Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu -án-đã-hoàn-thành

.DOCX
83
154
104

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA: ĐIỆN Đồ án Thiết kế hệ thống điện dân dụng *** Đề số : 2 Đề Tài Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho nhà làm việc-BHXH Vĩnh Phúc Giáo viên hướng dẫn : Đinh Thị Hằng Sinh viên thực hiện : Trịnh Tiến Dũng Lớp : CDDI23a1 Khóa : 23 MSV : 14104500048 1 MỤC LỤC PHẦN I : THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công trình……………………………...….5 1.1 Giới thiệu chung về công trình.................................................................................5 1.2 Các yêu cầu thiết kế cung cấp điện..........................................................................6 1.2.1 Độ tin cậy...............................................................................................................6 1.2.2 Chất lượng điện áp...............................................................................................6 1.2.3 Kinh tế...................................................................................................................7 1.2.4 An toàn điện..........................................................................................................7 1.3 Các tiêu chuẩn thiết kế..............................................................................................7 Chương 2 Tính toán phụ tải điện và phương án cung cấp điện……………….16 A.Tính toán phụ tải điện 2.1 Cách tính toán phụ tải điện.......................................................................................16 2.2 Xác định phụ tải điện điển hình...............................................................................17 2.3 Các phụ tải khác........................................................................................................30 2.4 Bảng tính toán phụ tải(excel)....................................................................................32 2.5 Tổng công suất công trình.........................................................................................32 B.Phương án cấp điện 2.6 Phương án cung cấp điện..........................................................................................33 Chương 3. Thiết kế trạm biến áp và máy phát điện …………………................35 3.1 Phương án lựa chọn máy biến áp.............................................................................35 3.1.1 Mục đích ,ý nghĩa....................................................................................................37 3.1.2 Tính toán và lựa chọn máy biến áp.......................................................................40 3.2 Trình tự thiết kế.........................................................................................................44 3.2.1 Lựa chọn thiết bị trung áp.....................................................................................44 2 3.2.2 Tính toán ngắn mạch trung áp..............................................................................54 3.2.3 Lựa chọn thiết bị bảo vệ trung áp.........................................................................58 3.3 Lựa chọn máy phát điện............................................................................................62 3.4 Nối đất trạm biến áp..................................................................................................63 Chương 4: Lựa chọn và kiểm tra thiết bị bảo vệ hạ áp................................................66 4.1 Lựa chọn và kiểm tra thiết bị hạ áp.........................................................................66 4.1.1 Lựa chọn cáp hạ áp.................................................................................................66 4.1.2 Tính toán ngắn mạch hạ áp...................................................................................68 4.1.3 Lựa chon thiết bị hạ áp cho tủ phân phối.............................................................69 4.1.4 Lựa chọn thiết bị cho tủ sự cố................................................................................72 4.1.5 Tính chọn tụ bù.......................................................................................................75 4.2 Lựa chọn thiết bị bảo vệ............................................................................................79 4.2.1 Lựa chọn aptomat...................................................................................................79 4.2.2 Chọn aptomat cho một căn hộ điển hình..............................................................80 4.3 Lựa chọn và kiểm tra dây dẫn..................................................................................81 4.3.1 Lý thuyết lựa chọn dây dẫn....................................................................................81 4.3.2 Lựa chọn dây dẫn cho một căn hộ điển hình........................................................83 Chương 5. Thiết kế hệ thống chống sét và nối đất..............………………………......85 5.1 Lựa chọn phương án chống sét.................................................................................85 5.2 Thiết kế và tính toán hệ thống chống sét.................................................................87 PHẦN II: DỰ TOÁN…………………………………………………………….……..90 I. Khái niệm,Mục đích,Vai trò và nguyên tắc lập dự toán…………………………...90 II.Cách lập dự toán…………………………………………………………………......92 3 PHẦN III: LÀM MÔ HÌNH ỨNG DỤNG…………………………………………102 Chương 1 : Giới thiệu tổng quan về mô hình............................................................102 Chương 2 : Tính toán thiết bị bảo vệ-dây dẫn-đồng hồ đo điện cho mô hình........103 Chương 3 : Nội dung các bài thực hành.............................................................. PHẦN I: THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH 1.1. Giới thiệu chung về công trình Nội dung đề tài : Thiết kế hệ thống điện chung cư bình đoàn 12 tầng Diện tích tổng toàn nhà : 8316 m2 Số hầm : 1 ( nơi để oto xe máy ) Tầng 2 trở lên là nhà ở Diện tích 1 sàn là : 693 m2 Diện tích phòng là : 137 m2 1.2. Các yêu cầu thiết kế cung cấp điện 1.2.1 Độ tin cậy cung cấp điện Đó là mức đảm bảo liên tục cung cấp điện tùy thuộc vào tính chất của hộ dùng điện. - Hộ loại 1 : là những hộ rất quan trọng không được để mất điện , nếu xảy ra mất điện sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. + Làm mất an ninh chính trị,mất trật tự xã hội. Đó là sân bay ,hải cảng, khu quân sự, khu đoàn ngoại giao, đại sứ quán, nhà ga.... + Làm thiệt hại lớn đến nền kinh tế quốc dân. Đó là khu công nghiệp, khu chế xuất dầu khí, luyện kim, nhà máy cơ khí lớn, trạm bơm nông nghiệp lớn.... Những hộ này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân + Làm thiệt hại đến tính mạng con người. - Hộ loại 2 : bao gồm các xí nghiệp chế tạo hàng tiêu dùng ( như xe đạp, vòng bi ,bánh kẹo ,đồ nhựa ,...) và các khu trung tâm thương mại, khách sạn... Với những hộ 4 này, nếu mất điện sẽ thua thiệt về kinh tế như giãn công, gây thứ phẩm, phế phẩm ,phá vỡ hợp đồng cho khách hàng làm giảm sút doanh số và lãi suất..... - Hộ loại 3 : là những hộ không quan trọng cho phép mất điện tạm thời khi cần thiết . Đó là hộ ánh sáng sinh hoạt khu đô thị và nông thôn. Trên đây là cách phân loại hộ dùng điện chỉ là tạm thời với giai đoạn nền kinh tế còn thấp kém , khi nền kinh tế phát triển đến mức nào đó tất cả các hộ dùng điện sẽ là loại một và được cấp điện liên tục. 1.2.2 Chất lượng điện Chất lượng điện được thể hiện ở hai chỉ tiêu : tần số (f) và điện áp(U). Một phương án cấp điện có chất lượng tốt là phương án đảm bảo trị số tần số và điện áp nằm trong giới hạn cho phép. Cơ quan Trung tâm Điều độ điện Quốc gia chịu trchs nhiệm điều chỉnh tần số chung cho hệ thống điện. Việc đảm bảo cho điện áp tại mọi điểm nút trên lưới trung áp và hạ áp nằm trong phạm vi cho phép là nhiệm vụ của kỹ sư thiết kế và vận hành lưới cung cấp điện Độ chênh lệch điện áp so với trị số định mức ∆U = U-Uđm Trong giai đoạn thiết kế yêu cầu tổn thất điện áp trên đường dây bình thường không quá 5%Uđm và trường hợp sự cố (đường dây kép bị đứt 1 lộ ) không quá 10%Uđm 1.2.3 Kinh tế Tính kinh tế của một phương án cấp điện thể hiện qua hai chỉ tiêu : vốn đầu tư và phí tổn vận hành. + Vốn đầu tư của một công trình là chi phí mua vật tư , thiết bị , tiền vận chuyển , tiền thí nghiệm , thử nghiệm , tiền mua đất đai, đền bù hoa màu, khảo sát , nghiệm thu .... + Phí tổn vận hành bao gồm các khoản tiền phải chi phí trong quá trình vận hành công trình điện : Tiền lương cán bộ quản lý , cán bộ kỹ thuật , công nhân vận hành , tiền bảo dưỡng định kỳ , tiền sửa chữa , tiền tổn thất điện năng trên công trình.... Thường thì hai khoản kinh phí này mâu thuẫn nhau, nếu vốn đầu tư lớn thì phí tổn vận hành nhỏ và ngược lại. Vì vậy phương án cấp điện tối ưu là phương án tổng hòa hai đại lượng trên, đó là phương án có chi phí tính toán hằng năm nhỏ nhất. 1.2.4 An toàn 5 An toàn là vấn đề quan trọng , thậm chí phải đặt lên hàng đầu khi thiết kế , lắp đặt , vận hành công trình điện , an toàn điện. An toàn cho cán bộ vận hành , an toàn cho thiết bị , công trình điện , an toàn cho người dân và các công trình dân dụng lân cận Người thiết kế và vận hành phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định nội quy an toàn điện( khoảng cách an toàn giữa công trình điện và công trình dân dụng, giữa dây dẫn tới mặt đất ....) 1.3 Các tiêu chuẩn thiết kế TIÊU CHUẨN QUỐC GIA 1.3.1 TCVN 9206 : 2012 ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Installation of electric equipments in dwellings and public building - design standard Lời nói đầu Tiêu chuẩn TCVN 9206 : 2012 thay thế tiêu chuẩn TCXD 27 : 1991 Tiêu chuẩn TCVN 9206 : 2012 được chuyển đổi từ tiêu chuẩn TCXD 27 : 1991 theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. TCVN 9206 : 2012 do Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố. 1.3.2 TCVN 9207 : 2012 ĐẶT ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ Installation of electrical wiring in dwellings and public building - Design standard Lời nói đầu TCVN 9207 : 2012 thay thế tiêu chuẩn TCXD 25 : 1991 6 TCVN 9207 : 2012 được chuyển đổi từ tiêu chuẩn TCXD 25:1991 theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. TCVN 9207 : 2012 do Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 1.3.3 TCXDVN 9385 : 2012 BS 6651:1999 CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ, KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG Protection of structures against lightning - Guide for design, inspection and maintenance Lời nói đầu TCVN 9385:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. TCVN 9385:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Trích dẫn trong TCVN 9207 :2012 ĐẶT ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ 1. 1Thuật ngữ và định nghĩa Để hiểu đúng nội dung của tiêu chuẩn, cần thống nhất một số thuật ngữ và định nghĩa như sau: Nhà ở và công trình công cộng bao gồm: 1.1.1. Nhà ở: a) Nhà ở (gia đình) riêng biệt: 7 - Biệt thự - Nhà liền kề (nhà phố) - Các loại nhà ở riêng biệt khác b) Nhà ở tập thể (như kí túc xá) c) Nhà nhiều căn hộ (nhà chung cư) d) Khách sạn, nhà khách e) Nhà trọ f) Các loại nhà cho đối tượng đặc biệt 1.1.2. Công trình công cộng: a) Công trình văn hóa: - Thư viện - Bảo tàng, nhà triển lãm - Nhà văn hóa, câu lạc bộ - Nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc - Đài phát thanh, đài truyền hình - Vườn thú, vườn thực vật, công viên văn hóa - nghỉ ngơi b) Công trình giáo dục: - Nhà trẻ - Trường mẫu giáo - Trường phổ thông các cấp - Trường đại học và cao đẳng - Trường trung học chuyên nghiệp - Trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật - Trường nghiệp vụ 8 - Các loại trường khác c) Công trình y tế: - Trạm y tế - Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương tới địa phương - Các phòng khám đa khoa, chuyên khoa khu vực - Nhà hộ sinh - Nhà điều dưỡng, nhà dưỡng lão - Các cơ quan y tế: phòng chống dịch, bệnh d) Các công trình thể dục thể thao: - Các sân vận động, sân thể thao, sân bóng đá - Các loại nhà luyện tập thể dục thể thao, nhà thi đấu - Các loại bể bơi có và không có mái che, khán đài e) Công trình thương nghiệp, dịch vụ: - Chợ - Cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị - Hàng ăn, giải khát - Trạm dịch vụ công cộng như: Giặt là, cắt tóc, tắm, may vá, sửa chữa thiết bị, đồ dùng gia dụng f) Nhà làm việc, văn phòng, trụ sở g) Công trình phục vụ an ninh h) Nhà phục vụ thông tin liên lạc: nhà bưu điện, nhà bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin i) Nhà phục vụ giao thông: nhà ga các loại j) Các công trình công cộng khác (như công trình tôn giáo) 1.2. Đường dẫn điện đặt kín trong nhà 9  Đường dẫn điện đặt kín trong ống, hộp và ống mềm bằng kim loại phải thực hiện theo các điều 6.11, 6.12, 6.13, 6.19, 6.20, 6.21, 6.22, 6.23 và trong mọi trường hợp phải kín.  Dây dẫn và cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy khi đặt trong các rãnh kín, trong các kết cấu xây dựng bằng vật liệu cháy hoặc dưới các lớp gỗ ốp tường… phải được ngăn cách về mọi phía bằng 1 lớp vật liệu không cháy.  Khi đặt kín các ống, hộp bằng vật liệu khó cháy trong các hốc kín, các lỗ hổng của các kết cấu xây dựng, các ống, hộp phải được ngăn cách về mọi phía với các bề mặt của các cấu kiện, chi tiết bằng vật liệu cháy bởi 1 lớp vật liệu không cháy dày ít nhất 10 mm.  Ở những phòng dễ cháy, cũng như ở những phòng có vật liệu dễ cháy, cháy, trên mặt tường, vách ngăn, trần và mái nhà cùng các kết cấu xây dựng dễ cháy, các ống cách điện cháy được và dây dẫn phải được đặt trong lớp vật liệu không cháy (amiăng, fibro ximăng,…) dầy ít nhất 3 mm hoặc trong lớp vữa trát dầy ít nhất 5 mm và vượt ra mỗi bên ống hoặc dây dẫn ít nhất 5 mm.  Cấm đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thông hơi. Ở chỗ dây dẫn, cáp điện giao chéo với ống thông hơi phải đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thép hoặc ống fibro ximăng, ống sành, sứ…  Dây dẫn và cáp điện có hoặc không có vỏ bảo vệ cháy được khi đặt trong các hộp gỗ hoặc dưới các lớp ốp tường bằng vật liệu dễ cháy, cháy nếu không thực hiện được các yêu cầu theo điều 8.4 thì phải đặt dây dẫn, cáp điện trên các vật đỡ cách điện không cháy và phải đảm bảo cách các bề mặt bằng vật liệu dễ cháy, cháy ít nhất 10 mm.  Khi đặt ống luồn dây dẫn, cáp điện trong các kết cấu xây dựng đúc sẵn hoặc các kết cấu bêtông liền khối, phải nối ống bằng mối nối ren hoặc hàn thật chắc chắn.  Cấm đặt ngầm trực tiếp dây dẫn, cáp điện không có vỏ bảo vệ trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà ở những chỗ có thể bị đóng đinh hoặc đục lỗ.  Cấm đặt ngầm trực tiếp trong hoặc dưới lớp vữa trát, các loại dây dẫn cáp điện mà vỏ cách điện cũng như vỏ bảo vệ bị tác hại do lớp vữa này.  Cấm đặt đường dẫn điện ngầm trong tường chịu lực (nằm ngang) khi bề sâu của rãnh chôn lớn quá 1/3 bề dày tường. 1.3. Đường dẫn điện trong tầng giáp mái 10  Trong tầng giáp mái có thể dùng những hình thức đặt đường dẫn điện như sau: + Đặt hở - Dây điện, cáp điện luồn trong ống cũng như dây điện và cáp điện có vỏ bảo vệ bọc ngoài bằng vật liệu không cháy, khó cháy đặt ở độ cao bất kì; - Dây dẫn 1 ruột bọc cách điện không có vỏ bảo vệ bắt trên puli sứ hoặc sứ đỡ phải đặt ở độ cao không nhỏ hơn 2,5 m. Khi đặt ở độ cao nhỏ hơn 2,5 m phải bảo vệ tránh các va chạm. + Đặt kín trong tường và trần nhà bằng vật liệu không cháy, kể cả dưới hoặc trong lớp vữa trát ở độ cao bất kì.  Khi đặt hở trong tầng giáp mái phải dùng dây điện, cáp điện ruột đồng.  Cho phép dùng dây dẫn cáp điện ruột nhôm trong các nhà có mái và trần bằng vật liệu không cháy và phải đặt trong ống thép hoặc phải đặt kín trong tường và mái bằng vật liệu không cháy.  Khi đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thép, phải theo các điều 6.11, 6.12, 6.17, 6.18, 6.22, 6.23.  Trong tầng giáp mái, cho phép đường dẫn điện rẽ nhánh tới các thiết bị đặt ở ngoài nhưng phải dùng ống thép đặt hở hoặc đặt kín trong tường và mái bằng vật liệu không cháy.  Trong tầng giáp mái phải thực hiện việc nối dây hoặc rẽ nhánh trong các hộp nối dây và hộp rẽ nhánh bằng kim loại.  Thiết bị điều khiển, bảo vệ đèn chiếu sáng và các khí cụ điện khác của tầng giáp mái phải đặt bên ngoài tầng giáp mái.  Dây điện, cáp điện xuyên qua trần nhà bằng vật liệu cháy, dễ cháy lên tầng giáp mái, phải luồn trong ống cách điện bằng vật liệu không cháy. 1.4. Đường dẫn điện ngoài nhà  Dây dẫn đặt ngoài nhà ở những nơi có người thường lui tới, phải được bố trí, che chắn chống va chạm vào.  Ở những chỗ nói trên, dây dẫn đặt hở theo tường hoặc các kết cấu xây dựng khác, phải có khoảng cách ít nhất là: 11 +Theo phương ngang: - Trên ban công, mái nhà: 2,5m; - Trên cửa sổ: 0,5m; - Dưới ban công: 1,0m; - Dưới cửa sổ (kể từ bậu cửa): 1,0m. +Theo phương đứng: - Đến cửa sổ: 0,75m; - Đến ban công: 1,00m; +Cách mặt đất: 2,75m.  Nếu treo dây dẫn trên cột gần nhà, khoảng cách từ dây dẫn đến ban công và cửa sổ khi bị gió thổi lệch đi nhiều nhất không được nhỏ hơn 1,5 m.  Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt ngoài nhà, về mặt tiếp xúc coi như dây trần.  Khoảng cách giữa các dây dẫn với nhau không được nhỏ hơn 100 mm khi khoảng cách cố định dây đến 6m và không được nhỏ hơn 150 mm khi khoảng cách cố định dây lớn quá 6 m. - Khoảng cách giữa các điểm cố định dây dẫn lấy theo bảng 5. - Khoảng cách từ dây dẫn đến tường và các kết cấu đỡ không được nhỏ hơn 50 mm.  Khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đường khi giao chéo với đường xe cơ giới trong khu công trình không được nhỏ hơn 4,5 m, ở lối đi không được nhỏ hơn 3,5 m. Ống thép đặt dưới đất phải được quét nhựa đường hoặc mạ kẽm chống gỉ.  Đầu vào nhà xuyên tường phải luồn trong ống cách điện không cháy và phải có cấu tạo tránh nước đọng và chảy vào nhà.  Khoảng cách từ dây dẫn của đường dẫn điện trên không đến mặt đất, trước khi vào nhà không được nhỏ hơn 2,75 m.  Khoảng cách giữa các dây dẫn ở đầu vào nhà với nhau cũng như từ các dây dẫn gần nhất tới phần nhô ra của nhà (mái hắt…) không được nhỏ hơn 200 mm. 12  Đầu vào nhà cho phép xuyên qua mái nhưng phải đặt trong ống thép, đồng thời phải đảm bảo khoảng cách từ vật cách điện đỡ dây của đầu vào đến mái không được nhỏ hơn 2,75 m. Với những công trình thấp tầng (các gian bán hàng, ki ốt, nhà lưu động…) mà trên mái không có người lui tới, khoảng cách từ dây dẫn vào nhà và rẽ nhánh tới mái không được nhỏ hơn 0,5 m. Khi đó khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất không được nhỏ hơn 2,75 m. 1.5. Chọn tiết diện đường dẫn điện Bảng 2 - Tiết diện tối thiểu của ruột dây dẫn và cáp điện trong đường dẫn điện Tiết diện tối thiểu của ruột dây dẫn và cáp điện Tên đường dây mm2 Đồng Nhôm Lưới điện nhóm chiếu sáng không có ổ cắm. 1,5 2,5 Lưới điện nhóm chiếu sáng có ổ cắm điện; lưới điện nhóm ổ cắm. 2,5 4 Lưới điện phân phối động lực. 2,5 4 Đường dây từ tủ điện tầng đến tủ điện các phòng. 4 6 Đường dây trục đứng cấp điện cho một hoặc một số tầng. 6 10  Tiết diện đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng được lựa chọn theo điều kiện phát nóng cho phép, kiểm tra lại theo điều kiện tổn thất điện áp và điều kiện phối hợp với thiết bị bảo vệ (Tuân theo Quy phạm trang bị điện, Phần I: Quy định chung điều I.3.4 và I.3.9).  Dòng điện lâu dài cho phép của dây điện, cáp điện không được vượt quá các trị số quy định của nhà sản xuất, trong trường hợp không có quy định của nhà sản xuất 13 thì áp dụng giá trị dòng điện cho phép theo tiêu chuẩn này và phải hiệu chỉnh theo nhiệt độ môi trường, phương pháp lắp đặt.  Khi đường dẫn điện được bảo vệ bằng cầu chảy thì dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn được lựa chọn phải thỏa mãn điều kiện sau: I cp≥ k . I dc k hc - Icp là dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn trong điều kiện tiêu chuẩn (A) - Idc là dòng điện định mức của dây chảy (A) - khc là hệ số hiệu chỉnh dòng điện lâu dài của dây dẫn, cáp điện theo nhiệt độ môi trường, phương pháp lắp đặt và số mạch làm việc song song. - k=1,31 nếu Idc ≤ 10 (A); k=1,21 nếu 10 ≤ Idc ≤ 25 (A); k=1,1 nếu Idc ≥ 25 (A)  Khi đường dẫn điện được bảo vệ bằng Aptômát thì dòng điện lâu dài cho phép của dây dẫn được lựa chọn phải thỏa mãn các điều kiện sau: I cp≥ I Ap k hc - IAp là dòng điện định mức của Aptômát (A) - khc là hệ số hiệu chỉnh dòng điện lâu dài của dây dẫn, cáp điện theo nhiệt độ môi trường, phương pháp lắp đặt và số mạch làm việc song song. 1.4 Trình tự thiết kế cung cấp điện Qua quá trình tìm hiểu và học hỏi chúng em đưa ra các bước thực hiện như sau :  Nghiên cứu bản vẽ kiến trúc :số tầng, số phòng, mặt cắt, mặt bằng  Tách các mặt bằng tầng ra bản vẽ riêng còn kiến trúc giữ nguyên  Dọn mặt bằng, giữ lại mặt bằng tầng , nội thất, dim chính, đánh số lưới của kiến trúc  Thiết kế chiếu sáng, quạt thông gió : bố trí đèn chiếu sáng trong phòng, hành lang, nhà vệ sinh…  Thiết kế ổ cắm, điều hòa (xác định vị trí đặt tủ điện tổng, tầng, phòng)  Thiết kế điện nhẹ, chống sét nối đất  Phân lộ chiếu sáng  Phân lộ ổ cắm, điều hòa 14  Làm sơ đồ phòng, tầng, tổng  Thống kê khối lượng tính toán số liệu bản vẽ  Làm dự toán CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN PHỤ TẢI ĐIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN A.Tính toán phụ tải điện 2.1 Cách tính toán phụ tải điện Trong thiết kế chiếu sáng có hai phương pháp thiết kế : + Phương pháp 1 : tính theo suất phụ tải chiếu sáng P0 (w/m2) + Phương pháp 2 : tính toán theo độ rọi. a) Phương pháp 1 : theo suất phụ tải chiếu sáng P0 Các bước tính toán + Bước 1 : xác định suất phụ tải chiếu sáng Po ,chọn theo QCXD 09 -2005 + Bước 2 : xác định công suất tính toán theo công thức : P = Po .S (W/m2 )Trong đó : P : Phụ tải tính toán ,w/m2 Po : Suất phụ tải chiếu sáng ,w/m2 S: diện tích ,m2 + Bước 3 : chọn bóng đèn với Pđ + Bước 4 : tính số bóng đèn : N = P/Pđ b) Phương pháp 2 : theo độ rọi Các bước tính toán: + Bước 1 : xác định độ rọi theo yêu cầu + Bước 2 : Xác định độ treo cao đèn: H = h – h 1 – h2 Trong đó: h: Độ cao của trần tới sàn h1: Khoảng cách từ trần đến bóng đèn h2: Độ cao mặt bàn làm việc Xác định khoảng cách giữa 2 đèn kề nhau theo tỷ số hợp lý. Căn cứ vào sự bố trí đèn trên mặt bằng, mặt cắt xác định hệ số phản xạ của tường, trần tu , tr (%).  Bước 3: Xác định chỉ số của phòng (kích thước axb). a.b  H ( a  b) 15  , Từ tu tr ,  tra bảng tìm hệ số sử dụng U.  Bước 4 : Xác định tổng quang thông: ∅= E.S .d (lm) μ.U Trong đó: : quang thông ,(lm) E : độ rọi ,(lx) S: Diện tích ,(m2) d: hệ số bù quang thông ,từ (1,25 -1,6) μ: hiệu suất bộ đèn U : hệ số sử dụng  Bước 5 : xác định số lượng bóng đèn Chọn bộ đèn cùng với bóng đèn hợp lý từ đó xác định quang thông của 1 bóng, Vậy tổng số bóng đèn cần là : N= ∅ ¿) ∅0 Trong đó : N :số bóng đèn ∅: quang thông tổng ,(lm) ∅0 : quang thông của 1 bóng đèn ,(lm) Nhận xét : vì đây là thiết kế chiếu sáng cho chung cư chủ yếu là các căn hộ sinh hoạt nên cường độ ánh sáng cho từng phòng khác nhau ví dụ như phòng ngủ , phòng khách, phòng vệ sinh , ban công thì cường độ ánh sáng là khác nhau. Do vậy ta lựa chọn tính toán chiếu sáng theo phương án 1 là tính theo suất phụ tải P0(W/m2sàn) I.1 Xác định phụ tải điện điển hình Lưu ý đối với bản vẽ kiến trúc mặt bằng ta cần xóa bớt các chi tiết không cần thiết, các thông số không cần thiết cho việc bố trí sơ đồ điện. Tòa nhà được chia làm 2 đơn nguyên A và B hoàn toàn giống nhau nên ta chỉ cần tính toán phụ tải cho đơn nguyên A I.1.1 Tính toán phụ tải điện cho tầng 2 - 12 + Một tầng được chia thành 5 căn hộ + Từ tầng 2 đến tầng 12 giống nhau nên ta chỉ cần tính cho 1tầng 16 Tính toán công suất chiếu sáng + quạt thông trần, ổ cắm, điều hòa + Cách tính số bóng đèn trong một phòng : Số bóng đèn = S. P0 P1 Trong đó : S- là diện tích của căn phòng(m2) P0- là suất phụ tải chiếu sáng(w/m2sàn) P1- là công suất của đèn(W) + Một ổ cắm đôi có P = 600w + Cách tính công suất điều hòa : 1kw điện tương đương (9000-10000) BTU 15m2 sàn tương đương 10000BTU + Công suất phụ tải các phòng P0. Phòng làm việc : P0= 10-15 W/m2sàn Phòng ngủ : 5-10 W/m2sàn Văn phòng : 10-15 W/m2sàn Nhà bếp nhà tắm nhà vệ sinh : 5-10 W/m 2sàn Cầu thang 3-5 W/m2sàn a. Căn hộ 1: + Phòng ngủ 1: diện tích S = 14,5 m2 - Chiếu sáng : P0 = 5 W/m2 sàn Pcs = P0 x S = 14,5 x 5 = 72,5 W Ta sử dụng bóng đèn ốp trần D300 có công suất P1 = 22W Số bóng đèn tính toán = Pcs 72,5 = = 3,3 bóng P1 22 Chọn số bóng đèn là 4 bóng. Ta có P0 = 4 x 22 = 6,07 W/m2sàn 14,5 17 Chọn Ksd = 1  Pđ = Ksd x P = 1x88 =88W - Ổ cắm : Suất phụ tải của ổ cắm P0 = 40 W/m2sàn Công suất P = S x P0 = 14,5 x 40 = 580 W Ta sử dụng ổ cắm đôi 3 chấu 16A với P1 = 600W Số ổ cắm tính toán = P 580 = = 0,97 ổ cắm P 1 600 Số ổ cắm bố trí là 2 nên ta có P0 = 2 x 600 = 82,76 W/m2sàn 14,5 Chọn Ksd = 0,5  Pđ = 0,5 x 2x 600 = 600W - Điều hòa 1kw <=> (90000-10000)BTU 15m2 <=> 10000BTU Ta có phòng ngủ có S = 14,5m2 Công suất P = (14,5/15)x10000/9 = 1074,074 W Chọn điều hòa 10000BTU/H ta có số lượng tính toán = P/P1 = 1074,074 = 1,074 1000 Số lượng bố trí là 1.với Ksd = 1  Pđ = 1x 1000 = 1000W + Phòng ngủ 2 : S =16m2 18 - Chiếu sáng P = P0 x S = 5x16 = 80W Số bóng tính toán = 80 = 3,64 bóng 22 Số bóng bố trí là 4 nên ta có P0 = 5,5 W/m2sàn  Pđ = Ksd x P = 1x88 = 88W - Ổ cắm P = 40 x 16 = 640W Số lượng tính toán = 640/600 = 1,07 Số lượng bố trí là 2 nên P0 = 2 x 600 = 75W/m2sàn với ksd =0,5 16  Pđ = 0,5 x 2x600 = 600W - Điều hòa P = (16/15)x10000/9 = 1185,185W Chọn điều hòa 12000BTU/H ta có số lượng tính toán = P/P1 = 1185,185 = 0,91 1300 Số lượng bố trí là 1.với Ksd = 1  Pđ = 1x 1300 = 1300W - Phòng vệ sinh : + chiếu sáng: Pđ = 4x5 = 20W.chọn 1 bóng đèn downlight D150 . Pđ =18W + ổ cắm : Pđ = 4x40 = 160.chọn 1 ổ cắm đôi cực tiếp địa chống nước . Pđ =300W + Phòng sinh hoạt chung : S = 35m2 19 - Chiếu sáng P = P0 x S = 10x35 =350W Ta sử dụng 2 đèn chùm 8 bóng có P = 120W và đèn downligh D150 1x18 có P = 18W Số lượng tính toán đèn downligh = 110 = 6,1 bóng 18 Số lượng bố trí là 10 bóng nên ta có P0 = 240+(10 x 18) = 12W/m2sàn với ksd =1 35  Pđ = 1x(240 + 10x18) = 420W - Ổ cắm P = 40 x 35 = 1400W Số lượng tính toán = 1400 = 2,33 600 Số lượng bố trí là 4 nên P0 = 4 x 600 = 68,57W/m2sàn 35  Pđ = 0,5 x 4x600 = 1200W - Điều hòa P = (35/15)x10000/9 = 2592,59W Chọn 2 điều hòa 12000BTU/H ta có số lượng tính toán = P/P1 = 2592,59 = 0,99 2600 Số lượng bố trí là 2.với Ksd = 1 Pđ = 1x2x1300 = 2600W + Phòng vệ sinh : 5m2 - Chiếu sáng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan