Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của bìm bìm thay thế cỏ lông tây lên sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu h...

Tài liệu ảnh hưởng của bìm bìm thay thế cỏ lông tây lên sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và thông số dịch dạ cỏ của bê lai sind tăng trưởng

.PDF
47
230
56

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG LÊ NGỌC HƢỜNG ẢNH HƢỞNG CỦA BÌM BÌM THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY LÊN SỰ TIÊU THỤ THỨC ĂN, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƢỠNG CHẤT VÀ THÔNG SỐ DỊCH DẠ CỎ CỦA BÊ LAI SIND TĂNG TRƢỞNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y Tên đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA BÌM BÌM THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY LÊN SỰ TIÊU THỤ THỨC ĂN, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƢỠNG CHẤT VÀ THÔNG SỐ DỊCH DẠ CỎ CỦA BÊ LAI SIND TĂNG TRƢỞNG Giáo viên hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Văn Thu Sinh viên thực hiện: Lê Ngọc Hƣờng MSSV: 3108182 Lớp: CN1012A2 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN CHĂN NUÔI ------o0o------ ẢNH HƢỞNG CỦA BÌM BÌM THAY THẾ CỎ LÔNG TÂY LÊN SỰ TIÊU THỤ THỨC ĂN, TỈ LỆ TIÊU HÓA DƢỠNG CHẤT VÀ THÔNG SỐ DỊCH DẠ CỎ CỦA BÊ LAI SIND TĂNG TRƢỞNG Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 DUYỆT BỘ MÔN GS. TS. Nguyễn Văn Thu Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013 DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG LỜI CẢM TẠ Luận văn tốt nghiệp đại học là một quá trình dài học tập và nghiên cứu của bản thân. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ của quý Thầy, Cô, gia đình và bạn bè. Con xin cảm ơn cha mẹ đã an ủi, động viên con khi gặp khó khăn, vấp ngã, dạy con biết thế nào là đường đời. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú y đã hết lòng truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu để tôi hoàn thành tốt khóa học. Con xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Văn Thu và cô Nguyễn Thị Kim Đông đã tận tình chỉ dạy và hướng dẫn con. Con xin cảm ơn Thầy Trương Chí Sơn đã cố vấn học tập trong suốt bốn năm đại học. Thầy Cô đã tạo điều kiện tốt nhất cho con trong suốt thời gian theo học tại trường và thực hiện luận văn này. Chân thành cảm ơn Th.s Trương Thanh Trung, Th.s Nguyễn Hữu Lai, anh Huỳnh Hoàng Thi, bạn Trần Ngọc Phương, Phạm Văn Lẹ đã tận tình giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm quí giá. Anh chị em và các bạn đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm luận văn. Cảm ơn anh Phan Văn Thái, bạn Nguyễn Ngọc Đức An Như ở phòng thí nghiệm E205 và trại Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong thời gian học và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn! Lê Ngọc Hường i TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Đại Học Cần Thơ, khi thay thế cỏ lông tây (Bracharia multica) bằng bìm bìm (Operculia turpethum) để đánh giá khả năng tiêu hóa dưỡng chất ở in vivo, các thông số dịch dạ cỏ và sự tích lũy đạm của bê. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hình vuông Latin (4x4) với 4 nghiệm thức là BB (bìm bìm) thay thế CLT (cỏ lông tây) trong khẩu phần ở mức độ 0, 15, 30 và 45%DM và 4 lần lập lại. Kết quả lượng protein tiêu hóa (DCP), nồng độ axit béo bay hơi (ABBH) và tăng trọng tăng dần từ BB0 đến BB45 lần lượt là 0,24-0,3 kg (P<0,05) đối với DCP, 72,5-91,1mmol/l (ABBH) (P>0,05) và tăng trọng tăng 360-415 g/ngày (P<0,05) đối với BB0-BB15 và giảm 415-296 g/ngày đối với nghiệm thức BB15-BB45. Như vậy, khi thay thế CLT bằng BB đã cải thiện sự tiêu hóa DM, thông số dịch dạ cỏ và sự tích lũy đạm của bê. Từ khóa: gia súc nhai lại, tăng trưởng ii CAM KẾT KẾT QUẢ Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và các thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi. Tôi tên Lê Ngọc Hường là sinh viên lớp Chăn nuôi - Thú y, khóa 36 (2010-2014). Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ môn. Cần Thơ, ngày….. tháng..... năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Ngọc Hƣờng iii MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ........................................................................................................i Tóm tắt ........................................................................................................... ii Cam kết kết quả............................................................................................. iii Mục lục .......................................................................................................... iv Danh sách bảng .............................................................................................vii Danh sách hình ............................................................................................ viii Danh sách chữ viết tắt .................................................................................... ix Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................2 2.1 Sơ lược giống Bò Lai Sind................................................................................2 2.1.1 Đặc điểm ngoại hình ......................................................................................2 2.1.2 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................. 2 2.1.3 Đặc tính sinh sản ............................................................................................2 2.2 Sự tiêu hóa ở gia súc nhai lại ............................................................................2 2.2.1 Sinh lý tiêu hóa...............................................................................................2 2.2.2 Đặc điểm lên men vi sinh vật ở dạ cỏ ............................................................4 2.2.2.1 Nguyên sinh động vật (Protozoa) ...............................................................4 2.2.2.2 Vi khuẩn (Bacteria) ....................................................................................5 2.2.2.3 Nấm (Fungi) ................................................................................................5 2.2.3 Tác động tương hỗ của vi sinh vật dạ cỏ .......................................................6 2.2.4 Sự tiêu hóa thức ăn .........................................................................................6 2.2.4.1 Tiêu hóa xơ ..................................................................................................6 2.2.4.2 Tiêu hoá tinh bột và đường .........................................................................6 2.2.4.3 Tiêu hoá protein ..........................................................................................7 2.2.4.4 Tiêu hóa chất béo ........................................................................................7 2.2.5 Sự hấp thu các dưỡng chất ở gia súc nhai lại.................................................8 2.2.5.1 Hấp thu các axit béo bay hơi (VFA: Volatile fatty axit) ............................8 iv 2.2.5.2 Hấp thu amoniac .........................................................................................8 2.2.5.3 Sự hấp thu ure .............................................................................................8 2.2.5.4 Hấp thu glucose ...........................................................................................9 2.2.5.5 Hấp thu các ion và vitamin .........................................................................9 2.3 Thức ăn trong thí nghiệm ..................................................................................9 2.3.1 Cỏ lông tây .....................................................................................................9 2.3.2 Bìm bìm ............................................................................................... 10 2.3.3 Thức ăn hỗn hợp ................................................................................... 11 Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ................................... 12 3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ............................................................. 12 3.1.1 Địa điểm .......................................................................................................12 3.1.2 Thời gian .............................................................................................. 12 3.2 Đối tượng ................................................................................................ 12 3.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................. 12 3.3.1 Chuồng trại ........................................................................................... 12 3.3.2 Thức ăn ................................................................................................ 13 3.3.3 Các dụng cụ thí nghiệm ........................................................................ 13 3.4 Phương tiện thí nghiệm............................................................................ 14 3.4.1 Phương pháp tiến hành ......................................................................... 14 3.4.2 Lấy mẫu và các chỉ tiêu theo dõi .................................................................14 3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 15 Chƣơng 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ......................................................... 16 4.1 Thành phần hóa học các thực liệu dùng trong thí nghiệm ........................ 16 4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng tiêu thụ của bê trong thí nghiệm ...................................................................................................................... 17 4.3 pH, N-NH3 và axit béo bay hơi dịch dạ cỏ ở các thời điểm 0 giờ và 3 giờ ...............................................................................................................................19 4.4 Tỉ lệ tiêu hóa các dưỡng chất (%), cân bằng nitơ và tăng trọng của bê trong thí nghiệm .............................................................................................................20 v Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................23 5.1 Kết luận ...........................................................................................................23 5.2 Đề nghị ............................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................24 PHỤ LỤC .............................................................................................................28 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây .............. 9 Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bìm bìm .....................11 Bảng 2.3: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp ........11 Bảng 4.1: Thành phần dưỡng chất (%DM) các loại thức ăn dùng trong thí nghiệm ...................................................................................................................16 Bảng 4.2: Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi tiêu thụ của các nghiệm thức trong thí nghiệm......................................................................... 17 Bảng 4.3: Các thông số dịch dạ cỏ của bê khi cho ăn bìm bìm thay thế cỏ lông tây ..........................................................................................................................19 Bảng 4.4: Tỉ lệ tiêu hóa (%) dưỡng chất tiêu hóa, cân bằng nitơ, tăng trọng của bê khi cho ăn thay thế bằng bìm bìm trong khẩu phần .........................................20 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Cỏ lông tây ............................................................................ 10 Hình 2.2: Bìm bìm .......................................................................................10 Hình 3.1: Bê được nuôi trong thí nghiệm ....................................................12 Hình 3.2: Cỏ lông tây sử dụng trong thí nghiệm .........................................13 Hình 3.3: Bìm bìm sử dụng trong thí nghiệm..............................................13 Hình 3.4: Thức ăn hỗn hợp sử dụng trong thí nghiệm ................................13 Hình 4.1: Lượng vật đạm thô và NDF ăn vào của bê thí nghiệm ...............18 Hình 4.2: Mối quan hệ giữa Nitơ tiêu thụ và Nitơ tích lũy g/kgW0,75.........21 viii DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Ash BB CLT CP DCP DDM DM DNDF DOM ĐBSCL EE ME NDF NPN NT OM SEM TAHH TN VSV Khoáng tổng số Bìm bìm Cỏ lông tây Đạm thô Đạm thô tiêu hóa Vật chất khô tiêu hóa Vật chất khô Xơ trung tính tiêu hóa Vật chất hữu cơ tiêu hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long Béo thô Năng lượng trao đổi Xơ trung tính Đạm phi protein Nghiệm thức Vật chất hữu cơ Sai số chuẩn Thức ăn hỗn hợp Thí nghiệm Vi sinh vật W0,75 Trọng lượng trao đổi ix Chƣơng 1: GIỚI THIỆU Theo số liệu thống kê của Cục Chăn Nuôi (2008), số lượng bò có sự gia tăng mạnh, sự tăng trưởng đàn bò cả nước trung bình hàng năm là 6% năm 2001 số lượng bò cả nước là 3.899.683 đến năm 2007 là 6.724.703. Ngành chăn nuôi bò đặc biệt phát triển nhanh tại các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang,… Chăn nuôi bò ở đây thường dựa vào các nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có chủ yếu là cỏ tự nhiên, rơm,… ngoài ra còn tận dụng một số phụ phẩm nông công nghiệp như bã bia, bã đậu nành,... Chăn nuôi động vật nhai lại góp phần gây sự ấm lên của trái đất thông qua việc thải khí mêtan (CH4) và cacbonic (CO2) từ sự lên men chính yếu ở dạ cỏ (Schils, 2007). Giảm mêtan phát thải từ sự lên men dạ cỏ mà không giảm năng suất chăn nuôi là hai mong muốn cũng như là một chiến lược để giảm khí gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và cũng là một phương tiện để nâng cao hiệu quả chuyển hoá thức ăn (Martin, 2008). Vi khuẩn dạ cỏ phân hủy xơ trung tính (NDF) trong thức ăn tạo ra axit béo bay hơi (VFA), H2, CO2 và CH4. Nguyên nhân chủ yếu tạo ra H2 là con đường tạo ra axit axetic (Hegarty and Gerdes, 1998). Kết quả của việc tạo ra axit axetic và butyric là CH4 (Baker, 1997). Vì vậy, theo Boadi (2004) muốn giảm CH4 thì phải làm giảm sự phân hủy NDF ở dạ cỏ hoặc làm thay đổi thành phần VFA hướng tới việc tăng axit propionic và giảm axit axetic. Theo Vo Duy Thanh et al. (2012), khi nghiên cứu trên cừu Phan Rang trình bày cỏ lông tây có hàm lượng protein thô (CP) và xơ trung tính (NDF) tương ứng là 10,2% và 66,0%, bìm bìm có CP là 13,6% và NDF là 38,8% (DM). Bìm bìm có NDF thấp hơn và CP cao hơn cỏ lông tây. Do vậy khi thay thế cỏ lông tây bằng bìm bìm sẽ làm giảm lượng NDF và tăng CP trong khẩu phần, có thể dẫn đến giảm khí CH4 và CO2, cải thiện sự tiêu thụ và tiêu hóa dưỡng chất để tăng năng suất của bò tăng trưởng. Đề tài “Ảnh hưởng của bìm bìm thay thế cỏ lông tây lên sự tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất và thông số dịch dạ cỏ của bê lai Sind tăng trưởng” nhằm xác định khẩu phần làm cải thiện sự tiêu hóa dưỡng chất, các thông số dạ cỏ và tích lũy đạm của bê tăng trưởng, để khuyến cáo áp dụng trong chăn nuôi, tăng cường các nghiên cứu về thức ăn trên bê sinh trưởng nhằm giảm khí CH4 và CO2. 1 Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 SƠ LƢỢC GIỐNG BÒ LAI SIND Bò lai Sind thuộc nhóm bò Zebu, được lai từ bò vàng Việt Nam với bò đực Sindhi hoặc bò Sahiwal được dùng để cày kéo, lấy thịt và sữa. Tỉ lệ máu của bò lai Sind thay đổi rất lớn giữa các cá thể và do đó ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tương ứng. Nếu máu bò Sind cao trên 50% thì hình dạng của bò lai Sind gần với bò Sind. 2.1.1 Đặc điểm ngoại hình Ngoại hình của bò lai Sind trung gian giữa bò Sind và bò vàng Việt Nam. Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển: yếm kéo dài từ hầu đến rốn; nhiều nếp nhăn. Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc. Bầu vú khá phát triển. Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương. Màu lông thường vàng, vàng đậm hoặc vàng cánh dán, một số ít con có vá trắng (Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, 2004). 2.1.2 Đặc điểm sinh trƣởng Thể vóc lớn hơn bò Vàng: khối lượng sơ sinh 17-19 kg, trưởng thành 250350 kg đối với con cái, 400-450 kg đối với con đực. 2.1.3 Đặc tính sinh sản Bò lai Sind có thể phối giống lần đầu lúc 18-24 tháng tuổi. Khoảng cách lứa đẻ khoảng 15 tháng. Năng suất sữa khoảng 1200-1400 kg/chu kỳ 240-270 ngày, tỉ lệ mỡ sữa 55,5%. Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên dụng thịt thành bò lai hướng thịt. Có khả năng cày kéo tốt. Sức kéo trung bình 560-600 N, tối đa: cái 1300 2500 N, đực 2000-3000 N. Bò lai Sind chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt được khí hậu nóng ẩm. 2.2 Sự tiêu hóa ở gia súc nhai lại 2.2.1 Sinh lý tiêu hóa Đường tiêu hóa của bò được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi. Bao gồm dạ dày trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) không có tuyến tiêu hóa riêng và dạ múi khế tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn, có hệ thống tuyến phát triển mạnh. Đối với gia súc non bú sữa dạ cỏ và dạ tổ ong kém phát triển, sữa được dẫn trực tiếp xuống dạ lá sách và dạ múi khế qua rãnh thực quản. Rãnh thực quản gồm có đáy và 2 mép. Hai mép này khi khép lại sẽ 2 tạo ra một cái ống để dẫn thức ăn lỏng. Khi bê bắt đầu ăn thức ăn cứng thì dạ cỏ và dạ tổ ong phát triển nhanh và đến khi trưởng thành thì chiếm đến khoảng 85% tổng dung tích dạ dày nói chung. Trong điều kiện bình thường ở gia súc trưởng thành rãnh thực quản không hoạt động nên cả thức ăn và nước uống đều đi thẳng vào dạ cỏ và dạ tổ ong. Dạ cỏ là túi lớn nhất, chiếm nửa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu, chiếm tới 85-90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hóa, có tác dụng tích trữ, nhào trộn và phân giải thức ăn. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho vi sinh vật (VSV) lên men kị khí: yếm khí, nhiệt độ tương đối ổn định trong khoảng 38-420C, pH từ 5,5-7,4. Phốt phát và cacbonat trong nước bọt có tác dụng đệm và sự hấp thu nhanh chóng axit béo bay hơi (ABBH) và amoniac có tác dụng ổn định pH dạ cỏ. Áp suất thẩm thấu của dịch dạ cỏ được duy trì tương tự như áp suất thẩm thấu của máu nhờ có sự trao đổi ion giữa chúng qua vách dạ cỏ. Khí oxy nuốt vào theo thức ăn nhanh chóng được sử dụng nên môi trường yếm khí luôn luôn được duy trì. Thức ăn mới luôn được bổ sung, còn thức ăn không lên men cùng các chất dinh dưỡng hòa tan vào sinh khối VSV được thường xuyên chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hóa. Dạ tổ ong có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách; giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại. Sự lên men trong dạ tổ ong tương tự như dạ cỏ. Dạ lá sách có nhiệm vụ chính là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, cùng các ion Na, K,… hấp thu các axit béo bay hơi trong dưỡng chấp đi qua dạ lá sách. Dạ múi khế có chức năng tiêu hóa men tương tự như dạ dày đơn (HCl, pepsin). Thức ăn sau khi được nuốt xuống dạ cỏ, phần lớn thức ăn được lên men bởi VSV cộng sinh. Sản phẩm lên men gluxit (các axit béo bay hơi) được hấp thu qua vách dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ. Sinh khối vi sinh vật cùng các tiểu phần thức ăn có kích thước bé (<1mm) sẽ trôi xuống dạ múi khế và ruột để được tiêu hóa tiếp bởi men của đường tiêu hóa. Phần thức ăn chưa được nhai kĩ nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng lại được ợ lên xoang miệng với những miếng không lớn và được nhai kĩ lại ở miệng. Khi thức ăn được nhai lại kĩ và thấm nước bọt được nuốt trở lại dạ cỏ. Quá trình nhai lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố như trạng thái sinh lý của con vật, cơ cấu khẩu phần, nhiệt độ môi trường,… 3 Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì thời gian nhai lại càng ngắn. Trong điều kiện yên tĩnh gia súc sẽ bắt đầu nhai lại (sau khi ăn) nhanh hơn. Cường độ nhai lại mạnh nhất vào buổi sáng và buổi chiều. Hiện tượng nhai lại bắt đầu xuất hiện khi bê được cho ăn thức ăn thô (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004). Những thành phần thức ăn hòa tan nhanh trong dung môi trung tính (Neutral detergent solubles: NDS) hầu như được lên men hoàn toàn trong dạ cỏ, những thành phần đó chủ yếu là: protein, cấu trúc không phải là carbohydrate,… Sự tiêu hóa thức ăn xanh được kết hợp với nitrogen của khẩu phần ăn vào và loại thực liệu của thức ăn xanh. Nếu thức ăn xanh có hàm lượng protein từ 6-8% thì tiêu hóa cao, vì nó sẵn sàng cung cấp nhu cầu nitrogen cho vi sinh vật dạ cỏ (McDonald et al., 1995). 2.2.2 Đặc điểm lên men vi sinh vật ở dạ cỏ Vi sinh vật ở dạ cỏ có khả năng lên men carbohydrate, phân hủy thức ăn tạo ra các axit béo bay hơi, metan, khí cacbonic và năng lượng cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Hệ vi sinh vật sống trong dạ cỏ gồm: nguyên sinh động vật, vi khuẩn và nấm. 2.2.2.1 Nguyên sinh động vật (Protozoa) Protozoa có trong dạ cỏ của gia súc nhai lại bắt đầu từ khi chúng ăn thức ăn là thực vật khô. Protozoa có mặt trong dạ cỏ của bò khi ăn thức ăn nhiều xơ mật độ thấp dưới 100.000 Protozoa/1 ml dịch dạ cỏ (Nguyễn Văn Thu, 2010). Trái lại, khẩu phần ăn có nhiều tinh bột và đường, mật độ protozoa có thể lên đến 4.000.000 con/ml dịch dạ cỏ. Khi quần thể protozoa cao có thể đạt tới 70% sinh khối vi sinh vật trong dịch dạ cỏ và vi khuẩn chỉ có 30% (Leng and Preston, 1991). Hầu hết các protozoa có mặt trong dạ cỏ là protozoa kỵ khí. Một vài loài protozoa có khả năng phân giải chất xơ có trong thức ăn. Tuy nhiên, cơ chất chính của chúng là đường và tinh bột, chúng sẽ được hấp thu nhanh chóng và dự trữ dưới dạng polydextran để cung cấp năng lượng duy trì và sinh trưởng của protozoa. Có sự tác động tương hỗ giữa protozoa và vi khuẩn, protozoa ăn và tiêu hóa vi khuẩn, loại ra xác trôi nổi trong dịch dạ cỏ (Coleman, 1975), chính vì thế mà làm giảm lượng vi khuẩn bám vào mẫu thức ăn. Với những thức ăn dễ tiêu hóa thì điều này sẽ không có ý nghĩa lớn, nhưng đối với thức ăn khó tiêu thì sẽ làm tăng thời gian tiêu hóa thức ăn. Khi mật độ protozoa trong dạ cỏ cao, một tỉ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa ăn và tiêu hóa. Trường hợp nhóm 4 Entodinia nhiều (khoảng 2 triệu con protozoa/ml dịch dạ cỏ) thì tất cả vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ sẽ bị ăn mất đi, chiếm khoảng 30% tổng lượng sinh khối (Coleman, 1975). 2.2.2.2 Vi khuẩn (Bacteria) Thông thường, vi khuẩn chiếm phần lớn trong hệ sinh vật dạ cỏ, mật độ từ 10 -1010 con/ml dịch dạ cỏ. Vi khuẩn có trong dạ cỏ bao gồm vi khuẩn tự do trong dịch dạ cỏ (chiếm khoảng 30%), vi khuẩn bám vào các mẫu thức ăn (chiếm khoảng 70%), vi khuẩn trú ngụ ở nếp gấp biểu mô, vi khuẩn bám vào protozoa (chủ yếu là loại sinh khí metan) (Nguyễn Văn Thu, 2010). 8 Do thức ăn liên tục được chuyển khỏi dạ cỏ, vì thế phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn sẽ bị tiêu hóa đi. Do vậy, số lượng vi khuẩn ở dạng tự do có trong dịch dạ cỏ là rất quan trọng để xác định sự phân hủy thức ăn trong dạ cỏ. Vi khuẩn có những nhóm chính sau đây: Nhóm vi khuẩn phân giải carbohydrate không phải là chất xơ (NFC): số lượng của của nhóm vi khuẩn này sẽ tăng khi ta cho gia súc ăn khẩu phần giàu carbohydrate dễ lên men (tinh bột, đường, glucose,…) có từ thức ăn hạt, củ, cỏ xanh tươi, rỉ mật đường,… Nhóm vi khuẩn lên men lactic: chúng có tác dụng lên men đường, tốc độ phát triển của chúng tỉ lệ nghịch với Streptococcus. Vi khuẩn lactic chiếm ưu thế khi khẩu phần ăn giàu cỏ khô hoặc thức ăn tinh. Nhóm vi khuẩn phân giải chất xơ: chiếm tỉ lệ nhỏ (dưới 10%) so với tổng số vi khuẩn. Tại dạ cỏ, chất xơ được tiêu hóa nhờ men phân giải chất xơ của vi khuẩn phân giải xơ (Cellulolytic bacteria) sống ở dạ cỏ tiết ra. Các loại vi khuẩn này phân giải được cellulose, hemicellulose và cả pectin. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự lên men chất xơ ở loài nhai lại. Nhóm vi khuẩn phân giải chất chứa nitrogen bao gồm Butyrivibro, Bacteroides, Streptococcus, Selenomas, Clostridium, Lachnospira và Borrelia. Trong đó, có những loài có hoạt động phân hủy cellulose, xylanose, pectinose, amylose và saccarose rất mạnh có trong thức ăn. Các vi khuẩn này có khả năng phân hủy protein có trong thức ăn. 2.2.2.3 Nấm (Fungi) Trong tất cả các loại nấm yếm khí có mặt trong dạ cỏ, chúng ta có thể chia ra làm 5 loài, bao gồm: Neocallim, Piromyces, Caecomyces, Orpinomyces và Anaeromyces (Nguyễn Đông Hải, 2009). 5 Nấm có mật độ khoảng 103-104/ml dịch dạ cỏ. Nấm là thành phần đầu tiên xâm nhập và tiêu hóa thành phần cấu trúc của tế bào thực vật bắt đầu từ bên trong, đồng thời nó phá vỡ cấu trúc của thực vật. Sự công phá này làm cho vi khuẩn bám vào các cấu trúc tế bào thực vật. Do đó nắm giữ một vai trò đặc biệt trong việc công phá lên men các nguyên liệu không hòa tan của màng tế bào, tăng quá trình tiêu hóa xơ (Nguyễn Văn Thu, 2010). 2.2.3 Tác động tƣơng hỗ của vi sinh vật dạ cỏ Trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh, đặc biệt là trong tiêu hóa xơ. Tiêu hóa xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và protozoa. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sinh axit lactic, hạn chế giảm pH đột ngột nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ. Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh sinh tồn với nhau. Khi gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhưng nghèo protein thì số lượng vi khuẩn phân giải cellulose giảm làm cho tỉ lệ tiêu hóa xơ thấp. Mặt khác, khi protozoa ăn và tiêu hóa vi khuẩn sẽ làm giảm tốc độ và hiệu quả chuyển hóa protein trong dạ cỏ. Loại bỏ protozoa sẽ làm tăng số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ (Preston and Leng, 1987). 2.2.4 Sự tiêu hóa thức ăn 2.2.4.1 Tiêu hóa xơ Cellulose và hemicellulose là thành phần chính của tế bào thực vật, chúng liên kết với lignin tạo thành polyme bền vững về lý và hoá học. Một đơn vị cellulose gồm hai phân tử glucose, cellulose nguyên chất là một chuỗi các cenlobiose lặp đi lặp lại bởi các liên kết -1,4. Như vậy cellulose nguyên chất gồm các đường đơn glucose. Khoảng 80% cellulose và hemicellulose được phá vỡ bởi protozoa. Protozoa phá vỡ màng cellulose tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men cellulose, giải phóng các thành phần dưỡng chất bên trong tế bào thực vật như tinh bột, đường và protein. Một phần cellulose được protozoa ăn để tạo năng lượng sống cho bản thân chúng. Protozoa cũng có thể tiêu hoá được một phần cellulose. Chủ yếu cellulose và hemicellulose được lên men bởi vi khuẩn để tạo ra các axit béo bay hơi cung cấp cho vật chủ. 2.2.4.2 Tiêu hoá tinh bột và đƣờng Vi khuẩn và protozoa phân giải tinh bột thành polysaccharide, glycogen, amilopectin, các sản phẩm này được lên men tạo thành axit béo bay hơi. Trong gia súc nhai lại phần lớn tất cả các carbohydrate, bao gồm carbohydrate 6 phức tạp như cellulose và hemi-cellulose được tiêu hóa bởi hoạt động của vi khuẩn dạ cỏ. Sản phẩm cuối cùng do vi sinh vật lên men cellulose, hemicellulose, tinh bột và đường là axit béo bay hơi và một ít béo có mạch carbon dài như axit valeric, axit caproic,… và các khí thể (CO2, H2, N2, O2,…). Trong đó tỉ lệ axit axetic cao hơn, sau đó là axit propionic, butyric và valeric. Tinh bột thoát qua sự tiêu hóa ở dạ cỏ sẽ tiêu hóa tại dạ muối khế và sản phẩm được hấp thu ở ruột non. Các axit béo bay hơi được hấp thu, một phần đến gan oxy hóa tạo thành năng lượng cho cơ thể, một phần đến các mô bào (nhất là mô tuyến sữa). 2.2.4.3 Tiêu hoá protein Protein của khẩu phần được lên men bởi các vi sinh vật dạ cỏ. Phần lớn các protein thuần và non-protein (NPN), đi vào dạ cỏ được phân giải thành nước tiểu, cần để vi khuẩn tổng hợp protein cho cơ thể. Amoniac vượt qua được sử dụng bởi các vi sinh vật, hấp thu qua thành dạ cỏ vào máu, vận chuyển đến gan, và chuyển đổi thành ure, phần lớn được bài tiết trong nước tiểu. Một số ure được trả lại cho dạ cỏ thông qua nước bọt, và trực tiếp qua vách dạ cỏ (Visser, 2013). Hàm lượng NH3 trong dạ cỏ rất quan trọng, chúng quyết định đến quá trình lên men phân hủy xơ và các hợp chất carbohydrate khác. Nhiều tài liệu đã xác định gia súc nhai lại có thể sử dụng 25-35% nitơ trong khẩu phần, từ nguồn đạm phi protein mà gia súc vẫn phát triển tốt (Bùi Đức Lũng và ctv., 1995). Hiện nay ure được sử dụng rộng rãi nhất cho gia súc nhai lại. Với những khẩu phần nghèo protein nhưng có nhiều xơ mà được bổ sung một lượng rỉ đường hay thức ăn tinh thích hợp, hiệu quả sử dụng protein khá rõ rệt. Có thể sử dụng so đũa, ure, bánh dầu bông vải để làm thức ăn bổ sung đạm cho bò, nhất là trong chăn nuôi bò thịt. 2.2.4.4 Tiêu hóa chất béo Theo Nafikov and Beitz (2007) lipid tiêu hóa ở động vật nhai lại là độc đáo ở chỗ sau khi chất béo thức ăn được đặt vào một môi trường thủy phân và khử. Kết quả là glycerol từ triacylglycerol và phospholipid được lên men để VFA và các axit béo không bão hòa được hydro hóa, các axit béo chủ yếu là bão hòa trước khi hấp thu. Phần lớn axit béo cao phân tử là các axit béo không no và dễ tách ra như axit oleic, axit linoleic... Chúng được hấp thu trong dạ cỏ và được vi sinh vật hydro hóa, khi đó một lượng lớn axit béo sẽ bị biến đổi thành axit bão hòa (chủ yếu là axit stearic và axit palmitic) chỉ được hấp thu ở ruột non. 7 2.2.5 Sự hấp thu các dƣỡng chất ở gia súc nhai lại 2.2.5.1 Hấp thu các axit béo bay hơi (VFA:Volatile fatty axit ) Các axit béo bay hơi chủ yếu là axit axetic, axit propionic, axit butyric và một lượng nhỏ các axit khác (izobutyric, valeric, izovaleric). Các axit này được hấp thu qua vách dạ cỏ vào máu và là nguồn năng lượng chính cho vật chủ (khoảng 70-80% tổng số năng lượng được gia súc hấp thu). Tỉ lệ giữa các axit béo bay hơi phụ thuộc vào bản chất của các loại glucid có trong khẩu phần. Axit béo bay hơi được hấp thu bằng cách khuếch tán qua vách dạ cỏ. Khoảng 25% được hấp thu ở phần sau dạ cỏ. Vì lượng này rời khỏi dạ cỏ cùng với thức ăn. pH của dịch dạ cỏ ảnh hưởng lớn tới sự hấp thu các axit béo bay hơi, các nhà khoa học đã chứng minh rằng ở pH = 6,4 trong dạ cỏ có cả anion của axit béo và axit béo tự do. Khi pH cao hơn từ 7,0-7,5 tốc độ hấp thu các axit béo giảm rõ rệt, điều đó phụ thuộc vào H+ có lẽ liên quan với số lượng tương đối của axit béo ở dạng không phân ly. Các tác giả nhận thấy rằng ngay đến tận 2448 giờ sau khi ăn, hàm lượng axit béo bay hơi trong máu tĩnh mạch cửa vẫn còn cao hơn trong máu động mạch. 2.2.5.2 Hấp thu amoniac Amoniac được giải phóng từ nguồn nitơ protein và phi protein bởi vi sinh vật dạ cỏ sẽ được hấp thu một phần ngay ở dạ dày trước. Tốc độ hấp thu amoniac phụ thuộc vào chỉ số pH. Ở môi trường kiềm sự hấp thu tiến hành nhanh hơn ở môi trường axit. Nếu dư thừa amoniac sẽ được hấp thu vào máu để đưa đến gan. Ở gan amoniac sẽ được tổng hợp thành ure, lượng ure này một phần nhỏ sẽ được bài tiết qua nước tiểu, một phần lớn đi vào tuyến nước bọt và được nuốt xuống dạ cỏ trở thành nguồn cung cấp nitơ cho vi sinh vật. 2.2.5.3 Sự hấp thu ure Ure của khẩu phần theo nước bọt vào dạ cỏ cũng như ure được chuyển từ máu qua vách dạ cỏ bị phân giải nhanh chóng bởi urease của vi khuẩn thành amoniac và khí cacbonic nên nồng độ của ure trong dạ cỏ giảm rõ rệt. Trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường, dạ cỏ không thấy có ure hoặc chỉ có một ít nhưng khi cho ăn ure thì ở 20-48 phút đầu trong dạ cỏ có nhiều ure chưa phân giải, sau đó ure giảm dần, sau 75-80 phút thường chỉ còn thấy dấu vết hoặc một lượng không quá vài mg/100ml. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng