Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của biện pháp tỉa chồi đến năng suất trái và hạt cà tím eg203 làm gốc ...

Tài liệu ảnh hưởng của biện pháp tỉa chồi đến năng suất trái và hạt cà tím eg203 làm gốc ghép tại nhà lưới đại học cần thơ (tháng 8 12 2009)

.PDF
47
274
68

Mô tả:

viii MỤC LỤC Chương Nội dung Trang Lời cam đoan iii Tiếu sử cá nhân v Lời cảm tạ vi Tóm lược vii Mục lục viii Danh sách hình x Danh sách bảng xi MỞ ĐẦU 1 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc, đặc điểm thực vật và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà tím 1.1.1 Nguồn gốc 2 1.1.2 Đặc điểm thực vật 2 1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 3 1.2 Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp tỉa chồi trên cây họ cà 1.2.1 Cà chua 4 4 1.2.2 Ớt 5 1.2.3 Cà tím 6 1.3 Một số kết quả nghiên cứu về gốc ghép cà tím EG 203 2 2 6 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương tiện 10 2.1.1 Địa điểm và thời gian 10 2.1.2 Điều kiện khí hậu 10 2.1.3 Vật liệu thí nghiệm 10 v Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) ix 2.2 Phương pháp 3 11 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 11 2.2.2 Kỹ thuật canh tác 13 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 15 2.2.4 Phân tích số liệu 16 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhân tổng quát 17 3.2 Tình hình bệnh khảm 17 3.3 Tình hình tăng trưởng 18 3.3.1 Chiều dài thân chính 18 3.3.2 Số là trên thân chính 19 3.4 Thành phần năng suất 20 3.4.1 Kích thước trái 20 3.4.2 Trọng lượng trung bình trái 21 3.4.3 Số trái trên cây 22 3.5 Năng suất 4 22 3.5.1 Trọng lượng trái và trọng lượng trái thương phẩm trên cây 3.5.2 Trọng lượng hạt trên cây 22 3.5.3 Năng suất trái thực tế 25 3.5.4 Năng suất hạt thực tế 26 3.5.5 Năng suất trái lý thuyết 27 3.5.6 Năng suất hạt lý thuyết 28 24 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận 29 4.2 Đề nghị 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 PHỤ CHƯƠNG i Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) x DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 2.1 Các biện pháp tỉa chồi trên cà tím EG203 tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 11 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của biện pháp tỉa chồi đến năng suất cà tím EG203 làm gốc ghép tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 12 2.3 Cách trồng hàng đôi theo hình nanh sấu của cà tím EG203 làm gốc ghép tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 13 3.1 Số trái trên cây của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 22 3.2 Trọng lượng trái và trọng lượng trái thương phẩm trên cây của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 24 3.3 Trọng lượng hạt trên cây của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 25 3.4 Năng suất trái thực tế của cà tím EG203 làm gốc ghép tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 26 3.5 Năng suất hạt thực tế của cà tím EG203 làm gốc ghép tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 27 3.6 Năng suất trái lý thuyết của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 28 3.7 Năng suất hạt lý thuyết của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 29 x Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) xi DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1.1 Ảnh hưởng của gốc ghép cà tím EG203 lên năng suất cà chua, Central Luzon State University, Philippines. 9 2.1 Tình hình khí tượng thủy văn tại thành phố Cần Thơ từ tháng 812/2009 (Tổng cục thống kê TP. Cần Thơ, 2009). 10 2.2 Loại, lượng, và thời kì bón phân cho cà tím EG203 tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 14 3.1 Tỉ lệ cây khảm của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 18 3.2 Chiều dài thân chính của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 19 3.3 Số lá trên thân chính (lá) của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 20 3.4 Kích thước trái của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 21 3.5 Trọng lượng trung bình trái của cà tím EG203 ở các biện pháp tỉa chồi khác nhau tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009). 21 x Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) MỞ ĐẦU Cà tím EG203 là một trong những loại gốc ghép có khả năng chống chịu tốt đã được trung tâm Nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) chọn lọc và khuyến cáo sử dụng làm gốc ghép cho cà chua. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng kháng bệnh héo tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum của loại cây trồng này tương đối cao. Nhờ vào ưu thế chống chịu tốt nên gốc ghép cà tím ngày càng được sử dụng rộng rãi trong canh tác cà chua ở Việt Nam nói chung và Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng suất cà tím EG203 để có thể đáp ứng tốt nhu cầu gốc ghép ngày càng tăng hiện nay. Bên cạnh các yếu tố về điều kiện tự nhiên, chế độ phân bón, mật độ gieo trồng thì biện pháp tỉa chồi trong quá trình canh tác cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cà tím. Chính vì thế, đề tài “Ảnh hưởng của biện pháp tỉa chồi đến năng suất trái và hạt cà tím EG203 làm gốc ghép tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009)” được thực hiện nhằm xác định biện pháp tỉa chồi nào cho năng suất cà tím EG203 cao nhất. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) CHƯƠNG 1 LƯỢT KHẢO TÀI LIỆU 1.1 NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGỌAI CẢNH CỦA CÂY CÀ TÍM 1.1.1 Nguồn gốc cây cà tím Nguồn gốc phát sinh của cà tím chủ yếu là từ Ấn Độ. Từ đây cây cà phát triển sang các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á sau đó đến Tây Á và châu Âu (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999). Cây cà tím EG203 được các nhà khoa học ở trung tâm nghiên cứu phát triển rau châu Á (AVRDC) khuyến cáo sử dụng làm gốc ghép cho cà chua để tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi và bệnh hại từ đất (Phạm Văn Côn, 2007). 1.1.2 Đặc điểm thực vật của cây cà tím  Rễ Rễ cà tím thuộc loại rễ cọc, nhưng do phương thức cấy chuyển (ươm cây con trong khai sau đó đem ra đồng, trong quá trình nhổ cây con từ khai đem trồng làm cho hệ thống rễ của cà tím bị đứt một phần) nên rễ cọc biến đổi thành hệ rễ gần giống với rễ chùm, giống như rễ cà chua và ớt (Mai Thi Phương Anh, 1996). Bộ rễ cà tím rất khỏe, ăn sâu vào đất do đó trong canh tác nên chọn đất tốt, tơi xốp để thuận lợi cho sự phát triển của bộ rễ (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005).  Thân Cà tím là loại cây thân thảo sống hàng năng hoặc nhiều năm, có thân hóa gỗ. Thân cà tím phân cành mạnh, chiều cao khoảng 0,8-1,2 m. Các chồi bên phát triển mạnh (đặc biệt là chồi ở dưới chùm hoa thứ nhất và chùm hoa thứ hai) và cho năng suất tương đương thân chính. Vì thế trong canh tác cà tím cần chú ý khoảng cách trồng cho phù hợp để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên liếp trồng 2 hàng với khoảng cách hàng cách hàng là 60-80 cm và cây cách cây là 50-60 cm (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 2007) 3  Lá Lá cà tím to, đơn giản, chia thùy và mặt dưới nhiều gai. Lá mọc so le nhau, mỗi nách là thường có 1 chồi. Tùy thuộc vào vị trí mà các chồi này có khả năng sinh trưởng và phát triển khác nhau. Chức năng chính của lá là quang hợp, tổng hợp carbohydrate cần thiết cho các hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây. Vì vậy để cây phát triển tốt cần chăm sóc bộ lá khỏe mạnh (Mai Thi Phương Anh, 1996).  Hoa Hoa cà to có màu tím sặc sỡ, hoa thuộc loại lưỡng tính, bao phấn nở cùng một lúc với sự tiếp nhận của nhụy do vậy đảm bảo khả năng tự thụ, mặc dù có thể bị giao phấn nhờ côn trùng. Hoa thường được nở từ 7-11 giờ sáng và sự thụ phấn thường sảy ra từ 9-10 giờ, việc nở hoa và tung phấn tùy thuộc vào độ chiếu sáng ngày dài, nhiệt độ và ẩm độ (Mai Thi Phương Anh, 1996).  Trái Quả cà tím EG203 thường có hình ovan, treo thòng xuống, khi còn non có màu tím, khi chín chuyển sang màu vàng (Mai Thi Phương Anh, 1996).  Hạt Hạt được sinh ra trong giá noãn của thịt quả. Trong quả có rất nhiều hạt, hạt nhỏ hình tròn, dẹt. Hạt cà tím thường có vỏ màu vàng nhạt, rất cứng và tương đối dày (Nguyễn Thị Hường, 2004). 1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây cà tím  Khí hậu Cây cà tím là cây ưa nhiệt độ cao, thích hợp trồng vụ hè. Nhiệt độ cho hạt nẩy mầm tốt nhất là 25-300C. Cây sinh trưởng và phát triển thích hợp ở 20-300C (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Theo Mai Thị Phương Anh (1996) khi nhiệt độ ở mức 150C thì cây ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng ra hoa và đậu trái của cây cà tím. Cà tím là cây ưa ánh sáng mạnh, ít phản ứng với thời gian chiếu sáng nên có thể ra hoa và đậu trái quanh năm. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 4 Cây cà tím có bộ rễ khỏe, ăn sâu nhưng do bộ lá lớn, tiêu hao nước nhiều nên cần đủ ẩm độ đất để cây phát triển tốt. Ẩm độ đất tốt nhất khoảng 80% thì cây sinh trưởng tốt đậu trái nhiều (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).  Đất và dinh dưỡng Theo Mai Thị Phương Anh (1999) cây cà tím rất dễ trồng, không kén đất, có thể trồng trên đất thịt nặng đến pha cát. Nhưng do thời gian sinh trưởng tương đối dài nên cần đất tốt giàu hữu cơ, thoát nước tốt, độ pH thích hợp trồng cà tím là 5,5-6. Cây cà tím cần nhiều chất dinh dưỡng, nhất là đạm, lân và kali. Đạm và lân giúp cây phát triển về thân là và hình thành mầm hoa, tăng kích thước quả, kali giúp quá trình hình thành trái thuận lợi, tăng chất lượng trái và khả năng chống bệnh. Ngoài các nguyên tố đa lượng, các nguyên tố trung và vi lượng cũng rất cần thiết cho các hoạt động sống của cây như: Ca, Mg, Mn, Bo…Biểu hiện thiếu dinh dưỡng thường ít thấy trên cây cà tím. Vậy dinh dưỡng khoáng rất cần thiết cho cây, góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất cho cây (Mai Thị Phương Anh, 1996). 1.2 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP TỈA CHỒI TRÊN CÂY HỌ CÀ 1.2.1 Cà chua Theo Tạ Thu Cúc (2001) đặc điểm thực vật của cây cà chua là mỗi nách lá đều có một chồi, mỗi chồi nách đều có thể phát triển thành cành lá mang hoa, trái. Nhưng do vị trí khác nhau nên khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất trái có sự khác biệt đáng kể. Những nhánh ở gần chùm hoa thứ nhất cho năng suất tương đương thân chính. Vì vậy khi tỉa cành thì cần giữ lại thân chính và một nhánh phụ ngay dưới chùm hoa đầu tiên. Nếu thân chính không phát triển được thì để thân phụ thứ 2 ngay trên chùm hoa thứ nhất. Việc tỉa chồi bấm ngọn và mật độ trồng có liên quan rất lớn đến năng suất và kích thước trái cà chua (Trần Thị Ba và ctv., 1999), Tỉa chồi nhánh cho cà chua kết hợp với biện pháp làm giàn là kỹ thuật tiên tiến để dinh dưỡng tập trung nuôi trái, trái to, Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 5 đồng đều về kích thước, tạo điều kiện chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ dễ dàng. Theo Phạm Hồng Cúc (2007) thì có 2 cách tỉa nhánh cho cà chua: (1) tỉa tất cả chồi nhánh chỉ để lại thân chính và kết hợp bấm ngọn khi thân chính đạt số chùm hoa nhất định (áp dụng cho ruộng trồng dầy); (2) tỉa chừa 2 thân bao gồm thân chính và thân nhánh ngay dưới chùm hoa thứ nhất, bấm ngọn khi thân chính và thân nhánh đạt số chùm hoa nhất định. Việc tỉa nhánh cần được thực hiện khi cây còn nhỏ vừa dễ tỉa vừa không ảnh hưởng đến thân chính. Theo Nguyễn Thị Mai Thanh (2008) cho rằng khi áp dụng biện pháp tỉa chồi thì năng suất cà chua Cherry TN 84 được cải thiện, năng suất cao nhất là tỉa chừa 3 nhánh (13,87 tấn/ha) kế đến là tỉa chừa 2 nhánh (10,96 tấn/ha), tỉa chừa 1 nhánh và không tỉa nhánh không có sự khác biệt với năng suất biến thiên từ 7,49 – 8,23 tấn/ha. Theo Nguyễn Thị Hồng Anh (2009) kết luận đối với biện pháp tỉa chồi trên cà chua HW 96 làm gốc ghép thì biện pháp không tỉa chồi cho năng suất trái (68,7 tấn/ha), năng suất trái thương phẩm (32,7 tấn/ha) và năng suất hạt (337,5 kg/ha) cao nhất so với các biện pháp tỉa chừa 1 chồi, tỉa chừa 2 chồi và tỉa chừa 3 chồi. Tuy nhiên trọng lượng trái trung bình của biện pháp không tỉa chồi lại là thấp nhất (28,5 g/trái). 1.2.2 Ớt Theo Mai Thị Phương Anh (1999) tùy thuộc vào giống và sự sinh trưởng của ớt mà có chế độ tỉa nhánh cho phù hợp. Đối với những cây ít phân nhánh ta nên bấm ngọn để cây đâm thân nhánh phụ, còn các giống đâm nhiều cành, nhánh ta nên tỉa bớt các cành ở gốc cho cây thông thoáng (Mai Văn Quyền và ctv., 2000). Thông thường nên để 3-4 nhánh/cây kết hợp với thường xuyên tỉa bỏ những lá già, lá sâu bệnh, mất khả năng quang hợp. Trong canh tác ớt thông thường các nhánh dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho phần gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại. Đồng thời các hoa, trái ở các tầng lá dưới cũng được tỉa bỏ để ớt phân tán rộng, đến tầng lá thứ 4-5 mới bắt đầu để Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 6 trái. Với kỹ thuật canh tác trên, ớt sẽ cho trái nhiều, tập trung và năng suất cao (Phạm Hồng Cúc và ctv, 2001). Việc tỉa nhánh và các lá già, lá bệnh cho ớt nên thực hiên trước khi cây ra hoa tránh sự tạo nhánh quá mạnh và sự tăng trưởng dinh dưỡng, để ngăn chặn sự tiêu phí sản phẩm đồng hóa giúp cây tập trung dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình sinh sản tốt hơn (Đường Hồng Dật, 2003). 1.2.3 Cà Tím Cây cà tím sau khi mọc được 5-7 lá thì bắt đầu ra hoa. Lúc đó những nhánh ngay dưới chum hoa đầu tiên cần được tỉa bỏ do những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các nhánh này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sang, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển. Từ thời kì giữa đến cuối thời gian sinh trưởng, cây mọc thêm nhiều lá ở dưới vì vậy cần kết hợp tỉa bỏ những lá này để tạo điều kiện thông thoáng đồng thời giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái (Nguyễn Thị Hường, 2004). Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999) thì đối với cà tím, các cành nách bên dưới phải chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết để tạo điều kiện thông thoáng, hạn chế sâu bệnh hại phát triển. Sau chùm hoa đầu tiên giữ lại 3 nhánh. Nếu cây sinh trưởng mạnh thì sau chùm hoa thứ 2-3 thì bấm ngọn. Đối với cây để lâu thì không cần bấm ngọn, cần cắm cây để giảm đổ ngã. 1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GỐC GHÉP CÀ TÍM EG203 Trong những năm gần đây gốc ghép cà tím EG203 được thử nghiệm và ứng dụng rộng rãi trong canh tác cà chua ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Ngoài khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường mà đặc biệt các nguồn bệnh từ đất (bệnh héo tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum) thì một số kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng tương thích và tỉ lệ sống của loại Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 7 gốc ghép này trên ngọn ghép cà chua là tương đối tốt. Theo Phạm Hoàng Sỹ (2008) với đề tài “Đánh giá tỉ lệ sống của một số loại gốc ghép với ngọn ghép cà chua và dưa hấu trong vườm ươm thị xã Bạc Liêu năm 2007” thì khả năng tương thích của gốc ghép cà tím EG203 với ngọn ghép cà chua là rất cao và tỉ lệ sống là khoảng 92-99,6%. Kết quả nghiên cứu của Vũ Thanh Hải và Nguyễn Văn Đĩnh, cho thấy cây cà chua của 2 giống MV1 và HT7 ghép trên gốc EG203 có khả năng kháng bệnh héo xanh tốt và chịu ngập úng 72 giờ. Cây cà chua ghép MV1/EG203 và HT7/EG203 có năng suất tương đương cây không ghép. Cây ghép có tỷ lệ sống cao trên 80% khi bảo quản trong các kiểu phòng làm bằng các vật liệu đơn giản ở điều kiện nhiệt độ 29310C. Theo Huỳnh Thị Kim Em (2008), thí nghiệm so sánh tỉ lệ bệnh héo tươi (vi khuẩn Ralstonia solanacearum), sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cà chua Cherry trên gốc ghép cà chua và cà tím tại Tp. Cần Thơ, Đông xuân 2006, đã kết luận rằng cà chua Cherry trên gốc ghép cà tím EG203 cho năng suất cao nhất (22,11 tấn/ha) và cao hơn 3 lần so với gốc ghép cà chua, đồng thời tỉ lệ bệnh héo tươi trên loại gốc ghép này là 0%. Kết quả nghiên cứu “Ảnh hưởng của ba loại gốc ghép lên tỉ lệ bệnh héo tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái cà chua Redcrown 250 tại thị xã Bạc Liêu – Hè thu 2007” của Nguyễn Văn Đém (2008) cho thấy rằng cả 3 loại gốc ghép đều có khả năng chống chịu tốt với bệnh héo tươi, với tỉ lệ bệnh thấp hơn 9 %. Gốc ghép cà tím EG203 cho năng suất cao nhất (12,45 tấn/ha), đồng thời tỉ lệ bệnh héo tươi trên loại gốc ghép này là thấp nhất Nghiên cứu của Lâm Như Thùy (2008) về “Khảo sát ảnh hưởng của ba loại gốc ghép lên tỉ lệ bệnh héo tươi do vi khuẩn Ralstonia solanacearum, khả năng tăng trưởng, năng suất và phẩm chất trái cà chua Redcrow 250 tại Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang vụ Hè Thu 2007”, kết luận rằng tỉ lệ bệnh héo tươi trên gốc ghép là tím EG203 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 8 là thấp nhất (5%) so với gốc ghép cà chua Đà Lạt (45%), cà chua HW 96 (55%) và đối chứng không ghép có tỉ lệ bệnh là 87,5% và chết hoàn toàn ở 60 ngày sau khi trồng. Gốc ghép cà tím EG203 tỏ ra vượt trội hơn về khả năng chống chịu bệnh so với gốc ghép cà chua Đà Lạt và gốc ghép cà chua HW 96 trên nền đất thoát nước kém. Tương tự, Lư Tuấn Anh (2008) cũng đưa ra kết luận rằng cà chua cherry TN 359 ghép trên gốc cà tím EG203 cho năng suất cao nhất (11,8 tấn/ha) và khả năng chống chịu tốt với bệnh héo tươi, tỉ lệ bệnh thấp (1,47 %). Tại An Giang, đề tài nghiên cứu “Khảo nghiệm cà chua ghép gốc cà tím kháng bệnh héo rũ do vi khuẩn Raltonia solanacearum gây ra vụ Hè Thù năm 2010 tại huyện Châu Thành – An giang” bước đầu cho thấy cà chua ghép gốc cà tím EG203 và EG 195 có tỉ lệ sống cao (92%), khả năng kháng sâu bệnh khá tốt (bệnh héo rũ) và cho năng suất cao. Với kết quả ban đầu, các lãnh đạo, các nhà chuyên môn và nông dân đánh giá cao giống ghép và xác định đây là những giống có khả năng ứng dụng tốt ở vụ Đông Xuân. (Phương Thi, 9/2010). Theo số liệu thống kê của các nhà nghiên cứu trường Central Luzon State University, Philippines (Bảng 1.1) năng suất cà chua qua các năm từ 1998 – 2002 có sự trên lệch đáng kể giữa việc có và không sử dụng gốc ghép cà tím EG203. Sử dụng gốc ghép cà tím trong canh tác cà chua là yếu tố quan trọng để làm tăng năng suất (năng suất cà chua ghép cao hơn gần 6 lần so với cà chua không ghép tháng 7/2000) góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà sản xuất. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 9 Bảng 1.1 Ảnh hưởng của gốc ghép cà tím EG203 lên năng suất cà chua, Central Luzon State University, Philippines. Năng suất cà chua (tấn/ha) Năm Có ghép Không ghép 9/1998 11,30 5,99 8/1999 17,45 8,42 9/1999 18,52 14,59 7/2000 17,96 3,27 6/2001 11,39 3,55 7/2001 10,97 2,29 Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 10 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG TIỆN 2.1.1 Địa điểm và thời gian - Địa điểm: Nhà lưới rau, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ. - Thời gian: từ tháng 8-12/2009 (vụ Thu Đông). 2.1.2 Điều kiện khí hậu Trong thời gian bố trí thí nghiệm nhiệt độ không khí tương đối mát mẻ, trung bình là 26,50C. Ẩm độ không khí tương đối cao dao động trong khoảng từ 83 đến 88%, ẩm độ trung bình là 85,6%. Số giờ nắng biến động trong khoảng 146,3 đến 199,0 giờ/tháng, số giờ nắng trung bình là 171,6 giờ/tháng. Lượng mưa có sự biến động lớn đặc biệt là vào tháng 12 lượng mưa tương đối thấp (61m/tháng) (Bảng 2.1). Bảng 2.1 Tình hình khí tượng thủy văn tại thành phố Cần Thơ từ tháng 8-12/2009 (Tổng cục thống kê TP. Cần Thơ, 2009). Thời gian (tháng) Nhiệt độ trung bình (oC) Số giờ nắng (giờ) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa (mm) 8/2009 26,7 177,5 87 216 9/2009 26,5 146,3 88 254 10/2009 27,3 199,0 86 233 11/2009 26,5 152,9 84 147 12/2009 25,6 182,1 83 61 Trung bình 26,5 171,6 85,6 182,2 2.1.3 Vật liệu thí nghiệm: - Hạt giống cà tím EG 203: giống này kháng được vi khuẩn gây bệnh héo xanh đồng thời chịu được điều kiện ngập úng, chống được tuyến trùng rễ do Meloigogyne Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 11 incognital, chịu được bệnh thối gốc do nấm Sclerotium rolfsii. Cà tím EG 203 được chọn lọc từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á chọn lọc và khuyến cáo sử dụng. - Giá thể xơ dừa, khay ươm cây con. - Màng phủ nông nghiệp khổ rộng 1,6 m - Phân bón: NPK (16-16-8), super Lân, KCl và vôi bột. - Thuốc hóa học: Regent 80 WG, Confidor 100 SL, Actara 25 WG, Azimex 40 EC, Otoxes 200 SP, Physan 20 L, Basudin 10 H,…. 2.2 PHƯƠNG PHÁP 2.2.1 Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 4 nghiệm thức tương ứng với 4 biện pháp tỉa chồi được lập lại 3 lần (Hình 2.1 và 2.2) (1). Không tỉa chồi (đối chứng). (2). Tỉa chừa 1 chồi. (3). Tỉa chừa 2 chồi. (4). Tỉa chừa 3 chồi. (1) (2) (3) (4) Hình 2.1 Các biện pháp tỉa chồi trên cà tím EG 203, nhà lưới rau, Đại học Cần Thơ (tháng 8-12/2009). Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 12 REP I REP II REP III 2 4 2 1 3 4 3 2 1 4 1 3 16m 1: Không tỉa chồi 2: Tỉa chừa một chồi 3: Tỉa chừa hai chồi 4: Tỉa chừa ba chồi 5,6m Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm “Ảnh hưởng của biện pháp tỉa chồi đến năng suất trái và hạt cà tím EG 203 làm gốc ghép tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (8-12/2009)”. Cách tỉa nhánh: - Không tỉa chồi: trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cho đến khi kết thúc thu hoạch không tỉa bỏ bất kì chồi nào trên cây, có thể tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh. - Tỉa chừa 1 chồi: khi cây ra đồng khoảng 20 ngày thì bắt đầu tỉa bỏ chồi bên, chỉ chừa lại một chồi phụ ngay dưới chùm hoa thứ nhất. Trong trường hợp chồi phụ được chừa lại sinh trưởng không tốt thì có thể chọn chồi phụ kế tiếp nhưng phải đảm bảo cây chỉ có một thân chính và một chồi trong suốt chu kỳ sống. - Tỉa chừa 2 chồi: tương tự như cách tỉa chừa một thân chính và một chồi, đối với chồi thứ 2 thì là chồi ngay dưới chùm hoa thứ 2. Tuy nhiên nếu quan sát thấy chồi này Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 13 sinh trưởng kém, bị sâu hại thì có thể chọn chồi kế tiếp để chừa nhưng phải đảm bảo là trên cây chỉ có một thân chính và 2 chồi. - Tỉa chừa 3 chồi: tương tự như hai cách tỉa trên và chồi thứ 3 là ngay dưới chùm hoa thứ 3. Trong trường hợp chồi được chọn không đạt yêu cầu có thể chọn chồi tiếp theo để giữ lại. Lưu ý: Dùng tay để bẻ chồi khi vừa lú ra nhưng phải hạn chế việc tay tiếp súc với vết thương vì dễ lây truyền bệnh giữa các cây và dùng kéo để tỉa chồi những chồi lớn hơn nhưng sau khi tỉa xong một cây phải sát trùng kéo để tỉa cho cây tiếp theo. 2.2.2 Kỹ thuật canh tác: - Chuẩn bị đất: đất dọn sạch cỏ, lên liếp, và được xử lý vôi bột, phơi đất khoảng 2 tuần, sau đó bón lót với lượng phân tính trước. Liếp trồng được trải màng phủ nông nghiệp plastic khổ rộng 1,6 m. - Trồng cây: trồng hàng đôi theo hình nanh sấu với khoảng cách hàng cách hàng là 50 cm, và khoảng cách cây cách cây là 60 cm. Trồng cây lúc chiều mát. Trước khi đem trồng cây con được tưới ẩm. Sau khi trồng rãi Basudin 10 H phòng trừ côn trùng trong đất cắn phá cây con. Hình 2.3 Cách trồng hàng đôi theo hình nanh sấu của cà tím EG 203 làm gốc ghép tại nhà lưới Đại học Cần Thơ (tháng 8-12/2009). Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 14 - Chăm sóc + Trồng dặm: sau khi trồng 3-4 ngày tiến hành trồng dặm lại những chỗ cây bị chết, nhổ bỏ nhưng cây yếu thay vào cây mới khỏe mạnh. + Tưới nước: dùng nước máy tưới cho cây, sử dụng vòi sen (tưới lúc cây còn nhỏ), ống nước (khi cây trưởng thành) tưới 1-2 lần/ngày tùy theo điều kiện môi trường. + Tỉa chồi: tỉa chồi theo các nghiệm thức và được thực hiện thường xuyên khi chồi còn nhỏ để tránh ảnh hưởng đến thân chính. Vệ sinh dụng cụ tỉa (kéo) hoặc tay bằng cồn 900 sau mỗi lần tỉa xong một cây. Kết hợp tỉa chồi với tỉa bỏ các lá già, sâu bệnh ở gốc để tạo điều kiện thông thoáng hạn chế sâu, bệnh hại phát triển. + Bón phân: tổng lượng phân cần bón cho 1 hecta đất trồng cà tím là 750 kg hỗn hợp NPK 16-16-8, 150 kg super lân, 68 kg KCl và 1000 kg vôi bột. Loại, lượng và thời kì bón phân được trình bày ở Bảng 2.2. Bảng 2.2 Loại, lượng, và thời kì bón phân cho cà tím EG 203, nhà lưới rau, Đại học Cần Thơ (tháng 8-12/2009). Loại phân Lượng phân (kg/ha) Vôi bột Bón lót Bón thúc (Ngày sau khi trồng) 25 50 1.000 1.000 0 0 Super Lân 150 70 40 40 16-16-8 750 400 175 175 68 24 22 22 KCl + Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên quan sát, theo dõi, ghi nhận một số loại sâu và bệnh hại chính. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 15 - Thu hoạch: bắt đầu thu hoạch khi trái trên cây từ màu tím chuyển hẳng sang màu vàng và đồng loạt trên lô. 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi  Ghi nhận - Thời gian gieo, trồng, bắt đầu ra hoa, thu hoạch. - Theo dõi sâu hại chính : rầy phấn trăng, sâu ăn tạp, sâu đục trái, bệnh khảm…  Chỉ tiêu bệnh hại - Bệnh khảm (%): đếm tất cả số cây bệnh khảm trên lô tính từ khi bệnh suất hiện đến thu hoạch, rồi qui ra phần trăm cây bệnh trên mỗi nghiệm thức.  Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển Được lấy cố định vào các khoảng thời gian: lúc mới trồng, lúc trên 50% số cây trên đồng trổ hoa và lúc kết thúc thu hoạch trên tất cả các cây trên lô. - Chiều dài thân chính (cm): dùng thước dây đo từ mặt đất lên tới đỉnh sinh trưởng của thân chính. - Số lá trên thân chính (lá): đếm từ lá thật thứ nhất lên tới đỉnh sinh trưởng của thân chính. - Kích thước trái (cm): dùng thước kẹp đo chiều dài và đường kính 10 trái đại diện ở lần thu hoạch rộ (khoảng lần thứ 2-3 ), rồi tính kích thước trung bình của từng lô.  Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất - Trọng lượng trung bình của trái (g): cân 10 trái đại diện của từng lô sau đó tính trọng lượng trái trung bình cho mỗi lô. - Số trái trên cây (trái/cây): đếm toàn bộ số trái qua các lần thu hoạch ở các cây rồi tính số trái trung bình trên cây. - Trọng lượng trái thương phẩm và trọng lượng trái trên cây (kg/cây): cân tất cả trái thương phẩm trên cây ở mỗi đợt thu hoạch sau đó tính trọng lượng trái thương Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com) 16 phẩm thu hoạch trên từng cây. Trọng lượng trái trên cây bao gồm: trọng lượng trái thương phẩm và trọng lượng trái không thương phẩm. - Trọng lượng hạt trên cây (g/cây): tính tổng trọng lượng trái tươi, tổng trọng lượng hạt thu được từ tổng trọng lượng trái tươi, dùng qui tắc tam suất dựa trên tỉ lệ trọng lượng trái trên cây so với tổng trọng lượng trái để tính ra trọng lượng hạt trên cây. - Năng suất thực tế: cân tất cả trọng lượng trái thu được trên lô qua các lần thu hoạch, tính năng suất tổng của trái trên lô rồi qui ra năng suất trên hécta (tấn/ha), tính tương tự cho chỉ tiêu năng suất hạt thực tế (kg/ha). - Năng suất lý thuyết: lấy tổng trọng lượng trái trên cây nhân cho số cây trồng ban đầu trên lô để tính năng suẩt lý thuyết trên lô, dựa vào năng suất lý thuyết trên lô để qui ra năng suất lý thuyết trên hécta (tấn/ha), tính tương tự cho chỉ tiêu năng suất hạt lý thuyết (kg/ha). 2.2.4 Phân tích số liệu Số liệu được nhập bằng chương trình Excel, thống kê bằng chương trình SPSS, phân tích phương sai (ANOVA) để đánh giá khác biệt giữa các nghiệm thức. So sánh các trung bình để đưa ra kết quả bằng phương pháp kiểm định Tukey ở mức ý nghĩa 5% và vẽ đồ thị bằng phần mềm Excel. Create PDF files without this message by purchasing novaPDF printer (http://www.novapdf.com)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng