Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ảnh hưởng của bánh dầu bông vải lên kích thước thức ăn, giá trị ph, hàm lượng ni...

Tài liệu ảnh hưởng của bánh dầu bông vải lên kích thước thức ăn, giá trị ph, hàm lượng nitơ từ nh3 trong dạ cỏ bò lai sind

.PDF
84
169
85

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ------------ TRẦN THANH NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA BÁNH DẦU BÔNG VẢI LÊN KÍCH THƯỚC THỨC ĂN, GIÁ TRỊ pH, HÀM LƯỢNG NITƠ TỪ NH3 TRONG DẠ CỎ BÒ LAI SIND Luận văn tốt nghiệp Ngành: Chăn nuôi – Thú y TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ------------ Luận văn tốt nghiệp Ngành: Chăn nuôi – Thú y ẢNH HƯỞNG CỦA BÁNH DẦU BÔNG VẢI LÊN KÍCH THƯỚC THỨC ĂN, GIÁ TRỊ pH, HÀM LƯỢNG NITƠ TỪ NH3 TRONG DẠ CỎ BÒ LAI SIND HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Hồ Quảng Đồ SINH VIÊN THỰC HIỆN Trần Thanh Ngân MSSV: 3097550 Lớp: CN-TY K35 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ------------ Luận văn tốt nghiệp Ngành: Chăn nuôi – Thú y ẢNH HƯỞNG CỦA BÁNH DẦU BÔNG VẢI LÊN KÍCH THƯỚC THỨC ĂN, GIÁ TRỊ pH, HÀM LƯỢNG NITƠ TỪ NH3 TRONG DẠ CỎ BÒ LAI SIND Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 DUYỆT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 DUYỆT CỦA BỘ MÔN Hồ Quảng Đồ Đỗ Võ Anh Khoa Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD Luận văn tốt nghiệp Đại học Lời cam đoan LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, các thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi, Trường Đại học Cần Thơ. Em tên: TRẦN THANH NGÂN MSSV: 3097550 Ngành: Chăn Nuôi Thú Y – Khóa 35 Xin cam đoan đề tài “Ảnh hưởng của bánh dầu bông vải lên kích thước thức ăn, giá trị pH, hàm lượng nitơ từ NH3 trong dạ cỏ bò lai Sind” là công trình nghiên cứu của bản thân. Tất cả các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp này là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Cần Thơ, ngày 24 tháng 05 năm 2013 SINH VIÊN THỰC HIỆN (Ký ghi họ tên) Trần Thanh Ngân Trang i Luận văn tốt nghiệp Đại học Lời cảm ơn LỜI CẢM ƠN Cuộc vui nào rồi cũng phải đến lúc tàn, mọi thứ nếu có bắt đầu rồi sẽ đến lúc kết thúc. Cuộc đời này ai mà chẳng trải qua những đắng, cay, ngọt, bùi. Và cuộc đời tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Sau 4 năm dài, bước chân vào giảng đường đại học thì tính triết lý của cuộc sống đã được tôi thấu hiểu phần nào; cũng như sự tích lũy kiến thức cần thiết giúp tôi có cái nhìn toàn diện về mỗi vấn đề mà tôi gặp phải. Điều này khiến tôi có thêm sự tự tin để đi đến quyết định thực hiện luận văn tốt nghiệp của bản thân. Thật sự, trong suốt quá trình học tập cũng như làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và sự hướng dẫn tận tình của rất nhiều người. Công ơn ấy tôi làm sao quên được! Vì vậy, nhân đây tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc và chân thành đến: Trước tiên là ông bà, cha mẹ của tôi- là những người đã sinh thành chăm lo cho tôi, để vì vậy mà tôi mới có ngày hôm nay. Tất cả quí thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi, luôn giảng dạy tận tình và cung cấp cho tôi những kiến thức quí báu, giúp ích vô cùng cho tôi trong quá trình tôi học tập, cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Thầy Hồ Quảng Đồ- người thầy mà tôi kính trọng vô cùng. Thầy luôn quan tâm, hướng dẫn, chỉ dạy tận tình, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Anh Võ Phương Ghil, đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dạy cho tôi từng chút một. Anh Hồ Thiệu Khôi, trong lúc tôi thực hiện đề tài đã quan tâm sâu sắc, động viên tôi không ngừng trong những lúc tôi gặp khó khăn, để hoàn thiện luận văn của tôi. Chị Nguyễn Thảo Nguyên, anh Nguyễn Hữu Lai và bạn bè của tôi luôn đồng hành, hỗ trợ tôi khi tôi gặp trở ngại trong việc thực hiện đề tài. Xin chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe và thật hạnh phúc trong cuộc sống. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả! Trần Thanh Ngân Trang ii Luận văn tốt nghiệp Đại học Tóm lược TÓM LƯỢC Đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của bánh dầu bông vải lên kích thước thức ăn, giá trị pH, hàm lượng nitơ từ NH 3 trong dạ cỏ bò lai Sind” được thực hiện tại phòng Chăn nuôi Tiên tiến E103- Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm trong đề tài được thực hiện với các chỉ tiêu theo dõi như sau:  Kích thước các mẫu thức ăn ở các rây (53 µm, 106 µm, 212 µm, 500 µm, 1 mm và 2 mm).  Các dạng thức ăn (lớn, vừa, nhỏ).  Giá trị pH trong dạ cỏ.  Hàm lượng nitơ từ NH3 (N-NH3). Bố trí thí nghiệm: Tất cả những thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại.  Nghiệm thức 1 (NT1): Cỏ lông tây ăn tự do, đồng thời không cho bò ăn bánh dầu bông vải (ĐC).  Nghiệm thức 2 (NT2): Cho ăn 300g bánh dầu bông vải/con/ngày + cỏ lông tây ăn tự do.  Nghiệm thức 3 (NT3): Cho ăn 600g bánh dầu bông vải/con/ngày + cỏ lông tây ăn tự do.  Nghiệm thức 4 (NT4): Cho ăn 900g bánh dầu bông vải/con/ngày + cỏ lông tây ăn tự do. Qua quá trình tiến hành thí nghiệm, tôi rút ra một số kết quả như sau: Kích cỡ các mẫu thức ăn trong dạ cỏ bò thí nghiệm có sự khác nhau ở 4 nghiệm thức. Trong đó, NT3 và NT4 thì các mẫu thức ăn có kích cỡ nhỏ chiếm phần lớn, còn ngược lại ở các NT1 và NT2 thì các mẫu thức ăn có kích cỡ lớn chiếm phần lớn. Tỉ lệ các dạng thức ăn vừa và nhỏ chiếm phần lớn ở NT3 (83,05%) và NT4 (81,45%), còn ngược lại tỉ lệ các dạng thức ăn vừa và lớn chiếm phần lớn ở NT1 Trang iii Luận văn tốt nghiệp Đại học Tóm lược (92,76%) và NT2 (93,13%). Điều này là phù hợp với tỉ lệ tiêu hóa và kết quả tăng trọng của bò thí nghiệm trong nghiên cứu của Phan Thanh Điều (2013). Giá trị pH ở thời điểm 0 giờ (lúc chưa cho bò ăn bánh dầu bông vải) của 4 nghiệm thức có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Sau 3 giờ (tức là sau khi cho bò ăn bánh dầu bông vải), thì giá trị pH của 4 nghiệm thức có tăng so với lúc đầu, nhưng cũng không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Khẩu phần cho ăn bánh dầu bông vải là: 600g/con/ngày thì cho hiệu quả tối ưu nhất vì làm gia tăng thêm giá trị hàm lượng N-NH3 lên hơn 26,49%. Trong khi khẩu phần cho ăn bánh dầu bông vải là: 900g/con/ngày thì làm tăng thêm giá trị hàm lượng N-NH3 chỉ có: 23,13%; còn khẩu phần cho ăn bánh dầu bông vải là: 300g/con/ngày thì hầu như không làm thay đổi giá trị hàm lượng N-NH3. Trang iv Luận văn tốt nghiệp Đại học Mục lục MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii TÓM LƯỢC .................................................................................................... iii MỤC LỤC.......................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ....................................................................................ix DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... x DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................xi Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................... 2 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI ................. 2 2.1.1. Bộ máy tiêu hóa ........................................................................................... 2 2.1.1.1. Miệng ...................................................................................................2 2.1.1.2. Thực quản ............................................................................................ 3 2.1.1.3. Dạ dày và rãnh thực quản .....................................................................3 2.1.1.4. Tuyến nước bọt .................................................................................... 6 2.1.1.5. Ruột .....................................................................................................7 2.1.2. Hệ sinh thái dạ cỏ......................................................................................... 8 2.1.2.1. Môi trường sinh thái dạ cỏ ....................................................................8 2.1.2.2. Hệ vi sinh vật dạ cỏ ............................................................................ 10 2.1.2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ ........................................... 16 2.1.2.4. Tương tác của VSV trong dạ cỏ .......................................................... 18 2.1.2.5. Thành phần dưỡng chất có trong dịch dạ cỏ ........................................ 20 2.2. SƠ LƯỢC SỰ TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI .................................... 21 2.2.1. Tiêu hóa Gluxit .......................................................................................... 21 2.2.2. Tiêu hóa Protein ......................................................................................... 22 2.2.3. Tiêu hóa lipid ............................................................................................. 24 2.3. SƠ LƯỢC TỈ LỆ TIÊU HÓA TRÊN GIA SÚC NHAI LẠI .............................. 24 2.3.1. Hệ số tiêu hóa biểu kiến ............................................................................. 24 2.3.2. Hệ số tiêu hóa thật...................................................................................... 25 Trang v Luận văn tốt nghiệp Đại học Mục lục 2.3.3. Một số phương pháp đánh giá tỉ lệ tiêu hóa ................................................ 25 2.3.3.1. Đánh giá chất lượng thức ăn thô bằng tỉ lệ tiêu hóa in vivo ................. 25 2.3.3.2. Đánh giá chất lượng thức ăn thô bằng tỉ lệ tiêu hóa in vitro ................ 25 2.3.3.3. Đánh giá chất lượng thức ăn thô bằng sinh khí in vitro ....................... 26 2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiêu hóa ...................................................... 28 2.3.4.1. Thành phần hóa học của thức ăn ......................................................... 28 2.3.4.2. Kết cấu của khẩu phần thức ăn ........................................................... 29 2.3.4.3. Hình thức chế biến thức ăn ................................................................. 29 2.3.4.4. Yếu tố động vật .................................................................................. 29 2.3.4.5. Lượng cho ăn ..................................................................................... 30 2.4. GIÁ TRỊ pH VÀ HÀM LƯỢNG CỦA MỘT SỐ CHẤT DINH DƯỠNG TRONG DỊCH DẠ CỎ CÁC LOÀI GIA SÚC NHAI LẠI ...................................... 30 2.4.1. Giá trị pH, hàm lượng ammonia và axit béo bay hơi của dịch dạ cỏ............ 30 2.4.2. Hàm lượng khoáng của dịch dạ cỏ.............................................................. 31 2.4.3. Hàm lượng axit amin tự do của dịch dạ cỏ.................................................. 32 2.5. THỰC LIỆU THÍ NGHIỆM ............................................................................. 33 2.5.1. Cỏ lông tây (Brachiaria mutica)................................................................. 33 2.5.2. Bánh dầu bông vải ..................................................................................... 34 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 36 3.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................... 36 3.1.1. Địa điểm .................................................................................................... 36 3.1.2. Thời gian ................................................................................................... 36 3.2. ĐỐI TƯỢNG THÍ NGHIỆM ............................................................................ 36 3.3. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 36 3.3.1. Dụng cụ dùng để lấy dịch dạ cỏ .................................................................. 36 3.3.2. Thiết bị dùng để thí nghiệm........................................................................ 37 3.4. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM................................................. 38 3.4.1. Mục tiêu thí nghiệm ................................................................................... 38 3.4.2. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 38 3.4.3. Thức ăn thí nghiệm .................................................................................... 39 3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................... 39 3.4.5. Tiến hành thí nghiệm ................................................................................. 39 3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ THỐNG KÊ ............................................................. 42 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 43 Trang vi Luận văn tốt nghiệp Đại học Mục lục 4.1. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THỨC ĂN TRONG THÍ NGHIỆM ............. 43 4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA BDBV LÊN KÍCH THƯỚC THỨC ĂN.......................... 44 4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA BDBV LÊN GIÁ TRỊ pH ................................................ 47 4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA BDBV LÊN HÀM LƯỢNG N-NH3 ................................ 49 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 51 5.1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 51 5.2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52 PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................... 58 Trang vii Luận văn tốt nghiệp Đại học Danh mục hình DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1: Bộ máy tiêu hóa gia súc nhai lại........................................................... 2 Hình 2.2: Mặt trong vách dạ cỏ............................................................................ 6 Hình 2.3: Dạ tổ ong của bò .................................................................................. 6 Hình 2.4: Dạ lá sách gia súc ................................................................................ 6 Hình 2.5: Dạ múi khế .......................................................................................... 6 Hình 2.6: Cấu tạo dạ dày gia súc nhai lại ............................................................. 8 Hình 2.7: Sự hoạt động và tổng hợp VSV dạ cỏ................................................... 9 Hình 2.8: Cấu tạo xenluloza .............................................................................. 11 Hình 2.9: Cấu tạo hemixenluloza....................................................................... 12 Hình 2.10: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho tổng hợp VSV dạ cỏ ................... 16 Hình 2.11: Ảnh hưởng của pH dạ cỏ đến hoạt lực các nhóm VSV ..................... 18 Hình 2.12: Quá trình chuyển hóa và phân giải gluxit ......................................... 22 Hình 2.13: Quá trình tiêu hóa và phân giải Protein ............................................ 23 Hình 2.14: Quá trình chuyển hóa lipid ở gia súc nhai lại .................................... 24 Hình 2.15: Cỏ lông tây ...................................................................................... 35 Hình 2.16: Bánh dầu bông vải ........................................................................... 35 Hình 3.1: Dụng cụ lấy dịch dạ cỏ....................................................................... 38 Hình 3.2: Bò đã mổ lỗ dò................................................................................... 38 Hình 3.3: Bộ hệ thống rây.................................................................................. 40 Hình 3.4: Trữ mẫu ............................................................................................. 40 Hình 3.5: Rây 2 mm .......................................................................................... 41 Hình 3.6: Rây 1 mm .......................................................................................... 41 Hình 3.7: Rây 500 µm ....................................................................................... 41 Hình 3.8: Rây 212 µm ....................................................................................... 41 Hình 3.9: Rây 106 µm ....................................................................................... 41 Hình 3.10: Rây 53 µm ....................................................................................... 41 Hình 3.11: Lọc mẫu ........................................................................................... 41 Hình 3.12: Lấy dịch dạ cỏ.................................................................................. 41 Trang viii Luận văn tốt nghiệp Đại học Danh mục biểu đồ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1: Kích cỡ các mẫu thức ăn trong dạ cỏ bò (%DM) ........................... 44 Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ các dạng thức ăn trong dạ cỏ bò (%DM)................................ 47 Biểu đồ 4.3: Ảnh hưởng của BDBV lên sự thay đổi giá trị pH ........................... 48 Biểu đồ 4.4: Ảnh hưởng của BDBV lên sự thay đổi hàm lượng N-NH3 .................... 49 Trang ix Luận văn tốt nghiệp Đại học Danh mục bảng DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1: Giá trị pH, hàm lượng nitơ từ ammonia và các axit béo bay hơi (Mean ± SE) của dịch dạ cỏ các loài gia súc nhai lại ..................................................... 30 Bảng 2.2: Hàm lượng một số khoáng (Mean ± SE, g/lít) của dịch dạ cỏ các loài gia súc nhai lại ......................................................................................................... 31 Bảng 2.3: Thành phần hóa học của cỏ lông tây .................................................. 34 Bảng 2.4: Thành phần hóa học của bánh dầu bông vải....................................... 34 Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................... 39 Bảng 4.1: Thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm (%DM) ......................... 43 Bảng 4.2: Kích cỡ các mẫu thức ăn trong dạ cỏ bò (%DM) ............................... 44 Bảng 4.3: Tỉ lệ các dạng thức ăn trong dạ cỏ bò (%DM).................................... 46 Bảng 4.4: Sự ảnh hưởng của BDBV lên giá trị pH............................................. 47 Bảng 4.5: Sự ảnh hưởng của BDBV lên hàm lượng N-NH3 ............................... 49 Trang x Luận văn tốt nghiệp Đại học Danh mục những từ viết tắt DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT Các ký hiệu, chữ viết tắt Ý nghĩa ABBH Axit béo bay hơi ADF Xơ axít ATP Năng lượng Ash Khoáng tổng số BDBV Bánh dầu bông vải CP Đạm thô DM Vật chất khô ĐC Đối chứng g Gram h Giờ l lít N Nitơ NDF Xơ trung tính NT Nghiệm thức OM Vật chất hữu cơ P Xác suất RF Dịch dạ cỏ (Rumen fluid) SEM Sai số chuẩn trung bình TLTH Tỉ lệ tiêu hóa VSV Vi sinh vật Trang xi Luận văn tốt nghiệp Đại học Chương 1: Đặt vấn đề Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, người ta đã biết rằng: phần lớn các chất dinh dưỡng của thức ăn được biến đổi ở dạ dày trước nhờ có hệ VSV phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại; và rằng nhờ quá trình lên men VSV của thức ăn nên ở dạ dày trước đã hình thành các axit béo bay hơi, các axit amin và ammonia. Chúng được hấp thu ngay tại nơi hình thành qua biểu mô của dạ dày trước. Các axit béo bay hơi là một trong những nguồn năng lượng quan trọng đối với cơ thể loài nhai lại và được dùng làm những chất tiền thân cho sự tổng hợp những thành phần của sữa. Một phần quan trọng axit amin và ammonia được hệ VSV dạ cỏ sử dụng để tổng hợp protid vi khuẩn có giá trị sinh học cao. Không những sự tiêu hóa thức ăn ở các bộ phận sau của ống tiêu hóa mà cả quá trình trao đổi chất trong cơ thể đều phụ thuộc vào các diễn biến bình thường của các quá trình ở dạ dày trước. Bên cạnh đó, việc bổ sung các lại thực liệu giàu protein có nguồn gốc từ thực vật như: bánh dầu bông vải, bánh dầu đậu nành, bánh dầu dừa…vào khẩu phần ăn của gia súc nhai lại thì làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ. Do đó, làm thay đổi các thông số của dịch dạ cỏ: axit béo bay hơi, axit amin, hàm lượng N-NH3… Ở thời điểm hiện tại, đã có tài liệu đề cập đến các đặc điểm biến đổi chất dinh dưỡng ở dạ cỏ loài nhai lại cũng như đến vai trò quyết định của VSV trong các quá trình phân hủy các dạng thức ăn nhưng lại rất hạn chế về số lượng. Xuất phát từ những vấn đề trên, nên tôi quyết định thực hiện đề tài:“Ảnh hưởng của bánh dầu bông vải lên kích thước thức ăn, giá trị pH, hàm lượng nitơ từ NH3 trong dạ cỏ bò lai Sind”. Trang 1 Luận văn tốt nghiệp Đại học Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ MÁY TIÊU HÓA CỦA GIA SÚC NHAI LẠI 2.1.1. Bộ máy tiêu hóa Đường tiêu hoá của bò cũng tương tự như các gia súc nhai lại khác có cấu tạo chung như ở hình 2.1. Chức năng cơ bản của từng bộ phận trong đường tiêu hoá ở bò cũng tương tự như ở gia súc dạ dày đơn, nhưng đồng thời có những nét đặc thù riêng của gia súc nhai lại. Tính đặc thù của đường tiêu hoá ở gia súc nhai lại là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng tiêu hoá cỏ và thức ăn xơ thô nhờ sự cộng sinh của vi sinh vật. Hình 2.1: Bộ máy tiêu hóa gia súc nhai lại (Nguồn: www.sinhk33.com.vn) 2.1.1.1. Miệng Miệng có vai trò lấy thức ăn, tiết nước bọt, nhai và nhai lại. Tham gia vào quá trình lấy và nhai, nghiền thức ăn có môi, hàm răng và lưỡi. Bò không có răng cửa hàm trên, có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm. Răng có vai trò nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. Lưỡi có 3 loại gai thịt là gai hình đài hoa, gai thịt hình nấm (có vai trò vị giác) và gai thịt hình sợi (có vai trò xúc giác). Khi ăn một loại thức ăn nào đó thì bò không những biết được vị của Trang 2 Luận văn tốt nghiệp Đại học Chương 2: Cơ sở lý luận thức ăn mà còn biết được thức ăn đó rắn hay mềm nhờ các gai lưỡi này. Các gai thịt này cũng giúp gia súc nghiền nát thức ăn. Lưỡi còn giúp cho việc lấy thức ăn và nhào trộn thức ăn trong miệng. Bò có ba đôi tuyến nước bọt (tuyến dưới tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm) rất phát triển, hàng ngày tiết ra một lượng nước bọt rất lớn (130 – 180 lít). Nước bọt ở bò được phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ tương đối liên tục. Muối cacbonat và photphat trong nước bọt có tác dụng trung hoà các sản phẩm axit sinh ra trong dạ cỏ được duy trì pH ở mức thuận lợi cho VSV phân giải xơ hoạt động.. Nước bọt còn có tác dụng quan trọng trong việc thấm ướt thức ăn, giúp cho quá trình nuốt và nhai lại được dễ dàng. Nước bọt còn cung cấp cho môi trường dạ cỏ các chất điện giải như: Na+, K+, Ca2+, Mg2+. Đặc biệt trong nước bọt còn có urê và phôtpho, có tác dụng điều hoà dinh dưỡng N và photpho cho nhu cầu của VSV dạ cỏ. 2.1.1.2. Thực quản Thực quản là ống nối liền miệng qua hầu xuống tiền đình dạ cỏ, có tác dụng nuốt thức ăn và ợ các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại. Thực quản còn có vai trò ợ hơi để thải các khí thừa sinh ra trong quá trình lên men dạ cỏ đưa lên miệng để thải ra ngoài. Trong điều kiện bình thường, ở gia súc trưởng thành, cả thức ăn và nước uống đều đi thẳng vào dạ cỏ và dạ tổ ong. 2.1.1.3. Dạ dày và rãnh thực quản Đường tiêu hoá của gia súc nhai lại được đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi: ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là dạ dày trước (không có ở gia súc dạ dày đơn), còn túi thứ tư gọi là dạ múi khế (tương tự dạ dày đơn). Dạ cỏ là túi lớn nhất chiếm toàn bộ nửa trái xoang bụng kéo dài từ sau cơ hoành đến cửa xoang chậu, áp sát vùng lõm hông trái. Mặt trong thành dạ cỏ có nhiều đường gờ chia dạ cỏ thành nhiều ngăn nhỏ và niêm mạc có các gai thịt xếp chi chít nhau. Thức ăn được tiêu hóa bằng cơ học và lên men nhờ vi khuẩn sống cộng sinh trong dạ cỏ. Đó là một túi men lớn và có khoảng 50% vật chất khô tiêu hóa ở đó. Trang 3 Luận văn tốt nghiệp Đại học Chương 2: Cơ sở lý luận Các chất hữu cơ của khẩu phần thức ăn được biến đổi mà không có sự tham gia của men tiêu hóa cellulose và các chất khác của thức ăn được phân giải nhờ men của VSV trong dạ cỏ. Khi VSV chết, nguồn đạm được phóng thích và được cơ thể gia súc hấp thu. Mỗi loại thức ăn sẽ có loài VSV phân hủy khác nhau. Căn cứ vào vấn đề này để tác động thích hợp, dạ cỏ pH = 6,5 – 7, nước bọt pH = 8,2. Đối với thú nhai lại, lúc còn đang bú sữa mẹ, dạ cỏ chưa có VSV hoạt động, rãnh thực quản cuốn lại thành một ống đi xuyên qua dạ cỏ và sữa bú được cũng theo đó đổ thẳng xuống dạ múi khế, lúc này thú nhai lại còn non cũng giống như thú dạ dày đơn. Khi chúng bắt đầu ăn thức ăn thô thì thức ăn rơi vào dạ cỏ làm cho dạ cỏ hoạt động, VSV lên men tiêu hoá thức ăn khi này. Chúng ta không nên cho thú ăn sữa kém hơn lúc đầu vì sữa dễ bị VSV lên men phân giải tiêu hao một phần năng lượng và axit amin. Cũng chính vì thế, cai sữa bê quá sớm, tập ăn thức ăn quá sớm, chúng sẽ tăng trọng chậm không đạt yêu cầu về tốc độ tăng trưởng. Dạ tổ ong là túi nhỏ nhất phía sau cơ hoành và nằm đè lên sụn mõm kiếm xương ức. Niêm mạc mặt trong có nhiều ô nhỏ giống tổ ong. Dạ tổ ong là nơi chứa thức ăn lỏng. Rãnh thực quản dẫn thức ăn lỏng đã nhai lại sang dạ lá sách, còn các ngoại vật như đinh, sắt sẽ rơi vào dạ tổ ong, có khi xuyên qua cơ hoành đâm vào màng bao tim gây nên viêm ngoại tâm mạc hay viêm cơ tim. Dạ tổ ong được nối với dạ cỏ bằng một miệng lớn và thức ăn di chuyển giữa hai dạ này khá dễ dàng. Dạ tổ ong giúp đẩy các viên thức ăn lên miệng cho bò nhai lại và thức ăn được lên men tương tự như ở dạ cỏ. Dạ lá sách là túi hình bầu dục nằm bên phải mặt phẳng giữa, đối diện với xương sườn thứ 7 – 11, nằm phía trên dạ cỏ và dạ múi khế. Mặt trong dạ lá sách gồm nhiều phiến lá mỏng cong, xếp chồng lên nhau. Dạ lá sách nghiền nát thức ăn và ép thức ăn đã nhai lại giữa các phiến lá. Thức ăn được biến thành các miếng mỏng và chắc. Trang 4 Luận văn tốt nghiệp Đại học Chương 2: Cơ sở lý luận Theo Preston and Leng (1991), dạ lá sách là các lá to, nhỏ khác nhau nhằm làm tăng diện tích bề mặt và để dễ ép thức ăn nửa lỏng xuống dạ múi khế. Nhưng hầu hết nước và các chất điện giải được hấp thu ở dạ lá sách. Giữa dạ tổ ong và dạ lá sách có lỗ miệng như một cái “van” để giữ thức ăn lại trong dạ cỏ cho tới khi đường kính của thứ ăn giảm xuống còn 1 – 2 mm. Hấp thu ở dạ lá sách Dạ lá sách hấp thu mạnh mẽ các sản phẩm tiêu hoá do cấu tạo mô học của biểu mô dạ lá sách nhiều nếp gấp bao phủ bởi những núm, được cung cấp nhiều máu. Một lượng đường được tiêu hoá ở dạ cỏ cũng được hấp thu ở đây, sự hấp thu chất khí cũng được thực hiện ở đây còn lượng axit béo bay hơi khi đi ngang qua đây được hấp thu biến động từ 10 – 90%. Sự hấp thu các muối theo thứ tự: Butirat > acetat > propionat: Dạ lá sách có sự hấp thu rõ rệt amoniac, nitơ-amin và có sự vận chuyển urê vào xoang của nó. Sự hấp thu ở dạ lá sách không chỉ hạn chế ở sự vận chuyển nhiều nước vào máu mà các sản phẩm phân giải glucid và protid cũng được hấp thu một phần, các sản phẩm này được sử dụng ở mô dạ lá sách và phần còn lại đi vào hệ thống tuần hoàn và được cơ thể sử dụng. Dạ múi khế là túi tiêu hóa hóa học giống như dạ dày đơn. Dạ múi khế bắt đầu từ dạ lá sách bằng một lỗ thông rộng rồi phình to ra và nằm ngược chiều với dạ lá sách, cuối cùng thon lại rồi thông với ruột non bằng một lỗ hẹp gọi là hạ vị. Tại đây, phần còn lại của thức ăn mà VSV dạ cỏ chưa lên men nhưng có khả năng tiêu hoá sẽ được tiêu hoá bằng enzyme. Niêm mạc mặt trong dạ múi khế chia làm hai vùng: Vùng phía trước gọi là vùng tuyến đáy, có nhiều tuyến tiết dịch tiêu hóa và hình thành hơn 10 nếp gấp niêm mạc giống hình múi khế. Vùng sau gọi là vùng tuyến hạ vị. Chức năng của dạ múi khế là tiêu hoá hoá học; quá trình tiêu hoá và hấp thu tương tự như ở dạ dày đơn của các loài động vật khác. Trang 5 Luận văn tốt nghiệp Đại học Chương 2: Cơ sở lý luận Thức ăn ở dạ dày trước thường xuyên vào dạ múi khế làm cho các tuyến dịch múi khế tiết ra liên tục. Mỗi lần bò ăn thức ăn là dịch múi khế tiết ra tăng lên nhờ phản xạ tác động lên các tuyến múi khế. Dịch múi khế có các men tiêu hóa pepsin, kimozin và lipaz, và có độ pH ở bò là: 2,17 – 3,14 và ở bê là: 2,5 – 3,4. Trong sự điều hòa tiết dịch ở dạ múi khế có sự tham gia của hệ thần kinh và nhân tố hóa học như ở động vật có dạ dày đơn. Hình 2.2: Mặt trong vách dạ cỏ Hình 2.3: Dạ tổ ong của bò (Nguồn: www.vivo.colostate.edu.vn) (Nguồn: www.vivo.colostate.edu.vn) Hình 2.4: Dạ lá sách gia súc Hình 2.5: Dạ múi khế (Nguồn: www.onemedicine.tuskegee.edu.vn) (Nguồn: www.vivo.colostate.edu.vn) Rãnh thực quản Ở bê, nghé đang bú sữa thì hai dạ trước phát triển chậm và sữa chảy qua rãnh nối giữa thực quản với dạ dày sau (rãnh thực quản) trực tiếp vào dạ múi khế. Ở gia súc trưởng thành, rãnh thực quản không còn thực hiện chức năng cũ nữa. Phản xạ đóng mở rãnh thực quản được kích thích khi gia súc bú. 2.1.1.4. Tuyến nước bọt Ở gia súc nhai lại, thức ăn được thấm với lượng lớn nước bọt lúc ăn và lúc nhai lại, và ước tính lượng nước bọt tiết ra ở bò khoảng 150 lít và ở cừu 10 lít/ngày. Nước bọt ngoài tác dụng trên còn có vai trò trung hòa độ axít của dạ dày nhờ có NaHCO3. NaHCO3 từ nước bọt xuống dạ cỏ có tác dụng trung hòa bớt lượng axít béo bay hơi được tạo ra trong quá trình phân giải hợp chất hydrat cacbon. Nhờ cơ Trang 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng