Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ An sinh xã hội với gia đình người có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh ...

Tài liệu An sinh xã hội với gia đình người có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh (nghiên cứu trường hợp tại huyện yên mỹ, hưng yên)

.PDF
130
643
60

Mô tả:

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ---------------------*-------------------- nguyÔn thÞ thu h-¬ng An sinh x· héi ®èi víi gia ®×nh ng-êi cã c«ng víi c¸ch m¹ng vµ n¹n nh©n chiÕn tranh huyÖn Yªn Mü, tØnh H-ng Yªn ( Nghiªn cøu tr-êng hîp t¹i 3 x·: X· Trung H-ng, x· Lý Th-êng KiÖt, thÞ trÊn Yªn Mü) LUËN V¡N TH¹C SÜ CHUY£N NGµNH X· HéI HäC Hµ Néi - 2014 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ---------------------*-------------------- nguyÔn thÞ thu h-¬ng An sinh x· héi ®èi víi gia ®×nh ng-êi cã c«ng víi c¸ch m¹ng vµ n¹n nh©n chiÕn tranh huyÖn Yªn Mü, tØnh H-ng Yªn ( Nghiªn cøu tr-êng hîp t¹i 3 x·: X· Trung H-ng, x· Lý Th-êng KiÖt, thÞ trÊn Yªn Mü) LUËN V¡N TH¹C SÜ CHUY£N NGµNH X· HéI HäC M· sè: 60 31 03 01 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:PGS. TS. Mai Quúnh Nam Hµ Néi - 2014 Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này , tôi đã nhận được sự giúp đỡ của UBND xã Lý Thường Kiệt, UBND xã Trung Hưng, UBND Thị trấn Yên Mỹ và Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên. Tôi xin cảm ơn chính quyền, đoàn thể, nhân dân 3 xã và UBND huyện đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Em cũng xin cảm ơn nhóm nghiên cứu đề tài Đi ̣nh hướng hoàn thiê ̣n chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong điề u kiê ̣n mới » đặc biê ̣t chủ nhiê ̣m đề tài PGS.TS Nguyễn Thi ̣ Kim Hoa cùng với PGS.TS Nguyễn Thi ̣ Thu Hà đã cho phép Em sử dụng bảng hỏi nghiên cứu của đề tài. Đặc biệt, Em xin được gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Giáo viên hướng dẫn – PGS. TS. Mai Quỳnh Nam, người đã luôn tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho Em hoàn thành tốt luận văn này!. Trong quá trình hoàn thành luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo để khóa luận được thực hiện tốt hơn. Em xin được gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo lời chúc sức khỏe và hạnh phúc! Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Thu Hương 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................ 7 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................................... 7 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 23 4. Mục đích và nhiẹm vụ nghiên cứu ................................................................................... 23 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 24 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 25 7. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................................... 25 8. Khung phân tích ...................................................................................................................... 33 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 34 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 34 1.1. Các khái niệm công cụ ........................................................................................................... 34 1.1.1. An sinh xã hội ................................................................................................... 34 1.1.2. Dịch vụ an sinh xã hội ...................................................................................... 37 1.1.3. Người có công với cách mạng .......................................................................... 37 1.1.4. Gia đình người có công .................................................................................... 38 1.1.5. Nạn nhân chiến tranh ....................................................................................... 38 1.1.6. Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ ...................................................................................... 38 1.1.7. Thương binh và gia đình thương binh ................................................................ 38 1.1.8. Khái niệm thu nhập ............................................................................................. 39 1.1.9. Khái niệm nghèo ................................................................................................. 39 1.2. Lý thuyết áp dụng trong luận văn .................................................................................... 40 2 1.2.1. Lý thuyết chức năng .......................................................................................... 40 1.2.2. Lý thuyết nhu cầu .............................................................................................. 42 1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................................ 44 1.4. Vài nét cơ bản về tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên ....................................................................................................................................... 48 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ AN SINH Xà HỘI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH Xà HỘI ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA 2 NHÓM: GIA ĐÌNH NGƢỜI CÓ CÔNG VÀ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH. ........... 50 2.1. Tiếp cận hệ thống giáo dục, đào tạo ................................................................................ 51 2.2. Tiếp cận hệ thống khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế .............................................. 56 2.3. Tiếp cận ƣu đãi về nhà ở....................................................................................................... 68 2.4. Hỗ trợ đào tạo nghề và việc làm ....................................................................................... 76 CHƢƠNG 3: ẢNH HƢỞNG CỦA CHÍNH SÁCH AN SINH Xà HỘI ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ NẠN NHÂN CHIẾN TRANH . 81 3.1. Thu nhập của hộ gia đình .................................................................................................... 82 3.2. Chăm sóc sức khỏe ................................................................................................................. 87 3.3. Giá o dụ c ...................................................................................................................................... 91 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ̣ ................................................................... 93 4.1. Kết luận ....................................................................................................................................... 93 4.2. Kiến nghị ..................................................................................................................................... 96 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 99 PHỤ LỤC ( Đính kèm) ............................................................................................... 104 1. Bảng hỏi dành cho gia đình ngƣời có công và nạn nhân chiến tranh ................... 104 2. Phỏng vấn sâu ....................................................................................................... 104 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Nghĩa Chữ viết tắt 1 An sinh xã hội ASXH 2 Bảo hiểm y tế BHYT 3 Bảo hiểm xã hội BHXH 4 Chất độc da cam CĐDC 5 Chất độc hóa học CĐHH 6 Chính sách an sinh xã hội 7 Chính sách xã hội 8 Ngƣời có công NCC 9 Chăm sóc sức khỏe CSSK 10 Dịch vụ an sinh xã hội DVASXH 11 Nạn nhân chiến tranh NNCT 12 Khám chữa bệnh KCB 13 Ủy ban nhân dân UBND CSASXH CSXH 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Trình độ học vấn của ngƣời đƣợc hỏi trên địa bàn Bảng 1.2. Ba nguồn chi chủ yếu của hộ/ tháng Bảng 1.3. Giá trị đồ dùng gia đình Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Yên Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 2.2. Tƣơng quan giữa trƣờng học lựa chọn và thu nhập Bảng 2.3. Tƣơng quan giữa sử dụng thẻ BHYT và CSSK trong 12 tháng Bảng 2.4. Tƣơng quan giữa tình trạng sức khỏe và nơi khám đƣợc lựa chọn Bảng 2.5. Tỷ lệ % của hộ ngƣời có công đƣợc hỗ trợ về nhà ở Bảng 2.6. Các chính sách đào tạo nghề và việc làm Bảng 3.1. Tƣơng quan đánh giá mức trợ cấp ƣu đãi tháng Bảng 3.2. Tỷ lệ lƣợt ngƣời KCB theo loại cơ sở y tế Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa thu nhập hộ và chi phí KCB 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Nghề nghiệp ngƣời đƣợc hỏi Biể u đồ 1.2. Tổ ng thu nhâ ̣p bình quân của hộ/ tháng Biểu đồ 1.3. Nguồn thu của hộ điều tra trên tháng Biểu đồ 1.4. Nguồn nƣớc sử dụng trong sinh hoạt Biểu đồ 2.1. Trƣờng học lựa chọn cho con Biểu đồ 2.2. Tình trạng sức khỏe ngƣời đƣợc hỏi Biểu đồ 2.3. Đánh giá chất lƣợng KCB bằng BHYT Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ hộ có nhà chia theo loại nhà Biểu đồ 2.5. Đánh giá mức độ hài lòng đối với chính sách ƣu đãi nhà ở Biểu đồ 3.1. Các nguồn hỗ trợ trong 12 tháng Biểu đồ 3.2. Mức trợ cấp từ Nhà nƣớc trong 12 tháng 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề ASXH đang là vấn đề thu hút quantâm của toàn xã hội. Trên 20 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong xây dựng đất nƣớc. Kinh tế tăng trƣởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, thu nhập bình quân đầu ngƣời trên năm ngày càng cao, đời sống kinh tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Mặc dù vậy, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng cũng xuất hiện những mặt tiêu cực tác động đến đời sống xã hội mà trong đó vấn đề ASXH là một trong những lĩnh vực chịu nhiều sức ép. Một thách thức hiện nay là đảm bảo công bằng về ASXH, tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ ASXH của những nhóm đối tƣợng yếu thế là trẻ em, ngƣời già, ngƣời khuyết tật, NNCT… và nhóm đối tƣợng chính sách, thƣơng binh, bệnh binh, mẹ liệt sỹ… Thực tế, hiện nay gia đình NCC với cách mạng và NNCT vẫn còn chịu ảnh hƣởng lớn về mặt sức khỏe, tinh thần dẫn đến đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định, tình trạng thiếu việc làm phù hợp diễn ra phổ biến, mức độ đói nghèo là rất lớn và vẫn chƣa có cách giải quyết bền vững dẫn đến hàng loạt các vấn đề về ASXH chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng đó, những năm qua Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản, chính sách ƣu đãi đối với NCC, gia đình NCC với cách mạng và NNCT, tạo điều kiện thuận lợi giúp họ hòa nhập với cộng đồng. Ngân sách Nhà nƣớc hiện nay không chỉ tập trung vào các chính sách bảo trợ xã hội và ƣu đãi đối với NCC mà còn hỗ trợ gia đình NCC và NNCT. Tỷ trọng đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho các lĩnh vực xã hội chiếm từ 25,2% đến 27,8% tổng chi tiêu của Nhà nƣớc hàng năm. Trong đó, Nhà nƣớc đặc biệt ƣu tiên đầu tƣ giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ƣu đãi NCC, trợ giúp xã hội cho nhóm yếu thế ...và chiếm hơn 14% tổng chi 7 ngân sách nhà nƣớc (gần bằng chi ngân sách cho ngành giáo dục)[24]. Mức trợ cấp ƣu đãi năm 2009 tăng 2,1 lần so với năm 2006. Thực hiện chính sách ƣu đãi thƣờng xuyên cho hơn 1,4 triệu NCC. Hiện nay, hơn 90% gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cƣ cùng địa bàn[9] Phong trào đền ơn đáp nghĩa chăm lo đời sống gia đình NCC cũng đƣợc quan tâm, điều này đƣợc thể hiện thông qua 5 chƣơng trình cụ thể, bao gồm: xây dựng nhà tình nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu con liệt sỹ mồ côi không nơi nƣơng tựa; xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, và chƣơng trình ổn định đời sống thƣơng bệnh binh. Hàng năm “Qũy đền ơn đáp nghĩa” đƣợc đóng góp, hàng nghìn sổ tiết kiệm đã đƣợc trao tặng cho các gia đình chính sách còn khó khăn, hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa đƣợc xây mới và sửa chữa, góp phần cải thiện chất lƣợng đời sống cho ngƣời và gia đình NCC với cách mạng đƣợc tốt hơn. Ngoài đối tƣợng gia đình NCC, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành chế độ chính sách riêng đối với NNCT điển hình là những ngƣời bị nhiễm CĐHH, con đẻ ngƣời hoạt động cách mạng bị nhiễm CĐHH và dần hình thành các chính sách độc lập, cơ bản, hệ thống đối với nạn nhân CĐDC, với những chính sách bảo trợ xã hội nhƣ trợ cấp kinh phí đào tạo, học nghề, tìm kiếm việc làm, vay vốn sản xuất… Tuy nhiên khi xem xét vấn đề ASXH đối với gia đình NCC và NNCT, thì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sách này chỉ đặt ra ở cấp vĩ mô và thực hiện chƣa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập và hạn chế. Hệ thống chính sách trợ giúp đặc biệt (NCC và NNCT) quá phức tạp, nhiều chế độ, rất khó quản lý từ khâu giám định, xét duyệt đến chi trả trợ cấp, việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có chất lƣợng còn hạn chế, thu nhập và mức sống vẫn còn nhiều khó khăn. Các chính sách ASXH chƣa thực sự có hiệu quả. 8 Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc ta hiện nay đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống ASXH toàn diện theo hƣớng đảm bảo hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội, từng bƣớc bao phủ hết các đối tƣợng trợ cấp xã hội, mở rộng các đối tƣợng trợ giúp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Yên Mỹ là một trong những huyện đầu của tỉnh Hƣng Yên, điều kiện kinh tế- xã hội trong những năm gần đây đã có những bƣớc phát triển lớn, đời sống của cộng đồng đã đổi khác. ASXH đƣợc chú trọng hơn, tuy nhiên trợ cấp từ hệ thống ASXH đối với NCC với cách mạng, gia đình NCC và NNCT vẫn còn hạn chế nhƣ đã đƣợc nêu ở trên. Vì những thực tế trên mà tác giả lựa chọn đề tài “ ASXH đối với gia đình NCC với cách mạng và NNCT ” huyện Yên Mỹ, tỉnh Hƣng Yên làm luận văn thạc sĩ. Luận văn sẽ góp phần mở rộng sự hiểu biết đối với thực trang tiếp cận các DVASXH cũng nhƣ việc thực hiện CSASXH ở một địa phƣơng cụ thể, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện CSASXH trong thực tế. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, ASXH đã đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ. Nhiều tác giả tiến hành các nghiên cứu xã hội học về ASXH trong mối liên hệ với chính sách phát triển kinh tế xã hội hay nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ của hệ thống ASXH với các chính sách của nó. Một số khác bàn đến hệ quả của các CSASXH và ASXH trong sự so sánh với các quốc gia khác nhau. Trong những năm 30 của thế kỷ 20, mô hình ASXH phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu, châu Mỹ và Mỹ là một trong những quốc gia có hệ thống ASXH khá nổi bật và tƣơng đối hiệu quả. Theo các tài liệu hiện có, khái niệm ASXH đã đƣợc dùng chính thức lần đầu trong tiêu đề một đạo luật của Mỹ năm 1935- Đạo luật về ASXH đƣợc Quốc hội thông qua với mục đích tạo ra mạng lƣới đảm bảo an toàn tài chính cho ngƣời dân làm việc và gia đình của họ, nó có ý định cung cấp, trợ giúp tài chính cho những ngƣời đã từng đi làm nhƣ khi có tuổi cao không còn đủ năng lực kiếm tiền nuôi bản thân. Tuy nhiên, Luật này mới chỉ đề cập đến các rủi ro về già 9 yếu, chết, tàn tật, thất nghiệp và đối tƣợng không đƣợc bảo vệ, không chỉ ngƣời lao động mà cả những ngƣời nghèo, ngƣời già cô đơn. Đến năm 1938, khái niệm ASXH xuất hiện trong một đạo luật của New Zealand, nhƣng có thêm một khoản trợ cấp mới ( trợ cấp gia đình). Đến năm 1941, ASXH lại xuất hiện trong Hiến chƣơng Đại Tây Dƣơng. Sau đó tổ chức lao động quốc tế ( ILO) đã chính thức sử dụng cụm từ này cho đến nay trong các công ƣớc của mình. Đặc biệt, ngày 28/6/1952, Hội nghị quốc tế về lao động đã thông qua Công ƣớc số 152- Công ƣớc quy định cách quy phạm tối thiểu về ASXH. Tổ chức lao động quốc tế ILO cũng đã thừa nhận ASXH là một trong những nguyện vọng sâu sắc nhất, phổ biến nhất của mọi dân tộc trên thế giới và đƣợc ghi nhận trong Tuyên ngôn của Đại hội đồng liên hiệp quốc về quyền con ngƣời. Trong khuôn khổ phát triển của hệ thống ASXH, nhiều tác giả đã nghiên cứu ASXH và phúc lợi xã hội thông qua đó giúp chúng ta có cái nhìn đối chiếu, so sánh. Cuốn sách“ An sinh xã hội ở các nước đang phát triển“(Social Security in Developing Countries) nhóm tác giảEhtisham Ahmad, Jean Drèze, John Hills, Amartya Senv đã đề cập và mô tả các quy định ASXH ở các vùng khác nhau nhƣ Ấn Độ,Trung Quốc, Mỹ Latinh, và Nam Phi chỉ ra những đặc điểm, thách thức, những chƣơng trình ASXH phù hợp với điều kiện hoàn cành từng nƣớc. Cuốn sách đã tập trung phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản của ASXH, các tổ chức, chiến lƣợc hành động của ASXH thông qua hệ thống ASXH ở các nƣớc đang phát triển. Từ những nghiên cứu của cuốn sách giúp chúng ta so sánh và đánh giá rộng hơn các hệ thống ASXH trên thế giới.[ 36] Cũng nghiên cứu về ASXH ở các nƣớc đang phát triển, Patricia Justino – Đại học Sussex trong bài “ASXH ở các nước đang phát triển: Thần thoại hoặc cần thiết? Bằng chứng từ Ấn Độ ( Social security in developing countries: Myth or necessity? Evidence from India) thực hiện tháng 9 năm 2013 đã sự dụng bằng chứng thực nghiệm từ Ấn Độ để chỉ ra hệ thống bảo trợ xã hội ở các nƣớc đang phát triển. Nội dung chủ yếu của bài viết là phân tích thực nghiệm về tác động của CSASXH đếnhiệu quả kinh tếẤn Độgiữa năm 1973vànăm 1999,sử dụng một trong hai giai đoạn trong trật tự mô hìnhvuôngthích 10 nghi vớidữ liệu từ mộtbảng điều khiểncủa14bang của Ấn Độ. Kết quả cho thấycác CSASXH là một trong những yếu tố nội sinh trong quá trình phát triển chính trị- xã hôi và tăng trƣởng kinh tế của các nền kinh tế đang phát triển. Khác với những tác giả trên, báo cáo (2013):“ Mở rộng ASXH: Chính sách đối với các nước đang phát triển“ của Wouter Van Ginneken- Văn phòng Lao động quốc tế lại tập trung vào đánh giá bốn chƣơng trình ASXH là: BHYT, lƣơng hƣu, thất nghiệp và bảo vệ lợi ích xã hội dựa vào thuế, đánh giá các xu hƣớng chính và các vấn đề của chính sách đối với việc mở rộng ASXH tại các nƣớc đang phát triển và xem xét các khía cạnh giới trong quá trình mở rộng ASXH. Kết quả của báo cáo đã chỉ ra đƣợc mối liên hệ giữa quá trình phát triển và tác động của ASXH đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo, nhìn nhận ASXH nhƣ một công cụ chính để ứng phó với các hậu quả tiêu cực của toàn cầu. Với những thông tin thu đƣợc báo cáo đã chỉ ra vai trò hết sức quan trọng của ASXH trong chiến lƣợc quốc tế và mỗi quốc gia trên cơ sở đó báo cáo đề xuất một số giải pháp mở rộng ASXH nhƣ cải thiện, cải cách các chƣơng trình BHXH bắt buộc, thúc đẩy cộng đồng và khu vực dựa vào các chƣơng trình BHXH và tăng cƣờng lợi ích xã hội hiệu quả từ tài chính thuế theo hƣớng “ Chiến dịch toàn cầu về ASXH và bảo hiểm dành cho tất cả“.[38] Quan niệm và các mô hình ASXH ở các quốc gia là không giống nhau, do vậy để hiểu rõ hơn về hệ thống ASXH trên thế giới, ta có thể tìm hiểu một số nghiên cứu về hệ thống ASXH ở các quốc gia nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản... 2.1.1. Hệ thống an sinh xã hội ở Trung Quốc Để hình dung đƣợc rõ hơn về hệ thống ASXH và phúc lợi xã hội của Việt Nam, chúng ta có thể đối chiếu với các nƣớc có những đặc điểm tƣơng đồng, trong đó Trung Quốc- một quốc gia có bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội khá gần gũi với Việt Nam. Cũng nhƣ Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia có tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất đông đảo. Năm 1950 chính sách nhằm trợ giúp và giải quyết vấn đề công 11 nhân thất nghiệp từ chế độ cũ để lại đã đƣợc triển khai. Năm 1951, chính sách, chế độ bảo hiểm về hƣu trí, tàn tật, tử tuất, ốm đau, chăm sóc y tế, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản đã đƣợc đƣa ra. Sau đó Trung Quốc đã ban hành một loạt các chính sách, chế độ về ASXH bao gồm cả cứu tế xã hội, chế độ đối xử và chăm sóc đặc biệt nhằm không ngừng đẩy mạnh và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu nâng cao của xã hội. Tuy nhiên, phạm vi của chế độ ASXH cho đến những năm giữa của thập kỷ 80 về cơ bản mới đƣợc thực hiện ở khu vực thành phố và tập trung vào các doanh nghiệp nhà nƣớc. Kể từ năm 1984, Trung Quốc tiến hành một loạt các cải cách đối với lĩnh vực ASXH. Năm 1984 bắt đầu cải cách chính sách hƣu trí đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Năm 1986, ban hành chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc. Các chính sách BHXH nhƣ thai sản, tai nạn lao động, chăm sóc y tế đƣợc cải cách và ban hành vào các năm 1994, 1996 và 1998. Năm 1999, chính sách bảo đảm mức sống tối thiểu đƣợc đƣa ra và năm 2002 mô hình hợp tác xã y tế kiểu mới đối với khu vực nông thôn đƣợc thiết lập... Những cải cách và phát triển của hệ thống ASXH đã thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Với tiêu chí chăm lo toàn diện cho an sinh quốc dân, Trung Quốc đã xây dựng và triển khai các chính sách cho lao động nông nghiệp. Điều này đƣợc thể hiện qua nghiên cứu “ Hệ thống lương cho lao động nông nghiệp ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc” của Fu Chen (2012), Cao Đẳng kinh tế và Quản lý, Đại học Nông Nghiệp Hoa Nam. Hệ thống lƣơng hƣu này đƣợc cụ thể hóa qua khu vực hành chính công và các dịch vụ xã hội ở thành thị và nông thôn. Qua đó, ta thấy đƣợc sự vận hành của hệ thống ASXH Trung Quốc trải qua quá trình đổi mới và phát triển, mà cụ thể là của bảo hiểm an sinh hƣu trí tại một khu vực đặc trƣng nông nghiệp. Cùng phạm vi nghiên cứu trên, một học giả khác, Janne Liu( 2012), Học viện Khoa học Xã hội Quảng Đông đã nghiên cứu về hệ thống lƣơng hƣu trong hệ thống 12 ASXH Trung Quốc tại 2 khu vực đô thị và nông thôn thông qua nghiên cứu “ Hợp nhất hệ thống lương khu vực đô thị với khu vực nông thôn ở Quảng Đông”, tác giả đề cập đến quá trình biến đổi và phát triển của hệ thống hƣu trí trong ASXH từ phân tán đến tập trung. 2.1.2. Hệ thống an sinh xã hội ở Nhật Bản Hệ thống ASXH Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành Quyđịnh cứu trợ nghèo đói vào năm 1874, sau đó lần lƣợt các luật liên quan đến cácCSASXH ra đời nhƣ: Luật Hƣu trí, Luật BHYT, Luật Phúc lợi xãhội, Luật Vô gia cƣ… Hiện tại, hệ thống ASXH Nhật Bản bao gồm các chế độ sau: - Cứu trợ xã hội: Là chế độ mà Chính phủ đảm bảo mức sống tối thiểu cho tất cả những ngƣời gặp khó khăn trong cuộc sống và khuyến khích họ sống tự lập. Các hỗ trợ của Nhà nƣớc bao gồm: chăm sóc y tế, kiếm sống, chi phí giáo dục, nhà ở, đào tạo nghề, xây dựng các cơ sở cứu trợ, phục hồi chức năng, ký túc xá cho ngƣời nghèo… - Phúc lợi xã hội: là chế độ cung cấp cho những ngƣời có những thiệt thòi khác nhau trong cuộc sống nhƣ ngƣời tàn tật, mồ côi cha, vì thế họ không thể vƣợt qua đƣợc những mất mát và sống cuộc sống an toàn. Các phúc lợi xã hội đƣợc cung cấp cho ngƣời tàn tật, ngƣời trí tuệ chậm phát triển, ngƣời già, trẻ em… - BHXH: Là một hệ thống các chế độ bảo hiểm bắt buộc cung cấp những phúc lợi nhất định cho ngƣời tham gia bảo hiểm khi ốm đau, thƣơng tật, sinh con, chết, tuổi già, tàn tật, thất nghiệp và các sự kiện đƣợc bảo hiểm khác mà kết quả làm cho cuộc sống khó khăn, với mục tiêu là duy trì sự ổn định cuộc sống. Các chế độ BHXH bao gồm: bảo hiểm hƣu trí, BHYT, bảo hiểm chăm sóc dài ngày, bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thƣờng tai nạn cho ngƣời lao động… - Y tế công: Là hệ thống chăm sóc y tế và phòng bệnh vì mục tiêu cuộc sống khỏe mạnh cho ngƣời dân Nhật Bản, bao gồm chƣơng trình quản lý bệnh lao, bệnh lây nhiễm, ma túy, nƣớc máy, nƣớc thải, rác thải…Chính phủ và chính 13 quyền địa phƣơng cùng chia sẻ trách nhiệm đối với việc quản lý về an sinh xã hội. Nhiệm vụ của Chính phủ là đƣa ra các chính sách, quy định chung và hỗ trợ một phần tài chính, nhiệm vụ của chính quyền địa phƣơng chủ yếu là tổ chức thực hiện các CSASXH [13]. 2.1.3. Hệ thống an sinh xã hội ở Đức Đƣợc hình thành từ thế kỷ 19 với bốn loại bảo hiểm cơ bản là: BHYT (1883); Bảo hiểm tai nạn (1884); Bảo hiểm hƣu trí (1889); Bảo hiểm thất nghiệp (1927). Từ năm 1994, nƣớc Đức thực hiện đạo luật về bảo hiểm CSSK và loại bảo hiểm này trở thành một trong những bộ phận cơ bản của hệ thống BHXH Đức. Bên cạnh hệ thống bảo hiểm, các hình thức bảo trợ xã hội khác nhƣ: bảo trợ nuôi dƣỡng trẻ em, bảo trợ giành cho ngƣời già… cũng đƣợc phát triển mạnh mẽ ở Đức. Hệ thống ASXH Đức chủ yếu thực hiện theo mô hình Bismarck, lấy hệ thống BHXH làm nòng cốt để thực hiện CSASXH cho mọi ngƣời dân. Hệ thống pháp luật BHXH ở Đức thực hiện trên cơ sở “hợp đồng giữa các thế hệ”, thanh toán bảo hiểm trên nguyên tắc phụ thuộc, trong đó thế hệ lao động trẻ đóng những khoản tài chính để cung cấp bảo hiểm hƣu trí cho thế hệ già. Mặc dù, trong những năm gần đây, hình thức thanh toán bảo hiểm kiểu này đang đƣợc cải cách theo hƣớng linh hoạt hơn, nhƣng nó vẫn chủ yếu đƣợc dựa trên sự đóng góp tài chính của ba bên: ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và Nhà nƣớc. Do những áp lực lớn về cơ cấu tuổi thọ dân số cũng nhƣ gánh nặng hƣu trí vào năm 2001 chính phủ Đức đã ban hành đạo luật cải cách hƣu trí mới với mục tiêu là ổn định các tỷ lệ đóng góp trong quỹ hƣu trí. Theo luật năm 2001 tỷ lệ đóng góp trong hệ thống hƣu trí công cộng sẽ ở mức 20% vào năm 2020 và 22% vào năm 2030. Để đạt đƣợc mục tiêu này, phải giảm dần lợi ích hƣu trí ở mức từ 70% thu nhập trung bình vào năm 2000 xuống 67% vào năm 2030. Sự sụt giảm quỹ hƣu trí công cộng sẽ đƣợc bù đắp bằng các nguồn quỹ hƣu trí tƣ nhân vào năm 2004, cải cách hƣu trí lại đƣợc tiến hành ở Đức với phƣơng châm mang lại sự ổn định về tài chính cho hệ thống BHXH. 14 Cải cách năm 2004 nhằm vào việc tăng độ tuổi nghỉ hƣu chính thức từ 65 tuổi lên 67 tuổi vào năm 2035 và tiếp tục khẳng định tỷ lệ đóng góp vào hệ thống hƣu trí công cộng ở mức 20% vào năm 2020 và 22% vào năm 2030.[ 51] 2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ “ASXH” đã xuất hiện vào những năm 70 trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn. Sau năm 1975, thuật ngữ này đƣợc dùng nhiều và đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây nó đƣợc dùng khá rộng rãi hơn. Thuật ngữ “ASXH” thƣờng đƣợc các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và những ngƣời làm công tác xã hội nhắc đến nhiều trong các cuộc hội thảo về chính sách xã hội, trên hệ thống thông tin đại chúng cũng nhƣ trong các tài liệu, văn bản dịch. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về ASXH nhƣ là “bảo đảm xã hội”, “bảo trợ xã hội”, “an toàn xã hội” hoặc là “BHXH” nhƣng có quan niệm khác lại cho rằng: “ASXH” là bao trùm các vấn đề nêu trên. Trong những năm 1980, các nghiên cứu về CSXH và phúc lợi xã hội đƣợc tiến hành nghiên cứu với hai đề tài chính: “ Chính sách xã hội và quản lý xã hội ở cấp nông thôn và đô thị” (1983-1985) và đề tài “ CSXH ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa” (1987-1989). Đề tài nằm trong khuôn khổ hoạt động hợp tác quốc tế của 8 nƣớc xã hội chủ nghĩa. Có thể nói đây là những nghiên cứu đầu tiên về CSXH ở Việt Nam, tuy chƣa có đƣợc những cơ sở lý luận thật sự vững chắc về lĩnh vực CSXH và phúc lợi xã hội, nhƣng những thành quả đó vẫn còn khá nổi bật. Các bài viết về CSXH nhƣ “ Quản lý xã hội ở cấp phường thành phố Hà Nội” ( Viện Xã hội học, 1985), “ Chính sách xã hội ở Việt Nam” ( Viện Hàn Lâm Khoa học Đức, 1989) đã mang lại những thông tin quan trọng trong khoảng thời gian thiếu hụt thông tin về chính sách xã hội ở thời kỳ đầu của Việt Nam Nửa đầu sau năm 1980 đến năm 1990, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội và những chuyển biến bƣớc đầu đến Đổi Mới vấn đề CSXH thu hút nhiều sự chú ý 15 trong giới nghiên cứu và ngƣời làm chính sách. Các đề tài nghiên cứu “ Tầm quan trọng của việc tổ chức lại hệ thống ASXH ở nông thôn trong điều kiện mới và những đường nét chính” (1990) “ Sự cần thiết cấp bách của một quan điểm lý luận chủ đạo mới về hệ thống CSXH quốc gia” (1991) đã chỉ ra những mục tiêu cần hƣớng tới trong lĩnh vực CSXH và ASXH làm rõ cơ sở lý luận, xây dựng nội dung lý thuyết. Tuy nhiên các nghiên cứu thời điểm này còn thiếu sự kết nối hữu cơ giữa tri thức, lý thuyết và phƣơng pháp thực nghiệm, nghiên cứu dựa trên kiểu nghiên cứu kinh nghiệm truyền thống. Từ năm 1992 trở đi, các nghiên cứu đã dần cố gắng chứng minh tầm quan trọng của học thuyết CSXH Việt Nam sang nền kinh tế thị trƣờng tất yếu đòi hỏi phải khẩn trƣơng xây dựng lại học thuyết CSXH cho đất nƣớc. Nhiều nghiên cứu đã khái quát đƣợc thực trạng CSXH thời kỳ này. Công trình “ Luận cứ khoa học cho việc đổi mới CSXH” (1994) thuộc đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc “Những luận cứu khoa học cho việc đổi mới CSXH và cơ chế quản lý việc thực hiện CSXH” (KX.04) với 17 đề tài nhánh tập trung vào phân tích thực trạng, nguyên nhân, dự báo chiều hƣớng phát triển, hình thành nhận thức mới và hệ quan điểm với từng đối tƣợng đƣợc nghiên cứu thuộc hệ tống CSXH để từ đó bƣớc đầu đề xuất một số kiến nghị về việc tiếp tục đổi mới bổ sung hoàn thiện các CSXH của Đảng và Nhà nƣớc trong tình hình hiện nay. GS.TS Bùi Thế Cƣờng- ngƣời đƣợc coi là một trong những Nhà xã hội học đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về ASXH đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ASXH và phúc lợi xã hội. Trong nghiên cứu“ Người có tuổi và hệ thống ASXH” năm 1992 đăng trên tạp chí xã hội học đã phân tích những vấn đề cơ bản cả lý thuyết và kết quả thực nghiệm về nghiên cứu các vấn đề xã hội trong xã hội học. Theo đó bài viết tập trung vào phân tích nội dung cơ bản đó là: Sự khác biệt mang tính so sánh giữa ASXH trong xã hội nông nghiệp truyền thống và xã hội sau cách mạng công nghiệp của nhóm ngƣời có tuổi. Trong phần phân tích các kết quả nghiên cứu bài viết đã nhấn mạnh đến sự bảo trợ của BHXH, phác họa đời sống cũng nhƣ cách thức tổ chức mạng lƣới 16 ASXH trong hai thời kỳ đối với nhóm ngƣời có tuổi. Theo cách nhìn xã hội học, bài viết này đã chỉ ra những khó khăn, khác biệt căn bản của nhóm ngƣời có tuổi ở Việt Nam sống giữa hai không gian đô thị và nông thôn về ASXH. Đây có thể coi là một nghiên cứu mang tính khái quát, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của các CSASXH đối với nhóm ngƣời có tuổi hiện nay.[2] Một nghiên cứu khác của GS.TS Bùi Thế Cƣờng cùng cộng sự nghiên cứu về tuổi già Việt Nam, cuốn sách: Trong miền ASXH- Nghiên cứu về tuổi già Việt Nam là kết quả thu đƣợc từ các nghiên cứu lớn, đại diện cho vùng hoặc quốc gia. Kết cấu của cuốn sách gồm 6 phần. Phần 1 tác giả đề cập đến già hóa dân số và đáp ứng chính sách. Phần 2 đề cập đến các vấn đề của ngƣời cao tuổi Việt Nam nhƣ: học vấn, hôn nhân, lao động, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế, nhà ở, tiện nghi...và tác động của đổi mới đến xã hội và ngƣời già, những thái độ liên quan đến giới. Phần 3 tập trung vào phân tích hiện trạng nguồn nhân lực vật chất của ngƣời cao tuổi đồng bằng sông Hồng hiện nay thể hiện ở 3 nguồn cơ bản là: Tự lập, giúp đỡ con cái và bảo trợ xã hội của Nhà nƣớc. Phần 4 tác giả tập trung phân tích ảnh hƣởng mô hình hóa hai loại khác biệt vùng và khác biệt tộc ngƣời tới những dàn xếp đời sống gia đình. Phần 5 là bức họa về ngƣời cao tuổi nhìn từ quan điểm của ngƣời già. Phần 6, tác giả tập trung phân tích hai tứ giác của phúc lợi tuổi già, từ đó rút ra bốn điểm then chốt về tuổi già Việt Nam hôm nay. Đây đƣợc coi là một nghiên cứu tổng quan duy nhất về ngƣời cao tuổi đƣợc thực hiện ở Việt Nam ở đến thời điểm nghiên cứu.[4] Năm 1997 cuốn sách “ASXH và các vấn đề xã hội” do cố tác giả Nguyễn Thị Oanh chủ biên đƣợc xem là giáo trình giảng dạy trong Trƣờng đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó bao gồm hai phần là ASXH và các vấn đề xã hội đƣợc trình bày một cách ngắn gọn súc tích nhƣng có tính khái quát cao. Bên cạnh việc giới thiệu lý thuyết, tác giả cũng dẫn chứng những dữ liệu thực nghiệm để chứng minh cho nhận định. Khi trình bày về các vấn đề xã hội, tác giả đã đƣa ra những vấn đề mà hiện nay vẫn đang còn nguyên tính thời sự nhƣ ma túy, mại dâm, tội phạm, HIV… Tuy nhiên, 17 đây là dạng tài liệu căn bản mang tính giới thiệu về mặt lý thuyết và phục vụ cho công tác giảng dạy nên tính bàn luận vẫn còn bỏ ngỏ. Mạc Văn Tiến(2005) nghiên cứu hệ thống ASXH theo hƣớng “ ASXH và phát triển nguồn nhân lực”. Đây là tuyển tập các công trình nghiên cứu và bài báo khoa học giai đoạn 1993-2004. Với hơn 100 bài viết, tác phẩm này đã đề cập đến nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau của ASXH và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhiều vấn đề thể hiện tính sự báo chính xác trong thực tiễn về hình thành quỹ BHXH, vấn đề hình thành hệ thống hoạt động sự nghiệp BHXH… cũng có những vấn đề đang hoàn thiện nhƣ bảo hiểm thất nghiệp, BHXH tự nguyện. Năm 2006, phòng Xã Hội Học Dân số, Viện Xã Hội Học thực hiện nghiên cứu trong khuôn khổ chƣơng trình nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam về ASXH, đề tài: “ Những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận BHYT ở Việt Nam“ đã phân tích, đánh giá thực trạng BHYT ở Việt Nam- một chiều cạnh cơ bản của ASXH. Báo cáo này đi sâu tìm hiểu các yếu tố nhân khẩu và kinh tế- xã hội quyết định khả năng tiếp cận BHYT trong các nhóm dân cứ cơ bản hiện nay. Từ những kết quả phân tích các số liệu điều tra quốc gia hiện có về BHYT, đề tài đã đƣa ra những đề xuất một số định hƣớng chính sách nhằm nâng cao diện che phủ của BHYT trong các nhóm đối tƣợng nghèo ở nƣớc ta Nguyễn Hải Hữu(2007) đã khái niệm những lý luận chung về ASXH trong “ Giáo trình nhập môn ASXH” với các khái niệm, mô hình, trƣờng phái, khung lý thuyết tổng thể về ASXH với mục đích, chức năng, cấu trúc, vai trò, các thể chế và mối quan hệ của nó qua đó phân tích các thể chế chính sách, thể chế tài chính và thể chế tổ chức cán bộ của hệ thống ASXH Việt Nam. Cũng nhằm hoàn thiện lý luận chung về ASXH trong bối cảnh mới, nhóm tác giả Nguyễn Văn Định chủ biên (2008) thông qua “ Giáo trình ASXH” đã tổng kết những vấn đề lý luận cơ bản về ASXH, mỗi vấn đề lý luận đƣợc liên hệ với thực tế Việt Nam và các nƣớc trên thế giới. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan