Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ẩn dụ tri nhận trong thơ nông quốc chấn...

Tài liệu Ẩn dụ tri nhận trong thơ nông quốc chấn

.PDF
110
279
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MA THỊ THÚY NGỌC ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THƠ NÔNG QUỐC CHẤN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên, năm 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM MA THỊ THÚY NGỌC ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THƠ NÔNG QUỐC CHẤN Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 60.22.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Đức Tồn Thái Nguyên, năm 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Ma Thị Thúy Ngọc Xác nhận Xác nhận của trưởng khoa chuyên môn của người hướng dẫn khoa học GS.TS Nguyễn Đức Tồn i Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Nguyễn Đức Tồn người thầy đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy, khoa Sau đại học, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sau cùng, xin gửi lời tri ân đến gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học viên Cao học Ngôn ngữ K19 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và viết luận văn. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2013 Tác giả Ma Thị Thúy Ngọc ii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................iii MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề............................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................6 6. Đóng góp của luận văn...............................................................................6 7. Cấu trúc luận văn .......................................................................................7 Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................9 1. Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận – khái niệm và sự phân loại ..................................9 1.1 Khái niệm và bản chất của ẩn dụ..............................................................9 1.2 Khái quát về ẩn dụ tri nhận ....................................................................12 1.2.1 Các quan điểm tiền tri nhận về ẩn dụ ..................................................12 1.2.2 Ngôn ngữ học tri nhận.........................................................................16 1.2.3 Khái niệm ẩn dụ tri nhận .....................................................................18 1.3 Phân loại ẩn dụ tri nhận..........................................................................23 1.3.1 Ẩn dụ cấu trúc.....................................................................................23 1.3.2 Ẩn dụ bản thể......................................................................................24 1.3.3 Ẩn dụ kênh liên lạc/ truyền tin ............................................................25 1.3.4 Ẩn dụ định hướng ...............................................................................25 2. Một số nét về nhà thơ Nông Quốc Chấn ..................................................26 2.1 Tiểu sử và cuộc đời ................................................................................26 2.2 Sự nghiệp sáng tác .................................................................................28 2.3 Phong cách thơ Nông Quốc Chấn ..........................................................29 iii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Chương 2: ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG THƠ NÔNG QUỐC CHẤN...........33 2.1. Giới thiệu về tuyển tập thơ Nông Quốc Chấn........................................33 2.2 Các phạm vi là miền nguồn của ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nông Quốc Chấn ...35 2.2.1. Miền nguồn là con người và các bộ phận của cơ thể con người..........35 2.2.2 Nguồn biểu trưng là những công trình, vật dụng do con người sáng tạo ra ............................................................................................................46 2.2.3 Nguồn biểu trưng từ thế giới tự nhiên .................................................53 2.3 Các ý niệm quy chiếu thuộc miền đích của ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nông Quốc Chấn. ........................................................................................71 2.4 Đặc điểm ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nông Quốc Chấn từ góc độ văn hóa-dân tộc và tư duy ngôn ngữ...................................................................77 Chương 3: ẨN DỤ BẢN THỂ TRONG THƠ NÔNG QUỐC CHẤN .............81 3.1. Khảo sát chung .....................................................................................81 3.2. Ẩn dụ bản thể trong thơ Nông Quốc Chấn ............................................81 3.2.1. Ẩn dụ vật chứa, không gian hạn chế trong thơ Nông Quốc Chấn .......81 3.2.2 Ẩn dụ vật chứa, công việc hoạt động, trạng thái, tính chất trong thơ Nông Quốc Chấn .........................................................................................87 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn ...................................................................................90 3.3.1 Những quan niệm văn hóa thế giới......................................................91 3.3.2. Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt và các dân tộc thiểu số anh em .........................................................................92 3.3.3. Trải nghiệm sống của chính nhà thơ...................................................95 KẾT LUẬN .....................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 101 iv Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ẩn dụ tri nhận là một trong các bộ phận quan trọng của lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, một lý thuyết thuộc loại hiện đại nhất của nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay [4,5]. Nó gắn liền với đặc trưng văn hóa của người bản ngữ, được sử dụng rộng rãi trong văn học nghệ thuật, khoa học và trong đời sống thường nhật của con người. Có thể coi ẩn dụ tri nhận là con đường ý niệm hóa về sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan thông qua các từ, ngữ đó có liên quan đến văn hóa dân tộc; là phương tiện của tư duy để con người nhận thức thế giới, miêu tả thế giới, cải tạo thế giới và sáng tạo tinh thần. Ẩn dụ tri nhận là vấn đề còn tương đối mới mẻ trong nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu hướng tới mở rộng miêu tả ẩn dụ trong các loại ngôn bản như ca dao, tục ngữ, thơ và trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Qua đó, có thể thấy được vai trò và tác dụng tích cực của ẩn dụ với tư cách là phương tiện tư duy của con người, giúp con người khám phá hiện thực, làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng ta về thế giới. Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, quê gốc ở tỉnh Bắc Kạn, là người dân tộc Tày, sớm giác ngộ tham gia cách mạng. Sự nghiệp văn thơ của Nông Quốc Chấn gắn liền với sự nghiệp 50 năm hoạt động cách mạng của ông. Nông Quốc Chấn đã để lại một sự nghiệp văn thơ không chỉ có ý nghĩa đối với nền văn học các dân tộc thiểu số, mà còn cho cả nền văn học Việt Nam. Nhắc đến thơ ông, người ta thấy hiện lên một cách chân thực và sinh động về hình ảnh con người, cuộc sống và cảnh vật thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc: Ông am hiểu sâu sắc thành ngữ, tục ngữ, những bài dân ca của các dân tộc thiểu số và vận dụng sáng tạo trong sáng tác thơ ca của mình. Nhờ đó Nông Quốc Chấn đã tạo nên một phong cách thơ rất riêng. Thơ Nông Quốc Chấn tràn đầy tính hiện thực và cũng thấm đẫm bản sắc văn 1 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ hóa dân tộc. Ông là cánh chim đầu đàn của những người làm văn học cách mạng của các dân tộc thiểu số. Ông là người mở đường, người để lại dấu ấn sâu đậm không thể quên, không chỉ với văn học các dân tộc thiểu số hiện đại nói riêng mà có vị trí vững chắc trong tiến trình văn học cách mạng Việt Nam nửa cuối thế kỉ XX (Tô Hoài). Được nhắc đến như một cây đại thụ của nền văn học thiểu số, Nông Quốc Chấn đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước cho sự nghiệp hoạt động văn hóa, văn học của mình. Song, chưa có đề tài nào thực sự đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn. Vì vậy, bằng những nhận thức mới mẻ về ẩn dụ tri nhận, bằng tình yêu sâu sắc với thơ Nông Quốc Chấn, chúng tôi quyết định chọn Ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Nghiên cứu đề tài ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn mong muốn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận, một vấn đề lý luận còn mới mẻ đối với ngôn ngữ học nước ta. Ngoài ra nghiên cứu đề tài này còn giúp ích cho việc tìm hiểu và giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường nói chung, các tác phẩm của nhà thơ Nông Quốc Chấn nói riêng được đầy đủ và toàn diện hơn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Ẩn dụ tri nhận là một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ trong nghiên cứu Việt ngữ học. Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn trong cuốn “Tìm hiểu đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với các dân tộc khác)”, (Nxb ĐHQG HN, 2002) đã đề cập một cách gián tiếp đến vấn đề có liên quan đến ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam dưới thuật ngữ “tri giác”. Sau đó (năm 2007) Nguyễn Đức Tồn có bài viết trực tiếp bàn về Bản chất ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận (Bản chất của ẩn dụ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10& 11, 2007). 2 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Năm 2005, tác giả Lý Toàn Thắng đã nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ học tri nhận trong cuốn “Ngôn ngữ học tri nhận từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” (Nxb KHXH, H, 2005). Trọng tâm cuốn sách là vấn đề tri nhận không gian nên tác giả cuốn sách chưa dành một vị trí xứng đáng cho khái niệm ẩn dụ tri nhận cũng như khảo sát bước đầu về nó. Chuyên luận tiếp theo về ngôn ngữ học tri nhận của Trần Văn Cơ (2007) đã dành từ trang 292 đến trang 326 để bàn về ẩn dụ tri nhận. Sau đó cũng chính tác giả Trần Văn Cơ đã dành hẳn một chuyên khảo để nghiên cứu về vấn đề này với nhan đề: “ Khảo luận ẩn dụ tri nhận” (Nxb Lao động – Xã hội, 2009). Tác giả cũng chỉ bàn về sự ra đời của ẩn dụ, bản chất ẩn dụ và sự phân lọai các kiểu loại ẩn dụ tri nhận (gồm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng và ẩn dụ kênh liên lạc). Một số đề tài khoá luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng quan tâm tìm hiểu về ẩn dụ tri nhận trong thơ ca nói chung, trong các tác phẩm của một nhà thơ nói riêng. Đó là: Luận án tiến sĩ So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình Việt Nam của tác giả Hoàng Thị Kim Ngọc; Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong ca dao của tác giả Bùi Thị Dung, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2008; Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ẩn dụ với các nhóm từ liên quan đến ngôi nhà theo lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận (có đối chiếu so sánh hai ngôn ngữ Anh – Việt) của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2009; Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận, mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ của Trịnh Công Sơn của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền, Đại học khoa học xã hội và nhân văn T.P Hồ Chí Minh, 2009; Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Tố Hữu của Phạm Minh Châu, Đại Học Hải Phòng, 2012; Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ nguyễn Duy của Nguyễn Thị Yến, 2012, Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Xuân Diệu của Nguyễn Thị Thùy, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, 2013; Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Chế 3 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Lan Viên của Phạm Thị Thu Thùy, Đại học Hải Phòng, 2013; Luận văn thạc sĩ Ẩn dụ tri nhận trong thơ Lưu Quang Vũ của Phạm Thị Hoài, Đại học Hải Phòng, 2013; v.v… 2.2 Nhà thơ Nông Quốc Chấn được biết đến như một nhà hoạt động văn hóa đầy tâm huyết và mẫu mực. Thơ ông thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu phê bình có tên tuổi như: Xuân Diệu, Tô Hoài, Chế Lan Viên, Hà Minh Đức, Nguyễn Ngọc Thiện, Huy Cừ…. Không chỉ được nghiên cứu từ góc độ phê bình văn học mà thơ ông còn được nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ học. Dù ở những góc độ tiếp cận khác nhau, nhưng chúng ta đều thấy rằng thơ Nông Quốc Chấn là tiếng nói giản dị, chân thành, câu thơ mộc mạc nhưng đậm chất trữ tình, thấm đẫm tinh thần văn hóa dân gian, dân tộc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận xét về ngôn ngữ thơ Nông Quốc Chấn: “Tính chất khẩu ngữ bình dị, thật thà của câu chữ, bộc lộ cách cảm, cách nghĩ chất phác…những câu thơ nhìn bề ngoài ngỡ như là viết kiểu ứng tác, khá dễ dàng không màu mè, rào đón, bọc giấu mà cứ trần trụi, thật như đếm và thẳng như cây bương” Vũ Khiêu trong Tuyển tập Nông Quốc Chấn (Nxb Văn hóa dân tộc, H, 1998) đã nhận xét: Thơ anh nhiều lúc hoang sơ như cây rừng, gập ghềnh như sườn núi. Nhưng đọc thơ anh, người ta dần nhận ra có cái gì đáng yêu, từ tâm hồn anh có cái gì trong trắng như hoa ban, ngọt lành như suối mát… Như vậy, mặc dù có nhiều đề tài nghiên cứu thành công về ẩn dụ tri nhận, nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn. Vì vậy luận văn này có thể coi là công trình đầu tiên đặt ra vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn. Nguồn tư liệu phong phú của thơ Nông Quốc Chấn sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về ẩn dụ tri nhận trong thơ ông, đồng thời góp thêm một cái nhìn về nghệ thuật xây dựng hình tượng trong tác phẩm của ông. 4 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu đề tài này, luận văn nhằm đạt được những mục đích sau: 3.1.1 Gúp phần cung cấp thêm những kiến thức về ẩn dụ tri nhận và cơ chế nhận biết ẩn dụ tri nhận. 3.1.2 Bằng việc nghiên cứu các ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn, và qua cơ chế của ẩn dụ tri nhận được sử dụng trong các bài thơ, hi vọng có thể làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng hệ thống hình tượng trong thơ Nông Quốc Chấn và có thể thấy được thế giới quan và nhân sinh quan của tác giả, đồng thời có cơ sở để khẳng định những thành công của nhà thơ trong việc sử dụng và sáng tạo ngôn ngữ dân tộc từ góc độ đặc điểm văn hóa dân tộc và tư duy ngôn ngữ. 3.1.3 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận văn mong muốn rút ra những bài học cần thiết cho việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông đạt kết quả cao hơn về phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung vào một số khía cạnh sau: 3.2.1 Thống kê, phân loại các ẩn dụ tri nhận xuất hiện trong các tập thơ được khảo sát của Nông Quốc Chấn. 3.2.2 Khảo sát, mô tả tất cả các ẩn dụ tri nhận nói trên. 3.2.3 Phân tích vai trò của ẩn dụ trong các bài thơ để thấy giá trị thẩm mỹ của chúng. 3.2.4 Chỉ ra những nét riêng, mang tính sáng tạo của hình tượng nhờ hệ thống các ẩn dụ trong thơ Nông Quốc Chấn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn. 5 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khảo sát chủ yếu của luận văn là các bài thơ được in trong các tập thơ của Nông Quốc Chấn: Tiếng ca người Việt Bắc (Nxb Văn học, H, 1960), Đèo Gió (Nxb Văn học, H, 1968), Dòng thác (Nxb Văn học, H, 1977), Suối và biển (Nxb Văn học, H, 1984). 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 5.1. Phương pháp thống kê - phân loại Trên cơ sở tập hợp ngữ liệu về các loại ẩn dụ trong thơ Nông Quốc Chấn, luận văn tiến hành phân loại chúng thành các tiểu loại và tìm hiểu tần số xuất hiện, giá trị biểu đạt của chúng trong thơ Nông Quốc Chấn. 5.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp này được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa nghĩa bề mặt ngôn từ với nghĩa biểu trưng của hiện tượng ẩn dụ xuất hiện trong những ngữ cảnh nhất định để thấy những giá trị của chúng. 5.3. Phương pháp miêu tả Trên cơ sở lý luận chung, luận văn tiến hành miêu tả các ẩn dụ tri nhận xuất hiện trong các tập thơ để phát hiện những giá trị ẩn sau chúng mà nhà thơ gửi gắm vào mỗi tác phẩm. 6. Đóng góp của luận văn 6.1 Về lí luận Khảo sát ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn góp phần làm sáng tỏ những nét độc đáo trong nghệ thuật thơ ông, khẳng định tài năng “cánh chim đầu đàn” của ông đối với văn học cách mạng của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng đã xác định giá trị của các ẩn dụ tri nhận trong sự phát triển của thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. 6 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ 6.2 Về thực tiễn Luận văn đóng góp vào thực tiễn phân tích và giảng dạy thơ Nông Quốc Chấn nói riêng và các tác phẩm thơ ca trong nhà trường phổ thông nói chung. Nó còn góp phần thúc đẩy việc tìm hiểu tác phẩm văn học dựa trên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữ tác phẩm ở cấp độ từ ngữ. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài 1. Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận - khái niệm và sự phân loại 1.1. Về khái niệm và bản chất của ẩn dụ 1.2. Khái quát về ẩn dụ tri nhận 1.2.1 Các quan điểm tiền tri nhận về ẩn dụ 1.2.2 Ngôn ngữ học tri nhận 1.2.3 Khái niệm ẩn dụ tri nhận 1.3. Phân loại ẩn dụ tri nhận 1.3.1 Ẩn dụ cấu trúc 1.3.2 Ẩn dụ bản thể 1.3.3 Ẩn dụ kênh liên lạc 1.3.4 Ẩn dụ định hướng 2. Một số nét về nhà thơ Nông Quốc Chấn 2.1. Tiểu sử và cuộc đời 2.2. Sự nghiệp sáng tác 2.3. Phong cách thơ Nông Quốc Chấn Tiểu kết Qua sơ bộ tìm hiểu và thống kê tư liệu, chúng tôi nhận thấy các hiện tượng ẩn dụ được sử dụng trong thơ Nông Quốc Chấn chủ yếu thuộc hai loại: 7 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể. Vì vậy luận văn tập trung chỉ trình bày và phân tích hai loại này. Chương 2: Ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nông Quốc Chấn Luận văn sẽ phân tích, đưa ra bảng thống kê chung về ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nông Quốc Chấn. Gồm các mục: 2.1. Giới thiệu về tuyển tập thơ Nông Quốc Chấn được chọn khảo sát 2.2. Các phạm vi là miền nguồn của ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nông Quốc Chấn 2.3. Các ý niệm quy chiếu thuộc miền đích của ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nông Quốc Chấn 2.4. Đặc điểm ẩn dụ cấu trúc trong thơ Nông Quốc Chấn từ góc độ văn hóa-dân tộc và tư duy ngôn ngữ Tiểu kết Chương 3: Ẩn dụ bản thể trong thơ Nông Quốc Chấn 3.1. Khảo sát chung 3.2. Ẩn dụ bản thể trong thơ Nông Quốc Chấn 3.2.1. Ẩn dụ vật chứa, không gian hạn chế trong thơ Nông Quốc Chấn 3.2.2. Ẩn dụ vật chứa, công việc, hoạt động, trạng thái, tính chất trong thơ Nông Quốc Chấn 3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành ẩn dụ tri nhận trong thơ Nông Quốc Chấn 3.3.1 Những quan niệm văn hóa thế giới 3.3.2. Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ 3.3.3. Trải nghiệm sống của chính nhà thơ Tiểu kết KẾT LUẬN 8 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ Chương 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận – khái niệm và sự phân loại 1.1 Khái niệm và bản chất của ẩn dụ Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu quan tâm đến ẩn dụ. Từ các bình diện: Từ vựng học, ngữ nghĩa học, phong cách học, triết học ngôn ngữ và gần đây là bình diện dụng học và ngôn ngữ học tri nhận. Đã có nhiều công trình ngôn ngữ học hướng tới miêu tả các các cấu trúc ẩn dụ không chỉ ở phạm vi chật hẹp của những đơn vị ngôn ngữ riêng lẻ như từ, câu, mà mở rộng ra các loại ngôn bản như ca dao, tục ngữ, thơ và trong những lĩnh vực đời sống, xã hội. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau về ẩn dụ nhưng hầu hết các quan điểm đều thống nhất cho rằng: “Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa chúng”. Nguyễn Đức Tồn trong Đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy đã chỉ ra một số quan niệm của các nhà ngôn ngữ học về ẩn dụ: A.A.Reformatxki giải thích: “Ẩn dụ theo nghĩa chiết tự là sự chuyển đổi, là trường hợp chuyển nghĩa điển hình nhất. Sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ dựa trên sự giống nhau của các sự vật về màu sắc, hình thức, đặc tính vận động,…” [41,465 ]. B.N.Golovin định nghĩa: “Sự chuyển đổi của các từ từ một đối tượng này sang một đối tượng khác trên cơ sở giống nhau của chúng được gọi là ẩn dụ” [41,465]. O.X. Akhmanova đã định nghĩa ẩn dụ: Ẩn dụ là “phép chuyển nghĩa dùng trong các từ và ngữ có ý nghĩa bóng trên cơ sở sự tương tự, sự giống nhau”(Dẫn theo [41,465]). Quan điểm của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam: Nguyễn Văn Tu quan niệm: “Ẩn dụ là phép gọi tên một sự vật bằng tên của một sự vật khác theo mối quan hệ gián tiếp. Muốn hiểu được mối quan hệ đó chúng ta phải so sánh ngầm. Khác với hoán dụ, phép ẩn dụ, ta theo tưởng 9 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ tượng của ta mà gọi một sự vật, chỉ có vài dấu hiệu chung với sự vật mà từ biểu thị trước thôi. Chính nhờ những dấu hiệu chung gián tiếp ấy mà ta thấy mối quan hệ giữa các sự vật khác nhau” [45,159]. Nguyễn Lân giải thích ẩn dụ là “phép sử dụng từ ngữ ở nghĩa chuyển dựa trên sự tương đồng, sự giống nhau…giữa các thuộc tính của cái dùng để nói và cái nói đến” Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên một sự vật khác giữa chúng có mối quan hệ tương đồng” [1,54]. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau” [7,162]. Đào Thản đã giải thích khái niệm ẩn dụ cũng theo quan điểm như vậy trong mối quan hệ với sự so sánh: “Ẩn dụ cũng là một lối so sánh dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc chức năng của hai đối tượng. Nhưng khác với so sánh dùng lối song song hai phần đối tượng và phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữ lại phần để so sánh” [26,143]. Đinh Trọng Lạc cũng khẳng định: “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A” [16,52]. Theo Nguyễn Đức Tồn, tuy ẩn dụ được xem như một sự so sánh nhưng không phải tất cả các kiểu loại so sánh đều có thể làm nên ẩn dụ. Cơ sở hình thành nên ẩn dụ chỉ có một tiểu loại đặc biệt đó là tiểu loại so sánh đồng nhất trong kiểu loại so sánh ngang bằng [38] và [40]. Cũng theo Nguyễn Đức Tồn, dựa vào tiểu loại so sánh đồng nhất này cơ chế thay thế tên gọi theo phép ẩn dụ được diễn ra như sau: Tên gọi A của sự vật, hiện tượng hay tính chất…nào đó (kí hiệu là x) có thể được sử dụng để thay thế cho tên gọi B của sự vật, hiện tượng hay tính chất…nào đó khác loại 10 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ (kí hiệu là y) khi tư duy con người liên tưởng đồng nhất hóa x và y theo phương diện nào đó. Về logic thì chỉ có sự đồng nhất hoặc tương đồng hoàn toàn mới cho phép có thể dùng cái này để thay thế cho cái kia được. Bởi vậy, câu so sánh hai sự vật làm cơ sở cho ẩn dụ phải là câu bao hàm sự đồng nhất hóa hai sự vật ấy, nên có thể được gọi là câu đẳng nhất hay câu đẳng thức. Do đó, cơ sở của ẩn dụ chính là sự đồng nhất hóa ngầm. Chỉ khi nào câu diễn đạt quan hệ đồng nhất hóa các sự vật thì mới có cơ sở cho sự xuất hiện hiện tượng ẩn dụ. Để diễn đạt quan hệ đồng nhất hay đẳng nhất, dạng câu điển hình nhất trong tiếng Việt thường dùng quan hệ từ “là” hoặc từ “như” (từ biểu thị quan hệ tương đồng trong sự so sánh về một mặt nào đó: tính chất, cách thức, mức độ, hình thức bên ngoài…) [38] và [40]. Như vậy, chúng ta có thể hiểu bản chất của ẩn dụ đó là “phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hóa chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng” [40,8]. Tóm lại, ẩn dụ đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, tuy có nhiều ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản họ thống nhất rằng cơ sở của ẩn dụ là sự so sánh ngầm hay chuyển đổi tên gọi hay chuyển nghĩa của ẩn dụ - đó là sự tương đồng ở một hoặc một vài nét nào đó giữa các sự vật hiện tượng…Khi xem xét vấn đề ẩn dụ, các tác giả vẫn chưa chỉ ra được rằng sự so sánh các sự vật với nhau chỉ là cơ sở của hiện tượng ẩn dụ; và không phải chỉ là phép so sánh ngang bằng; các sự vật tham gia vào quan hệ ẩn dụ là khác loại nhau. Nguyễn Đức Tồn đã tổng kết và khắc phục các hạn chế đó. Theo tác giả, dựa vào đặc điểm, thuộc tính nào đó có thể đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng khác loại nhau rồi lấy tên gọi (và các đặc điểm, thuộc tính ...) của sự vật, hiện tượng này (thường mang tính cụ thể hơn) để thay thế khi gọi tên hoặc nói về sự vật, hiện tượng kia (thường mang tính trừu tượng hơn) sẽ tạo ra được cách diễn đạt ẩn dụ. Ẩn dụ tiếp tục được nghiên cứu ở giai đoạn sau với những 11 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ hướng nghiên cứu mới đa chiều hơn, đưa ra những cách giải quyết thấu đáo hơn về vấn đề ẩn dụ. 1.2 Khái quát về ẩn dụ tri nhận 1.2.1 Các quan điểm tiền tri nhận về ẩn dụ Theo Trần Văn Cơ ( Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ), Nxb KHXH, H, 2007), những quan điểm tiền tri nhận về ẩn dụ được trình bày trong các công trình của Bain (1887), Barfield (1962), Black (1969), Cohen (1975), Empson (1935), Goodman (1968), Henle (1958), Murry (1931), Verbrugge and Carrell (1977)…v.v… Donald Davidson đã tóm tắt và phê phán các quan điểm đó đồng thời phát biểu cách hiểu riêng của mình về ẩn dụ trong bài báo có tựa đề “ What Metaphors Mean” (Ẩn dụ nghĩa là gì). Có các quan điểm sau: - Ẩn dụ thuộc phạm vi sử dụng Theo Davidson, ẩn dụ bên cạnh nghĩa đen của từ còn tạo thêm ý nghĩa khác nào đó. Nhiều người nghĩ về tính song nghĩa của ẩn dụ. Nghĩ như vậy là hoàn toàn sai lầm. Cần phân biệt ý nghĩa của từ và sự sử dụng chúng, ẩn dụ hoàn toàn thuộc phạm vi sử dụng. Ẩn dụ liên quan đến việc sử dụng từ và câu một cách hình ảnh (hình tượng) và hoàn toàn phụ thuộc vào nghĩa thông thường hay nghĩa đen của từ và câu. Không thể giải thích được từ hành chức như thế nào khi chúng tạo ra những ý nghĩa ẩn dụ và hình ảnh hoặc chúng biểu hiện chân lý ẩn dụ. Nghĩa đen và những điều kiện chân/ngụy tương ứng có thể gán cho từ và câu không phụ thuộc vào những hoàn cảnh sử dụng đặc biệt nào. Ẩn dụ buộc chúng ta phải lưu ý đến một sự giống nhau nào đó thường là mới và bất ngờ giữa hai (hoặc nhiều) sự vật. Hiện này còn đang bỏ ngỏ nghĩa sơ cấp, hay nghĩa đen của từ. Ẩn dụ có phụ thuộc vào nghĩa mới, hay nghĩa mở rộng hay không - đó còn là vấn đề. Nhưng ẩn dụ phụ thuộc vào nghĩa đen của từ thì điều này không còn nghi ngờ gì nữa: nghĩa sơ cấp hoặc nghĩa đen của từ vẫn còn ngay cả trong trường hợp sử dụng chúng như ẩn dụ. 12 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ - Ẩn dụ và từ đa nghĩa Có thuyết chủ trương rằng ẩn dụ là một trong những nghĩa của từ đa nghĩa. Điều này rõ ràng không phù hợp với cách hiểu ẩn dụ. Khi nói: “Hắn ta là một con chó sói”, trong trường hợp này, “chó sói” được dùng như một ẩn dụ chứ không phải nghĩa thứ hai của từ này, nghĩa là nó vẫn giữ mối quan hệ với lớp loài vật có tên gọi là “chó sói” song nó được dùng để định tính chủ thể. - Ẩn dụ và trò chơi chữ Ẩn dụ xa lạ đối với trò chơi chữ. Trong ẩn dụ có hai nghĩa khác nhau nghĩa đen và nghĩa hình ảnh. Chúng tồn tại đồng thời. Có thể hình dung nghĩa đen như là nghĩa ẩn, còn nghĩa hình ảnh mới mang trọng trách chính. Chẳng hạn: trong trường hợp chơi chữ: “Da trắng vỗ bì bạch” không có ẩn dụ nào, chỉ có lối chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng nghĩa của từ gốc Hán Việt và từ Hán Việt: da= bì, trắng= bạch. - Ẩn dụ và phép so sánh Lý thuyết nghĩa hình ảnh của ẩn dụ: nghĩa hình ảnh của ẩn dụ là nghĩa đen của sự so sánh tương ứng. Lý thuyết này không phân biệt ý nghĩa của ẩn dụ và ý nghĩa so sánh tương ứng với nó và không cho phép nói về ý nghĩa hình ảnh hoặc ý nghĩa đặc biệt về ẩn dụ. Những lý thuyết về ẩn dụ bao gồm: Thuyết so sánh (so sánh tương ứng, so sánh tỉnh lược hoặc rút gọn), thuyết san bằng ý nghĩa hình ảnh của ẩn dụ với nghĩa đen của sự so sánh đều có một khiếm khuyết chung lớn: Chúng biến ý nghĩa ở chiều sâu, không hiện rõ của ẩn dụ thành quá rõ ràng, quá dễ hiểu. D.Goldman cho rằng sự khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ không đáng kể. Ông đã phân tích sự khác nhau giữa hai phương thức biểu hiện: Có thể nói “một bức tranh buồn”, và cũng có thể nói “bức tranh giống như một người buồn”. Nhưng theo Davidson, rất sai lầm khi khẳng định rằng chúng nêu ra một nét chung nào đó. Việc so sánh nói lên rằng có sự giống nhau, nhưng lại bắt chúng ta phải tự mình tìm ra nét chung, hoặc những nét chung nào đó. Ẩn dụ không khẳng định 13 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/ một cách hiển ngôn sự giống nhau, nhưng nếu chúng ta biết rõ rằng đó là ẩn dụ, thì chúng ta có nhiệm vụ tìm những nét chung nào đó. - Quan điểm thay thế Cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn theo quan điểm: Biểu thức ẩn dụ luôn luôn được dùng thay cho một biểu thức nghĩa đen nào tương đương với nó đều có thể được gọi là quan điểm thay thế đối với ẩn dụ. Chẳng hạn, có người phát biểu rằng ẩn dụ là một từ thay thế cho một từ khác do hiệu lực của sự giống nhau hoặc tương đồng giữa cái mà chúng biểu hiện. Theo quan điểm này, ẩn dụ dùng để truyền đạt cái ý mà về nguyên tắc có thể biểu hiện một cách trực tiếp. Việc hiểu ẩn dụ giống như việc giải mã hoặc giải câu đố. - Quan điểm tương tác Quan điểm tương tác đối với ẩn dụ do M.Black (1962) chủ trương gồm 7 điểm sau: (1) Ẩn dụ có hai chủ thể khác nhau: một chủ thể chính và một chủ thể phụ. (2) Những chủ thể này nếu được xem như những hệ thống thì có lợi hơn là xem chúng như những đối tượng. (3) Cơ chế ẩn dụ thể hiện ở chỗ chủ thể chính được kèm theo một hệ thống “những hàm ngôn liên tưởng” có liên hệ với chủ thể phụ. (4) Những hàm ngôn này chính là những liên tưởng đã được thừa nhận, trong ý thức của người nói chúng liên hệ với chủ thể phụ, nhưng trong một số trường hợp đó có thể là những hàm ngôn không chuẩn. (5) Ẩn dụ dưới dạng hàm ngôn chứa đựng những phán đoán về chủ thể chính có thể ứng dụng cho chủ thể phụ. Nhờ đó ẩn dụ lựa chọn, trừu xuất và tổ chức những đặc tính hoàn toàn xác định của chủ thể chính và loại bỏ những đặc tính khác. (6) Điều đó kéo theo những thay đổi trong nghĩa của những từ thuộc cùng nhóm hay cùng hệ thống với biểu thức ẩn dụ. Một số trong những thay đổi đó có thể trở thành những chuyển nghĩa ẩn dụ. 14 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan