Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của bổ sung vitamin c và vitamin e lên khả năng sinh trưởng ở gà hậu b...

Tài liệu ảnh hưởng của bổ sung vitamin c và vitamin e lên khả năng sinh trưởng ở gà hậu bị giống hisex brown

.PDF
45
218
142

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP và SINH HỌC ỨNG DỤNG LÊ VĂN HẬN ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG VITAMIN C VÀ VITAMIN E LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG Ở GÀ HẬU BỊ GIỐNG HISEX BROWN Cần thơ, Ngày...Tháng...Năm 2011 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Cần thơ, Ngày...Tháng...Năm 2011 DUYỆT BỘ MÔN Ts. Nguyễn Thị Kim Khang Cần thơ, ngày...tháng...năm 2011 DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP và SINH HỌC ỨNG DỤNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Tên tác giả Lê Văn Hận i LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã hy sinh cả đời chăm sóc và dạy dỗ anh em chúng tôi thành người có ích cho xã hội. Xin chân thành cảm ơn: Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã giúp đỡ, động viên và hướng dẫn tôi và các bạn lớp chăn nuôi – thú y khóa 33 trong suốt 4 năm học qua. Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung và cô Trần Thị Điệp đã giúp đỡ tôi và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Ban giám hiệu Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học tại trường. Quý thầy cô bộ môn chăn nuôi, quý thầy cô giảng dạy của Trường Đại Học Cần Thơ đã giúp tôi trang bị cho tôi hành trang kiến thức trong suốt 4 năm học tại trường. Thạc sĩ Lê Thanh Phương đã tạo điều kiện và hổ trợ kinh phí cho tôi thực hiện đề tài. Kỹ sư Cao Văn Út Em đã giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Chị Phạm Thị Ngọc Loan đã tạo cơ hội cho tôi thực hiện đề tài tại cơ sở trại. Anh Văn Đắc Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Anh chị em công nhân trong trại đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài ở trại Cảm ơn tập thể lớp chăn nuôi – thú y khóa 33 đã giúp đỡ và luôn bên cạnh tôi trong quá trình học tập tại Cần Thơ. ii TÓM LƯỢC Nhằm tìm ra một khẩu phần thích hợp nhất có tác động tốt lên khả năng sinh trưởng đối với giống gà hậu bị Hisex Brown, chúng tôi tiến hành thí nghiệm từ ngày 7 tháng 12 năm 2010 đến ngày 25 tháng 2 năm 2011 tại tỉnh Bình Dương. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức thể hiện qua 4 khẩu phần cho ăn khác nhau như sau: Nghiệm thức 1 (đối chứng): Khẩu phần cơ sở (KPCS). Nghiệm thức 2: KPCS + 250mg vitamin C. Nghiệm thức 3: KPCS + 250mg vitamin E. Nghiệm thức 4: KPCS + 250mg vitamin C + 250mg vitamin E. Thí nghiệm được lặp lại 4 lần. Có tổng 16 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm là 100 con. Kết quả thu được như sau: Khối lượng của gà qua các tuần tuổi 3, 4, 5, 6, 8 và 10 sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P> 0,05). Tuy nhiên khối lượng của gà ở tuần 7 và 9 lại có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P≤ 0,05), các nghiệm thức có bổ sung vit.C và vit.E có khối lượng cao nhất là NT4 (565,5g), thấp nhất là nghiệm thức không có bổ sung NT1 (509,5g). Tương tự, tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần không có sự sai khác ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Tuy nhiên, HSCHTA của gà qua các tuần tuổi có sự sai khác giữa các nghiệm thức và sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P≤ 0,05), ở tuần 7, 8 và 9, các nghiệm thức có bổ sung vit.C và vit.E có HSCHTA thấp nhất là 2,8 ở NT4, cao nhất ở nghiệm thức không có bổ sung NT1 là 3,4. Qua kết quả thu được nhận thấy khẩu phần có bổ sung vit.C và vit.E đạt kết quả cao hơn khẩu phần không có bổ sung. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM TẠ............................................................................................................. ii TÓM LƯỢC............................................................................................................... ii MỤC LỤC................................................................................................................. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii DANH MỤC BẢNG............................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. ix CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................2 2.1. Đặc điểm sinh học của gà.....................................................................................2 2.2. Đặc điểm của gà Hisex Brown.............................................................................2 2.2.1. Nguồn gốc .........................................................................................................2 2.2.2. Đặc điểm và ngoại hình.....................................................................................2 2.3. Điều kiện tiểu khí hậu ..........................................................................................5 2.3.1. Ảnh hưởng của sự điều tiết thân nhiệt ..............................................................6 2.3.2. Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi ................................................................7 2.3.3. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ........................................................................7 2.3.4. Kỹ thuật chăn nuôi gà con ở giai đoạn úm........................................................8 2.3.5. Vệ sinh phòng bệnh.........................................................................................10 2.3.6. Quy trình phòng bệnh vaccine ........................................................................11 2.4. Ảnh hưởng của stress nhiệt trong chăn nuôi gà .................................................12 2.5. Ảnh hưởng của vitamin E đến giảm stress nhiệt trong chăn nuôi gà.................13 2.6. Ảnh hưởng của vitamin C đến giảm stress nhiệt trong chăn nuôi gà ................16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP .............................................18 THÍ NGHIỆM ...........................................................................................................18 3.1. Phương tiện thí nghiệm ......................................................................................18 3.1.1. Địa điểm và thời gian ......................................................................................18 iv 3.1.2. Động vật thí nghiệm........................................................................................18 3.1.3. Chuồng trại thí nghiệm....................................................................................18 3.1.4. Khẩu phần cơ sở của thức ăn thí nghiệm ........................................................18 3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm.........................................................................................19 3.2. Phương pháp thí nghiệm ...................................................................................19 3.2.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................19 3.2.2. Quy trình nuôi dưỡng ......................................................................................20 3.2.2.1 Chế độ chiếu sáng .........................................................................................20 3.2.2.2 Chế độ cho ăn................................................................................................20 3.2.2.3 Chế độ nước uống .........................................................................................20 3.2.2.4 Chế độ thông thoáng và vệ sinh chuồng trại.................................................21 3.2.2.5 Quy trình tiêm phòng trên gà ........................................................................21 3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................................22 3.2.3.1. Chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi ................................................................22 3.2.3.3. Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn (TTTA) ................................................................23 3.2.3.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA).........................................................23 3.2.3.5. Tỷ lệ hao hụt.................................................................................................24 3.2.3.6. Phương pháp lấy mẫu...................................................................................24 3.3. Xử lý số liệu .......................................................................................................24 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN...................................................................25 4.1. Nhận xét chung về đàn gà thí nghiệm................................................................25 4.2. Nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nuôi...................................................................25 4.3. Tỷ lệ hao hụt.......................................................................................................26 4.4. Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C và vitamin E lên khối lượng của gà ...26 4.5. Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C và vitamin E lên tăng trọng của gà.....28 4.6. Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C và vitamin E lên tiêu tốn thức ăn .......28 4.7. Ảnh hưởng của việc bổ sung vitamin C và vitamin E lên HSCHTA của gà ....29 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................31 v 5.1. Kết luận ..............................................................................................................31 5.2. Đề nghị ...............................................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................32 Phụ lục vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Diễn giải AA Ascorbic acid Vitamine C Ash Ash Khoáng tổng số Ca Calcium Caxi CF Crude fibre Xơ thô CP Crude protein Protein thô DM Dry matter Vật chất khô EE Ether extract Béo thô HH1 Thức ăn hỗn hợp (1 – 21 ngày tuổi) HH2 Thức ăn hỗn hợp (21- 70 ngày tuổi) HS Stress nhiệt HSCHTĂ Hệ số chuyển hóa thức ăn KPCS Khẩu phần cơ sở Max Maxcimum Lớn nhất ME Metabolizable energy Năng lượng trao đổi Min Minnium Nhỏ nhất NDF Neutral detergent fibre Xơ trung tính NFE Nitrogen-free extractives Chiết chất không đạm NT1 Nghiệm thức đối chứng NT2 Nghiệm thức bổ sung 250mg vitamin C NT3 Nghiệm thức bổ sung 250mg vitamin E NT4 Nghiệm thức bổ sung 250mg vitamin C + 250mg vitamin E P Phospho TTTĂ Vit. Photpho Tiêu tốn thức ăn Vitamine Vitanin vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Khối lượng và tiêu tốn thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown..................4 Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng và nhu cầu thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown ..........................................................................................................................5 Bảng 2.3: Nhiệt độ môi trường và thân nhiệt của gà ..................................................6 Bảng 2.4: Nhiệt độ chuồng nuôi trong giai đoạn gà úm .............................................9 Bảng 2.5: Lịch phòng bệnh cho gà...........................................................................11 Bảng 3.1 Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm ở trạng thái cho ăn ..............19 Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................20 Bảng 3.3: Chế độ nước uống cho gà ........................................................................21 Bảng 3.4: Qui trình tiêm phòng trên gà ....................................................................22 Bảng 4.1: Nhiệt độ bên trong chuồng nuôi ...............................................................25 Bảng 4.2: Độ ẩm bên trong chuồng nuôi ..................................................................25 Bảng 4.3: Tỷ lệ chết của gà trong thí nghiệm (%) ....................................................26 Bảng 4.4: Khối lượng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) ........................27 Bảng 4.5: Tăng trọng của gà qua các tuần tuổi (g/con) ............................................28 Bảng 4.6: Tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi (g/con)....................................29 Bảng 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà qua các tuần tuổi ................................30 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Gà mái Hisex Brown......................................................................................1 Hình 2: Gà trống Hisex Brown ...................................................................................1 ix CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Stress nhiệt (HS) là mối quan tâm lớn trong ngành công nghiệp gia cầm. Hiệu quả thức ăn, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ tử vong và những đặc điểm quan trọng khác chi phối năng suất trong ngành công nghiệp gia cầm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi HS (Franchini et al, 1995). Vitamin E (vit.E) là một chất chống oxy hoá lipid phá vỡ chuỗi và gốc tự do trong màng tế bào và các cơ quan bào tử. Sự thiếu hụt vit.E ở gà thịt làm cho thịt dẻo tạng, loạn dưỡng cơ bắp, tăng trưởng chậm và năng suất sinh sản kém (Franchini et al, 1995). Tengerdy (1989) nghiên cứu thấy việc bổ sung vit.E rất hiệu quả cho động vật vì nó có thể làm giảm những tác động tiêu cực của corticosterone gây ra bởi stress nhiệt. Ngoài ra, nó được xem như là một chất chống oxy hoá sinh học, phá vỡ dây chuyền tuyệt vời để bảo vệ các tế bào và mô từ các thiệt hại gây ra bởi các gốc lipoperoxidative tự do (Yu, 1994), bảo vệ các tế bào tham gia vào phản ứng miễn dịch (Meydani và Blumberg, 1993), tăng cường sự phát triển tế bào bạch huyết ở động vật nuôi (Kramer et al, 1991). Bên cạnh đó, vitamin C (vit.C) đã được chứng minh để tăng cường hoạt động chống oxy hóa của vit.E bằng cách giảm các gốc tocopheroxyl trở lại hình thức hoạt động của vit.E (Jacob, 1995) hoặc sự thừa vit.E (Retsky và Frei, 1995). Yin et al. (1993) báo cáo rằng hỗn hợp α - tocopherol và ascorbate làm cho quá trình oxy hóa myoglobin chậm, các phản ứng miễn dịch được nâng cao khi được cho ăn chế độ ăn có chứa hàm lượng cao vit.E và vit.C. Ở gà thịt việc bổ sung kết hợp vit.C và vit.E cải thiện mức độ kháng thể của gà thịt chống lại Brucella abortus, Newcastle và tiêu diệt vacine virus (Gonzalez-Vega-Aguire et al, 1995). Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của việc cung cấp vit.E và vit.C đối với gia cầm nói chung và ở gà nói riêng nên tôi thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của bổ sung vitamin C và vitamin E lên khả năng sinh trưởng ở gà hậu bị giống Hisex Brown”. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá những ảnh hưởng của vit.C và vit.E lên khả năng sinh trưởng của gà hậu bị. 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Đặc điểm sinh học của gà Gà là một loài gia cầm thuộc lớp chim với các đặc điểm như sau: có lông vũ, bộ máy tiêu hóa không có răng, ở dưới da không có tuyến mồ hôi (Lê Hồng Mận et al, 1999). Về hoạt động sinh lý: gà chịu nóng kém, có thân nhiệt cao hơn động vật có vú 0,5 – 1oC. Tuy không có răng nhưng gà có dạ dày cơ (mề) rất khỏe đủ nghiền bóp các loại thức ăn thông thường, ngoài ra hệ thống men tiêu hóa lại phức tạp nên vận tốc tiêu hóa của gà rất lớn, điều này thể hiện gà ăn rất khỏe. Từ những đặc điểm trên gà có một tiềm năng sinh vật rất lớn (đẻ nhiều nhanh lớn…), do vậy gà có những điểm mạnh và điểm yếu (Lê Hồng Mận et al, 1999) Điểm mạnh của gà: Ở gà hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm lớn, gà thịt đạt khối lượng cơ thể gấp 50 lần khối lượng sơ sinh trong 8 tuần cao hơn heo (20 lần/26 tuần), bò (6 – 7 lần/52 tuần), vậy tiềm năng về sức sinh sản rất lớn (Lê Hồng Mận et al, 1999). Điểm yếu của gà: Do không có tuyến mồ hôi thân nhiệt cao, gà chịu rét tốt nhưng chịu nóng kém. Do cường độ trao đổi chất cao nên gà rất mẫn cảm với các bệnh về dinh dưỡng, thường xuyên đến mức khó phát hiện và rất dễ “bỏ qua’’, chỉ đến khi quá nặng mới nhận ra được, lúc đó thiệt hại về vật chất rất lớn. Nắm điều này, chúng ta hiểu cặn kẽ hơn về nguyên lý những biện pháp kỹ thuật trong ngành nuôi gà, khắc phục tối đa những nhược điểm, đồng thời phát huy khai thác tối đa các ưu thế sinh học của gà phục vụ cho mục đích kinh doanh (Lê Hồng Mận et al, 1999). 2.2. Đặc điểm của gà Hisex Brown 2.2.1. Nguồn gốc Gà hậu bị Hisex Brown được nhập vào Việt Nam 1997, có nguồn gốc ở Hà Lan được công ty Emivest nhập giống gà bố mẹ về nuôi nhân giống năm 2007. Gà Hisex Brown bố mẹ được Công ty nuôi để sản xuất gà hậu bị đẻ lấy trứng thương phẩm. Gà con sản xuất ra dùng để thả nuôi ở các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số để bán ra thị trường. 2.2.2. Đặc điểm và ngoại hình Gà đẻ hậu bị Hisex Brown là giống gà đẻ trứng cao sản, lông con mái màu nâu (hình 1), con trống lông màu trắng (có di truyền chéo với cha mẹ) (hình 2). Theo Bùi Xuân Mến (2008) thì nuôi giống gà Hisex Brown đạt tỷ lệ nuôi sống cao 96 – 98% lúc 17 tuần tuổi. Mái bắt đầu đẻ nặng 1,7 kg/con. Năng suất trứng 290 2 quả trên năm. Trứng nặng 60 – 65 g/quả. Bình quân 1kg trứng tiêu tốn 2,36kg thức ăn; 1 quả cần tiêu thụ 149g. gà loại thải lúc 78 tuần đạt 2,15 kg. Hình 1: Gà mái Hisex Brown Hình 2: Gà trống Hisex Brown (Nguồn: Hendrix Genetics.com, 2008) (Nguồn: Centurionpoultry.com, 2008) Khối lượng và tiêu tốn thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown được biểu hiện ở bảng 2.1 như sau: 3 Bảng 2.1: Khối lượng và tiêu tốn thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown Tuần tuổi Ngày tuổi Lượng thức ăn Khối lượng cơ thể (gam/tuần) ăn vào (gam/ngày) Nhỏ nhất Lớn nhất 1 0-7 11 65 68 2 8-14 17 110 120 3 15-21 25 195 210 4 22-28 32 285 305 5 29-35 37 380 400 6 36-42 42 470 500 7 43-49 46 560 590 8 50-56 50 650 680 9 57-63 54 740 775 10 64-70 58 830 865 11 71-77 61 920 960 12 78-84 64 1010 1050 13 85-91 67 1095 1140 14 92-98 70 1180 1230 15 99-105 73 1265 1320 16 106-112 76 1350 1410 17 113-119 80 1430 1505 18 120-126 84 1500 1600 (Nguồn: A Hendrix Genetics Company, 2006) Thành phần dinh dưỡng và nhu cầu thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown được biểu hiện ở bảng 2.2 như sau: 4 Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng và nhu cầu thức ăn của gà đẻ hậu bị Hisex Brown Giai đoạn nuôi (tuần tuổi) Nhu cầu dinh dưỡng 0-6 7 - 10 11 - 15 16 - 17 Crude Protein, (%) 20 18 15,5 14,75 ME, (kcal/kg) 2980 2940 2840 2820 Linoleic Acid, % 1,3 1,3 1,2 1,2 Methionine, % 0,45 0,4 0,35 0,35 M + C, % 0,8 0,72 0,63 0,63 Lysine, % 1,1 1 0,85 0,8 Arginine, % 1,2 1,1 0,97 0,95 Tryptophan, % 0,21 0,19 0,16 0,16 Threonine, % 0,75 0,7 0,6 0,55 Calcium, % 1 1 1 2,25 Phosphorus, % 0,5 0,5 0,45 0,45 Sodium, (%) 0,18 0,17 0,17 0,18 (Nguồn: Hendrix Genetics.com, 2008) 2.3. Điều kiện tiểu khí hậu Nhìn chung nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do sự chênh lệch về vĩ độ và có những đặc điểm khác nhau về địa lý nên từng vùng có những đặc trưng riêng. Hơn nữa do đặc điểm của nền kinh tế chưa phát triển tới mức có thể hạn chế được những điều kiện khắc nghiệt của khí hậu nên ở nhiều vùng, nhất là các vùng ở miền núi ngành chăn nuôi chỉ là một ngành rất phụ. Ở nước ta hầu hết các giống gia cầm đều được tạo ra từ lâu từ những vùng có khí hậu tương đối ổn định như vùng đồng bằng hoặc ở những vúng thấp ở trung du (Đào Đức Long, 2004). Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn và phát triển của vật nuôi. Trong điều kiện hoang dã động vật tự thích nghi với môi trường xung quanh để tồn tại, những cá thể không thích nghi, không chịu đựng được sẽ không tồn tại và tử số khá 5 cao. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt, người ta phải hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do môi trường phù hợp cho vật nuôi là cần thiết. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vật nuôi: 2.3.1. Ảnh hưởng của sự điều tiết thân nhiệt Nhiệt độ môi trường ảnh trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể sinh vật. Nếu sự thay đổi ít, diễn biến từ từ thường không gây tác hại mà có khi còn có tác dụng như một kích thích có lợi. Trường hợp nhiệt độ biến đổi đột ngột, biên độ dao động lớn, vượt xa giới hạn bình thường sẽ gây tác hại trực tiếp và gián tiếp đến gà (Võ Bá Thọ, 1996). Gà phải được đi lại tự do ở nhiệt độ 280C trong chuồng và 32 - 350C trong chụp sưởi (Nguyễn Duy Hoan et al, 1999). Gà con chưa mọc lông rất nhạy cảm với sự biến động của nhiệt độ, vì chúng chưa điều chỉnh tết được thân nhiệt - thân nhiệt sẽ bị hạ rất nhanh. Khoảng giữa 22 và 28 ngày điều chỉnh nhiệt độ theo tốc độ mọc lông. Đo nhiệt độ ở ngang tầm lưng gà, ẩm độ trong chuồng phải đảm bảo 65 70%. Bảng 2.3: Nhiệt độ môi trường và thân nhiệt của gà Môi trường Thân nhiệt 290C 39 - 39,50C 260C 31 - 320C 120C 200C 100C 150C (chết) (Nguồn: Võ Văn Sơn, 2002) Gà thích nghi rất tốt với môi trường lạnh, gà trưởng thành có thể sống trong nhiệt độ thấp đến mức -140C trong vòng 1 giờ, lông được dựng thẳng lên để bảo vệ duy trì thân nhiệt hoặc rùng mình để phản ứng với lạnh làm tăng tốc độ trao đổi của cơ thể để sinh thêm nhiệt (Bùi Xuân Mến, 2008). Theo Vũ Đình Vượng et al. (2007) động vật có thể toả nhiệt trên khắp bề mặt của cơ thể ra ngoài môi trường tự nhiên. Nếu có thêm gió đối lưu hoặc khi gia súc chạy, vận động, sự toả nhiệt sẽ tăng lên. Ngoài ra, thông qua quá trình hô hấp, ăn uống, tiêu hoá, bài tiết, hoạt động giao phối, tiết sữa...cơ thể gia súc cũng bị tiêu hao nhiệt lượng đáng kể. 6 Theo Đỗ Ngọc Hòe et al. (2005) nhiệt độ không khí nhất định, cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhỏ nhất (trao đổi vật chất thấp nhất), toả nhiệt ít nhất (tiêu hao nhiệt lượng ít nhất) nhưng vẫn giữ được sự thăng bằng nhiệt (S = 0). Phạm vi nhiệt độ không khí như vậy gọi là khu nhiệt điều hoà. Trong khu nhiệt điều hoà, động vật cảm thấy dễ chịu, khoẻ mạnh, sự sinh trưởng, phát triển, nhịp điệu sống và khả năng sản xuất đều đạt ở mức cao nhất. Nói chung, động vật có thể sống trong nhiệt độ thích hợp nhất ở gia súc trưởng thành chỉ trong khoảng từ 21 - 260C. Trong nhiệt độ cực đoan động vật phải tăng cường hoạt động sinh lý và hành vi bảo vệ để sinh tồn. Vượt ra ngoài phạm vi của giới hạn nóng (> +600C) và lạnh (< - 600C), động vật sẽ bị tiêu diệt (Lê Viết Ly, 1995). 2.3.2. Độ ẩm không khí trong chuồng nuôi Theo Lê Viết Ly (1995), hơi nước trong chuồng nuôi có khoảng 75% được sản sinh từ cơ thể gia súc, 20 – 25% từ mặt đất (thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, tường ẩm... bốc ra), 10 – 15% do không khí ở bên ngoài chuồng trại đưa vào. Sự biến đổi của độ ẩm và nhiệt độ không khí chuồng nuôi tương đối thích ứng với nhau. Ban đêm độ ẩm tuyệt đối tăng, buổi sớm và ban ngày giảm. Càng gần mái chuồng, độ ẩm tuyệt đối càng lớn do phần lớn hơi nước tích tụ ở trên cao, nơi có nhiệt độ cao. mặt khác lại thêm hơi thở của gia súc cũng góp phần đẩy không khí nóng lên cao. Do vậy, dễ xuất hiện các giọt nước đọng ở mái chuồng gây mất vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khoẻ gia súc. Theo Lê Viết Ly (1995), độ ẩm tương đối từ 55 – 85%, mức độ ảnh hưởng đến cơ thể chưa rõ rệt nhưng khi độ ẩm > 90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn. Bất kỳ nhiệt độ không khí cao hay thấp, chuồng trại ẩm ướt đều không tốt. Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao làm tăng sự toả nhiệt, gia súc bị lạnh Khi nhiệt độ cao, ẩm độ cao sẽ gây trở ngại sự toả nhiệt, nhiệt lượng thừa ở lại trong cơ thể gây rối loạn chức năng sinh lý cơ thể. Độ ẩm không khí cao kết hợp nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho các nấm mốc độc sinh trưởng, phát triển trên thực phẩm, nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, sản sinh độc tố gây ngộ độc cho gia súc, gia cầm khi sử dụng. Ngoài ra, độ ẩm không khí cao còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Nói chung, chuồng nuôi gia súc ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh. 2.3.3. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng Trước khi đưa gà về nuôi cần chuẩn bị chu đáo về chuồng trại, các thiết bị dụng cụ chăn nuôi và đảm bảo khử trùng sạch sẽ như: 7 Khử trùng chuồng trại: chuồng trại được quét sạch bụi bẩn, mạng nhện trên trần, lưới, sàn nhà. Khử trùng nền chuồng bằng cách phun dung dịch sát trùng hay formol và rải vôi dưới nền sàn chuồng. Chuẩn bị rèm che: quây quanh chuồng làm bằng bạt nhưng phải đảm bảo kín, linh hoạt khi mở ra hoặc đóng vào. Rèm che bạt cách trần 1,2m đảm bảo thông thoáng và phủ sát nền chuồng để tránh gió lùa. Chuẩn bị nguồn sưởi: Có thể là lò sưởi điện, bếp than, củi, trấu, bóng đèn điện… đảm bảo cung cấp nhiệt trong quây gà lên được 36 - 370C. Phải được vận hành thử để kiểm tra trước khi đưa gà vào chuồng. Quây gà: được làm bằng mê bồ...chiều cao 0,5m dùng cho gà 1 ngày tuổi. Quây có thể nới rộng để có thể mở ra khi tuổi gà lớn lên. Máng ăn, máng uống: cho gia cầm con có thể hình trụ, hình ống. Cần tính toán đủ cho đàn gà và phân bố nhiều trong quây gà. Khay làm máng ăn, máng uống cở 70 x 70cm cho 75 - 100 gà. Nguyên liệu làm độn chuồng: cho chăn nuôi gia cầm con có nhiều loại. Khi chọn nguyên liệu làm độn chuồng cần chú ý là các vật liệu không nát vụn, có khả năng giữ ẩm tốt, không tạo thành nhiều bụi, không bị nấm mốc. Thông thường hay dùng phôi bào, mùn cưa, trấu, rơm rạ phơi khô làm độn chuồng. Lớp độn chuồng lúc đầu dày 8 - 10 cm, sau đó bổ sung hoặc thay mới. Tất cả dụng cụ, vật liệu đều được khử trùng sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng nuôi. Chú ý kiểm tra lưới, nền, trần để phòng chuột, thú dữ có thể tấn công đàn gia cầm. Vận chuyển gà con: gia cầm con được vận chuyển tốt nhất bằng các xe chuyên dụng, cũng có thể vận chuyển bằng tàu hỏa, ô tô, máy bay hoặc xe mô tô nhưng cần chú ý tránh xóc lắc mạnh, tránh gió lùa và gà xô vào nhau chết vì ngạt. Gà con nở ra được đựng trong các hộp cở 450 x 450 x 125mm bằng bìa cotton hoặc hộp nhựa. Hộp được chia làm 4 ô nhỏ, mỗi ô 20 - 25 gà con 1 ngày tuổi, xung quanh hộp có những lỗ thông hơi tránh ngạt. Nếu vận chuyển đi xa, khi gà về cần mở hộp cho thông thoáng, cho uống nước có pha vitamin C, B trước khi thả gà vào quây. 2.3.4. Kỹ thuật chăn nuôi gà con ở giai đoạn úm Nhiệt độ: gà con rất nhạy cảm với với biến động nhiệt độ. Vào mùa năng nóng nhiệt độ môi trường thường thay đổi, nên phải chú ý quan sát các phản ứng của gà đối với nguồn nhiệt để điều chỉnh nhiệt độ úm cho thích hợp. Khi quan sát thấy gà con phân tán xa nguồn sưởi, ép sát vào mép quây là nhiệt độ cao. Gà tập trung thành cụm sát nguồn sưởi, chen lấn nhau là nhiệt độ quá thấp. Gà phân bố đều trong quây, ăn uống tốt, hoạt động linh hoạt là nhiệt độ thích hợp. Gà nằm dạt về một phía của quây, 8 chen lấn, kêu nhiều cần chú ý kiểm tra có gió lùa. Thực tế tùy thuộc vào sức khoẻ đàn gà và nhiệt độ môi trường mà sử dụng nguồn sưởi, mùa hè có thể chỉ sử dụng 3 - 4 tuần đầu. Bảng 2.4: Nhiệt độ chuồng nuôi trong giai đoạn gà úm Tuần tuổi Nhiệt độ chuồng, 0C Nhiệt độ úm, 0C 1 26 - 28 33 - 35 2 23 - 25 30 - 32 3 20 - 23 27 - 29 4 21 - 21 24 - 26 5 18 - 20 21 - 23 6 18 - 20 20 (Nguồn: Dương Thanh Liêm, 2003) Gà con từ lúc mới nở đến khi trưởng thành có yêu cầu nhiệt độ khác nhau rất lớn. Tùy theo lứa tuổi mà ta bố trí thay đổi nhiệt độ chuồng nuôi cho thích hợp nếu như ta muốn úm gà nhân tạo, không cần mẹ ủ ấm (Dương Thanh Liêm, 2003). Mật độ nuôi: là số gà/m2 nền chuồng. Trong những ngày đầu một quây gà dùng cho 300 gà con thương phẩm hoặc 500 gà giống. Sau 4 - 5 ngày nới rộng dần quây, sau 10 ngày có thể bỏ quây cho gà tự do trên nền chuồng (nếu gà khoẻ, sinh trưởng tốt và thời tiết tốt). Vẫn giữ quây nếu thời tiết xấu, sau khi bỏ quây mật độ gà giống 8con/m2, gà thịt thương phẩm 10 - 12 con/m2, gà trứng thương phẩm 18 - 22 con/m2. Mật độ có thể thay đổi theo mùa nóng - lạnh. Ánh sáng: tuần đầu gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ. Sử dụng bóng đèn công suất 75 - 100 W, định mức 3 - 4 W/m2 nền chuồng. Thời gian chiếu sáng các tuần tiếp theo giảm 2 - 4 giờ/tuần, và giữ ở 18 giờ/tuần ở tuần thứ 8. Màu sắc ánh sáng tốt nhất ở gà con là màu đỏ hoặc ánh sáng trắng (đèn nêon), ánh sáng yêu cầu tỏa đều trong chuồng nuôi. Chiếu sáng: trong vòng 1 - 3 tuần lễ đầu, thời gian chiếu sáng gần như liên tục 24/24 giờ, với công suất đèn 3 - 4 W/m2. Sang tuần 4 trở đi chiếu sáng 18 giờ/ngày và giữ nguyên công suất 3 - 4 W/m2. Chu kỳ chiếu sáng cho gà giống giảm tương đối từ 23 giờ lúc 1 - 2 ngày tuổi đến 8 giờ lúc 10 ngày tuổi. Duy trì ở thời điểm 8 giờ mãi cho đến khi 19 tuần tuổi tăng 9 lên 11 giờ, và sau đó tăng đều đặn đến 15 giờ lúc 27 tuần tuổi (Ross Breeders, 1998). Nước uống: phải từ nguồn nước sạch và cung cấp đủ cho cả giai đoạn nuôi dưỡng. Cho gà uống nước sạch. Thay nước uống mới đồng thời với thay thức ăn mới, mỗi ngày 4 - 6 lần Thức ăn: chuẩn bị thức ăn theo yêu cầu độ tuổi của gà, đảm bảo chất lượng thức ăn và không ẩm mốc. Thức ăn yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, khi trộn thức ăn không được để quá 5 ngày. Cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Mỗi ngày cho gà ăn 4 - 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn Trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp, thức ăn thường được phân thành 3 loại, là thức ăn khởi động cho gà từ 0 - 21 ngày tuổi, thức ăn cho gà sinh trưởng từ 4 - 5 tuần tuổi thức ăn kết thúc (vỗ béo) 6 - 7 tuần tuổi. Nhìn chung các loại thức ăn này đều có mức protein cao. Thức ăn sử dụng cho gà con, trong 1 kg thức ăn hỗn hợp cần có 3000 3500 kcal ME protein thô 19 - 21% ở 1 - 3 tuần tuổi đầu, sau đó giảm xuống 2800 3000 kcal và 17 - 19% tương ứng ở các tuần tiếp theo. Lượng cho ăn tự do bằng máng ăn tự động là tốt nhất. Cần chứa đủ vitamin, khoáng trong thức ăn. 2.3.5. Vệ sinh phòng bệnh Trong chăn nuôi gà, bên cạnh những vấn đề quan trọng như con giống, thức ăn thì khâu phòng bệnh cũng là vấn đề cần được chú ý quan tâm. Vì khâu này hiện nay quyết định sự thành công hay thất bại của việc chăn nuôi gà, nhưng đa số các ngành chăn nuôi ít quan tâm đến. Đề phòng bệnh hiệu quả, cần thực hiện 3 khâu là sát trùng chuồng trại - dụng cụ, cách ly phòng bệnh bằng vaccine. Trong 3 khâu trên thì khâu sát trùng chuồng trại dụng cụ là rất quan trọng, vì thế khâu này không làm tốt thì dù có dùng vaccine để ngừa cho gà thì bệnh vẫn có thể xảy ra. Sát trùng chuồng trại nhằm mục đích tiêu diệt mầm bệnh có sẵn trong chuồng để chúng không lây bệnh cho gà. Có 2 phương pháp sát trùng phổ biến nhất là: Sát trùng bằng lửa bằng hóa chất, nhưng hiện nay người ta sử dụng nhiều nhất là phương pháp sát trùng bằng hóa chất. Máng ăn, máng uống phải được sát trùng trước khi dùng, ngoài ra lối đi xung quanh chuồng cũng cần được sát trùng (Lã Thị Thu Minh, 1998). Không nuôi gà nhiều lứa tuổi khác nhau trong cùng một ô chuồng, chuồng phải được làm vệ sinh, sát trùng ngay sau khi xuất chuồng đến khi bắt đầu một lứa khác phải sát trùng một lần nữa, nếu trên cùng một diện tích chuồng mà sử nhiều lần cùng một loại thuốc sát trùng thì có thể dẫn đến vi trùng kháng thuốc (Lã Thị Thu 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan