Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ An ninh lương thực của nam phi và algeria nghiên cứu so sánh và gợi mở chính sác...

Tài liệu An ninh lương thực của nam phi và algeria nghiên cứu so sánh và gợi mở chính sách cho việt nam

.PDF
94
377
111

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN HỮU ĐỒNG AN NINH LƯƠNG THỰC CỦA NAM PHI VÀ ALGERIA: NGHIÊN CỨU SO SÁNH VÀ GỢI MỞ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 60 31 01 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ này do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Trần Hữu Đồng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC 1.1. Khái niệm, tiêu chuẩn và khung đánh giá an ninh lương thực ............. 8 1.2. Thực trạng an ninh lương thực của thế giới và châu Phi hiện nay. .... 15 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 25 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC Ở NAM PHI VÀ ALGERIA ...................................................................................................... 27 2.1.Điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội ở Nam Phi và Algeria. 27 2.2.Thực trạng an ninh lương thực của Nam Phi và Algeria . .................... 31 2.3.Các yếu tố tác động đến an ninh lương thực của Nam Phi và Algeria. 51 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 59 CHƯƠNG 3: GỢI MỞ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC .............................................................................................61 3.1. Khái quyết chung về an ninh lương thực của Việt Nam. ................... 61 3.2. Các bài học kinh nghiệm và gợi mở chính sách cho Việt Nam ......... 66 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 77 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên tiếng Anh Chữ viết Nghĩa tiếng Việt tắt ANLT An ninh lương thực ANQG An ninh quốc gia Africa Union AU Liên minh châu Phi Association farmer africa of south AFASA Hội Nông dân châu Phi của Nam africa Phi ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Committee Food Security CFS Ủy ban An ninh Lương thực thế giới Algeria Dinar DA Tiền tệ Algeria European Union EU Liên minh châu Âu Economist Intelligence Unit EIU Cơ quan nghiên cứu kinh tế Toàn Association of Southeast Asian Nations cầu Food and Agriculture FAO Organisation Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp thế giới Global Food Security Index GFSI Chỉ số An ninh lương thực toàn cầu Gross Domestic Product GDP Tổng sản phẩm quốc nội International Grains Council IGC Cơ quan lương thực thế giới International Fund for Agricultural IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế Development Millennium Development Goals MDG Mục tiêu Thiên niên kỷ Middle East and North Africa MENA Trung Đông và Bắc Phi Non-governmental organization NGOs Tổ chức phi chính phủ National of Agriculture NADP Chương trình phát triển nông nghiệp Development Programe United Nation quốc gia UN Liên Hợp quốc United Nations Development UNDP Programme United States Department of Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ United State Dollar USD Đô la Mỹ United Nation Universal UNUDH Bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Declaration of Human Rights R Liên Hợp quốc Rand R Tiền tệ Nam Phi Sub- Sahara Africa SSA Châu Phi cận Sahara Southern African Development SADC Cộng đồng Phát triển miền Nam Agriculture Community châu Phi Transparency International TI Tổ chức minh bạch thế giới World Food Summit WFS Hội nghị Thượng đỉnh lương thực thế giới World Bank WB Ngân hàng Thế giới World Health Organization WHO Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC BẢNG STT Nội dung Trang Bảng 1. 1 Điểm số an ninh lương thực toàn cầu ở các khu vực trên thế giới 17 Bảng 1. 2 Chỉ số người thiếu lương thực ở các khu vực ở châu Phi. 20 Bảng 2. 1 Các chỉ số về khả năng tiếp cận lương thực của Nam Phi và Algeria năm 2015 31 Bảng 2. 2 Chỉ số tính có sẵn của lương thực ở Nam Phi và Algeria 39 Bảng 2. 3 Chỉ số sản xuất ngũ cốc ở Algeria 42 Bảng 2. 4 Chỉ số cung cấp lương thực ở Algeria 43 Bảng 2. 5 Chỉ số an toàn và chất lượng lương thực ở Nam Phi và Algeria 47 Bảng 3. 1 Sản lượng một số loại cây lương thực chính ở Việt Nam (Nghìn tấn) 63 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Nội dung Trang Hình 1. 1 Chỉ số người thiếu lương thực ở các khu vực trên thế giới 16 Hình 1. 2 Chỉ số giá thực phẩm thế giới 18 Hình 1.3 Chỉ số điểm số cải thiện ở các khu vực trên thế giới 21 Hình 1.4 Giá trị bình quân lương thực đầu người theo khu vực trong các 23 Hình 1.5 Biểu đồ xu hướng trẻ em bị thiếu dinh dưỡng ở châu Phi 23 Hình 2.1 Chỉ số tự túc lương thực ở Nam Phi 38 Hình 2.2 Sản lượng sản xuất ngũ cốc ở Nam Phi 39 Hình 2.3 Chỉ số nhập khẩu lương thực ở Algeria 43 Hình 2.4 Chỉ số phát triển của đất canh tác được tưới tiêu của Algeria 45 Hình 2.5 Chỉ số tham nhũng của Algeria 46 Hình 2.6 Chỉ số tiêu chuẩn dinh dưỡng lương thực ở Nam Phi 48 Hình 2.7 Chỉ số về % nguồn cung lương thực ở Algeria 49 Hình 2.8 Chỉ số tiêu dùng thực phẩm của Algeria 50 Hình 3.1 Giá trị Nông nghiệp trong GDP ở Việt Nam 61 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An ninh lương thực là một vấn đề mang tính chất quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp quốc (UNUDHR) đã khẳng định “ mỗi người đều có quyền hưởng tiêu chuẩn sống đầy đủ về thể chất và phúc lợi của bản thân và gia đình, bao gồm lương thực và thực phẩm”. Tuy nhiên, cho tới bây giờ quyền cơ bản đó của con người mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nào đó. Tình trạng thiếu lương thực và các thực phẩm cơ bản, hay còn được biết tới là tình trạng mất an ninh lương thực đã và đang gây ra những khó khăn, thách thức cho toàn thế giới trong giai đoạn hiện nay. An ninh lương thực là vấn đề ưu tiên hàng đầu ở châu Phi. Bước sang thế kỷ 21, ở châu Phi vẫn còn có hàng triệu người đang ở tình trạng thiếu lương thực và đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007 bùng nổ đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu. Châu Phi là một lục địa đói nghèo với điều kiện thiên nhiên và khí hậu khắc nghiệt để canh tác và sản xuất nông nghiệp. Cùng với đó là giá lương thực, thực phẩm và năng lượng gia tăng cao, cũng như là tác động từ biến đổi khí hậu, hạn hán thiên tai, bão lũ, và các thảm họa do con người gây ra đã cho thấy các vấn đề cấp bách về an ninh lương thực trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, sản lượng lương thực sản xuất ở các quốc gia trong châu lục vẫn với sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu về lương thực của người dân ở đây. Nam Phi và Algeria là hai quốc gia có trình độ phát triển khá hơn cả ở châu Phi, tuy vậy tình trạng nghèo đói vẫn tồn tại ở hai nước này. Nam Phi và Algeria cũng là hai quốc gia đang phải nhập khẩu phần lớn lương thực để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, trong đó mặt hàng ngũ cốc chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu lương thực của hai quốc gia này. Hai quốc gia có những đặc điểm tự nhiên và xã hội khác biệt nhất định. Tuy nhiên những vấn đề mà hai quốc gia đang phải giải quyết để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trong nước rất cần thiết để chúng ta nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm cho đất 1 nước. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xuất khẩu lúa gạo sang 2 nước này với tỷ trọng và giá trị ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy cơ hội xuất khẩu gạo sang hai thị trường lớn nhất của châu Phi là khu vực Bắc Phi và Nam Phi là rất có tiềm năng. Do đó,việc nghiên cứu tình hình an ninh lương thực ở hai quốc gia Nam Phi và Algeria là rất cần thiết và hữu ích để tìm hiểu rõ nguyên nhân sự thiếu hụt về lương thực ở hai nước này, từ đó học hỏi những bải học kinh nghiệm ở hai quốc gia trong việc giải quyết vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Vì vậy, tôi xin chọn đề tài “An ninh lương thực của Nam Phi và Algeria: Nghiên cứu so sánh và gợi mở chính sách cho Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Hầu như chưa có một công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài này, chủ yếu là các bài viết thông tin đăng trên các báo ra hang ngày hoặc các chuyên đề nghiên cứu về an ninh lương thực thế giới, an ninh lương thực ở châu Phi, xuất khẩu gạo sang Nam Phi . Có thế kể tên một số bài điển hình như sau: - Đề tài nghiên cứu “An ninh lương thực ở châu Phi: Thực trạng và bài học kinh nghiệm” của Trần Anh Đức nghiên cứu về các vấn đề an ninh lương thực; cũng như là thực trạng anh lương thực thế giới và ở một số nước châu Phi, đồng thời đưa ra những đánh giá và triểu vọng về an ninh lương thực ở châu Phi. Song chưa nêu lên cụ thể an ninh lương thực ở Nam Phi và Algeria, cũng như là so sánh và chưa gợi mở các chính sách cho Việt Nam về an ninh lương thực. - Đề tài “Quốc gia Algeria và khả năng hợp tác với Việt Nam đến năm 2020” của PGS. TS Nguyễn Thanh Hiền nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, điều kiện xã hội và phát triển kinh tế của đất nước Algeria, đưa ra những triển vọng trong việc quan hệ hợp tác giữa Algeria và Việt Nam trong thời gian tới. - Bài viết “An ninh lương thực - bài toán hóc búa của nhân loại” của Thạch Vũ đăng trên báo Nhân dân thứ 4 ngày 11/02/2015 cũng đề cập đến vấn đề an 2 ninh lương thực của thế giới và Tây Á Bắc Phi. Những giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực. - Bài nghiên cứu “Kinh tế châu Phi năm 2013: tiếp tục tăng trưởng ổn định” của TS Trần Thị Lan Hương đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông đề cập tới nền kinh tế của các quốc gia ở châu Phi và khả năng hợp tác của các quốc gia này với Việt Nam trong tương lai. - Bài viết “ Công nghệ sinh học giúp tăng cường an ninh lương thực” của Duy Anh đăng trên báo Vietq.vn ngày 22/08/2014 đã đưa ra những thông tin về vấn đề lương thực, thực phẩm ở châu Phi , đồng thời đưa ra những công nghệ sinh học giúp cải thiện vấn đề an ninh lương thực. - Bài viết “Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi” của Vụ thị trường châu Phi, Tây Á , Nam Á đăng trên báo Bộ Công Thương ngày 16/04/2013 thông tin về thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số nước châu Phi và đưa ra những giải pháp về xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi. - Trong “Báo cáo Tăng cường Nông nghiệp cho phát triển” của Ngân Hàng thế giới (WB, 2008); “Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” của Đặng Kim Sơn và Hoàng Thu Hòa (2002); “Nông nghiệp, an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế” của Viện Thông tin Khoa học Xã hội (1999) chỉ ra rằng: Đề có được an ninh lương thực đòi hỏi điều kiện trước tiên và căn bản là phải có đủ lương thực để có thể tiếp cận được, có thể sử dụng được. Nông nghiệp đã và đang đóng vai trò then chốt, quyết định trong việc đảm bảo an ninh lương thực ; địa bàn nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của người nông dân sản xuất ra lương thực, thực phẩm, cũng chính là nơi tập trung chủ yếu tỷ lệ đói nghèo, có mức thu nhập thấp 2.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài an ninh lương thực nói chung và an ninh lương thực của Nam Phi nói riêng, có thể kể tên một số công trình điển hình như sau: 3 - Công trình “Food Security – An ninh lương thực” do D.C.de Toit xuất bản tháng 3/2011 gồm 7 phần, trong đó phần 1 trình bày tổng quan về an ninh lương thực của Nam Phi, phần 2 đề cập những mục tiêu của đề tài nghiên cứu, phần 3 chỉ ra những trường hợp điển hình nghiên cứu; phần 4 nói về vai trò của ngành nông nghiệp, … đặc biệt phần 6 đề cập đến những thách thức đối với an ninh lương thực của Nam Phi. - Công trình “ Food Security Policy Context in South Africa – Chính sách an ninh lương thực của Nam Phi” do Josee Koch, Tư vấn độc lập và Tư vấn chính sách khu vực của Viện Wahenga xuất bản năm 2011 điểm lại lịch sử an ninh lương thực của Nam Phi, tình trạng nghèo khổ ở Nam Phi, chiến lược an ninh lương thực hội nhập của Nam Phi, những thách thức và thành quả đạt được. Nhìn chung trong công trình phần nào khái quát tình hình an ninh lương thực của Nam Phi. - Báo cáo “ Key Challenges for Ensuring Food Security in South Africa’s Inner Cities – Những thách thức chính để bảo đảm an ninh lương thực ở các thành phố của Nam Phi” do Charl Van der Merwe trình bày trong Tạp chí AISA Policybrief, Số 36, tháng 1/2011 của Viện Châu Phi của Nam Phi đã đề cập đến những nhân tố quyết định đến an ninh lương thực ở các thành phố của Nam Phi, tình hình sản xuất lương thực, nông nghiệp đô thị, thu nhập đô thị…. - Công trình “Food Security in South Africa: Key Policy Issues for the Medium Term – An ninh lương thực ở Nam Phi: Những vấn đề chính sách chính trong giai đoạn trung hạn” do Ủy ban Nghiên cứu Khoa học Con người nghiên cứu vào tháng 1/2004 đã đề cập đến tình trạng bất an ninh lương thực ở Nam Phi, một số nhân tố như HIV/AID, cải cách ruộng đất tác động đến an ninh lương thực ở Nam Phi, một số biện pháp để đảm bảo an ninh lương thực ở Nam Phi như: giáo dục, cải thiện hệ thống dịch vụ công cộng. - Báo cáo “ The National Policy on Food and Nutrition Security for the Republic of South Africa – Chính sách quốc gia về an ninh lương thực và dinh dưỡng của Cộng hòa Nam Phi” do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư 4 nghiệp Nam Phi nghiên cứu và xuất bản ngày 22/08/2014 đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến an ninh lương thực, những cơ chế giải quyết vấn đề an ninh lương thực, mối liên hệ giữa an ninh lương thực và dinh dưỡng và một số chính sách của chính phủ. - Luận văn thạc sỹ “Food Security in South Africa: A Comprehensive Review for the Past Two Decades – An ninh lương thực ở Nam Phi: Điểm lại hai thập kỷ qua” của Mthulisi Elton Dube bảo vệ tại trường Đại học Ghent, tháng 6, 2013 đề cập đến tình hình an ninh lương thực ở Nam Phi trong hai thập kỷ qua và đưa ra một số nhận xét. - Công trình “Hidden Hunger in South Africa: The Faces of Hunger and Malnutrition in the Food Secure Nation – Kẻ đói bị che dấu ở Nam Phi: Bộ mặt kẻ đói và thiếu dinh dưỡng ở một quốc gia an ninh lương thực ” do Yoliswa Peggy Stemele nghiên cứu đã đề cập đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ Nam Phi, đưa ra những con số ấn tượng liên quan đến những người đói ăn ở quốc gia này, đồng thời cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực ở Nam Phi. Nói chung , các thông tin, tài liệu, sách vở hiện nay viết về an ninh lương thực trên thế giới nói chung và an ninh lương thực ở châu Phi, Nam Phi và Algeria vẫn còn khiêm tốn. Đặc biệt những tài liệu tiếng Anh viết riêng về an ninh lương thực ở Nam Phi và Algeria không có nhiều, cũng như tài liệu tiếng Việt hầu như là rất ít. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “ An ninh lương thực ở Nam Phi và Algeria: So sánh và gợi mở chính sách cho Việt Nam” là cần thiết. Kế thừa những công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trước đây và bổ sung những thông tin, tài liệu, dữ liệu mới về an ninh lương thực ở Nam Phi và Algeria. Qua đó so sánh được những vấn đề an ninh lương thực ở 2 quốc gia này nói riêng , cũng như có một cách nhìn về vần đề an ninh lương thực ở châu Phi và toàn cầu nói chung. Từ đó có thể gợi mở được các chính sách cho chính phủ Việt Nam trong vấn đề nông nghiệp và an ninh lương thực, thực phẩm. 5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu. Luận văn nhằm phân tích, đánh giá, thực trạng vấn đề an ninh lương thực ở hai quốc gia là Nam Phi và Algeria. Sau đó so sánh vấn đề an ninh lương thực của hai nước; từ đó đưa ra một số gợi mở chính sách về vấn đề an ninh lương thực cho Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hiểu tình hình an ninh lương thực thế giới và châu Phi hiện nay trong đó chú trọng đến thực trạng an ninh lương thực của Nam Phi và Algeria. - Phân tích những tác động chủ quan và khác quan tới an ninh lương thực của Nam Phi và Algeria. - Nghiên cứu so sánh vấn đề an ninh lương thực ở Nam Phi và Algeria , từ đó gợi mở các chính sách đối với nông nghiệp Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: An ninh lương thực ở hai quốc gia là Nam Phi và Algeria - Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu thập kỷ 2000 đến nay 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp luận. Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu thực trạng an ninh lương thực ở Nam Phi và Algeria; liên hệ với các yếu tố tác động ảnh hưởng tới an ninh lương thực hai quốc gia; đánh giá về an ninh lương thực trên quan điểm lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển; tìm ra bản chất của tình trạng an ninh lương thực ở hai quốc gia để chủ động đề ra giải pháp khắc phục và thúc đẩy đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu 2 trường hợp điển hình là Nam Phi và Algeria thông qua nghiên cứu các tài liệu thứ cấp. Đây là hai quốc gia có trình độ phát triển tương đối khác biệt ở châu Phi, việc nghiên cứu so sánh nước này có thể rút ra những gợi mở chính sách cho Việt Nam về vấn đề đảm bảo an ninh lương thực. Sử 6 dụng phương pháp định tính và định lượng cơ bản thông qua thống kê đơn giản; sử dụng tài liệu thứ cấp để, phân tích, so sánh đánh giá thực trạng thông qua các bộ chỉ số về an ninh lương thực. Luận văn cũng sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp tổng hợp; phương pháp lịch sử 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: - Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người nghiên cứu cần vận dụng các lý thuyết kinh tế và tìm hiểu các tài liệu thứ cấp về an ninh lương thực. - Kết quả đánh giá nghiên cứu so sánh làm sáng tỏ và chứng minh cho các lý thuyết liên quan tới vấn đề an ninh lương thực. Từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm nâng cao tình hình an ninh lương thực hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: - Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu thực trạng an ninh lương thực của thế giới nói chung và Nam Phi, Algeria nói riêng. Từ đó thông qua các nghiên cứu so sánh, đánh giá để gợi mở các chính sách có hiệu quả cho nông nghiệp Việt Nam. - Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu trong việc nghiên cứu thực trạng an ninh lương thực thế giới và châu Phi hiện nay. 7. Cơ cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình và bảng, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được bố cục theo 3 chương sau: Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC Chương 2: VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC Ở NAM PHI VÀ ALGERIA Chương 3: GỢI MỞ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ AN NINH LƯƠNG THỰC 1.1. Khái niệm, tiêu chuẩn và khung đánh giá an ninh lương thực 1.1.1. Khái niệm an ninh lương thực Khái niệm an ninh lương thực được xuất hiện trong giai đoạn 1960-1970 của thế kỷ 20, trong các thảo luận về tình hình lương thực thế giới vào thời điểm đó. Cho tới năm 1990, đã có khoảng gần 200 định nghĩa về an ninh lương thực. Định nghĩa an ninh lương thực được chính thức đưa ra vào năm 1974 tại Hội nghị Thượng đỉnh lương thực thế giới ( WFS), Hội nghị đã đưa ra định nghĩa về an ninh lương thực:“ An ninh lương thực (ANLT) là lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả”. Năm 1983, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã mở rộng định nghĩa này và góp thêm cả việc đảm bảo cho những người dễ bị tổn thương tiếp cận được với các nguồn cung cấp sẵn có “ ANLT là đảm bảo tất cả mọi người tại mọi thời điểm có thể tiếp cận được về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần”. Năm 1986, Ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa rằng “ ANLT là khả năng tiếp cận của con người trong mọi lúc để có lương thực, nhằm đảm bảo cho hoạt động và sức khỏe”. Ngân hàng thế giới đã chỉ ra mối liên hệ giữa mất an ninh lương thực với các vấn đề đói nghèo lâu năm hay là tình trạng thu nhập thấp. Đến giữa những năm 1990, vấn đề an ninh lương thực được xem là mối quan ngại, đưa ra trên nhiều cấp độ từ cấp quốc gia tới toàn cầu hóa. Bản báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) năm 1994, đưa ra khái niệm về an ninh con người, trong đó đề cập một khía cạnh của an ninh lương thực. Quan niệm này có mối liên quan chặt chẽ tới quan niệm con người trong sự phát triển chung của toàn thế giới. Để khắc phục các khái niệm trên, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về lương thực (WFS) được tổ chức ở Rome (Italia) vào tháng 11 năm 1996 xác định:“ ANLT 8 ở cấp độ cá nhân, gia đình, khu vực và toàn cầu khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt thể chất và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng nhằm đáp ứng các nhu cầu và sở thích ăn uống, đảm bảo dinh dưỡng nhằm đáp ứng cho cuộc sống năng động và khỏe mạnh”. Báo cáo với tiêu đề “Mất an ninh lương thực” của FAO năm 2001 cũng đưa quan niệm về an ninh lương thực như quan niệm của WFS năm 1996 nhưng có sự bổ sung khái quát hơn khi chỉ ra rằng “ ANLT là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt thể chất, kinh tế và xã hội đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng nhằm đáp ứng các nhu cầu và sở thích ăn uống, đảm bảo cho cuộc sống năng động và khỏe mạnh” Đây là quan điểm đã được thừa nhận, sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay. Trong cuốn sách “ Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội XI của Đảng” của Nguyễn Văn Thạo và Nguyễn Viết Thông (2011) xác định: “ANLT là khái niệm chỉ tình trạng ổn định, an toàn, vững chắc của sản xuất, cung ứng và dự trữ lương thực bên trong một số nước cũng như phạm vi toàn cầu”[21, tr.82]. Có thể tiếp cận an ninh lương thực ở hai cấp độ vi mô và vĩ mô[41, tr.83].. Ở cấp độ vĩ mô, nếu việc sản xuất lương thực trong một quốc gia không đáp ứng được các nhu cầu về lương thực, hầu hết các quốc gia phải nhập khẩu lương thực để đáp ứng một phần lớn nhu cầu tiêu thụ lương thực trong nước. Ở cấp độ vi mô, an ninh lương thực phụ thuộc vào khả năng thỏa mãn các nhu cầu về lương thực của mỗi hộ gia đình[9, tr.81]. Hướng tiếp cận trên đã cố gắng chỉ ra các chỉ số để đo lường tình trạng an ninh lương thực như tổng cung lương thực trong nước, mức phụ thuộ nhập khẩu lương thực, mức tiêu dùng lương thực… Tuy nhiên, các chỉ số đưa ra để tính toán sẽ gặp phải vấn đề về chịu tác động của nhiều biến vĩ mô kinh tế và mang tính gián tiếp. Mặt khác việc tính toán nhiều các chỉ số chỉ thuận lợi khi có hệ thống về thống kê số liệu đầy đủ, hơn nữa điền này lại hạn chế với nhiều quốc gia đang hoặc trong trình trạng kém phát triển. Đó là các nước đang tồn tại hoặc có nguy cơ cao về thiếu hụt nguồn lương thực. Trong những năm gần đây, an ninh lương thực được tiếp cận theo hướng mới [16, tr.82], nêu lên việc đảm bảo an ninh lương thực phải gắn bó 9 chặt chẽ với nâng cao thu nhập, đời sống cho người sản xuất lương thực. Đây là biểu hiện của sự chuyển hướng trong quan niệm về an ninh lương thực. Cách tiếp cận này có khi được xác định gắn với quyền con người, lấy con người là mục tiêu của phát triển, gắn an ninh lương thực với kế bền vững của người sản xuất lương thực. Đây được coi là cách tiếp cận hợp lý trong bối cảnh thực tiễn hiện nay, khi có hiện tượng người nông dân ở các quốc gia đang phát triển, lại có nguy cơ ngày càng nghèo đói. Ngoài ra, thuật ngữ an ninh lương thực hiện nay còn được tiếp cận dưới hai góc độc: i) An ninh lương thực là một trong các bộ phận của an ninh con người ii) An ninh lương thực là bộ phận của an ninh kinh tế, nội dung quan trọng của an ninh quốc gia[23, tr.82]. Hướng tiếp cận đầu tiên được cho là quá vi mô; ngược lại cách tiếp cận thứ hai lại mang tính tổng thể hơn. An ninh kinh tế, an ninh lương thực là một trong những nội dung quan trọng khi xác định đặc điểm của tình trạng an ninh kinh tế hiện nay đã khẳng định; tài nguyên lương thực cũng là nhân tố quan trọng của an ninh kinh tế; sự tăng trưởng của tài nguyên lương thực chịu sự khống chế nghiêm ngặt của đất đai, nguồn nước, môi trường sinh thái. Đối với các quốc gia đang phát triển, vấn đề lương thực hiện nay là những thách thức và khó khăn đối với an ninh kinh tế. An ninh lương thực không chỉ có vị trí và vai trò đặt biệt đối với an ninh kinh tế quốc gia mà còn có vị thế quan trọng đối với đời sống văn hóa, xã hội [6, tr.81]. An ninh lương thực đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người và giảm đói nghèo trên thế giới. Tác giả Vương Dật Châu đã khẳng định rằng : “Xã hội đang phát triển như vũ bão với nhiều vật dụng hiện đại ra đời phục vụ cho nhu cầu của con người, nhưng người ta có thể thiếu các phương tiện hiện đại nhưng không thể làm gì với các dạ dày rỗng”[3, tr.81]. Lương thực, thực phẩm như một phần thiết yếu bậc nhất để duy trì sự sống và tồn tại của con người. Lương thực phải được cung cấp đều đặn, đầy đủ cho mỗi người nếu muốn sống, làm việc, hoạt động và phát triển. Con người được đảm bảo đủ lương thực chứa dinh dưỡng và khỏe mạnh là biểu hiện thành công của quá trình phát triển kinh tế- xã hội của nhân loại. Một trong những mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Thiên nhiên kỷ của Liên Hợp Quốc 10 [67, tr.86] (MDG) vào năm 2003 là xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực của con người trên trái đất. Cách tiếp cận vĩ mô với vai trò của an ninh lương thực thì an ninh lương thực có vai trò tác động đến tăng trưởng kinh tế [20, tr.82]. Xét về mục tiêu chính sách của các chính phủ, an ninh lương thực được coi như là một chuỗi liên tục từ mức độ vi mô về đảm bảo dinh dưỡng cho người dân cho tới mức độ vĩ mô là đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lương thực cho trị trường trong nước và ngoài nước. Việc đảm bảo an ninh lương thực đặt ra cho các chính phủ các nước phải đặt ra các chính sách cụ thể nhằm xác định an ninh lương thực là một phần trong chiến lược phát triển đất nước với mục đích đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và phân phối thu nhập được cải thiện hơn. Thiết lập mối liên kết về an ninh lương thực ở góc độ vĩ mô giúp đạt được những mục tiêu tăng trưởng quốc gia[18, tr.82]. 1.1.2. Khung đánh về an ninh lương thực. Có bốn tiêu chí để đánh giá chính về an ninh lương thực trong đó bao gồm: Sự sẵn có; sự ổn định; sự tiêu dùng và sự an toàn và chất lượng lương thực. Thứ nhất, sự sẵn có lương thực (availability): Đó là sản lượng lương thực, diện tích trồng trọt, các chỉ tiêu về xuất và nhập khẩu lương thực được đảm bảo. Điều đó có nghĩa là đảm bảo nguồn lương thực đầy đủ mọi nơi, mọi lúc. Việc này có liên quan đến các chính sách bảo vệ diện tích đất trồng cây lương thực, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất lương thực để họ an tâm sản xuất; tăng cường đầu tư vào nông nghiệp để tăng cường sản lượng và chất lượng lương thực; tạo thuận lợi cho thương mại nông sản, xây dựng hệ thống phân phối lương thực ổn định. Theo Chỉ số An ninh lương thực toàn cầu (Global Food Security IndexGFSI)[68, tr.86], khía cạnh sự sẵn có lương thực gồm các chỉ số thành phần bao gồm: chỉ số về tiêu dùng lương thực ở hộ gia đình; tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo đói (dưới 2 USD/ngày); GDP bình quân đầu người; thuế nhập khẩu nông sản; hệ thống an toàn thực phẩm; tỷ lệ đầu tư cho nông thôn. Thứ hai, sự tiếp cận với lương thực (access). Đó là tỷ lệ tiếp cận lương thực cơ bản trong tổng dân số, thiếu lương thực cơ bản trong nhóm nghèo, giá lương thực cơ bản cao và tăng, lương thực được lưu thông, phân phối đến các vùng trong 11 nước và khu vực. Điều này liên quan đến việc tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập và hỗ trợ thích hợp đề bảo đảm khả năng tiếp cận với lương thực của người dân; cẩn thận trong việc sử dụng lương thực vào các mục địch khác. Thứ ba, sự ổn định của lương thực (stability). Điều đó có nghĩa là phải có hệ thống phân phối ổn định; cung và cầu về lương thực, thực phẩm trên thị trưởng phải đảm bảo ổn định; nghĩa là giá lương thực và các xu hướng khác trên thị trường không tăng (giảm) mạnh một cách đột ngột. Tính ổn định của lương thực liên quan đến các cố gắng của từng quốc gia trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phối hợp có những hành động chung trong khu vực và toàn cầu nhằm đảm bảo sản lượng và nguồn cung về lương thực có tính ổn định và bền vững. Bộ chỉ số GFSI gộp sự ổn định của lương thực vào khía cạnh tiếp cận với lương thực và được đo lường bằng các chỉ số: khả năng cung cấp đầy đủ lương thực; chi tiêu cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) cho nông nghiệp; cơ sở hạ tầng nông nghiệp; thay đổi trong sản xuất nông nghiệp; biến động chính trị; tham nhũng; đô thị hóa; lãng phí lương thực. Thứ tư, sự an toàn và chất lượng của lương thực được sử dụng. Điều đó thể hiện qua mức độ dinh dưỡng của lương thực, chất lượng và mức độ vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm; tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu chất do mức cung ứng của lương thực. Chỉ số tính an toàn và chất lượng lương thực trong bộ chỉ số GFSI bao gồm các chỉ số như là: sự đa dạng hóa chế độ ăn uống; tiêu chuẩn dinh dưỡng bữa ăn; tính sẵn có của vi chất dinh dưỡng; chất lượng protein; an toàn lương thực. 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Các nhân tố tác động đến sự sẵn có của nguồn lương thực. Thứ nhất, diện tích đất sản xuất và canh tác nông nghiệp trên thế giới đang có chiều hướng giảm mạnh. Đồng thời, dân số thế giới ngày càng tăng, các đô thị, trung tâm công nghiệp ngày càng nhiều thì tỷ lệ nghịch với nó là diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm nhanh vì phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Chưa kể đến những tàn phá của con người gây ô nhiễm môi trường, đất đai bị xói mòn, bạc màu dẫn tới hiệu quả đất canh tác kém hiệu quả. 12 Thứ hai, từ ba thập kỷ cuối của thế kỷ 20 đến nay, thế giới có nhiều tiến bộ nhảy vọt về khoa học và công nghệ. Tuy nhiên,một số quốc gia và khu vực không chú trọng tới việc đầu tư khoa học kỷ thuật vào nền nông nghiệp nói chung, sản xuất lương thực nói riêng. Kết quả dẫn tới là sản lượng sản xuất nông nghiệp và năng suất nông nghiệp trên thế giới ngày càng giảm; nếu như tốc độ tăng năng suất nông nghiệp trong thời kỳ 1950-1990 là 2,1%/năm thì trong giai đoạn 1990-2007 tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 1,2%/năm. Vấn đề an ninh lương thực chỉ được giải quyết khi có một chiến lược tăng sản lượng lương thực, đảm bảo nguồn lương thực cho những vùng khó khăn và cả toàn cầu[19, tr.82]. Thứ ba, biến đổi khí hậu và quản lý nguồn nước yếu kém là một trong những yếu tố tác động lớn đến sản lượng lương thực. Sản xuất lương thực phần lớn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết. Trong giai đoạn hiện nay, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây ra tình trạng khó lường về khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường như lũ lụt, bão, hạn hán… gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Một nhân tố đe dọa tới an ninh lương thực trong tương lai nữa là vấn đề thiếu nước và quản lý nguồn nước yếu kém trong nông nghiệp. Nguồn nước trên trái đất đang chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình biến đổi khí hậu, lượng nước ngầm và nước mưa đang suy giảm ở nhiều nơi đe dọa tới sản xuất lương thực toàn cầu. Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng các nguồn nước của các lưu vực các dòng sông trên thế giới có nhiều bất cập và tính hiệu quả còn chưa cao. Chính vì vậy, khủng hoảng nguồn nước thực sự là nguy cơ to lớn đe dọa an ninh lương thực trong thời gian tới. Các nhân tố tác động đến sự tiếp cận của lương thực. Thứ nhất, thị trường nông sản thế giới đang bị bóp méo bởi các chính sách trợ cấp nông nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển đã tác động không nhỏ tới quá trình toàn cầu hóa về lĩnh vực nông nghiệp. Thứ hai, việc điều chỉnh các chính sách xuất khẩu lương thực của các nước xuất khẩu lương thực chính. Các chính sách đó tác động tới các quốc gia và khu vực trên thế có nhu cầu nhập khẩu lương thực. Các nhân tố tác động đến sự ổn định của lương thực. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan