian từ 810 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây mía là loài cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Nơi đất thấp cần thoát nước tốt trong mùa mưa. Thời kỳ cây mía làm lóng vươn cao rất cần nhiều nước, ẩm độ thích hợp khoảng 70-80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ 65-70%. * Đất Cây mía thích hợp ở loại đất tơi xốp, tầng đất mặt sâu, giữ ẩm tốt và dễ thoát nước. Độ pH thích hợp 5,5-7,5. Các loại đất như sét nặng, chua, mặn, bị ngập úng hoặc thoát nước kém…đều không thích hợp cho cây mía sinh trưởng và phát triển. Thực tế cho thấy, ở nước ta, cây mía được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất chua phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, đất đồi gò ở trung du Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Tuy nhiên ở những vùng này ruộng trồng mía cần đạt 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng